Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Cảm nhận giá trị minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục

* NGUYỄN KHẮC MAI
tăng kích thước chữ            Minh triết, như tôi hiểu là những tư tưởng và rộng lớn hơn là những giá trị văn hóa, có tính khái quát và phổ quát, ý nghĩa rộng, trường tồn có thể đem ứng dụng cho nhiều hệ thống. Chúng đạt tới tính chất của những giá trị xã hội và nhân sinh phổ quát. Minh triết tham gia vào đời sống xã hội giống như chất tủy của một sinh vật. Ta gọi đó là cốt tủy, là tinh túy của một hệ thống xã hội.
Đông Kinh Nghĩa Thục trăm năm trước xuất hiện như một ánh sao băng trong lịch sử hiện đại Việt Nam, một đi không trở lại. Hình ảnh của nó, ánh sáng của nó, hiện tượng của nó ta chỉ ghi nhận được ttrong khoảnh khắc, nhưng năng lượng nó tỏa ra thì đã lan truyền mãi trong vũ trụ. Cái năng lượng mà ta cần và phải tiếp nhận từ Đông Kinh Nghĩa Thục là những Minh triết mà những con người thuở ấy đã tạo ra.
1. Minh triết “Tuyết Quốc sỉ” “Hóa Dân Cường Quôc”.
Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra những quan niệm Quốc gia – Dân tộc – Quốc dân và lòng yêu nước mà ngày nay vẫn tồn tại như những giá trị cập nhật, mà bất cứ ai muốn xứng đáng, không phải xấu hổ với 4 thành tố ấy đều phải học hỏi chiêm nghiệm và tìm cách hành động. Nói hành động là nói cả sự mở mang kiến thức để phá vỡ cái u tối của mình.
- Lòng yêu nước trong Đông Kinh Nghĩa Thục thể hiện thành 3 điều:
a. Một là lo nghĩ về vận nước: “Than ôi! Lo không gì lo hơn mất nước, buồn không gì buồn hơn thân bị nhục”.
b. Hai là, thấy sỉ nhục dân mất nước, thân nô lệ, dân tộc và xã hội yếu hèn, lạc hậu. các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục gọi là “Tuyết Quốc sỉ”. Tuyết là làm sạch nỗi nhục nô lệ, yếu hèn và lạc hậu.
c. Ba là, quyết định hành động để “Hóa Dân Cường Quôc”. Cái triết lý “Hóa Cường” ấy vừa cổ kính vừa cập nhật. Cái quan niệm phải chuyển hóa quốc gia, phải làm cho tiến hóa dân tộc là rất mới mẻ vào trăm năm trước, mà hôm nay nghiệm ra cuối cùng cũng phải “đổi mới”. Nhiều chủ trương “đổi mới” hôn nay chúng ta đã thấy được đề cập từ Đông Kinh Nghĩa Thục. Để có thể “Hóa Cường” trước hết phải có Độc lập. Để giành lại và giữ gìn độc lập “Nước phải mạnh”. Nhưng “Nước mạnh hay yếu là do Dân. Dân mạnh thì nước yếu có thể chuyển thành mạnh, và mạnh lâu dài”. Phải đổi mới cái tư cách của người dân. Lần đầu tiên Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra quan niệm Quốc dân là một quan niệm tiên phong, đi trước thời đại cả trăm năm. Quốc dân chính là cái lõi, cái xương sống của quốc gia, dân tộc. 

Quốc dân phải là những người “Rõ cái lý tương quan giữa dân và nước ... biết vị trí của họ trong xã hội ... để gây ý thức ái quốc, ái quần, bồi dưỡng tài năng tự trị, tự lập”. “Muốn nước được bình trị mà mong ở vua hiền, tướng giỏi thì không bằng mong ở dân mạnh”. Ngày nay chúng ta kế thừa tư duy ấy  đã ghi vào Hiến pháp được một số điều cơ bản về nhân cách và nhân quyền của Quốc dân (công dân). Không hteer nói rằng cái lý tưởng xây dựng Quốc dân với tư cách là “cường dân” hoàn chỉnh như Đông Kinh Nghĩa Thục mong ước, chúng ta bọn hậu thế không làm được gì. Nhưng để đạt cho được cái Minh Triết Quốc dân ấy còn phải sửa đổi và làm nhiều hơn nữa. Quan niệm Quốc dân và “dân mạnh” của Đông Kinh Nghĩa Thục quả thật sắc sảo, cấp tiến, có khi vượt so với quan niệm nhân dân mơ hồ và dân giàu chỉ nói được một khía cạnh. Quan niệm dân mạnh của Đông Kinh Nghĩa Thục bao gồm: mạnh về trí tuệ học vấn, năng lực khoa học, công nghệ và thực nghiệp; mạnh về phẩm chất đạo đức yêu nước, bác ái, tiến thủ cạnh tranh, biết vị trí của mình trong xã hội; mạnh về ý thức thực quyên, không nhất thiết trông chờ Chính phủ, bởi vì “quan cũng chỉ là một người dan nắm chính quyền”; thiết thực nhất là mạnh vì có sản nghiệp và biết làm chủ sản nghiệp.
Triết lý “Hóa Dân Cường Quôc” của Đông Kinh Nghĩa Thục đặt ra một loạt vấn đề có tính hệ thống: từ xây dựng một chính thể dân chủ của Việt Nam, do Việt Nam, vì Việt Nam; một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam(mà năm 1945 Hồ Chí Minh đã cảm nhận và nói ra). Một nền kinh tế biết coi trọng và phát triển cái vốn (tư bản) coi trọng nông, công, thương; coi trọng luật pháp để bảo vệ tài sản, bảo vệ hoạt động công thương ... coi trọng phát huy mọi phương thức, phương tiện hiện đại để phát triển và quản lý kinh tế.
“Hóa Dân Cường Quôc” để đạt tới Văn minh và tiến bộ, để có sức mạnh nội lực mà giữ gìn độc lập. “Hãy làm cho nước Nam của ta càng văn minh, kế ấy là kế của nước, cũng tức là kế của bản thân mình. Bởi vì “Không thể như trăm năm trước nữa, cứ đóng cửa mà trị dân, dù không tiến bộ cũng có thể ngồi mà giữ nước”.
2. Minh Triết “Chủ nghĩa mở trí khôn cho nhân dân”.
a. Để “Hóa Dân Cường Quôc” giáo dục phải là hàng đầu, một trăm năm trước Đông Kinh Nghĩa Thục đã khẳng định. Nay học theo Minh Triết ấy mà nêu khẩu hiệu: Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Đem tư tưởng của người xưa kết hợp với kiến thức hiện đại để làm cho thật sự có kết quả.
b. Phải phổ cập giáo dục “Làm cho cả nước văn minh thì phải có giáo dục phổ cập”. Giáo dục phổ cập là cả nước không một người nào không được đi học”.
c. Mục tiêu giáo dục “Theo lý chung thì học là để có ích cho bản thân mình và cho quốc gia, xã hội. Có ba điều. Một là học vệ sinh,  tức là học phương pháp làm cho thân thể cường tráng, không bệnh tật. Hai là, học trị sinh, tức là học phương pháp làm cho có thức ăn, đồ mặc và quản lý sản nghiệp. Ba là học làm người, làm quốc dân, tức là học cách tự kiềm chế và cách đối xử với quốc gia, xã hội”. Đây quả thực là thiên tài Việt. Bởi vì phải một trăm năm sau Jacques Delors mới tổng kết thành 4 trụ cột của giáo dục hiện đại1. Ngôn từ khác nhau nhưng ý tưởng thật tương đồng. Đông Kinh Nghĩa Thục còn chủ trương “Dục khai dân trí tiên khai thân trí”. Nay ta đang có nhu cầu cấp bách nâng cao quan trí và sĩ trí.
d. Phải bỏ lối học khoa cử vì hư danh và để làm quan. Vì “Khoa cử nọc độc, khoa cử thối nát”. Cổ vũ giáo dục thực nghiệp, học và thi cử gắn với công việc. “Để cho cái mà học sinh học và thi không trái với công việc thực tế họ phải làm”. Đề cao một phương pháp học tập thật văn minh, tiến bộ (mà ngày nay chúng ta cũng chưa làm được). “Đặt đề mà hỏi, cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do không phải nề hà, không cần thể cách gì hết”. Nhà trường không khép kín, nhà tewowngf mở ra với những nhiệm vụ và hoạt động cứu nước, chấn hưng văn hóa và xã hội.
e. Đông Kinh Nghĩa Thục còn có một Minh triết vô ngôn. Đó là nhân cách và vai trò của người thày, của kẻ sĩ, của trí thức củ dân tộc và thời đại. Nhân cách người thầy, nhân cách kẻ sĩ của các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục thật cao cả. Họ để lại bài học quý giá cho hậu thế.
Tiểu kết cho mục Minh triết về giáo dục này, tôi chỉ xin nêu một câu hỏi cảm khái: Tại sao ông Bộ trưởng và toàn ngành giáo dục không nhân dịp kỷ niệm ngôi trường vĩ đại ấy của dân tộc mà tổ chức một cuộc học hỏi thật nghiêm túc và thông tuệ để tiếp thêm năng lượng cho sự nghiệp đổi mới nền giáo dục hiện nay?


3. Minh Triết “Chấn hưng công nghệ”. 
Xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường, có công thương tín phát triển theo quy luật phổ biến với những phương thức hiện đại. Coi trọng công nghệ. “ Công nghệ rất quan hệ với quốc gia. Ta không hơn người thì người sẽ bỏ rơi ta. Tiền của phung phí ra ngoài nước, không còn gì tệ hại hơn thế nữa.” Coi trọng tiến thủ và cạnh tranh “Cạnh tranh để tồn tại” “Chỉ có thể tin cậy vào sự cạnh tranh của dân ta mà thôi”. Coi trọng sản nghiệp “Thế giới càng văn minh thì của công càng ít, của riêng càng nhiều.” “Sản nghiệp nên là của riêng, không nên là của công”. Các tài sản vô hình (sáng chế, kỹ thuật của nghệ nhân, nhãn hiệu, tác phẩm, thư tín ...) đều được coi là sản nghiệp. “Nước càng văn minh thì pháp luật bảo vệ sản nghiệp càng tường tận”. Phải coi trọng nhà doanh nghiệp. “Giá như người giàu bỏ vốn ra phát triển công nghiệp thì dân ta sẽ cảm kích, xưng tụng, sao lại sinh lòng đố kỵ”. Đường lối đố kỵ doanh nhân tai hại cho dân cho nước ai cũng rõ.
4. Minh triết “Chính phủ - chỉ là người trong quốc dân nắm chính quyền”
Đông Kinh Nghĩa Thục nêu cao tinh thần dan tộc, nhấn mạnh cái ý thức coi quốc dân là chủ thể của Nhà nước, của xã hội là nguồn lực của mọi hoạt động. Quốc dân có quyền lợi và nghĩa vụ. Chính phủ, cảnh sát, luật pháp ... phải bảo vệ nhân dân, bảo vệ mọi sinh hoạt và quyền lợi của nhân dân “phải nghĩ rằng dân là gốc của nước, không thể bắt dân theo ý muốn của mình, chẳng phải chỉ không bạo ngược mà thôi”. “Phàm những quyền lợi mà dân đáng được hưởng thì phải theo chừng mực mà cho dân hưởng” “Quyền chính sự một nước không thể để một người nắm hết. “Quan đáng tôn, đáng trọng, nhưng cũng chỉ là một người dân nắm chính quyền”. Nhiều ý tưởng Minh triết như thế về sau này Hồ Chí Minh cũng thường nói đến.
Văn thư chính thống của Đông Kinh Nghĩa Thục có nói đến hai chữ chủ nghĩa. Chủ nghĩa mà Đông Kinh Nghĩa Thục nói tới có rất nhiều nội dung. Có thể lấy ngay ý tứ và chữ nghĩa mà Đông Kinh Nghĩa Thục để lại để đặt tên cho nó là Chủ nghĩa Dân Bản Việt NamChủ nghĩa Dân Bản Việt Nam ấy thể hiện rõ trong tư tưởng: Khai dân trí – Chấn Hưng Dân khí – Hậu Dân sinh. Vì một Tổ quốc Việt Nam độc lập, trường tồn, vì một nhân dân Việt Nam có quyền, có lợi ích, có nghĩa vụ, có lòng yêu nước, có dân trí, đạo đức, văn minh, có sản nghiệp, vì một thể chế chính trị dân chủ, nhân văn, tiến bộ ... chính là thông điệp thiêng liêng cao cả mà Đông Kinh Nghĩa Thục gửi đến cho chúng ta. Xin hãy nghe một câu nói của một nhân vật chủ chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là cụ Nguyễn Hữu Cầu nói với môn sinh trước lúc mất: “Nền tự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại  được chúng ta phải giữ gìn trong lĩnh vực tinh thần. Chính bằng nghệ thuật và khoa học mà các dân tộc trường tồn. Chúng ta cần dõng dạc và tự hào khẳng định mình là một quốc gia. Phải làm sao thông qua nghiên cứu ngôn ngữ mà nghiên cứu dân tộc và làm sao in đậm trong tâm hồn tính cách hoàn toàn Việt Nam. Ngày nay chúng ta quá Tây, quá Tàu, chúng ta là những người giáo điều “ba rọi”, những người xã hội chủ nghĩa cậy quyền. Chúng ta phải chính là Việt”. (Trích từ Une grande Figure De Lettrée của Nguyễn Văn Tố, báo Le Peuple 4- 8- 1946 Hà Nội).
Chúng ta phải chính là Việt”. Chính vì thế mà với những gì đã làm được Đông Kinh Nghĩa Thục xứng đáng là trường học vĩ đại của dân tộc trong thời kỳ hiện đại.
Cần phải đào sâu vào tấng đá cứng may ra mới tìm được hạt kim cương. Phải công phu nghiên cứu để khai thác cho đặng những giá trị văn hóa mà tiền nhân để lại. Và nếu quên ông cha thì tâm hồn Việt cũng đã nhạt nhòa nhiều lắm. Xin cúi lạy Anh linh các bậc tiền bối của Đông Kinh Nghĩa Thục.
Thứ năm, 27 Tháng 9 2012 04:13
NKM (Tác giả gửi BVB)


1 Bốn trụ cột của Jacques Delors: học để làm người, học để làm việc, học để biết sống với người khác, học suốt đời.
--------------

17 nhận xét:

  1. Cái gọi là "Minh triết Nguyễn Khắc Mai", nếu có, thì luôn được để trong ngoặc kép và sẽ là 'nguyên Vụ trưởng Ban dân vận TW' nếu ai chưa biết đến ông này là ai .
    * Về ông "minh triết" này,có 1 bài viết của Blogger Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa , tại đây : https://cunom.blogspot.com/2014/11/nguyen-khac-mai-bia-at-ve-chu-nghia.html
    Trích :
    "...Khái niệm minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai là một thứ chủ nghĩa duy linh đội lốt khoa học, thế nên nó được học bằng thần hứng (trực cảm, tâm linh)...
    ...Còn một điểm nữa là ông Nguyễn Khắc Mai bịa đặt hoàn toàn về từ "Kommunismus" [một từ tiếng Đức], nếu tra từ đó bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ thứ tiếng nào, với bất cứ từ điển nào thì kết quả đều là khái niệm về "chủ nghĩa cộng sản", nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khái niệm "chủ nghĩa cộng đồng" mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đúng thì trong tiếng Đức người ta dùng một từ khác để diễn đạt, đó là từ "Kommunalismus". Các ngôn ngữ khác cũng có từ tương tự, "chủ nghĩa cộng đồng" là một khái niệm đề cập đến văn hóa và chủng tộc..."
    (Những người đã từng học tại Đông Đức cũ có thể xác nhận từ này)
    - Có nghĩa là , ngay cả 1 từ tiếng Đức, có thể dễ dàng kiểm chứng, Nguyễn Khắc Mai cũng xuyên tạc , cố tình (chứ không vô tình) dịch sai, thì ... ông này còn dám nói (bậy) ..tới cái gì ?
    - Cũng bàn về cái gọi là "minh triết Nguyễn Khắc Mai", ngay trang này cũng có dẫn bài của Lữ Phương, 16/5/2013 :
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/05/minh-triet-ma-nhu-nay-hay-sao.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Minh triết là một cảm giác đúng, không cần chứng minh và cũng không phải khoa học, đồng thời được thừa nhận trong một giới hạn, phạm vi không xét cụ thể và ngoại lệ. Do đó nếu nó duy linh, duy tâm như Hegel cũng không ai rảnh đi chứng minh nó không phải khoa học.
      Phương Tây cũng bàn luận rất nhiều về minh triết. Một trong những vấn đề của hạnh phúc trong xã hội là tính logic đang có thừa mà tính minh triết không đủ dẫn tới xã hội mất cân bằng.
      Trong xã hội của VN, tính logic không đủ, tính minh triết càng không đủ, mất cân bằng mang tính trầm trọng. Theo Plato, trong Cộng hòa, đơn giản mà nói chính là thiếu công bằng, công chính. Thiếu công bằng, thiếu công chính luôn dẫn tới mất cân bằng trong xã hội. Hai ngàn năm trước vẫn đúng, hai ngàn năm sau vẫn không ai cãi được.
      Ai đang đạp trên pháp luật, ai vi hiến một cách công khai mà không một cơ quan nào, một tờ báo nào lên tiếng? Ngay cả một nền độc tài thì người lãnh tụ cũng phải có tiêu chuẩn phải luôn giữ gìn. Đây là một xã hội thất bại tất cả mọi mặt chứ đừng nói về sự khoa học của minh triết. Tranh cãi như vậy tầm thường lắm.

      Xóa
    2. Đây là v/đ vô cùng rộng lớn, 1 vài dòng ngắn gọn, nôm na , chỉ là góp thêm trong bàn luận:

      *Minh triết là 1 khái niệm mà ngay cả việc định nghĩa về nó cũng rất khó khăn và có lẽ sẽ không bao giờ có sự thống nhất trong cách hiểu.
      Đến nỗi có 1 tay học giả nào đó nói " Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết ".
      Trừu tượng,khó định nghĩa, lại thuộc phạm trù tinh thần nên "minh triết" có tính duy tâm, đối nghịch với duy vật. Do vậy có thể hiểu Minh triết là cái gì đó không có tính khoa học. Do vậy : "...Khái niệm minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai là một thứ chủ nghĩa duy linh đội lốt khoa học, thế nên nó được học bằng thần hứng (trực cảm, tâm linh)..." - Trích Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa -
      - Nhưng : Duy vật có thể giải thích được bằng khoa học. Duy tâm (trong đó có Minh triết) thì không. Với sự hiểu biết khoa học của loài người cho đến nay, chưa đủ để khẳng định hay phủ định sự đúng đắn của chủ nghĩa Duy vật hay Duy tâm, bằng chứng là có vô số các cuộc tranh luận chưa ngã ngũ ...Tức là chưa thể khẳng định (hay phủ định) vật chất có trước hay tinh thần có trước, vật chất quyết định ý thức hay ngược lại.

      * Dài dòng 1 chút, để thấy nói về "minh triết" cũng giống như nói về "sự Giới hạn" của vũ trụ hay vật chất vậy.
      - Bao la.

      * Bạn Nặc danh 23:58, bạn nói lý luận, tôi cũng vậy và bạn nên nhớ, tôi khác bạn, khi tôi chưa khẳng định hay bác bỏ điều gì bạn nói, mà tôi chỉ đưa ra các lập luận để bạn đọc nói chung cùng suy nghĩ... :
      + Người ta thường hiểu nhiều về Minh triết theo nghĩa 'khả năng' tức là sự 'có thể'.
      + Nếu Minh triết là 'Cảm giác đúng' ?, có thể vẫn có, nhưng chỉ có ở 1 người, 1 bản ngã sở hữu nó. Lúc này là sự khẳng định.
      Để đánh giá về cái gì đó, bất kỳ, thường nếu khẳng định ngay lập tức thì xác xuất sai lầm cao và ngược lại nếu thận trọng (tức là tôn trọng sự 'có thể').
      - Bạn nặc danh 23:58 nói "..Trong xã hội của VN, tính logic không đủ, tính minh triết càng không đủ, mất cân bằng mang tính trầm trọng...
      Xin bạn cho các dẫn chứng, các lập luận để bảo vệ ý kiến đó .
      Ai lại nói chay vậy ??

      * Cuối cùng : như còm trên, tôi không thể hiện việc muốn trao đổi, bàn luận về tính "minh triết", gì đó. Việc này đã có 2 đường link tôi dẫn về đảm nhận,( trong đó có bài viết của ông Lữ Phương nà trang BVB dẫn lại).
      Dẫn lại 1 ý kiến xuyên tạc, bịa đặt, đánh tráo của nhà "minh triết Nguyễn Khắc Mai" về từ tiếng Đức "Kommunalismus" thay vì đúng phải là "Kommunismus" , với hàm ý dễ nhận thấy là để phô bày sự nực cười về "minh triết" đối với ông này.
      Bản thân khái niệm 'minh triết'không xấu, nhưng với cái gọi là "minh triết Nguyễn Khắc Mai" thì ...có vấn đề và trở nên khôi hài.
      Bạn Nặc danh 23:58 có ý kiến gì về nghĩa của từ này không ? ông "minh triết" kia nói đúng hay sai ?



      Xóa
    3. Tưởng ai chứ lại là Lê Trọng Thắng, em ruột Lù Trọng Thắng thì nó phản bác Cụ Nguyễn Khắc Mai là dễ hiểu!

      Xóa
    4. Chẳng ai rảnh đi chứng minh tính logic hay tính minh triết trong xã hội VN đủ hay không. Vì đơn giản nhất nó không đủ tự do học thuật, độc lập nghiên cứu, thậm chí ngay tại trung tâm, cơ sở đáng lẽ phải là học và nghiên cứu về các giá trị đó. Nếu họ còn vẫn học chay, nghiên cứu chay và thành thạc sĩ, tiến sĩ chay thì luôn luôn trong xã hội VN, tính logic lẫn tính minh triết là thiếu thốn, không đủ bàn luận, trải nghiệm chứ đừng nói tới sự cân bằng của nó. Khi bạn nói một tay thợ điện chứng minh, không được nói chay về chuyện sửa ống nước thì bạn trầm trọng ngụy biện và bình dân, thô tục một chút là xạo l... Ở VN, tính triết học trong bàn luận vẫn còn rất yếu kém, nhưng lầm tưởng nói chuyện chính trị là triết học đích thị là mấy tay cuồng cộng sản, cuồng Mac Lê. Giẫm đạp lên các mệnh đề không thương tiếc trong lúc ca ngợi triết học làm lý tưởng của đảng mình. Thật đáng thương.
      Xin cáo từ.

      Xóa
  2. Bài viết của Cụ Nguyễn Khắc Mai gợi mở sự cần thiết một trào lưu nghiên cứu và tiếp thụ tư tưởng Minh Triết của Đông Kinh Nghĩa Thục. Đề cao Chủ nghĩa Dân Bản Việt Nam tư tưởng: Khai dân trí – Chấn Hưng Dân khí – Hậu Dân sinh và “Dục khai dân trí tiên khai thân trí”.

    Trả lờiXóa
  3. Các "minh triết" của các cụ, nào là biết lo cho nước, biết nhục vì mất nước, cần phải khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh... ai cũng thấy cần thiết, ai cũng dễ dàng nhận ra kẻ thù của dân tộc VN là thực dân Pháp.
    Ngày nay khác! Cái cần khai dân trí là phải nhận rõ kẻ cản trở dân tộc, kẻ áp đặt bộ máy kìm kẹp nhân dân, kinh khủng hơn thực dân Pháp hàng trăm lần là kẻ nào? Không kẻ nào khác - chính là đảng csvn. Đấu tranh với những tên thực dân da vàng đó khó gấp ngàn lần chống thực dân Pháp, vì cái gì của đảng cũng được gán cho là của nhân dân, đảng độc tài lại cũng còn kêu gọi nhân dân phải "tự hào" về bộ máy áp bức mình. Cũng vì vậy, lời kêu gọi của Nguyễn Tất Tố "Chúng ta phải chính là Việt" sẽ bị kẻ cầm quyền cười khẩy... "Chúng tao là tinh hoa của dân tộc VN đây! Muốn đòi gì nữa"???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báac 02:13 nói thế thì khác gì ỉa vào mặt lê trọng thắng và lù trọng thắng còn gì- "người ta" xưa nay vẫn quen "dạy bảo dân"(toàn "gà sống thiến sót" cả, họ cái gì cũng biết, chũng giỏi, cũng "đến dự và cho ý kiến chỉ đạo???", ấy thế mà bác "hỗn quá": dân dám dạy ngược trở lại người lãnh đạo- "đỉnh cao chí tệ" thế sao?

      Xóa
    2. Minh triết: theo thằng nông dân tôi hiểu là đừng có lưu manh lừa bịp, đừng giả lú lẫn để lừa bip người dân tiến lên xây dựng cái nọ, học tập và làm theo cái kia, cũng đừng phải hô hào chỉnh đốn, chống diễn biến, chống ...cái nọ cái kia... dân nước này cũng không đến nỗi ngu mà mượn đến cái hạng đảng kia phải dạy bảo gì họ (vốn dĩ lãnh đạo đất nước này hiện nay toàn loại ăn bám chứ biết làm lụng đếch gì, có chuyên môn kĩ thuật nghề ngỗng cứt gì ngoài nghề lừa đảo mà cứ lên lớp dạy dân?); thôi thì, các bố cầm quyền ở VN cứ câm cái mõm lại, còn miệng thì cứ đớp, cứ uống, tay thì cứ đếm tiền, người dân người ta cũng chẳng làm gì được các bố (vì tay các bố nắm dao, nắm súng, nắm dùi cui, dân nào dám ngo ngoe dây vào cứt?)-còn đỡ bị người đời chửi cho.
      bây giờ là năm nào mà còn những thằng điên vẫn ngoan cố đi làm thầy "cãi" cho cái đảng phò, đảng cướp, đảng lưu manh, đảng bịp bợm, đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng bán nước, đảng tay sai Tàu như đảng csVN?
      "Trọng chèo còn đéo ra gì,
      Thắng chèo vai nhọ khác chi thằng hề?"
      (Xin lỗi cụ Tam nguyên yên đổ được họa thơ cụ để tặng lại bọn cướp đang cai trị dân tộc VN hiện nay)

      Xóa
  4. Đừng chơi chữ nữa Lê trọng Thắng,trong ánh mắt mọi người,nhà ngươi là một thằng mù,không thấy gì cả kể cả một tảng đá to đùng trước mắt nhà ngươi,người như ngươi sống uổng cơm xã hội,tự làm hại bản thân và làm khổ loài người,hãy tự soi gương đi !

    Trả lờiXóa
  5. Lê trọng Thắng09:06 14 tháng 2, 2017!
    Thế CN Maxr và CNXH, CNCS khoa học ở chỗ nào, thực tiễn đã chứng minh thế nào?. Sự sụp đổ CNXH Liên xô và các nước Đông âu là thực tiễn chứng minh chân lý , rằng CN XH , CNCS của Maxr và Lenil là không tưởng. Nó có giá trị nghiên cứu và chứng minh sự đúng đắn của kinh tế Tư bản và quy luật kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy XH loài người phát triển tiến lên phía trước. CNXH, CNCS hoang tưởng là vật cản tư duy và hành động trong tiến trình tiến hóa của nhân loại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không phải "CN XH , CNCS của Maxr và Lenil là không tưởng" mà nó là thứ chủ nghĩa lừa bịp, là cái bánh vẽ để lừa bịp, mê hoặc để lôi kéo người dân dùng bạo lực bắn giết cướp quyền cai trị cho đảng"hợp lý" mà thôi.
      Thật vậy:
      Chính C.Mác-cha đẻ về học thuyết cs từng nói: "Mục đích mà đòi hỏi đạt tới nó bằng phương tiện bất công, thì mục đích đó không bao giờ là mục đích chính đảng"
      Muốn hiểu được bản chất của một tổ chức chính trị, thì hãy xem họ ra đời nhằm mục đích gì, nhưng quan trọng hơn là họ đã giành quyền lãnh đạo (lên nắm quyền) bằng cách nào?
      Một đảng chính trị chỉ có thể là đảng cách mạng nếu họ lên cầm quyền thông qua việc bầu chọn qua lá phiếu của người dân bằng con đường cạnh tranh thi tài tranh cử với các đảng phái chính trị khác. Chứ không thể dùng bạo lực bắn giết để lật đổ chế độ cũ và lên nắm quyền "muôn năm", dù bằng cách mê hoặc lôi kéo người dân dưới khẩu hiệu "chống xâm lược";"giải phóng dân tộc"... - thì cũng là những ngụy từ để che đậy ý đồ lấy "súng" để "đẻ ra chính quyền" là cách làm của lũ lưu manh cướp giật như Mao Trạch Đông đã chỉ đạo những người cs- vì biết rằng, với những người cs, nếu không dùng phương pháp bất công đó, thì không bao giờ các đảng cs có thể giành được quyền cai trị xã hội.
      Do đó, sự cầm quyền của đảng csVn là việc làm bất chính, bất công. mà đã bất chính bất công thì chỉ có thể vì mục đích xấu xa lưu manh lừa đảo để thực hiện mục đích đặc quyền đặc lợi riêng cho những người cầm quyền trong đảng"bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" mà thôi.
      Điều này lý giải, tại sao họ giữ điều 4 hiến pháp, tại sao tham nhũng ngày một trầm trọng và không sao đẩy lùi được, bất công xã hội ngày một nặng nề; càng ngày càng phải lún sâu vào con đường làm tay sai cho csTQ và bán nước?
      (Lù Seo Giáng- Lao Cai)

      Xóa

  6. Một đất nước phát triển phải có một nền tảng lý luận vững chắc, bền vững. Hiện nay trên thế giới có nhiều chủ nghĩa, luận thuyết nhưng tựu trung chỉ có hai trường phải chính đang tồn tại, CNTB lấy Tư Sở hữu làm rường cột lấy chủ nghĩa duy tâm làm chủ đạo tư tưởng; CNXH lấy Công hữu làm rường cột và lấy duy vật làm chủ đạo tư tưởng. Hiện Nay Việt Nam hiện nay đang khũng hoảng tư tưởng, đường lối một phần do Trung Quốc cũng đang dò đá qua sông chưa khẵng định chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa đang theo đuổi mà phải gắn thêm đuôi theo cách Trung quốc thì Việt Nam không lẻ cứ bám đuôi mãi vậy. Việc tìm ra đường hướng mới đi lên là điều vô cùng bức thiết hiện nay. Phong trào Đông kinh nghĩa thục với quan điểm của các cụ Phan là hoàn toán thích ứng trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Muốn đổi mới và phát triển Việt Nam cần mạnh dạn rủ bỏ đường lối đang theo đuổi, đề cao Chủ nghĩa nhân bản Việt Nam do các cụ Phan đề xướng lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách. Không còn con đường nào khác đâu các bác ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Đúng thế -Những ai còn mang trong mình giòng máu con Rồng cháu Tiên ,những ai có tấm lòng yêu nước ;luôn luôn cầu mong đất nước mình minh triết ,tự do hạnh phúc thật sự chứ không phải thứ tự do,độc lập ,hạnh phúc bánh về -lừa đảo mang danh XHCN quái quỷ của đảng CSVN .Còn Lê trọng Thắng là ai-là con người hay thằng điên trốn trại -mọi người không chấp /Nhân dân luôn tôn trọng ,biết ơn cụ Nguyễn khắc Mai .Muôn đời nguyền rủa 72 năm cai trị tàn bạo của đảng CSVN bán nước hại dân .///Thế thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Minh triết hay không minh triết thì 9o triệu người dân Việt nam cũng đã nhừ đòn bởi ách thống trị tàn bạo -Phản dân-bán nước của đảng CSVN .72 NĂM QUA LÀ QUÃNG THỜI GIAN ĐEN TỐI NHẤT CỦA LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ .ĐẢNG CSVN KHÔNG CÓ TÊN GỌI GÌ HƠN LÀ ĐẢNG BÁN NƯỚC HẠI DÂN ;Không thể chối cãi .Đòi hỏi minh triết ở CS là điều không tưởng -BỞI LOÀI GIÒI ;BỌ CHỈ ƯA BÓNG TỐI -RA ÁNH SÁNG LÀ CHẾT NGAY .Hi.hi..hi....

    Trả lờiXóa


  9. Trăm Năm sau ... nhìn Lại .. ..

    https://i.ytimg.com/vi/CdShvysF6EU/mqdefault.jpg

    Kỷ niệm trăm năm ngày Đông Du
    Đông Kinh Phú Sĩ xuân sương mù
    Tấm gương (1) đồng văn đồng chủng
    Ý định cầu viện quân trùng tu
    Thất vọng: Nhật theo trào đế quốc
    Sách lược dựa vào người đánh thù
    Giấc mộng Đông Du tan phá sản
    Hương Giang lưu đày hận ngàn thu

    https://www.youtube.com/watch?v=pv7rs86L-4A


    Tây du Người đến nôi tư tưởng:
    Dân quyền Dân chủ pháp trị vương
    «Vọng ngoại tất vong bất vọng ngoại» (2)
    «Khai dân trí chấn dân khí« tận tường
    «Bất bạo động, bạo động tất tử« (2)
    Thực học kinh tế khoa học trường
    Chỉ lấy phần đạo đức thuần Nhật
    Bỏ khoa cử di hại từ chương


    http://fs.chungta.com/File.ashx/14124E6776864C6D8FB32525A6F38DAA/image=jpeg/dc0e7bf3b70a4b6c97dab7329f7bb485/Tranh%20ve%202.jpg


    Phân kỳ đường lối chung hai Cụ
    Gió mới Đông du đến Tây du
    Hội tụ trân trọng tri thức trẻ
    Phân công cùng gánh nghiệp trùng tu
    Trào lưu Tam Dân cụ khởi xướng
    Hải đăng chiếu sáng biển đen mù
    Trăm năm nhìn lại tầm viễn kiến
    Chuông điểm Toàn cầu vẫn .. .. Tây Du (3) !!!

    Nguyễn Hữu Viện

    Paris 03/02/1905 (Kỷ niệm 100 năm phòng trào Đông Du. Ngày này 100 năm trước, Phan Bội Châu đến Nhật .. ..)

    1. Năm 1905, Nhật vừa thắng Nga .. ..
    2. Lời dạy Chí sĩ Phan Châu Trinh .. ..
    3. Chớ có Bắc Du ( Trung Quốc !) .. ..



    Nguyễn Hữu Viện


    Trả lờiXóa


  10. Anh Chị về từ Chân trời Mới lạ .. ..



    Anh Chị về từ Hoa Thịnh Đốn
    Từng bao tháng năm ấp ủ hương hoa giảng đường
    Phòng thí nghiệm thực tiễn thực dụng

    * * *

    Anh Chị về từ Mạc Tư Khoa
    Từng bao tháng năm như hoa Xuyên Tuyết
    Từng bao tháng năm gần cạnh bao tấm lòng
    Tâm tính sâu sắc đôn hậu

    * * *

    Anh Chị về từ Thủ đô Ánh Sáng Ba Lê
    Từng bao tháng năm hấp thụ người lẫn cảnh
    Lãng mạng trữ tình phong nhã hào hoa

    * * *

    Anh Chị về từ Đông Kinh Anh đào Phú Sĩ
    Từng bao tháng năm dưới mái thư hiên
    Tiếp cận bao hiệp sĩ khách khí khiêm tốn
    Tình Nước nợ Nhà sâu lắng tâm hồn

    * * *

    Anh Chị về từ Kinh thành Sương mù Luân Đôn
    Từng bao tháng năm gần cạnh Tinh hoa gần Thầy bạn
    Minh triết lãnh đạm lạnh lùng

    * * *

    Anh Chị về từ phương Bắc
    Bắc Kinh Tử Cấm thành - Thành Cổ
    Từng bao tháng năm mài kinh nấu sử
    Thâm thúy Hán rộng thâm nho

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Trung Hoa
    Sao mà .. .. !
    Hỡi ơi hánG rộng
    Áo gấm nghênh ngang về làng
    Cưỡi ngựa .. .. xem hoa .. ..
    Từ Thức lạc bước trần gian
    Lỗi điệu ngay giữa Quê Hương
    Sao nỡ thế mà .. .. !

    * * *
    Vinh quang ngậm ngùi gắn liền thân phận với Tổ Quốc
    Trước Vận mệnh Dân tộc Thời đại Mới
    Kinh tế Tri thức - Hội nhập Toàn cầu
    Trí thức Việt tôi là ai?
    Chính kiến gì trước vấn đề thời cuộc nóng bỏng ?
    Trí thức Việt chị là ai?
    Cánh chim lửa báo bão dự báo định hướng hướng đi
    Phong trào Duy Tân còn âm vang khát vọng
    Đông Kinh nghĩa thục còn dư âm trong Việt Sử

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Nước Nga
    Sao mà .. .. !
    Bỏ quên lòng đôn hậu trong bão tuyết
    Hoa Xuyên Tuyết tự chôn vào tử huyệt

    Sao mà nỡ thế sao đành.. .. !

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Nước Pháp văn minh
    Sao mà mình .. .. !
    Cách ứng xử nhân bản nhân văn rơi vào bóng tối
    Thiếu lãng mạng tràn dục tính dục tình
    Sao mà mình vô tình .. .. !

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Nước Mỹ
    Sao mà .. .. !
    Ẩm thực nhậu nhẹt thực dụng đến thế
    Thực tiễn quá đến quên lời thề
    Sao mà đến thế .. .. !

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Anh quốc
    Sao mà .. .. !
    Hỡi ơi như sương mù mầu chì
    Lạnh lùng lãnh đạm đi qua
    Không một lần quay nhìn lại
    Ánh mắt Trẻ thơ cụ già trông đợi nơi Chị nơi Anh
    Những mộng ước năm xưa kết trái đã thành
    Chỉ chờ .. .. chỉ đợi .. ..
    Sao mà nỡ thế .. .. !

    * * *

    Anh Chị về từ trăm Chân Trời xứ lạ
    Từ Nhật Bản
    Sao mà .. .. !
    Bỏ quên sau lưng từ tốn
    Lãng quên Tình Nước nợ Nhà
    Sứ mệnh thiên chức kiếm đàn hiệp sĩ
    Sao nỡ cho đành .. .. !

    * * *

    Trí thức Việt anh là ai?
    Phê phán không nhân nhượng ?
    Thỏa hiệp lùi bước ?
    Thích được chính quyền vinh danh sử dụng
    Cơ hội mẫn thời tùy thời
    Cúi đầu nhận huy chương ảo danh hư vọng
    Như hũ nho sĩ tử tân khoa đứng chờ vua ban yến xướng danh
    Ôi bi hài kịch giới trí thức Việt Nam hôm nay ! .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa