Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump

Theo quan sát của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước.
Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump

Thế giới năm 2016 đã chứng kiến
những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, 
như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân
Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
                                  Ảnh: Reuters.
Xung quanh những chuyển động chính trị đang diễn ra trên thế giới, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Mời quí vị độc giả cùng đọc và suy ngẫm.
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trước những diễn biến bất định này, nhiều chính trị gia, học giả trên thế giới đang đặt câu hỏi thế giới sẽ đi về đâu, trật tự quốc tế sẽ ra sao? Liên minh tư bản phương Tây có tồn tại không?
Thực tế, sự kiện Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ và Anh rời EU là hệ quả tất yếu thể hiện những mâu thuẫn tột cùng của thế giới tư bản mà Mỹ và EU là trụ cột. Thế giới phương Tây đang đứng trước những xung đột nội tại vô cùng lớn, làm nảy sinh xu hướng dân tộc biệt lập, mà Trump và Brexit chỉ là điểm khởi đầu.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và các nước Đông Âu đổ vỡ, thế giới chỉ còn hệ thống Chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm trịch. Hệ thống tư bản đã cho rằng đây là chiến thắng cuối cùng của họ, nhưng trên thực tế, những vấn đề tự thân, nội tại trong hệ thống này vẫn còn đó không được giải quyết. Cho dù luôn nêu cao dân chủ, nhân quyền như những giá trị cao nhất, cho dù tuyên bố hướng tới một xã hội thịnh vượng, bình đẳng, bác ái, tự do, những tuyên bố này không phải lúc nào cũng đi đôi với việc làm để đạt được những mục tiêu.
Trong khi tìm mọi cách gây ảnh hưởng, áp đặt giá trị dân chủ nhân quyền của Mỹ và phương Tây lên các quốc gia khác, chính Mỹ và phương Tây lại vấp phải những vấn đề tương tự trong nội bộ của họ. Đây chính là những căn nguyên dẫn tới các hiện tượng chính trị như Trump ở Hoa Kỳ, Brexit ở Anh. Có thể sơ bộ nêu ra các căn nguyên chính như sau:
Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế đã đem lại sự thịnh vượng của thế giới, nhiều quốc gia từ nghèo khó nhờ các dòng chảy tài chính và khoa học công nghệ đã sớm trở thành giàu có thịnh vượng. Các giá trị về quyền con người đã được cải thiện đáng kể nhưng sự phát triển của nó không đồng đều. Châu Âu không đạt được những mục tiêu như mong muốn nên, những thành tựu của toàn cầu hoá không thay đổi được những mặt trái của nhiều quốc gia Châu Âu vốn có từ trước. Các định chế quốc tế từ các hiệp định tài chính, ngân hàng, thương mại và các thoả thuận khu vực về an ninh đã làm mất đi chủ quyền của các quốc gia do sự ràng buộc nhau về kinh tế, chính trị, làm mất đi tính chủ động đối phó với những thách thức của các quốc gia.
Thực trạng này đã gây ra khủng hoảng kinh tế có tính chất định kỳ cho nhiều nước ở Mỹ La tinh năm 1980, ở Mỹ lần thứ nhất vào năm 2001, lần thứ 2 bắt đầu từ năm 2007, Nga năm 1998, Châu Âu năm 2010. Sự khủng hoảng kinh tế ở các nước Châu Âu đã kéo dài từ nhiều năm nay, bắt nguồn từ những định hướng chiến lược sai lầm, khiến EU phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề, nhất là kể từ khi khởi xướng đối đầu với Nga.
Nhiều năm nay EU đắm chìm trong mâu thuẫn nội tại giữa các quốc gia, những quốc gia nòng cốt trong EU như Anh, Đức, Pháp kinh tế ngày càng suy giảm. EU không còn là chiếc phao cứu mạng khủng hoảng kinh tế Châu Âu. Các nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đang xói mòn EU trên mọi khía cạnh. Sự rạn nứt trong liên minh ngày càng gia tăng do nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược để đảm bảo quyền lợi của họ mà không tuân thủ các thiết chế chung.
Xu hướng của chủ nghĩa dân tộc biệt lập để đối phó với toàn cầu hoá ở EU ngày càng tiềm tàng. Việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu là một tất yếu từ xu hướng này. Sau Anh, “bài ca” Brexit đang cất lên ở nhiều nước trong Liên minh Châu Âu. Hệ thống kinh tế thế giới đã trở thành toàn cầu, trong khi cơ chế chính trị của EU vẫn dựa trên nhà nước - quốc gia, đó là hệ thống chính trị trái ngược với trật tự thế giới của toàn cầu hoá kinh tế, nhấn mạnh tới yếu tố biên giới xuyên quốc gia. Đây là mâu thuẫn cơ bản của khối Liên minh Châu Âu (EU) và cũng là nguyên nhân khởi nguồn cho Brexit ở vùng địa chính trị này của thế giới.
Thứ hai, toàn cầu hoá kinh tế điều chỉnh dòng vốn và lao động toàn cầu trong nhiều năm vừa qua, tới những vùng các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao nhất nhờ chính sách ưu đãi và lao động rẻ của các địa phương. Điều đó đã gây ra khủng hoảng lao động ở các quốc gia bản xứ có nền công nghiệp phát triển như Mỹ và một số nước Châu Âu, đã góp phần gia tăng tỉ lệ thất nghiệp cao ở những nước này.
Thất nghiệp đi đôi với nghèo đói, bệnh tật, khiến người dân nước này thức tỉnh một điều là chính quyền đã bỏ rơi họ. Những giá trị dân chủ, nhân quyền họ thường nghe từ chính sách của nhà nước và từ những phát ngôn của các nhà chính trị khi tranh cử chỉ là những lời hứa suông. Cuộc sống hàng ngày phải vật lộn kiếm miếng cơm manh áo và an toàn bản thân bị đe doạ từ những người ở nơi khác đến.
Đặc biệt, người lao động đã lên án giới chủ ứng dụng công nghệ tiên tiến và tự động hoá đẩy họ ra khỏi nhà máy, xí nghiệp bất kể lúc nào. Đây là vấn đề làm trầm trọng thêm mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sự đối lập của người lao động với giới chủ và chính trị gia đã là một xu hướng khơi dậy sự phản đối toàn cầu hoá và mong chờ sự thay đổi hệ thống chính trị hiện tại nhằm quay lại chủ nghĩa quốc gia biệt lập. Đó là thời cơ cho những người theo chủ nghĩa dân tộc, dân tuý giành thắng lợi để tranh quyền lãnh đạo, khi họ nắm bắt được xu hướng đó. Donald Trump đã giành được thắng lợi trong cuộc tranh cử Tổng thống bởi ông đã nắm bắt được xu hướng này của nước Mỹ.
Trong lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ 20/01/2017, Donald Trump đã phát biểu rằng: “Từ lâu một nhóm nhỏ ở thủ đô đã thu lợi từ chính phủ trong khi người dân phải chịu thiệt. Washington đã phát triển mạnh mẽ nhưng người dân không được hưởng chung sự giàu có đó. Các chính trị gia ngày càng thành công phát đạt, nhưng việc làm lại ra đi, các nhà máy thì đóng cửa,” hoặc “trong nhiều thập kỷ qua chúng ta làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài bằng cái giá của nền công nghiệp Mỹ.”
Xu hướng quay lại chủ nghĩa dân tộc biệt lập không chỉ xảy ra ở nước Mỹ mà trước đó thắng lợi của những người chủ trương Brexit cũng xuất phát từ phong trào này ở nước Anh, và đang rục rịch diễn ra ở nhiều nước Châu Âu, được hé lộ từ những cuộc tranh cử đang diễn ra ở một số nước.
Thứ ba, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, phe tư bản chủ nghĩa coi như thắng cuộc. Trật tự thế giới được thiết lập dựa trên sức mạnh của siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ với hai cường lực là sức mạnh quân sự và giá trị dân chủ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cùng với các nước phương Tây đã sử dụng hai cường lực này để áp đặt cho các nước, trong đó giá trị dân chủ, nhân quyền của Hoa Kỳ đã là hướng tấn công quan trọng để thay đổi chế độ chính trị đối với các nước mà Mỹ cho là nhà nước độc tài, kéo theo đó là dùng quân sự Mỹ để gây áp lực hoặc tiến hành chiến tranh để lật đổ các nhà nước không khuất phục Mỹ.
Kết quả là Mỹ đã “xé nát” nhà nước Nam Tư ra nhiều quốc gia khác nhau, dựa trên sự kích động tư tưởng dân tộc và tôn giáo cực đoan. Mỹ và phương Tây đã tạo ra nhiều cuộc Cách mạng hoa, Cách mạng mầu ở Nam Âu, Nam Á và Bắc Phi, gây sụp đổ nhiều nhà nước đã tồn tại ổn định hàng chục năm, trong đó có nhà nước Iraq, Lybia, Yemen. Với sự can thiệp trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ và NATO, nhà nước của Sadam Hussein mà Mỹ cho là nhà nước khủng bố cũng nằm trong kịch bản này.
Hậu quả Mỹ và phương Tây gây ra đối với các quốc gia nói trên đến nay cả thế giới đều đã biết. Các nhóm khủng bố của người Hồi giáo cũng bắt nguồn từ đây. Chiến tranh giữa các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông không biết khi nào chấm dứt. Chiến tranh tàn phá và nghèo đói đã đẩy hàng triệu dân ở các nước Bắc Phi bỏ quê hương nhập cư bất hợp pháp vào các nước Châu Âu và Mỹ. Nước Mỹ và Châu Âu đang phải hứng chịu hậu quả này. Họ bị khủng bố tấn công liên tục từ nhiều phía, vào mọi thời điểm, dòng người nhập cư bất hợp pháp làm xáo động chính trị xã hội Mỹ và Châu Âu, đe doạ chế độ chính trị của nhiều quốc gia Châu Âu và đe doạ an ninh toàn cầu.
Đến nay, đã thấy rõ rằng Mỹ và các nước phương Tây chẳng làm được gì để ngăn được làn sóng di cư này. Những gì gọi là tự do cư trú, quyền lao động.. không còn được chính phủ và các chính trị gia nói tới nữa, thay vào đó là những đạo luật cấp thời cấm cản người nhập cư. Quyền của con người đều bị kiểm soát chặt chẽ trước sự phản đối, gây áp lực của dân địa phương. 
Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump
Chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước. Ảnh Reuters.
Đối phó với những vấn đề khủng bố, và nhập cư trái phép đã gây cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây suy yếu đi nhiều so với thời kỳ kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cùng với khủng hoảng, suy thoái kinh tế kéo dài, đã làm mờ dần hình ảnh một phương Tây và Hoa Kỳ hùng mạnh. Thay vào đó là một Hoa Kỳ với nợ nần chồng chất, tiềm lực quân sự suy giảm, dân chủ nhân quyền bị tổn hại. Hoa Kỳ và phương Tây trở thành thù địch của nhiều quốc gia và lực lượng Hồi giáo.
Người dân Châu Âu đã thấy rõ sự bất lực của chính quyền nước họ, đặc biệt là đa số người dân Mỹ không chấp nhận sự điều hành, quản trị của chính quyền Obama và Đảng Dân chủ cầm quyền trong tám năm vừa qua. Những tiếng nói phản đối từ người dân Mỹ đã và đang lên án chính quyền đã chi hàng ngàn tỉ cho nước ngoài, làm giàu cho nước khác, trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh, sự tự tin của đất nước đã bị đánh mất. Sự lên án đó như luồng gió thổi vào nền chính trị Mỹ, làm trầm trọng thêm sự mâu thuẫn giữa Obama và Quốc hội Mỹ khi Quốc hội không phê chuẩn luật sử dụng vũ khí, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, và đòi xem xét lại nhiều Hiệp định khác như Bảo hiểm y tế.
Donald Trump, tỉ phú Mỹ, đại diện cho lớp người muốn thay đổi nước Mỹ đã thổi bùng lên các mâu thuẫn ở nước Mỹ. Ông ta đưa ra nhiều quan điểm và chương trình đi ngược lại với các nhà lãnh đạo Mỹ truyền thống. Ông bị các chính trị gia phản đối và “ném đá” ngay khi bước vào tranh cử Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ. Một ứng cử viên độc lập như ông Trump, không được cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ ủng hộ, không ai tin rằng ông Trump sẽ trúng cử Tổng thống, nhưng chính dư luận Mỹ đã nhầm và bất ngờ khi điều đó đã thành sự thật, bởi vì ông đã nói đúng những điều người dân lao động Mỹ đang đòi hỏi: người dân lao động Mỹ cần việc làm, phải được an toàn, nước Mỹ phải đứng đầu thế giới, nước Mỹ là trước hết. Ông Trump đã được phần lớn người lao động Mỹ da trắng chấp nhận ông từ những tuyên bố đó.
Khi tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ xem xét lại các Hiệp định Hoa Kỳ đã tham gia, ông không chịu bị thua thiệt từ Hiệp định thương mại WTO, và hiệp định thương mại với Trung Quốc. Ông cũng chấm dứt Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định cốt lõi trong chiến lược xoay trục Châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama.
Ông cho rằng Hoa Kỳ không đủ sức và không cần thiết phải lo cho những nước đồng minh trong hệ thống tư bản, nếu họ không trả tiền cho Mỹ. Ông sẽ cho xây bức tường ngăn cách biên giới với Mexico, bắt nước này phải trả tiền cho nước Mỹ.“Mỹ không cần che ô cho người khác nếu điều đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho Mỹ”. Rõ ràng ông Trump muốn quay về chủ nghĩa dân tộc biệt lập. Đó là cách làm của ông để lấy lại sức mạnh Mỹ, việc rút khỏi các liên minh để lo cho Hoa Kỳ đã được báo trước.
Nếu Trump thực hiện những điều ông nói khi ông ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ thì điều gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, đối với Mỹ, ông sẽ “hạ bệ” hệ thống chính trị truyền thống của Mỹ. Khi ông thực hiện “chuyển giao” quyền lực của chính quyền Mỹ cho nhân dân như ông tuyên bố, người dân Mỹ sẽ kiểm soát chính phủ, người dân Mỹ sẽ cai quản đất nước của họ như ông nói. Nền chính trị Mỹ sẽ xảy ra nhiều xung đột mới giữa các chính trị gia truyền thống với Tổng thống đương nhiệm, giữa Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ do 2 Đảng nắm giữ, ông Trump sẽ phải đối phó với cả 2 Đảng của Hoa Kỳ không ủng hộ ông.
Thứ hai, đối với thế giới, nếu ông Trump thực hiện việc xem xét rút khỏi các hiệp định ông cho là không có lợi cho nước Mỹ, thì trật tự thế giới sẽ khủng hoảng lớn, do nhiều định chế quốc tế bị phá vỡ trong đó có các định chế về an ninh và thương mại. Điều đó báo trước sự tan vỡ của các liên minh do Hoa Kỳ bảo trợ trước đây, trong đó có Liên minh Châu Âu.
Liệu điều đó có khuyến khích các nước Châu Âu rời bỏ EU như đã từng xảy ra với nước Anh hay không? Khi đó chưa định trước điều gì sẽ phải làm để ngăn chặn sự khủng hoảng kinh tế, và những mối đe doạ an ninh toàn cầu như vấn đề vũ khí hạt nhân và khủng bố đang hàng ngày diễn ra. Thế giới sẽ rơi ào hoàn cảnh rối loạn? Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ được thể hiện ra sao để thiết lập trật tự thế giới?
Thứ ba, từ khi điều hành chính quyền, ông Trump đã làm ngay những gì ông đã tuyên bố khi tranh cử Tổng thống. Ông ký ngay sắc lệnh huỷ Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP do Obama dựng lên, ông huỷ bỏ chương trình bảo hiểm y tế của Obama, ông ký lệnh xây bức tường ngăn biên giới với Mexico để ngăn người xâm nhập bất hợp pháp vào nước Mỹ, theo đó ông đã ra lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ có thời hạn đối với công dân của 7 quốc gia phần lớn có đông người theo đạo Hồi. Sự kiện này đang làm chấn động thế giới Hồi giáo. Ông cũng bắt tay ngay vào thiết lập quan hệ mới với Anh và đưa ra nhận định EU sẽ không tồn tại. Như một lời khích lệ các nước Châu Âu rời khỏi EU, ông cũng sốt sắng thảo luận với Tổng thống Nga Putin để thiết lập quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Điều này cho thấy ông Trump đã làm những gì ông nói, chỉ có điều ông đã thực hiện lời ông nói quá nhanh khiến quốc tế phải bất ngờ và lúng túng. Việc làm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có tác động mạnh, trước hết tới các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản. Họ đã điều chỉnh chiến lược đầu tư, chuyển lại Hoa Kỳ một số nhà máy lớn từ Mexico và một số nước về Mỹ để thực hiện những tuyên bố của Trump đưa ra. Điều đó đã khiến chính phủ Mexio lên tiếng Mexico sẽ xem xét có tham gia Hiệp định thương mại Bắc Mỹ nữa hay không?
Chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước. Ông ta sẽ tiếp tục làm những lời ông từng tuyên bố, nếu điều đó xảy ra thì thế giới đang ở bước ngoặt lớn của lịch sử, chủ nghĩa dân tộc biệt lập đang phục hồi ở các nước phương Tây xuất phát từ những thất bại của những định hướng chiến lược của chủ nghĩa tư bản diễn ra ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, để nhường chỗ cho khuynh hướng lấy lợi ích quốc gia là tối thượng.
Đã có tiếng nói tặng cho Donald Trump “thành tích” làm sụp đổ nền chính trị truyền thống của Hoa Kỳ, theo đó sẽ làm tan rã Liên minh Châu Âu, giống như Boris Yeltsin đã làm sụp đổ Liên Xô, theo đó làm tan rã hệ thống Chủ nghĩa xã hội vào năm 1991. Lời nhận định tuy còn quá mới, nhưng hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở EU sắp tới.
Tuy nhiên ta phải thấy một vấn đề là khi Mỹ và phương Tây suy yếu, Trump đang thực hiện xây dựng nước Mỹ hùng mạnh trở lại, thì Trung Quốc sau hơn 30 năm trỗi dậy đã trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng quốc tế quan trọng, cạnh tranh với Mỹ và tư bản phương Tây.
Trước bối cảnh quốc tế diễn ra, Brexit ở Anh và Trump ở Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào đối với trật tự quốc tế. Các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng trống này sẽ là cơ hội cho Trung Quốc gây ảnh hưởng của mình đối với các khu vực, đó là điều tốt hay là mối đe doạ các nước thì cần nghiên cứu tiếp, nhưng chắc chắn rằng thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản sẽ diễn ra không kém phần quyết liệt, trật tự thế giới sẽ không còn như trước nữa.
Dư luận đang theo dõi sát sao những việc làm của Tổng thống Trump, với nhiều tâm trạng khác nhau. Nhiều chính trị gia và nguyên thủ một số nước đã lên tiếng phản đối, nhưng cũng có nhiều quốc gia mong muốn thiết lập quan hệ với Trump. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những nhận định khá bi quan về tính hiện thực của Trump sẽ tồn tại đến khi nào?
Việc đưa ra đánh giá gì về hậu quả trong chính sách của Trump làm ở Mỹ còn quá sớm. Điều có thể chắc chắn là Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nền chính trị truyền thống của nước Mỹ. Sự thành bại của ông sẽ phụ thuộc trước hết là xử lý được những mâu thuẫn trong nội tại của nước Mỹ và những nhân sự Trump lựa chọn cùng đi với ông trong bốn năm tới.
Nguyễn Văn Hưởng/TuanVietNam/VnN
* Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt.
-----------------

16 nhận xét:

  1. Nhà em chỉ nghe Đại tá.
    Còn "tứơng" đểu xin tránh xa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác. Ông tướng này vẽ ra bức tranh ảm đạm về EU, vì ông chỉ nghe :-) những thông tin một chiều tiêu cực về những xu hướng dân tộc chủ nghĩa, hữu khuynh. VN mình gọi là "nghe hơi nồi chõ".
      Một nửa sự thật không phải là SỰ THẬT.
      (Liên minh EU dự trên những gía trị phổ quá của loài người, khác với Nam Tư, Liên Xô xưa kia, sẽ không tan rã, và kinh tế không suy thoái như ôn tưởng).

      Xóa
  2. Bài viết khá dài , đọc muốn mõi mắt đa . Mà đọc xong rồi cũng hổng biết kết luận ra sao đa .

    Có người so sánh có nhiều sự trùng hợp giống nhau giữa ông Trump và Reagan , hổng chừng cái đuôi cuối cùng CS sụp đổ ở TQ thì tên tuổi ông Trump sẽ đi vào lịch sử như Reagan , rất có nhiều dấu hiệu có khả năng xãy ra như vậy .

    Mọi chuyện xãy ra lùm xùm khi ông Trump lên cũng y như thời Reagan vậy . Xứ tư bản khi có gì sai lệch , nó tự sửa đổi thích hợp lẹ hơn . Chuyện nhỏ không có gì ầm ỉ .

    Thú vị nhất là thị trường chứng khoán các nước suy giãm , nhưng TTCK Mỹ thì đạt đỉnh cao kỹ lục nhất mọi thời đại , thật không thể tưởng tượng nổi con số leo cao khủng hoảng luôn , hơn 20,000 điểm của TTCK Mỹ , cứ lấy số này mà suy ngẩm thực tế thì chính xác hơn . Nên nhớ , nếu chính quyền Mỹ có điều gì trắc trở bế tắc , TTCK xẹp lẹ trong chớp mắt .

    Ông Trump lên , dân VN cảm thấy Chệt teo chim , thầm khoái trong bụng quá trời .

    Thời nay , điều sợ nhất là có chiến tranh thứ 3 , giữa Đồng minh tự do và phe Tàu , Nga có CSVN hổ trợ ( VN là tay rất đáng gờm vì đã đánh gục 2 tên đế quốc Pháp , Mỹ thời ̣đánh dùm cho LX-TQ í mà ) .Nhưng đường lối Mỹ thân Nga hạ Tàu đã quá rõ , Trump và Putin sắp gặp nhau , BQP Mỹ lên tiếng ngăn TQ tiếp cận các đảo nhân tạo .

    Cho nên không sợ chiến tranh lớn , mà chiến sự ở vùng TBD chắn chắn có lộn xộn trong thời gian tới , không tránh khõi . Bất kỳ có chuyện gì xung đột hay bất ổn xãy ra , như Mỹ -TQ ; TQ-Nhật ; TQ-ĐL ; dân VN đứng lên ….thì 100% dứt khoát TQ đổ quân tràn vào VN liền : không cần hỏi , không cần ní nuận gì cã ( đã có giấy mời trước rồi )

    Nên nhớ khi bất ổn , quân đội đổ ra thì Côn an côn đồ trở thành Zero ! ! ! , thậm chí lại là con vật tế thần thảm thương kẹt giữa 2 lằn đạn QĐ và nhân dân cùng chỉa vào ( họ chỉ là hung thần của thời bình mà lại là vật tế thần của thời chiến ) .

    Đảng chọn TQ , chọn đi tới cùng với TQ , nhất quyết không quay về với nhân dân thì cái kết sẽ chỉ là …ngọc nát vàng tan .

    Chiến sự xãy ra , TQ nhất định thua , nhất định bị bọn da trắng đánh hội đồng . TQ mới “ Cô đơn “ là đây . Ai ngu , muốn chôn sớm , muốn bị nguyền rủa ngàn năm thì cứ nhắm mắt cầm súng theo Tàu .

    Que vient , qui vient ! chuyện gì đến , nó sẽ đến .( nghĩa là chắc chắn sẽ xãy ra )

    Năm ngoái cụ Ruà là cái điềm , đa số ai cũng chả tin : thế thì cánh đồng vựa lúa miền Nam kiệt quệ vì khô cằn ngập mặn , biển nhiểm độc , tin dử của dự án Cà ná được chấp thuận , ký 15 văn kiện . Bao nhiêu đó có đủ để là tin dử chưa ?

    Rồi năm nay . “ Thân Dậu niên lai kiến thái bình “ . Có ai dám nói hay hơn Trạng Trình không ? Trong khi sư tử Trump gầm , còn TQ thì khăng khăng lợi ích cốt lõi , QĐ TQ đã từ từ âm thầm di chuyễn gần biên giới VN rồi , trùng hợp kế hoạch của họ .

    Ông cụ nói biển Đông vẫn bình yên . Thôi cứ nhậu . dô , dô .

    Trả lờiXóa
  3. Đảng viên thời @lúc 10:02 4 tháng 2, 2017

    Một nhận định đúng tầm của thượng tướng thứ trưởng BCA ,nhưng tiếc rằng ông đã nghỉ hưu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cho là chưa đúng tầm vì lặp lại nhiều lý lẽ sáo mòn thường
      có sẵn trong cách tuyên truyền nhồi sọ và tẫy não của CS.
      Nói thẳng ra là vì Obama dùng quyền lực MỀM nhưng đó lại là
      gót chân Achille nên Trump hay bất cứ ai thiên về quyền lực CỨNG RẮN cũng được bầu lên.Mềm dễ bị kẻ thù coi thường rối
      lấn lướt như tục ngữ VN.có câu "chơi chó chó liếm mặt" nhấtlà
      thời bây giờ ngang ngược những tay Tập.Putin v.v.lộng hành thì
      Mỹ còn bị coi thường hơn nhiều nữa chứ !

      Xóa
  4. Dân lương thiệnlúc 12:48 4 tháng 2, 2017

    Tướng Hưởng có định tái xuất giang hồ không nhỉ?
    Tình hình có thay đổi mà tham vọng của tướng vẫn chưa nguôi?

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét sai trái một chiều cố hữu không một chút gì đúng với thực tế nếu không nói là ngụy biện và chụp mũ !

    Trả lờiXóa
  6. ND 08: 22: "dân VN đứng lên ….thì 100% dứt khoát TQ đổ quân tràn vào VN liền : không cần hỏi , không cần ní nuận gì cã ( đã có giấy mời trước rồi ) ". Đồng ý với nhận định này. Người VN hãy thức tỉnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ tổ thằng Tập cũng không dám đưa quân trực tiếp vào cứu thằng Trọng- thời nay là thời nào mà dám như vậy? cs hiện nay là cái đinh gì mà dám làm liều? muốn Mỹ và phương Tây cấm vận Tàu à? muốn dân Tàu nổi lên lật đổ Tập cận bình à? muốn Mỹ và LHQ đổ quân vào duy trì trật tự ở VN à?
      Ai là người sợ Tàu tràn vào VN? hay đây là luận điệu của Tuyên giáo đảng một khi thấy người dân không sợ Tàu? phải dọa vậy để "giữ ổn định chính trị" cho Trọng và Huynh duy trì cái đế chế tay sai Tàu này cho bọn lưu manh csVn tiếp tục vơ vét đục khoét?
      "Quan ngại" chứ dân tộc VN thì đéo ngại Thằng Tàu đâu đấy nhé !
      (CCB Thái Bình)

      Xóa
  7. Bài viết cũng có một vài phần đúng , nhưng không đến mức độ bi quan , dù sao thì cũng chỉ là nhận xét của một ông CA đang ngồi ở Việt Nam nói về thế giới Tư bản . Công nhận EU có những bước đi sai lầm , nói thẳng ra là có phần hơi quá đà , nhưng thực tế thì tình hình vẫn ổn định , không đến mức độ hoảng loạn như trước ngày tận thế , phải nói là người dân các nước UE họ sống rất bình tĩnh trước các biến động và rất ít khi họ đồn đoán những thông tin vô căn cứ . Theo tôi thì EU có thể sẽ thu hẹp trong tương lai , nhưng sụp đổ , tan rã thì không có , vì còn có rất nhiều lợi thế khi liên kết . Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại @ , nhưng thông tin do một người ngồi ở VN và thông tin của một người đang sống trên đất Châu Âu vẫn có những cái nhìn khác biệt . Đọc để biết nhưng TIN thì hãy cố gắng chờ kết quả ! Đây là lời khuyên chân thành của tôi với bạn đọc . Đọc báo VN tôi thấy sợ quá , cũng một vấn đề nhưng mỗi báo giật một cái tít khác nhau , nổ tơi bời để câu view . Một bài viết về công nghệ , nhưng BBT báo họ lại cài cắm cả ý thức hệ vào nhan đề , làm cho dân mạng hai phe TB và CS chửi nhau tóe lửa chỉ vì . . . khoa học ! Từ tranh luận về công nghệ , họ chuyển sang thể hiện tình yêu theo cảm tính , yêu thơm ghét thối , kiểu như : " Trăng Liên Xô sáng hơn trăng nước Mỹ ".
    Tốt hơn hết là hãy chờ xem , các sự kiện sẽ đến và đi theo quy luật , dù tốt hay xấu thì cứ bình tĩnh mà sống .

    Việt kiều EU.

    Trả lờiXóa
  8. Nhìn mặt Nguyễn Văn Hưởng
    Người nguyên là cố vấn
    Cho tay Nguyễn Tấn Dũng
    Hơn mười năm cầm quyền
    Chúng để lại trong Đảng
    "tự diễn biến, thoái hóa"
    Để lại nền kinh tế
    Việt Nam kiệt quệ dần
    Nợ công ngày chồng chất
    Nhưng Chúng (Hưởng - Dũng) kẻ đại gia
    Đã hạ cánh an toàn
    Nay toàn dân toàn Đảng
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
    Chịu hậu quả ai oán
    Của Dũng Hưởng để lại.

    Trả lờiXóa
  9. Tướng Hưởng phân tích thời cuộc với tư duy cũ theo kiểu “ai thắng ai” nên chỉ dự báo chuẩn bị đón nhận cuộc đối đầu phe phái mới, hoặc chờ xem tình hình biến đổi thế nào. Thực ra khi hệ tư tưởng vô sản không đủ sức tồn tại nữa thì việc duy trì hệ tư tưởng tư bản (phe TB) như một bên của cuộc đối đầu là không còn cần thiết nữa. Đây không phải là sự thể hiện mâu thuẫn tột cùng của thế giới tư bản, xung đột giữa các nước TBCN cũng không gay gắt như giữa các nước XHCN cũ; thể hiện là họ vẫn đạt được rất nhiều đồng thuận trong các vấn đề quốc tế. Khi tư tưởng phe phái đối đầu một mất một còn không còn nữa thì tất yếu trật tự thế giới phải thay đổi. Các nước TB lớn có xu hướng ly khai với những liên minh kiểu cũ để hình thành nhóm các nước đế quốc mới. Ở phía ngược lại 2 nước Nga và Trung quốc cũng nhanh chóng trở thành các nước đế quốc mới, tham gia chia lại chiếc bánh thị phần toàn cầu. Như vậy trong tương lai gần sắp tới mâu thuẫn tư tưởng ý thức hệ trở thành thứ yếu, lùi dần vào quá khứ, thay vào đó là bùng phát mâu thuẫn đối kháng giữa các nước đế quốc với nhau, hình thành một trật tự TG mới. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cả cũ và mới sẽ không để một khoảng trống nào cho tư tưởng bành trướng khu vực của Trung quốc có cơ hội phát triển. Đây chính là cơ hội cho các nước nhỏ giành quyền tự quyết trong một trật tự thế giới mới.

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết của tướng cựu CA Nguyễn Văn Hưởng dài nhưng chưa đựng rất ít nội dung mới. Tư tưởng, nhận thức và định kiến về CNTB vẫn đang chi phối tầm mắt của tướng Hưởng. Não trạng căm thù CNTB, đế quốc thế kỷ 20 vẫn rất nặng nề và ngăn trở nhận thức thời đại của ông Hưởng và những những người đồng chí cùng lứa với ông.

    Trả lờiXóa
  11. Sao tay Hưởng không làm một bài phân tích sự đần độn,biện chứng của gã Trọng đang đưa đất nước đi từ thảm hoạ này đến thảm hoạ khác nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tốt nhất là Hưởng bay sang Mỹ tơ tít với Beo Hồng đi, ngày phán xét của lịch sử đến thì người dân sẽ không tha tội đàn áp những người dân chủ đâu- tội vi phạm quyền con người, tội diệt chủng do ông chỉ đạo bọn đàn em để bảo vệ chế độ độc tài những năm tại vị còn chưa ai quên ông đâu.
      (một biểu tình viên chống TQ xâm lược biển đảo bị công an đánh)

      Xóa
  12. May tay tuong csvn "qua that tai" khi nhan xet ve tinh hinh chinh tri nuoc nguoi nhung doi voi tinh hinh chinh tri nuoc vn chung toi nhu dem 30. Cung nhu cach day may nam khi Mien Dien to chuc bau cu tu do sau may muoi nam duoi ach thong tri cua tap doan quan phiet ten Nguyen Tan Dung ra ve day doi khuyen khich nuoc do bau cu cho nen dan chu xu ho trong khi Vn nay van bi bon chung cai tri voi ban tay nhuom mau dong bao ruot thit. That oai oam.

    Trả lờiXóa