Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Mỹ - Trung vờn nhau trên Biển Đông

Một số diễn biến mới được ghi nhận tại khu vực tranh chấp Biển Đông gồm hoạt động tuần tra của hải quân Hoa Kỳ tiến hành ngay sau khi tàu chiến Trung Quốc kết thúc một tuần diễn tập ở khu vực tranh chấp này.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định:
Đã có vài tuần tra trên biển trước đây (của Hoa Kỳ) tại khu vực Biển Đông, đặc biệt xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây dựng. Những cuộc tuần tra đó được tiến hành dưới thời của tổng thống Obama và đối với những cuộc tuần tra đó có những ‘tranh luận’ khác nhau. Một số người cho rằng Mỹ mạnh mẽ và tiếp tục duy trì quyền lực ở Biển Đông; nhưng một số người tỏ ý nghi ngờ cho rằng việc tuần tra trên biển mà lại ở những khu vực ‘nhạy cảm’; bởi vì như phán quyết của Tòa vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 là một số thực thể tại Trường Sa mà Trung Quốc cho xây dựng chỉ là ‘đá’, thậm chí là bãi lúc chìm, lúc nổi không có lãnh hải nên không phải là đối tượng để yêu sách chủ quyền.
Mỹ nói sẽ đi tuần tra ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Thế thì đúng ra nếu sự thách thức của Mỹ mạnh mẽ thì Mỹ có thể đi sát vào khu vực lãnh hải của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã cho xây dựng, nhằm thách thức tính pháp lý của những đảo nhân tạo đó.
Thế nhưng dường như theo nhiều nhà nghiên cứu thì Mỹ vẫn sử dụng quyền gọi là đi qua không gây hại nhiều hơn là hoạt động tuần tra. Vì thế thái độ của Mỹ, chủ yếu thái độ thể hiện của Mỹ trong vấn đề này vẫn không rõ ràng và chưa kiên quyết.
Gia Minh: Đối với Việt Nam có gì khác không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Nói cho cùng thì chính sách của Việt Nam ở Biển Đông vẫn theo hướng từ xưa đến nay. Thứ nhất chính sách của Việt Nam vẫn là chính sách 3 không trong đối ngoại. Kể cả trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam vẫn đặt vấn đề vào những vấn đề lớn nhất của Việt Nam. Và yêu cầu cũng như vận động quốc tế, trong đó có những quốc gia quan trọng như Hoa Kỳ, Philippines… để cùng ngăn chặn ảnh hưởng, tham vọng xấu của Trung Quốc.
Tuy nhiên trong bối cảnh mới này Việt Nam cần phải có một số điều chỉnh: thứ nhất Việt Nam cần phải điều chỉnh hướng đi đối ngoại thích hợp và linh hoạt hơn. Bởi vì khi Mỹ, Philippines, Malaysia thay đổi chính sách thì Việt Nam cần một chính sách mềm dẻo hơn.
Thứ hai sau phán quyết của tòa, một số tuyên bố chủ quyền của Việt Nam… trở nên lạc hậu và mâu thuẫn với phán quyết của tòa; vì thế trong thời gian tới Việt Nam cũng phải điều chỉnh những tuyên bố về yêu sách của mình.
Gia Minh: Còn các vấn đề khác như thế nào và chuyện trang bị quân sự ra sao?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Trang bị quân sự nằm trong chính sách của Việt Nam từ xưa; tức Việt Nam một mặt có chính sách 3 không: không liên kết quân sự, không đi với quốc gia nào để chống lại quốc gia nào, không cho quốc gia nào đặt căn cứ quân sự trong lãnh thổ Việt Nam; nhưng chính sách của Việt Nam vẫn là phát triển sức mạnh quân sự răn đe. Vì vậy Việt Nam tăng cường việc tìm mua vũ khí từ các nguồn khác nhau.
Chúng ta thấy Việt Nam gần đây xem xét mua một số tên lửa từ Ấn Độ, và cũng tìm những nguồn cung cấp khác từ Israel… Điều đó cho thấy Việt Nam muốn tăng cường sức mạnh quốc phòng. Điều này cũng nằm trong chính sách quốc phòng của Việt Nam từ lâu rồi.
Gia MinhRiêng đối với Hoàng Sa, tình hình không thể có gì thay đổi?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Chắc là như vậy, bởi vì vấn đề Hoàng Sa hơi khó. Ngay cả vấn đề Trường Sa là vấn đề đa phương có nhiều bên cùng tham gia; thế nhưng dường như vấn đề Trường Sa bây giờ cũng đã khó giải quyết rồi. Đặc biệt việc Trung Quốc cho xây dựng những đảo nhân tạo trên vùng biển mà Tòa phán quyết việc xây dựng như thế vi phạm luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, có Công ước về đa dạng môi trường sinh học … cũng như tính pháp lý của Trung Quốc trong những trường hợp đó là sai.
Nhưng mà dường như điều đó không ngăn cản được Trung Quốc và cộng đồng quốc tế cũng không có những áp lực nào để ngăn chặn Trung Quốc trong việc này.
\           Trong khi đó vấn đề Hoàng Sa chỉ là song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà đặc biệt sức mạnh của Trung Quốc đang lên như vậy, thì đây là vấn đề trong thực tế vẫn rất khó khăn.
Gia Minh: Cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt.
(RFA)
-------------

7 nhận xét:

  1. Thực tế, đánh nhau với TC rất oải, vì chúng đông như giòi. Nhưng TC cũng không dám chủ động đánh ai.
    Vậy là các bên hiện nay chửi nhau là chủ yếu.

    Trả lờiXóa
  2. Đảng -chính phủ đã nói rối ;Đoi ta chưa đòi được thì đời con ,đời cháu ,đoi chút ,đoi chít sẽ đoi ;Quyết tâm chính trị của Đảng không thay đổi /.

    Trả lờiXóa
  3. TQ quá dại khi tiến hành thăm dò dầu với tàu Hải Dương , xây đắp đảo nhân tạo tại Trường sa , thành lập hệ thống chính quyền Hoàng sa , xây dựng các căn cứ quân sự trên 2 hoàn đảo này . Cuối cùng dại nhất là yêu cầu quốc tế công nhận vùng hàng không và lãnh hải tại khu vực Biển Đông .

    Hành động vừa ăn cướp lại vừa muốn được hợp thức hoá qua 4 đời TBT từ họ Đặng tưởng em xuôi , không ngờ bị xóc xương cá trầy họng , nuốt không trôi nhả chẳng được . Khúc xương cá này chính là cuộc biểu tình của người Việt năm 2008 chống TQ trong dịp TQ tổ hức Thế vận Hội 2008 , muốn rước ngọn đuốc Olimpic dừng chân tại Hoàng Sa .

    Đúng là công lao của Điếu cày không nhỏ trong việc bảo vệ tổ quốc biển đảo . Nếu tiếng nói chống Trung Quốc không phát động kịp thời để mặc cho Đảng ngậm miệng ăn tiền , thì TQ vẫn âm thầm khai thác Biển Đông chẳng cần tuyên bố vòng quanh chi cho mệt . VN càng biểu tình khiến TQ càng nôn nóng , Mỹ lại nhân tiện thả mồi .

    Mỹ cũng chẳng mặn mòi chi Thái bình Dương vì có quay lại TBD hay đưa ra TPP cũng bởi tại Tàu . Tàu đã tự vạch áo hiếu chiến xâm lược thì Mỹ chỉ thuận lụt đẩy riều vạch mặt xấu của Tàu trước công luận thế giới . Nếu Tàu vẫn cương thì con đường trừng phạt kinh tế ắt phải đi trước chiến tranh Trung Mỹ . Bởi thế tuyên bố về TPP chỉ là làm đậm cho kế hoạch xoay trục , dụ Tàu lộ mặt bành trướng bá quyền cùng thăm dò thực lực quân sự của Tàu .

    Mỹ chỉ cần có vậy là đủ . Tàu dính bẫy giờ mới biết đau . Cái đau nhất cho Tàu chính là tinh thần chống TQ tại VN . Cho dù có nắm được Đảngcsvn , cho VN vay mượn đến thế nào đi nữa thì cũng không thể xoá tan tinh thần cảnh giác chống bá quyền của TQ . Chính điều này phá vỡ giấc mộng tiến xuống phương Nam của TQ vì khúc xương hận thù TQ đang nỗi lên trong lòng người Việt .

    Một sách lược nôn nóng muốn hợp thức hoá Biển Đông đã phá vỡ một chiến lược Nam Tiến trường kỳ . Tập ắt khó ăn nói cho ra hồn với Trung ương Đảng cs TQ . Dụng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán để tạm lách Mác Lê tiến hành xây dựng sức mạnh đảng đã không xong thì khó mà nói đến đương đầu chiến tranh trực diện với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực và nhất VN khó có tiếng nói đồng thuận nếu nổ ra chiến tranh tại Biển Đông .

    Uy tín Tập đang sút giảm nặng sau đợt bầu cử Mỹ , không thể chơi ván bài tố Biển Đông tiếp tục , đành đắp chiếu trùm khăn đợi thời chẳng lỗ lã gì . Phần Mỹ ắt được nước sẽ lấn tới . Nhưng nếu Mỹ lấn tới cũng chẳng lợi lộc gì ngoài việc buộc Tàu phải ngưng những hành động bẩn với Mỹ về kinh tế tiền bạc .


    Nhưng VN lại dậy sóng khi Mỹ và Tàu hạ nhiệt . Đảng không còn lấy chiến tranh với TQ ra làm con ngáo ộp để ngăn cản phe chủ trương đổi mới trong nội bộ Trung ương Đảng và Bộ chính trị . Cái thế đập chuột sợ vỡ bình vì ngại chiến tranh với TQ đang bị phá vỡ ? Chuột nào cũng phải đập , bình có vỡ thì kiếm bình khác , kẻ nào mạnh ắt thắng . Cho dù ông Trọng đã từng dựa dẫm TQ nhiều nhất , đem TQ ra hù dọa nhiều nhất thì hiện nay ông Trọng chính là người yếu nhất trong tranh giành uy tín quyền lực .

    Chỉ cần Công An và Quân đội kết hợp lại với nhau thì cuộc cách mạng đổi mới lần này sẽ tiến lên một bước ngoạn mục . Ngọn cờ giáo điều đã hết gió để vẫy vùng .

    Thức tỉnh

    Trả lờiXóa
  4. Mỹ và Trung Quốc tranh luận về biển Đông "Việt Nam lắng nghe rất có trách nhiệm"... lời của tướng Nguyễn Chí Vịnh.
    Chẳng biết trách nhiệm gì? Với ai? ....

    Trả lờiXóa
  5. Quá khó khăn khi thằng con hoang ĐCSVN dám chống lại TC-cha nội Thiên triều? Quá dễ khi ĐT VN k còn ĐCS cầm quyền độc tài toàn trị.Để ĐT VN rơi vào bài toán nan giải trên-chuyên đã rồi lỗi k phải Chúa Trời mà là những kẻ cầm đầu cầm quyền ĐCSVN???
    Cựu SVSP

    Trả lờiXóa
  6. Quá khó khăn khi thằng con hoang ĐCSVN dám chống lại TC-cha nội Thiên triều? Quá dễ khi ĐT VN k còn ĐCS cầm quyền độc tài toàn trị.Để ĐT VN rơi vào bài toán nan giải trên-chuyên đã rồi lỗi k phải Chúa Trời mà là những kẻ cầm đầu cầm quyền ĐCSVN???
    Cựu SVSP

    Trả lờiXóa

  7. Chuyện biển Đông , TQ lấn lướt bá quyền ngang ngược , gây sốc cho Mỹ và các nước ĐNÁ vì đây là hải phận quốc tế , mà lại là con đường vận chuyễn hàng hoá quan trọng . Mỹ bắt buộc phải ngăn chận không cho TQ đi quá đà vì đây là lợi ích cũng là “ cốt lõi “ của Mỹ nói riêng và các đồng minh Nhật , ĐL , Hàn nói chung .

    Tuy nhiên Mỹ chỉ răn đe , TQ thì âm thầm lấn lướt . Nhưng dứt khoát cã 2 đều né tránh tối đa sự cố chiến tranh xãy ra . Người ta hay nghĩ : nếu có 1 sự cố vô tình mà TQ bắn chìm 1 chiếc tàu của Mỹ thì chiến tranh bùng nổ liền , tuy nhiên chắc chắn cho dù xãy ra như vậy đi nữa , chiến tranh vẫn không xãy ra , mà chỉ là to tiếng rồi đi đến dàn xếp bồi thường ….vì sao ?

    Đường lối của Mỹ , cho dù ai làm TT khác ông Trump vẫn phải “ xử lý TQ “ , nước ở địa vị thứ 2 nhảy lên số 1 , thống trị toàn cầu , nhất là đi lên kiểu bá đạo . Trong lịch sử , bao giờ nước mạnh thứ 2 muốn nhảy lên số 1 đều bắt buộc phải thông qua chiến tranh cã . Do đó Mỹ phải triệt TQ trước khi quá muộn .

    Vậy thì khi nào ? Bắt buộc phải trước 10 năm trở lại , vì sau 10 nữa thì kinh tế TQ đã qua mặt Mỹ ( hiện tại đường sắt TQ đã chạy qua Châu Âu đã tới nước Anh rồi ) , sau 20 năm nữa thì quân sự của TQ tuy chưa thể ngang bằng Mỹ , nhưng “ Mỹ không dám đụng TQ “ nữa rồi . Còn yếu tố VN thì quanh khoãng trước sau năm 2020 là “ động đất “ trước rồi .

    Cái thế của Mỹ muốn triệt TQ là phải “ hoà thuận , thân mật , đồng lòng “ với Nga , để tránh Nga và TQ hùa nhau về 1 phe khi nổ ra chiến tranh . Ý của ông Trump muốn thân Nga để triệt TQ , nhưng Đảng Dân Chủ Mỹ cứ chống đối , Mỹ vẫn còn "lình xình “ với Nga , chưa nắm tay nhau được , nên hiện tại Mỹ tuyệt đối né tránh xãy ra chiến tranh với TQ . Chỉ là diệu võ dương oai để ngăn chận , thêm có lợi cho đám tài phiệt bán vũ khí vì căng thẳng .



    Hiện tại TQ đang gia tăng nhanh biến VN thành khu tự trị ( khu tự trị có nghĩa là người bản xứ vẫn nắm quyền điều hành tay sai , nhưng tất cã chủ quyền , mệnh lệnh, đường lối thật sự là của TQ như Hồng kông , Ma Cao ) ( hiện tại là 80 % rồi tiến nhanh tới , chứ không phải chờ đến 2020 đùng 1 phát từ 0% bổng trở thành 100% ) . Thật sự TQ cũng biết rõ đây là con đường tự sát , nhưng con cọp có miếng mồi tươi ngon đang nằm trong miệng mà không nhai nuốt thì không phải là con cọp . Khi TQ và côn an VN còn Đảng còn mình , quân đội nhân dân VN anh hùng đàn áp dữ dội , bắn thẳng vào dân VN phản động chống đối , máu chảy thành sông thì LHQ sẽ nhảy vào giúp dân VN , chiến tranh dai dẳng với vũ khí ngang nhau sẽ làm TQ chảy máu dai dẳng và kiệt sức ngã qụy . Đất nước tan rã chia 5 xẽ 7 theo mong muốn của Mỹ .

    Hiện tại Mỹ không có lý do gì mà giúp đở vũ khí cho dân phản động tại VN .QĐ VN thì đang nằm trong cái rọ với dây thòng lọng trên cổ mà lại phải nghe theo lệnh của cấp trên Thái Thú trung thành , nên VN chắc chắn trở thành mất nước trước khi nhân dân quật cường bùng nổ với sự giúp đở của LHQ .

    Cho nên mạng người ngã xuống chắc hẳn còn nhiều hơn trận chiến tranh Nam Bắc 54-75 . Trận đó bom súng nổ nhiều nhưng mạng người chết chắc sẽ ít hơn lần tới . Cuộc chiến giử nước lần tới ,có lẽ tuy bom đạn nổ ít hơn , nhưng mạng người chết sẽ nhiều hơn lần trước vì TQ giết thẳng tay y như trận 1979 mà kéo dài vì gặp ai giết nấy , không kể đàn bà , con nít , người già cã nên chết nhiều hơn là súng nổ .

    Ví như dân VN đòi quyền tự quyết sớm , thì máu đổ ít hơn ngàn lần , vạn lần . Tuy nhiên ý thức cộng đồng quá yếu kém , mất tính đoàn kết dân tộc , sợ hãi đe dọa , nên mặc dầu biết “ làm sớm tiết kiệm gấp vạn lần " , nhưng không thể xãy ra được vì không có tổ chức thống nhất . Thế nên nhân dân VN sẽ lãnh cái “ búa tạ “ tang thương trong tương lai khá gần là điều thật khó mà tránh khõi .

    Đó là cái thế chiến lược của các nước lớn : Mỹ , TQ , Nga , bàn cờ thế giới bị con cọp đói CS TQ thúc đẩy đi nước cờ đầu . VN , nước nhỏ , là con chốt của bàn cờ , nên bị tai bay hoạ gởi . Mà âu phần cũng do bị cái ách CS dụ dổ ma mị tròng vào đầu , phần là do TQ chủ động tự biên tự diễn . Đúng là ác lai ác báo .

    Trả lờiXóa