Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

ĐIỂM TIN ĐÁNG ĐỌC SỐ 27, 19.2.2017 (trích 1/3 lượng tin gửi đến BVB)


Mênh mông thế sự 58

NGÀY 17.2 ĐAU ĐỚN VÀ PHẪN NỘ

* Tương Lai

ĐAU ĐỚN
Thế là chúng nó đã giữ được lời hứa với quan thầy của chúng rồi anh ạ”. Một nhà văn quen biết gọi điện cho tôi, giọng như muốn khóc. “Em tiếc là mình không làm được thơ khi mà nỗi đau trào dâng đứng nhìn Tượng Đức Thánh Trần hôm nay cô đơn đứng chỉ tay xuống Bến Bạch Đằng. Lúc này đây, thơ dễ biểu đạt hơn anh ạ. Cảnh vắng hoe. Xe cảnh sát cơ động gầm rú chạy vòng quanh khuôn viên. Cánh an ninh, dân phòng dày đặc. 
Một cậu nói khẽ vào tai em “chú đứng đây thôi, không vào được đâu. Mà kìa, có ai đâu, chú thấy đấy”. Tôi cứ lẩn thẩn trong sự day dứt : liệu những người đang ngồi trên những chiếc xe cơ động gầm rú có biết Trần Hưng Đạo là ai không nhỉ. Và họ có lúc nào nghĩ rằng chính họ, ông bà, cha mẹ họ có cùng một dòng máu đỏ da vàng với ông cha mình từng phong Thánh cho vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo từng đánh tan quân xâm lược truyền kiếp phương Bắc và khuyên dạy mọi nhà cai trị anh minh trong lịch sử “phải biết khoan thư sức dân, lấy kế sâu rễ bền gốc” không nhỉ.
Nhớ lại câu hỏi của cậu an ninh trẻ kia : “Tại sao bác lại phải cứ ra nơi có tượng Trần Hưng Đạo cơ chứ”? Chàng trai trẻ này đang cùng đồng bọn bao vây, ngăn chặn không cho tôi bước lên taxi. Đành chống gậy tập tễnh cuốc bộ nghĩ cách. Nét mặt chàng trai hiền lành, dễ ưa, cử chỉ lễ độ, lời lẽ không lấy gì thô bạo lắm tuy hơi ngớ ngẩn. Thấy tôi bước hụt suýt ngã, cậu ta vội vàng chìa tay ra đỡ, qua ánh mắt tôi hiểu cậu ta thật tình, trong bụng thấy vui vui.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng Kim Báu, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đến thắp nhang tưởng nhớ chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới 17.2.1979, tôi dậy sớm hơn thường lệ để tiêm đủ thuốc trước khi ăn sáng. Chiếc răng hàm vừa nhổ chân đang sưng, buốt ù cả tai không nhai được nhưng không thể để bụng đói mà uống thuốc được, phải trệu trạo dằn bụng rồi đi sớm. Định sau 7h Phòng Khám Nha Khoa đã làm việc, sẽ ghé qua nhờ xem lại, chích thuốc giảm đau rồi đi đến Bến Bạch Đằng cũng vừa kịp 9h như đã hẹn.
Vừa bước xuống đường định mở cửa Taxi đang đợi thì chàng trai hỏi “Bác đi đâu đấy ạ”. Tôi đáp “Đi có việc”. Anh ta định chui vào taxi: “Cho cháu đi cùng với”. Tôi gạt ra không cho. Biết là lái xe đã bị khống chế, tôi bỏ xe này chống gậy cuốc bộ. Anh ta ra hiệu cho đồng bọn tìm cách phong tỏa mọi taxi trong khu vực. Khi tôi lên một chiếc xe khác, anh ta ập đến tức thì, rất chuyên nghiệp rỉ tai lái xe. Lại phải hủy việc đến Phòng Nha Khoa thôi.
Định vào rủ NTN cùng xuống nhà ngồi uống cà phê vì đang còn sớm, khi có điều kiện sẽ đi thẳng ra bến Bạch Đằng, nhưng gọi điện không thấy Nh trả lời, đành quay về tìm cách khác thì “người anh em” áp sát, nhã nhặn mời “Bác vào uống cà phê với cháu nhé”. Lắc đầu, tôi từ chối “uống cà phê với cậu thì còn có cái thú vị gì, mất thì giờ”, vừa nói tôi vừa đi.
Suốt quãng đường chàng trai tỏ vẻ lễ phép và nhẫn nại, chứng tỏ anh ta đã được huấn luyện nghiệp vụ tốt để cố chịu đựng những câu hỏi dồn dập của tôi về lý do ngăn hành động yêu nước của một ông già tuổi ngoai tám mươi như tôi muốn thắp nén nhang tưởng nhớ và ghi ơn đồng bào chiến sĩ bị Trung Quốc giết hại.
Loanh quanh vẫn những luận điệu của các dư luận viên đã được tập huấn, tuy nhiên thái độ hiền lành và kiên nhẫn của anh ta, chỉ bằng tuổi cháu tôi, tôi thấy thật đáng thương hại. Gần 1 tiếng đồng hồ, mọi điều qua tiếng lại thật vô duyên tuy tôi đã cố kìm nén nhưng vẫn không tránh khỏi những câu khá nặng nề, nghĩ lại, tôi hơi ân hận. Giá mình mềm mỏng hơn chút nữa, may ra có thể khơi dậy chút ít những vang vọng lương tri lương năng trong tâm hồn tuổi trẻ, hiểu ra được phần nào vì miếng cơm manh áo mà buộc phải làm cái việc mà anh ta cũng biết là nhục. Nhục nhưng không thể và không dám cưỡng lệnh, qua ánh mắt và nụ cười gượng gạo đáng thương của anh ta, tôi cảm nhận được điều đó. Nhưng liệu tôi có ảo tưởng suy bụng ta ra bụng người không nhỉ? Dù sao, tin vào điều này cũng đỡ đau đớn hơn khi nghĩ về một lớp tuổi trẻ như cậu ta đang bị đầu độc bởi những thủ đoạn mà Goebel thời Hitler còn thua xa. Vậy là, đành chia tay anh bạn trẻ đáng thương này thôi.
Tôi về nhà, cắt tấm bìa viết một khẩu hiệu, vừa biểu thị thái độ để góp sức với đồng đội cũng đang bị vây ép như tôi và có khi vùng ra được như Lê Công Giàu nhờ giàu kinh nghiệm hoạt động nội thành trước 75 đã vọt khỏi vòng vây đến được điểm hẹn như lần trước. Nhưng thiết thực hơn sẽ là dịp làm một phép thử đối với chàng trai tội nghiệp bị tôi mắng mỏ suốt cả tiếng đồng hồ. Tôi gọi anh ta nhờ chụp hộ tấm ảnh tôi đang giương khẩu hiệu: “QUÉT SẠCH LŨ BÁN NƯỚC VÀ LŨ CƯỚP NƯỚC”, câu của Cụ Hồ trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội II, 1951 tại Việt Bắc. [Thật ra nguyên văn thì phải viết là NHẤN CHÌM, nhưng muốn vậy thì phải lấy cả câu về “làn sóng vô cùng mạnh mẽ”, dài quá, lại đang vội, nên đành thay bằng QUÉT SẠCH cho nhanh mà cũng không sai ý]
Tôi thân mật nói với anh ta: “cậu bảo là không dám ngăn cản lòng yêu nước của bác, nhưng sợ bác tuổi cao, ra chỗ đông người nơi tượng Trần Hưng Đạo bị đám trẻ lợi dụng, gây bạo loạn làm bác dễ bị vạ lây thì đây, tôi đứng ngay tại cổng nhà, biểu thị lòng yêu nước, lên án lũ bán nước và lũ cướp nước, đây là lời Cụ Hồ tôi chép ra đấy, chú chụp giúp tôi đi”. Anh ta thật sự hoang mang, không dám cầm máy của tôi đưa để chụp, lúng túng như ngậm hạt thị, đứng như trời trồng.
Tôi nói tiếp “đây là tôi thử xem điều chú giải thích nãy giờ có được phần nào sự thật không đấy thôi. Nay thì tôi hoàn toàn thất vọng vì chú đúng chỉ là một công cụ mạt hạng được người ta sử dụng để đi ngăn chặn những người yêu nước già cả như tôi. Bố mẹ chú chắc sẽ buồn vì có đứa con như chú, vì miếng cơm manh áo mà phải tiếp tay cho lũ bán nước và lũ cướp nước. Và tôi, tôi cũng đau như bố mẹ cậu thôi”. Anh ta nửa cười nửa mếu, thật tội nghiệp.
Tôi nói với anh ta rằng tôi sẽ gửi tấm hình này cho Nguyễn Phú Trọng để ít ra thì cũng gợi lên trong đầu ông ta về nỗi niềm đối với đất nước của một người có học, có biết suy nghĩ như tôi về vận mệnh của đất nước mà các chú theo lệnh ông ta quyết ngăn chặn cho bằng được. Nhìn thẳng vào ánh mắt của anh ta, nhìn sang người bạn cùng nhóm của anh ta đang ngồi ăn, tôi mơ hồ cảm thấy có chút gì đó của sự phân vân rất tội nghiệp.
Trở lên nhà, đầu nặng trĩu, vết nhổ chiếc răng hàm càng buốt hơn vì cơ thể mệt nhoài mà thần kinh thì căng thẳng : chúng nó quyết bán nước sao? Liệu chúng nó sẽ nói gì với các chàng trai trong bộ quân phục mới được phát trong ngày lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa chiếu trên tivi, các cháu sẽ được huấn luyện để hướng mũi súng vào ai đây? Chả nhẽ chĩa vào dân? Hay chĩa vào những người như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu từng vì yêu nước vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc mà bị tù đày, tra tấn dã man chết đi sống lại nay thương tật, trọng bệnh đầy người ư?
Khi nhà báo Yulius Fucik, nguời anh hùng Tiệp Khặc trong “Viết dưới giá treo cổ” đã cảnh báo: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác” chắc ông không biết được rồi sẽ có những thế lực còn tàn ác hơn Hitler điều động xe tăng chà nát sinh viên, thanh niên yêu nước cháy bỏng khát vọng tự do như đã diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc năm 1989.
Nhân kỷ niệm 27 năm vụ Thiên An Môn, báo chí Hồng Kông đưa ra nhiều tài liệu mật được phanh phui: “Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ đang đóng tại Thạch Gia Trang cách Băc Kinh 4 tiếng chạy xe, được điều động đến đàn áp “bạo loạn”. Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân và xe quân đội, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.
 Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bc Kinh, khu đưng Chính Nghĩa. Khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào. Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
 Bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên. Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính”. Tôi rùng mình: tổng cục chính trị!
Ấy thế mà, viên tướng Trung Quốc Lưu Á Châu, người đang được coi là cấp tiến với những ý tưởng độc đáo vì dám ca ngơi văn minh Phuong Tây, ca ngợi sức mạnh Mỹ, văn hóa Mỹ đã nhận về vụ thảm sát Thiên An Mưu thế này đây: “Con mắt toàn thế giới tập trung nhìn vào quảng trường Thiên An Môn. Chủ tịch nước Dương Thượng Côn lúc đó nói: "Trên quảng trường Thiên An Môn sáng sớm hôm đó nếu có một Trung đội có vấn đề là nguy vô cùng". Thế nhưng quân đội của chúng ta là quân đội do đảng lãnh đạo. Không có Trung đội nào có vấn đề cả. Quân đội đã trải qua thử thách. Quân đội đã trả giá nặng nề cho "6-4"... có người Bắc Kinh đã hạ độc thủ để ngăn cản quân đội vào thành có một Trung đội trưởng bị đánh bị thương rồi bị đem ra thiêu sống có hai Tiểu đội trưởng sau khi bị thiêu chết rồi còn bị treo lên... Quân đội Trung Quốc đã phát huy tác dụng quan trọng trong sự kiện "6-4" ổn định giang sơn đó là một lần cống hiến của quân đội trong thời kỳ mi."
Để cho hoàn chỉnh hơn tâm địa bành trướng của viên tướng Tàu này, xin trích tiếp lời ông ta về cuộc chiến tranh biên giới 1979: “Đặng Tiểu Bình đã nhận ra vấn đề này, dùng chiến tranh để vạch rõ ranh giới với các nước xã hội chủ nghĩa. …Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa.
Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách”!
Lần này, không chỉ rùng mình, tôi thảng thốt nghĩ đến gương mặt trẻ bám theo tôi và tôi đã nhẫn nại nói chuyện với anh ta. Trong tai tôi ong ong tiếng gầm rú của xe cảnh sát cơ động chạy vòng quanh khuôn viên có Tượng Đức Thánh Trần đang đứng chỉ tay xuống bến Bạch Đằng. Liệu có còn hy vọng gì về hào khí Bạch Đằng, hào khí Đông A con lại chút gì trong những chàng trai đang là công cụ trong tay những chỉ huy đã được tập huấn tại “nước bạn” chiểu theo những văn kiện vừa được ký kết trong chuyến Tổng Bí thư được triệu tập vội sang Tàu tháng 1. 2017? Liệu ở Việt Nam nay có không những “quân đoàn 27”? Và là bao nhiêu?
Đau đớn nghĩ đến ánh mắt chàng trẻ tuổi theo bám tôi sáng hôm qua, tôi quyết phải viết tiếp phần 2 của bài Mênh mông đã khá dài những trích dẫn mà le lói trong tôi cái hy vọng hão huyền là chàng trai ấy sẽ đọc như cậu ta nói: “bác đừng nói thế, cháu vẫn đọc đều trên mạng đấy chứ”!

PHẪN NỘ: QUYẾT KHÔNG LÙI BƯỚC

Chúng cố tình ngăn chặn hành động yêu nước của chúng tôi, những người đang trĩu nặng ưu tư về vận mệnh đất nước, càng giục giã thêm ý chí quyết không lùi bước trước bạo quyền của một nhúm người đang chịu thuần phục trước áp lực của lũ bành trướng xâm lược. Sáng ngày 18.2.2017, năm chúng tôi, những người bị bao vây, ngăn chặn và cưỡng ép thô bạo không cho đi đến thắp nhang tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống cách nay 38 năm tại khuôn viên dưới chân tượng Đức Thánh Trần sáng hôm qua, cùng ngồi lại trao đổi về việc phải làm ngay.
Rất nhanh chóng nhất trí với một ý tưởng vừa đưa ra: cần kịp thời có ngay một kiến nghị gửi đến nhà cầm quyền thành phố. Lập tức một kiến nghị được soạn thảo gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung kiến nghị phải vạch trần chủ trương của ai đó đã đưa ra dưới sức ép của một thế lực nào đó đang cố tình làm vừa lòng lũ bá quyền xâm lược vốn rất sợ sự phẫn nộ của nhân dân về tội ác chúng đã gây nên cách nay đã gần bốn thập kỷ. Vạch trần tội ác đó sẽ càng nhìn rõ hơn những hành động ăn cướp trắng trợn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, và hải phận, không phận của tổ quốc ta, làm phá sản những mưu toan bành trướng được che đậy bởi những văn kiện được ký kết, những thủ đoạn lừa mị, bịp bợm đang đẩy đất nước ta lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn, bi đát hơn bao giờ hết.
Nội dung kiến nghị cũng phải nêu rõ hành động xâm phạm nhân quyền, xâm phạm quyền tự do của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật là không sao có thể biện hộ được bởi bất cứ lý do gì cần phải chấm dứt ngay. Thái độ trình bày phải biểu tỏ thiện chí, ôn hòa, song cũng phải thể hiện được sự phẫn nộ và kiên quyết, đưa ra được những yêu cầu cụ thể. Kiến nghị sẽ lập tức được gửi qua bưu điện theo đường chuyển phát nhanh với chi phí dịch vụ hồi âm, đồng thời sẽ đưa ngay lên mạng để tranh thủ sự đồng tình của công luận.
Kiến nghị được in ra thành bốn bản, gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và lưu lại một bản để đối chiếu. Mọi người đã ký vào biên bản.
                                                                                              
     Hạ Đình Nguyên có việc gấp phải đi ngay không kịp bàn tiếp những việc còn lại. Bốn chúng tôi, gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu và Tương Lai trao đổi thêm về cách đưa tin lên mạng. (Mời xem toàn văn Kiến nghị đính kèm).
Để thêm phần cụ thể, chúng tôi cùng chụp tấm ảnh cả bốn người đã ký tên sau khi chụp hình Huỳnh Tấn Mẫm đang xem kỹ lại chữ ký của từng người. Để biểu tỏ ý chí và tấm lòng tri ân liệt sĩ và đồng bào trong Lễ tưởng niệm ngày 1.2.2017 mà vì bị bao vây ngăn chặn nên không đến được dưới chân tượng Trần Hưng Đạo, thì hôm nay sẽ đem hoa đến đặt dưới chân tượng, thắp nhang tỏ lòng thành kính biết ơn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống dưới họng súng của lũ xâm lược Trung Quốc.
Khi ngồi trên xe, mới biết là vẫn có hai người lạ (mà quen!) bám sát theo xe. Thì ra, họ đã theo sát chúng tôi khi biết được Huỳnh Kim Báu đi đến chỗ hẹn để cùng trao đổi về những việc cần làm do chính họ gây ra. Với kinh nghiệm hoạt động nội thành, Lê Công Giàu đưa ra đề nghị thay đổi lộ trình, vào ăn trưa trước rồi sẽ ra đặt vòng hoa tưởng niệm sau. Bây giờ mà đi đặt vòng hoa tưởng niệm thì có thể sẽ có chút phiền hà mất thì giờ đôi co với những kẻ không đáng phải đôi co làm gì.
 Huỳnh Kim Báu tán thành ngay vì như thế là có dịp ngồi vào một quán ăn với nhiều gợi nhớ một thời, bởi đây là nơi Phạm Xuân Ẩn hay ngồi, cũng là nơi ghi lại nhiều cảnh trong phim Ván bài lật ngửa của anh Trần Bạch Đằng, người lãnh đạo thân tình của nhiều người ngồi trên bàn ăn hôm nay. Người lạ (mà quen) chắc bị bất ngờ, vì khi chúng tôi đem vòng hoa đến thắp nhang tưởng niệm dưới chân tượng không thấy hai chàng trai kia đâu cả. Tội nghiệp! Có khi vì sáng kiến của lão tướng hoạt động nội thành Lê Công Giàu với bề dày kinh nghiệm bằng những đòn tra tấn cực kỳ dã man chết đi sống lại nhiều lần mà có, hai chú em nọ chắc sẽ bị khiển trách vì vào phút cuối đã “không hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và vĩ đại của người chiến sĩ” được sự hỗ trợ của những tiếng gầm rú của xe cảnh sát cơ đông chạy quanh khuôn viên Bạch Đằng có tượng Đức Thánh Trần đã nói ở trên, đi trấn áp những người như Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu… hôm nay! Cực chẳng đã phải viết ra điều xót xa làm buốt trái tim vốn không còn được khỏe nữa.
Nhưng vì thế xin thêm vào một đoạn vĩ thanh nhiều xúc động đáng viết hơn.
Chủ của hiệu bán hoa mà chúng tôi đến đặt vòng hoa tưởng niệm vốn là một chiến sĩ thuộc Trung đoàn 74 từng chiến đấu diệt quân xâm lược Trung Quốc tại trận địa Lạng Sơn năm 1979. Ông say sưa nói về kỷ niệm chiến đấu, “máu lũ lính Tàu ngờ nghệch chảy đỏ cả quãng sông Kỳ Cùng…”. Rồi không kìm được sự phẫn nộ đã văng ra lời mắng chửi những kẻ vô ơn bạc nghĩa đã từng hạ lệnh cấm không được nhắc đến đồng chí, đồng đội của ông đã ngã xuống trong chiến tranh biên giới. Và, ông nhẹ nhàng nói, “tôi chỉ lấy các bác một phần ba tiền vòng hoa tưởng niệm này, cũng là biểu tỏ một chút tình.
Đặt hoa, đứng cúi đầu tưởng niệm, chúng tôi chụp tấm hình dưới đây. Tiếc là thiếu Hạ Đình Nguyên. Đang thấy nhẹ nhõm trong lòng về việc đã làm được sáng nay, giật mình vì tiếng giục đã vội ra xe quên chiếc gậy phải quay lại tìm. Thấy tôi loay hoay, hai vợ chồng khách du lịch người Âu có mặt tại đó chỉ cho tôi chiếc gậy. Hỏi, biết họ là người Pháp, hôm qua cũng đã đến đây, nay quay lại xem thêm nhân trên đường về khách sạn gần đó. Họ rủ tôi chụp ảnh, tôi cũng nhờ họ bấm giúp một kiểu ảnh. Ông khách bình một câu thấm thía: “Những người ngăn cản các ông sẽ thất bại thôi. Tôi kính trọng thái độ của các ông, của những người hôm qua tôi thấy ở đây. Không thể ngăn chặn được lòng yêu nước!”.
Đúng vậy! Tôi muốn nhắc lại câu nói về lòng yêu nước mà tôi nhớ nằm lòng từ hơn 60 năm trước mà tôi đã viết trên một tấm bìa giương ra trước mặt những người bao vây ngăn chặn tôi hôm qua đã đưa lên mạng: “…nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”!

                                                                                      18h ngày 18.2.2017


*

KIẾN NGHỊ

                                                                  Gửi đến
Bí thư Thành ủy ĐCSVN TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Nguyễn Thị Quyết Tâm
Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Nguyễn Thành Phong
Chúng tôi,
1. Tương Lai, 82 tuổi, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam,
   2. Huỳnh Tấn Mẫm, 72 tuổi, bác sĩ y khoa, tiến sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975,
   3.  Lê Công Giàu, 72 tuổi, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist),
4. Huỳnh Kim Báu, 73 tuổi, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh,
5. Hạ Đình Nguyên, 72 tuổi cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Phối hợp Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975,
là những công dân của thành phố vừa bị xúc phạm quyền con người trong ngày 17.2.2017, ngày kỷ niệm 38 năm cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc của bè lũ xâm lược Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng những quyền đã được ghi trong Hiến pháp của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 và Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 bởi các lực lượng trấn áp không rõ thuộc cơ quan nào vì họ không mặc sắc phục và cũng không trình những giấy tờ cần thiết khi xâm phạm quyền công dân như luật pháp quy định.
Vắn tắt vài dòng về sự việc nói trên như sau:
 Sáng ngày 17.2.2017, chúng tôi đi đến khuôn viên có dựng Tượng Trần Hưng Đạo trên đường Tôn Đức Thắng trước bến Bạch Đằng thì bị một nhóm người không mặc sắc phục thô bạo ngăn chặn không cho đi.
Chúng tôi đã giải thích: hôm nay là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979, là người Việt Nam yêu nước thương nòi, chúng tôi tuy tuổi cao, lại đang mang bệnh trong người nhưng không thể ngồi yên khi 38 năm trước đây hàng vạn chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống dưới họng súng tàn bạo của bè lũ Trung Quốc xâm lược. Chúng tôi phải đến thắp nén nhang để tưởng niệm ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh vì đất nước.
Tuy đã giải thích hết sức cặn kẽ và chân tình, song có người trong chúng tôi vẫn bị xô đẩy không cho lên xe taxi, bị kèm sát buộc phải đi theo áp tải của họ hoặc buộc phải trở về nhà.
Chọn địa điểm thắp hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần vì Ngài là biểu trưng vĩ đại và sống động nhất cho khí phách Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. Không có khí phách đó, trí tuệ đó thì dân tộc ta đã không thể tồn tại và lớn mạnh bên cạnh một nước khổng lồ mà những kẻ cầm quyền chưa bao giờ nguôi dã tâm xâm lược để cướp nước ta.
Các triều đại Trung Quốc kể từ Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thời trước cho đến Mao, Đặng, Giang, Hồ, Tập thời hiện đại luôn nuôi mộng bành trướng, mà Việt Nam luôn là con mồi ngon. Bất cứ lúc nào nội tình Việt Nam rối loạn, yếu kém lập tức phương Bắc tràn vào. Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc được dân phong Thánh vì Ngài đã lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược trong thế kỷ XIII.
Câu nói lưu danh sử sách của Trần Hưng Đạo: “Bệ hạ muốn hàng xin trước hãy chém đầu tôi đi đã” để rồi tướng sĩ và ba quân đều khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Thát” với tinh thần quyết tử cho tổ quốc trường tồn. Không có ý chí đó, khí phách đó thì không có nước Việt Nam ta hôm nay. Chọn địa điểm thắp nhang tưởng niệm dưới chân tượng của Ngài chính là để khơi dậy lại, làm nóng lên khí phách quật cường bất khuất trước kẻ thù, khi mà đất nước đang rơi vào thảm trạng hiểm nghèo vì sự ngu hèn, khiếp nhược của một vài kẻ cầm quyền hoảng sợ trước thế lực và sức ép của siêu cường hung đồ với những toan tính nham hiểm của Tập Cận Bình.
Chúng tôi, chỉ có hai bàn tay trắng và một nén tâm nhang đến trước Đức Thánh Trần mong tìm được sức mạnh nơi Ngài. Để làm gì? Để làm sao cho máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã hy sinh cách nay 38 năm chống kẻ thù xâm lược truyền kiếp thấm đẫm mãi vào mảnh đất quê hương chứ khôn thể là thành nước lã như bọn tay sai bán nước đã từng làm khi quyết liệt chỉ đạo không được nhắc đến chiến tranh biên giới, đục bỏ bia liệt sĩ, gạt bỏ khỏi sách giáo khoa về cuộc chiến tranh xâm lược này. Ngày nay, trước phản ứng quyết liệt của dân và quốc tế, tình trạng tồi tệ nói trên đã dần dần được cải thiện từng bước. Báo chí và truyền thông nhà nước lác đác đã nói đến chiến tranh biên giới 38 năm trước đây, chỉ tránh chỉ đích danh kẻ xâm lược là Trung Quốc! Dù vậy, điều đó xem ra còn tùy thuộc vào sự phán truyền của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ với ông Nguyễn Phú Trọng”!
Những gì diễn ra trong ngày 17.2.2017 phải chăng đã nói lên điều đó. Bịt miệng trí thức vì lo sợ hành động của họ ảnh hưởng đến dư luận xã hội và lớp trẻ, đàn áp đẫm máu những người trong tay không có tấc sắt, đặc biệt nhắm vào tuổi trẻ chứng tỏ họ sợ dân, đàn áp dân để làm vui lòng kẻ thù. Huy động một lực lượng trấn áp rất đông, xúc hốt một số trí thức, văn nghệ sĩ và nhiều vị lão thành lên xe bus chở về địa điểm tập trung giữ lại cho đến hết buổi sáng mới thả ra để phá bằng được lễ thắp nhang tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh, sợ khơi lên lòng căm thù Trung Quốc xâm lược.
Liệu đây có phải là, những người chủ trương làm việc này để nhằm đảm bảo trung thành thực hiện những văn bản đã được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc vội vã của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và hội đàm riêng với Tập Cận Bình? Nếu vậy thì quả là đất nước ta “chưa bao giờ lâm vào tình trạng bi đát như hiện nay” mà Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã phân tích. Ai là người gây nên thảm trạng đất nước này?
Giữa thành phố Sài Gòn đang có tham vọng trở lại hào quang một thời của Hòn ngọc Viễn Đông, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất của cả nước, nơi đang đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, vừa rồi lại tổ chức Hội nghị Việt Kiều nhằm hô hào hòa giải, hòa hợp dân tộc mà lại trắng trợn xúc phạm nhân quyền, vi phạm Hiến pháp, đàn áp trí thức, đàn áp thanh niên thì thử hỏi các vị sẽ làm thế nào để đưa thành phố đi tới? Còn ai tin được các vị nữa đây!
Chúng tôi biết các vị cũng đang bị những sức ép rất lớn. Muốn tranh thủ được tín nhiệm và lòng tin của dân, các vị phải vượt qua sức ép đó. Dám dựa vào dân, dựa vào trí thức và thanh niên, động viên đông đảo các tầng lớp đồng bào cư dân thành phố cùng hăng hái góp sức đưa thành phố ta vượt qua những trở ngại để đi tới. Nếu các vị làm được như vậy, chúng tôi sẽ sát vai cùng các vị chung lo việc nước, việc dân.
Chúng tôi gửi đến các vị kiến nghị này với lòng chân thành vì việc nước việc dân. Chúng tôi kiến nghị tổ chức một cuộc đối thoại giữa các vị và chúng tôi, những người vừa bị xúc phạm nhân quyền, bị vi phạm quyền tự do công dân đã được Hiến pháp quy định. Trong cuộc đối thoại đó, chúng tôi mong được nghe những lời giải thích từ các vị và chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ những ý kiến của chúng tôi.
Chúng tôi mong nhận được hồi âm sớm. Nếu chưa nhận được, ngày 27.2.2017 chúng tôi sẽ tọa kháng tại trước trụ sở Ủy ban Nhân Thành phố để biểu thị chính kiến và quyết tâm của chúng tôi.
Xin gửi lời chào trân trọng.
Ngày 18.2.2017
Tương Lai
Huỳnh Tấn Mẫm
Lê Công Giàu
Huỳnh Kim Báu
Hạ Đình Nguyên 

*

Một số người 'bị câu lưu' vì tưởng niệm 17/2

BBC. 17.2.2017

Khoảng một chục người, trong đó có các nhà hoạt động và văn nghệ sỹ, cáo buộc đã bị câu lưu trong lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt - Trung 17/2/1979 tại Hà Nội và TP. HCM.
Bên cạnh đó là cáo buộc xảy ra tình trạng phá đám, bắt cóc người trái pháp luật, phá rối những người đi tưởng niệm.
Hình ảnh và clip chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nữ diễn viên Kim Chi cùng những người khác bị các lực lượng mặc đồng phục đẩy ra khỏi nơi làm lễ tưởng niệm ở TP. Hồ Chí Minh.
Còn ở Hà Nội, có ghi nhận nhà chức trách dùng loa phóng thanh để kêu gọi đám đông giải tán.
Ngày 17/2 đánh dấu 38 năm Chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Cuộc chiến đẫm máu diễn ra vào tháng 2/1979 khi Đặng Tiểu Bình cho quân đánh sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Cuộc chiến kéo dài chỉ ba tuần nhưng hàng chục nghìn người thiệt mạng.

'Xót xa'

Hôm 17/2, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, diễn viên Kim Chi, người từng từ chối bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2013, cho hay bà cùng nhà thơ Hoàng Hưng, Phan Đắc Lữ và một số dân oan "mới xuất hiện tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, quận 1 thì bị tống lên xe đưa về trụ sở Công an quận Bình Tân".
"Nhưng sau hơn một giờ, họ để chúng tôi đi về mà không ngăn cản."
"Chúng tôi xác định đã dấn thân thì việc bị hăm dọa, bắt bớ là chuyện bình thường. Bản thân tôi khi còn ở Hà Nội đã từng bị câu lưu nhiều lần", bà nói.
"Chỉ có điều, tôi xót xa vì người của chính quyền hèn với giặc, ác với dân."

"Bằng cách ngăn người đi tưởng niệm, họ đã chà đạp quá khứ và vô ơn với những người đã ngã xuống."
"Liên tục mấy năm qua, Đảng, nhà nước Việt Nam sợ Trung Quốc nên đã cho đục bỏ các bia tưởng niệm, ngăn chặn mọi sự tưởng niệm bằng đủ mọi cách."
"Đó là hành động của những kẻ bán nước, cam tâm làm nô lệ. Chúng ta nhất định phải chống lại hành động đê hèn đó".
BBC không liên hệ được một số người ở Hà Nội được tin là cũng bị câu lưu trong sự kiện này.
Đến 17:39 hôm 17/2, các nhà hoạt động tại Hà Nội thông báo họ đang có mặt tại công an phường Thịnh Quang, Đống Đa, để đòi trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, người đang bị câu lưu.
Cùng ngày, AP dẫn lời ông Phùng Thế Dũng, người tham dự buổi tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ: "Tôi cảm động vì nhiều người đến đây thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ biên giới tổ quốc."
"Tuy vậy, tôi có cảm xúc lẫn lộn vì nhà chức trách cho thấy họ muốn hạn chế việc tưởng niệm sự kiện này ở nơi công cộng."
Chính quyền không có hoạt động chính thức đánh dấu sự kiện này, nhưng khác với mọi năm, một số báo như VnExpress, Thanh Niên… đăng bài tưởng nhớ Chiến tranh biên giới Việt - Trung trên trang nhất và viết rằng "đây là dấu mốc không thể lãng quên".
Bình luận về động thái này với BBC từ Hội An, nhà báo Trung Bảo nói: "Việc chính quyền mở rộng cho báo chí đưa tin về sự kiện 17/2 là chỉ dấu tốt."
"Cho dù có thể không cởi mở hết nhưng cũng đáng mừng, nhất là trong bối cảnh sách giáo khoa môn lịch sử thì thông tin về cuộc chiến Việt - Trung hãy còn hạn hẹp, người dân muốn biết thêm thì chỉ còn cách tự tìm hiểu trên mạng."
"Chí ít thì năm nay, báo chí chính thống cũng cung cấp được những thông tin cần thiết về sự kiện đó, dù còn ít ỏi."
"Tôi cũng mong là tiếp đó, chính quyền cần có ứng xử phù hợp hơn với những người tham gia các hoạt động dân sự như tưởng niệm người hy sinh trong cuộc chiến Việt - Trung."
"Vì rõ ràng những người này chỉ muốn bày tỏ lòng yêu nước trong một ngày quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà thôi."

Không th làm xiếc mãi

Nguyễn Thông. 17-2-2017
Đúng đến hôm nay, 17 tháng 2, vừa tròn 38 năm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979 (như người ta thường gọi thế). Nói một cách chính xác, đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, đồng thời là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Dù nhìn nhận dưới góc độ nào cũng vẫn chỉ là thực chất ấy.
Vài ngày nay, trên nhiều kênh thông tin, nhất là mạng xã hội, đặc biệt Facebook, đã sôi sùng sục tinh thần “hướng về ngày 17.2”. Nếu trước đó vài hôm, đám người trẻ tuổi còn mê cuồng với lễ Tình yêu, Valentine Day 14.2, thì chỉ 3 hôm sau, không chỉ bọn trẻ, mà đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi nhắc nhau ôn kỷ niệm, nhớ đến ngày 17.2. Họ còn chứng minh họ không phải là thứ người hay quên, quay lưng lại lịch sử, chối bỏ quá khứ oanh liệt của tổ tiên, ông bà, cha anh, bằng cách thay hình đại diện thành bông hoa sim tím. Hoa sim, cái màu tím rưng rức ấy, chả biết tự khi nào, thành biểu tượng của các tỉnh biên cương phía bắc. Bông sim nở xòe, được gắn với con số 17.2, như nhắc nhở một chặng, một vệt lịch sử không thể lãng quên.
Với sự thận trọng vốn có của mình, cộng thêm cả sự dè dặt quá mức, tôi không vội vào hùa với không khí náo nức ấy. Mình vội vàng quá, có thể sai. Mà sai thì khó chữa. Tôi ráng chờ đợi, như người con gái chính chuyên bị phụ bạc đang chờ kẻ phụ bạc biết đâu nghĩ lại mà quay về. Coi xem, lắng nghe chính quyền có tổ chức lễ lạt kỷ niệm, thông báo thông biếc gì không. Buổi sáng trôi qua. An ủi, biết đâu kế hoạch là buổi chiều thì sao. Rồi chiều cũng qua đi trong sự ấm ức. Thời tiết cả nước hôm nay đẹp thế cơ mà. Miền Bắc, nhất là thủ đô, trời se lạnh nhưng khô ráo, thật tiện cho những cuộc mít tinh, biểu tình, lễ lạt. Miền Trung và miền Nam tuy hơi nóng, nơi này nơi kia lác đác mấy hạt mưa, nhưng cũng đẹp, cái đẹp về hùa với công tác tổ chức huy động cộng đồng. Nhưng không động tĩnh gì. Thôi thì ráng chờ đến tối, vẫn còn khả năng diễn ra sự kiện vào buổi tối. Ấy là mình cứ tự đánh lừa mình thế thôi, chứ cũng hiểu nó như thế nào rồi.
Một ngày hiện tại, trùng với ngày lịch sử khởi đầu cuộc chiến đấu oanh liệt đầy mất mát hy sinh của 38 năm trước đã trôi đi, trong sự ấm ức của dân chúng, sự lặng lẽ thờ ơ cố ý của chính quyền.
Nói cho vuông, cũng có một số báo chí lục tục đăng bài gợi lại ký ức xưa. Có nhiều cách hiểu. Hoặc có sự chỉ đạo ngầm, thả cho báo chí được “cởi mở” chuyện “nhạy cảm”, hoặc báo chí tự cảm thấy vòng kim cô đã nới chút ít rồi, cứ làm đi, chả ai nỡ bắt tội. Dù gì đi chăng nữa, một cách thông tin không chính thống trên những tờ báo chính thống là chả hay ho gì, vẫn nói lên sự kìm kẹp vô hình của bàn tay sắt với báo chí xứ này. Điều đáng buồn là, ngay cả những điều tốt đẹp, chính đáng, chính nghĩa cũng chỉ được thông tin một cách rụt rè, sợ sệt, nhìn trước nhìn sau, “vừa đéo vừa run”, cái sướng thập thò kín đáo chứ không được trọn vẹn, vỡ òa.
Lâu nay, ở xứ này, dưới chính thể này, những thông tin mà nhân dân mong mỏi, được chờ đợi từ bộ máy cai trị chúng cứ nhạt dần, mất dần đi. Lực lượng cầm quyền đã khôn khéo thủ lợi, cố tìm cách có lợi nhất để không mất lòng kẻ thù (mà họ gọi là bạn), vừa đỡ gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Nếu họ nghĩ rằng họ đã thành công thì họ đã lầm to.
Bọn Trung Quốc nham hiểm, thâm như Tàu, thừa hiểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam chả tốt đẹp gì với chúng (Tàu). Có bắt tay bắt chân, ôm hôn thắm thiết, có nhũn nhặn chiều lòng đồng chí (như kiểu không dám một lần rầm rộ kỷ niệm cuộc chiến đấu chống Trung Quốc, dù năm chẵn, năm lẻ), thì chẳng qua cũng như con giao long nấp dưới đáy sâu, phủ kín nanh vuốt, câu giờ, chờ cơ hội, tránh bộc lộ, phơi mình đó thôi. Thằng Tàu ngu nhất nó cũng hiểu điều đó. Lừa ai chứ đừng lừa bọn Tàu. Với Tàu, chỉ nên đánh bài ngửa thôi.
Điều dễ thấy nhất, trong lúc người cầm quyền xứ ta mềm mỏng, tế nhị, im thin thít sợ mất lòng “bạn” như vậy (họ cắt nghĩa đó là cách bảo vệ hòa bình, giữ ổn định để phát triển) thì bên Tàu, “bạn” cứ bô bô lên ý nghĩa lịch sử, truyền thống vẻ vang của việc từng “dạy cho Việt Nam một bài học”. Nó láo với ta, ta lễ nghĩa với nó, chả khác gì thằng AQ tự đánh lừa mình.
Còn với dân, cách xử sự của nhà cai trị xứ này chỉ càng đào sâu thêm ngăn cách. Cả bộ máy, nhất là cơ quan tuyên giáo của họ vừa làm nhiệm vụ ru ngủ, trấn an người trong hàng ngũ, vừa đe nẹt, dọa dẫm, đánh lừa dân chúng. Không thể hiểu sao họ làm nhiệm vụ cầm cương về tư tưởng mà lại nín thinh được trước sự kiện lịch sử vừa đầy căm hờn, vừa hào hùng oanh liệt, rạng rỡ đất nước như vậy. Vẫn biết “Ở một nước đi dây hơn làm xiếc/Thì kỷ niệm một cuộc chiến tranh tùy thuộc kẻ cầm sào”, nhưng lờ ngày 17.2 một cách cố ý chả khác gì phỉ báng lại cha ông.
Ai dám nói không hào hùng, hiển hách. Chính báo Nhân Dân ngày 19.3.1979 đã tổng kết:
Thêm một chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta:
Thắng lợi rất oanh liệt và toàn diện – Đánh bại 600 nghìn quân xâm lược Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng ra thông cáo: Từ ngày 17.2.1979 đến ngày 18.3.1979: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên Trung Quốc xâm lược; phá hủy 280 xe tăng, 276 xe vận tải, 115 khẩu pháo và súng cối; thu nhiều phương tiện chiến tranh, bắt nhiều tù binh.
Nhiệt liệt biểu dương các lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào các dân tộc các tỉnh biên giới phía bắc đã lập chiến công đầu xuất sắc; hoan nghênh quân và dân cả nước cùng kiều bào ở nước ngoài đoàn kết, tích cực góp phần cùng tiền tuyến đánh bại quân xâm lược.
Lập công xuất sắc chống quân Trung Quốc xâm lược: 48 đơn vị và 7 cá nhân được tặng thưởng huân chương”.
Có ai cắt nghĩa được, sau 21 năm ròng rã đánh nhau với đế quốc Mỹ khiến Mỹ chịu thiệt mạng gần 58.000 lính, cứ năm nào đến ngày 30.4 cả một xã hội rộn rịp lên đồng, tưng bừng không khí kỷ niệm chiến thắng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; còn chỉ sau 1 tháng 1 ngày đánh nhau với quân Trung Quốc, ta đã tiêu diệt được 62.500 tên giặc, nhưng mỗi lần đến ngày 17.2 nhà cầm quyền phải cố quên đi. Một tháng đánh giặc, kết quả hiển hách hơn 21 năm, có đáng bị quên lãng như thế không.
Dân chúng tầm nhìn hạn hẹp có thể không thấy hết sự phức tạp của chính trường, của bang giao quốc tế, chỉ có điều đã tự đứng ra giành lấy quyền lãnh đạo thì đừng hèn quá, “khôn” quá, đến mức để dân khinh thường. Đừng làm xiếc mãi nữa. Có ngày ngã vỡ mặt. Lúc muốn lấy lại lòng dân khi có biến, phỏng có được không?

Nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, câu lưu trong đồn công an vào ngày 17.02

TMCNN. Huyền Trang
17-2-2017
GNsP – Trong ngày tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979, nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, hoặc nếu đến được nơi tưởng niệm thì bị giới chức bắt và câu lưu trong đồn công an, vào sáng ngày 17.02.2017.

Tại Sài Gòn
Từ hôm qua, ngày 16.02.2017, giới chức địa phương đã huy động an ninh chìm canh gác trước nhà của các thành viên thuộc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà báo Sương Quỳnh cho hay.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, uất và bị tăng xông máu khi an ninh ngăn cản không cho ông tham gia buổi tưởng niệm. Các viên an ninh đã phải đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện.
Từ sáng sớm, rất đông công an, CSGT mặc sắc phục, an ninh chìm nổi vây xung quanh khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm.
Nghệ sĩ Kim Chi, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền và nhiều dân oan các tỉnh đã đến được nơi tưởng niệm. Nhưng chỉ ít phút sau đó, họ đã bị lực lượng có chức năng đưa lên xe buýt, đưa về các đồn công an. Đến trưa cùng ngày, họ đã được trả tự do.
Tuy bị gây khó khăn và ngăn cản từ mọi phía, nhưng vẫn có một vài nén nhang và bó hoa nhỏ được thắp tại tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng ngày hôm nay. Nhà báo Sương Quỳnh cho biết:
“Anh Lê Thân, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, gọi điện và tường thuật: Khoảng gần 10 giờ sáng, anh Lê Thân cũng tìm cách lọt vào và thắp một nén nhang lên lư hương của tượng đài Trần Hưng Đạo SG. Đúng lúc đó có một cô gái cũng mang bó hoa tới đặt xuống và cùng mặc niệm với anh. Sau đó có 3-4 người nữa cũng đến mặc n
Tại Hà Nội
Giống như tại Sài Gòn, những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, đều bị an ninh giam lỏng tại nhà như Nhà báo Phạm Thành. Một số người khác như Tiến sĩ Nguyễn Đình Diện, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng… bị bắt đưa về đồn công an khi đến tham dự buổi tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Bất chấp các áp lực từ phía nhà cầm quyền, nhiều công dân đã đến tham dự, thắp hương và dâng những bó hoa lòng tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979.
Tuy nhiên, giới chức vẫn huy động côn đồ đến phá rối buổi tưởng niệm. Một người phụ nữ nhỏ thó đã la hét, chửi bới những người tham dự. Băng rôn khẩu hiệu với hàng chữ “Bác Mao chẳng ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” cầm trên tay ông Trương Dũng đã bị an ninh xúm lại cướp.
Trước đó, có một nhóm phụ nữ nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ gây khó khăn cho những người dân đi tham dự lễ tưởng niệm.
Sau buổi tưởng niệm, người dân tiếp tục đến nghĩa trang thành phố Hà Nội, cách nơi tưởng niệm khoảng 20 cây số, thắp nén hương trên các phần mộ cho những người đã hy sinh vì đất nước.

Nhà nước cần tôn vinh các tử sĩ và người dân đã tử trận trong cuộc chiến Việt-Trung vào ngày 17.02.1979, là mong muốn của những người dân dám đối diện với sự thật và tôn trọng lịch sử.
Chẳng phải nhà cầm quyền chỉ ngăn cản người dân tưởng niệm, nhắc nhớ đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc năm 1979 chống quân xâm lược Trung quốc, mà nhân danh cái gọi là “nhạy cảm”, họ còn bóp méo, “rút ngắn” lịch sử viết trong sách giáo khoa, để các thế hệ trẻ ngày càng không biết đến quân xâm lược Tàu Cộng, chỉ biết đến “người anh em” 16 chữ vàng! Nhạy cảm và hẹn với giặc…?
Huyền Trang, GNsP

18.2.2017

LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XÓA BỎ,

SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ

FB H Hu Hoành

18-2-2017 
Có một bức tranh của họa sỹ LAP, nói về cuộc chiến Việt – Trung, đại ý của nó lý giải toàn bộ cho câu chuyện vì sao Facebookers hừng hực nhắc lại sự kiện này, bởi 40 năm qua, rất nhiều thế hệ (kể cả tôi) còn không biết đến câu chuyện đó, lý do: sách giáo khoa không hề nhắc đến. 
Năm 1986, tôi học lớp 3, và tôi rất căm ghét đế quốc Mỹ, tôi mơ Bác Hồ còn sống, để tôi được cơ hội gặp Bác. Tất cả những điều mà tôi có được là kể từ lúc được đi học, đọc truyện tranh của nhà xuất bản Kim Đồng. Nhưng có biết đâu, trong gia đình tôi, một nửa tham gia phụng sự chế độ Mỹ – Ngụy “ác ôn”, một nửa là cách mạng, chủ thể giải phóng dân tộc thoát khỏi “những nỗi đau dằng dặc”. 
Hôm qua, khi thấy những người bạn đổi avatar hình hoa sim, share nhau những câu chuyện về chiến tranh Trung-Việt, biết niềm hân hoan của họ khi thấy báo chí năm nay đăng nhiều bài kỷ niệm, tôi thấy tội nghiệp cho họ và cho cả chính mình, và thấy rằng thái cảm đó chẳng có gì thái quá. Bởi, 42 năm qua, không cần đợi đến 30.4, thì mở tivi lên, bất kể ngày nào, cũng có đài nhắc đến đế quốc Mỹ, bọn Ngụy quyền, và đến dịp lễ lạc, tiền bạc được tung ra tổ chức trọng đại lắm. 
Nếu như cuộc chiến biên giới Tây Bắc, nó nằm trong sách giáo khoa, nó có ngày kỷ niệm, thì thái cảm của đa số người dân cũng sẽ giống như câu chuyện 1.000 năm chống Bắc thuộc, 100 năm chống Phú Lang Sa, 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Nó sẽ rất bình thường, 17.2 cũng sẽ như 30.4, như 2.9, như 7.5… 
Nhưng, phía sau cuộc chiến đó là muôn vạn điều bất thường: 
– Bởi cuộc chiến đó kéo dài những 10 năm từ 1979 cho đến 1989, 
– Từ khi ông Lê Duẩn không còn là Tổng Bí thư, mọi thứ đi vào quên lãng, kể cả lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, 
– Không có lấy bất cứ một bài học, một nội dung về nó trong sách giáo khoa, từ tiểu học cho đến đại học, 
– Đã có thời, nhắc đến nó cứ như nói chuyện húy kỵ, đụng đến nhà vua.
….
Ngày hôm qua, tôi đọc hàng trăm status về chiến tranh Việt – Trung, tôi chả thấy bất kỳ sự kích động thù hằn, chỉ toàn là những câu chuyện bi thương, những dữ kiện chưa từng được nhà nước giải mật. 
Sự ẩn ức trong lòng, nó giống cảm giác thái quá khi được bộc lộ, nhưng, chính những giải bày bằng con chữ, bằng những động thái tôn trọng quá khứ, là một điều tốt để vết thương của dân tộc sớm lành. 
Người ta sẵn sàng giáo dục những điều dối trá cho hằng bao thế hệ, người ta sẵn sàng tìm môi trường sống mới ở một quốc gia mà họ từng tuyên là kẻ thù, và ở đó, họ quay lại khuyên bảo nhân dân quốc nội: đừng thái quá, chiến tranh là đau thương. 
Vâng, không dân tộc nào đau thương và đầy kinh nghiệm với chiến tranh như Việt tộc. Nhưng không có dân tộc nào, mà những kẻ ở thượng tầng sẵn sàng xóa bỏ lịch sử, kiến tạo một sự thật khác, như ở dân tộc này. 
17.2 rồi cũng sẽ qua, con người ta lại tiếp tục với cơm áo gạo tiền, đối đầu với những bất cập, bất công mà hệ thống hiện hữu đã, đang tạo ra, hoặc tạo điều kiện để nó phát sinh. 
Nhìn cách người dân tưởng nhớ, kỷ niệm quá khứ, chỉ là thấy thương họ hơn, tội nghiệp họ hơn, chứ không phải là ngồi đâu đó cách nửa vòng trái đất để rồi thấy họ thái quá hay húng chó. 
Có cơ hội để nhìn lại lịch sử, nhìn lại sự thật, là có cơ hội để trưởng thành hơn. Quốc gia và dân tộc, bắt đầu từ những con người cụ thể.

Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

BBC. 20 tháng 2 2014
Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là 'chiến tranh tự vệ' mà Trung Quốc đã 'chiến thắng'.
BBC: Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích "dạy cho Việt Nam một bài học", và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?
Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn ba tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.

Không ngờ được thất bại

BBC: Một số ý kiến cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động chiến tranh với Việt Nam vì ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ý với điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "dạy cho Việt Nam một bài học", điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện 'Bốn hiện đại hóa' một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại'.
 BBC: Theo ông thì vì sao Trung Quốc lại muốn lãng quên một cuộc chiến mà họ gọi là 'chiến tranh tự vệ', nhất là khi họ đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?
Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu Bình.
Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
'Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một 'chiến tranh nhân dân' được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
Trong 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
Yếu tố duy nhất của 'chiến tranh nhân dân' trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm "phản công để tự vệ", dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.

17.2.2017

HN TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRONG VÒNG VÂY AN NINH 

Sơn Văn Lê

Lễ Tưởng niệm 38 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. 17/02/10979 - 17/02/2017. 
Người dân Hà Nội đã qui tụ về khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để thắp nén nhang dâng lên các anh hùng tử trận chống Trung Cộng xâm lăng biên giới phía Bắc 1979. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội đã dở mọi thủ đoạn để ngăn cản người dân tham dự buổi tưởng niệm này.
Họ sử dụng loa tuyên truyền giải tán đoàn người, xúi dục và kích động một số phần tử côn đồ vào phá rối buổi tưởng niệm, một số kẻ nhảy múa trên khu vực sân trước tượng đài Lý Thái Tổ. Có kẻ phá rối các hãng thông tấn nước ngoài tác nghiệp và thách thức họ.
Đoàn người tưởng niệm vẫn kiên trì, ôn hòa để thành kính dâng lên những bông hoa, nén nhang cho các vị anh hùng dân tộc.  Người dân nói: "Trung Quốc là kẻ thù thâm độc, ngàn đời không quên"
" Kẻ nào cố tình ngăn cản, phá rối nhân dân tưởng niệm các vị anh hùng tử trận chống Trung Quốc chính là kẻ bán nước, tay sai cho Tàu".

Tại Nghĩa trang Hà nội - còn gọi là Nghĩa trang Tây Tựu. Anh chị em vào thắp hương, bày tỏ lòng biết ơn các Liệt sỹ bỗng xuất hiện mấy thằng mấy dậy, khốn nạn xông vào cản trở, không cho làm.
Giằng xé, cãi vã, chụp ảnh thì nó lượn lờ che ông kính ....
Mình túm cổ một thằng '' mày ăn mặc thế này khác đéo gì tao, mày làm gì có quyền không cho tao làm việc này việc kia.''
Một anh già can mình '' thôi ông ạ, cháu nó là an ninh ''
Thấy mấy người mặc sắc phục cảnh sát, mình le te chạy đến mách '' May quá có các anh, trong Nghĩa trang có mấy thằng mất dậy đang cản trở, gây rắc rối các anh ạ. Các anh xử lý bỏ mẹ chúng nó đi''
Đ. anh nào trả lời, tất cả vác mặt lên nhìn nắng tháng 2. 


 Xuân Nguyên  19:00 
Thứ Bảy 18.2.2017

Hà Ni: HAI HÌNH NH N TƯNG NHT TRONG L TƯNG NIM

Trnh Bá Phương


Luân Lê

NGỢM

Đây là hình ảnh những con người có vẻ như đã lớn tuổi, nhưng lại đứng nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ chỉ để ngăn cản những người dân đến tưởng niệm sự hy sinh của khoảng 40.000 (bốn vạn) binh lính cùng dân thường bị Trung Quốc xâm lược giết hại dã man trên chính mảnh đất 6 tỉnh phía Bắc của Việt Nam vào ngày 17.02.1979.

Những loại người chúng ta đang nhìn thấy ở trong bức ảnh này, họ sẽ dạy dỗ những thế hệ, tôi tin là chỉ có sự khốn nạn và những lương tri tồi tệ bị nguyền rủa về sau.
Họ múa may trên những mất mát của hàng vạn sinh mệnh và tổn thương xương máu của lịch sử đã bị xoá nhoà và bỏ quên, không được ghi nhận và nhắc đến qua bao nhiêu thế hệ qua.
Đứng sau những tâm hồn và lương trị khốn nạn này là ai đã chỉ đạo chúng ra để ngăn người dân nhớ tới lịch sử dân tộc bi thương một thời?
*
(Hồ sơ) - Mấy lời giới thiệu của người dịch
Thêm một nỗi đau riêng của giới làm báo. Ngày 7/3/1979, tại Lạng Sơn, người đồng nghiệp, đồng chí và là người bạn rất thân của tôi – phóng viên Nhật Bản Isao Takano đã bị sát hại.
Một viên đạn bắn tỉa của lính Trung Quốc đã bắn xuyên thái dương từ phải sang trái của Takano. Tôi là người cuối cùng nhìn thấy Takano còn sống trên mặt trận. Chính tôi đã đưa xác anh vào xe. (sau này, nhà nước Việt Nam đã truy tặng I. Takano huấn chương “ Hữu nghị” (chú thích là của tác giả).

7. Bọn xâm lược đã bị đánh trả đích đáng như thế nào
Sáng sớm ngày 19/3/1979. Phòng trực trụ sở báo “Izvestia” tại Hà Nội vang lên tiếng chuông điện thoại. Trực ban Vụ báo chí Bộ ngoại giao Việt Nam thông báo là chiều nay, vào lúc 14 h, tại Câu lạc bộ quốc tế sẽ diễn ra cuộc họp báo do tướng Cao Văn Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng QĐNDVN chủ trì phân tích kết quả tình hình quân sự từ 17/2 đến 18/3.
Có lẽ chưa bao giờ tại Câu lạc bộ quốc tế Hà Nội lại tập trung nhiều phóng viên nước ngoài đến như vậy. Có cả những phóng viên tự xưng là trung lập vừa bay đến Việt Nam để dự cuộc họp báo này, nhưng có lẽ không khó để nhận ra rằng, trong một chừng mực nào đó, các phóng viên nói trên có “quan hệ” với các cơ quan đặc biệt Mỹ và Trung Quốc.
Mở đầu cuộc họp báo, tướng Cao Văn Khánh đưa ra một số đánh giá về khía cạnh chính trị của cuộc xâm lược của Trung Quốc…
Tuy mới chỉ có bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương, dân quân và toàn bộ nhân dân vùng biên giới tham chiến đánh trả bọn bành trướng xâm lược và Việt Nam chưa đưa bộ đội chủ lực vào tham chiến (chữ in nghiêng là của tác giả -ND) nhưng đã làm cho địch phải chịu những thất bại nặng nề .
Trong ba mươi ngày đêm chiến sự cực kỳ khốc liệt, quân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên xâm lược (hơn 1/10 lực lượng tham chiến), xóa sổ 3 trung đoàn và 18 tiểu đoàn, bắn cháy 550 xe chiến đấu, trong đó có 280 xe tăng và xe vận tải bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí và đạn dược. Bắt nhiều tù binh.
Một phóng viên Phương Tây yêu cầu làm rõ con số tù binh. Tướng Khánh chỉ về phía nhóm phóng viên truyền hình Mỹ và nói: “ Xin hãy hỏi họ. Họ mới ở một trại tù binh về. Chỉ riêng trong trại đó đã có 104 tù binh Trung Quốc”.
Phóng viên “ France Press” hỏi về nguyên nhân tại sao tốc độ xâm nhập của quân Trung Quốc lại chậm như vậy, và tại sao quân Trung Quốc chỉ có thể vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tối đa là 10 đến 50 km. Tuy nhiên, sau đó ông đã tự nhận xét ngay tại cuộc họp báo là chiến dịch quân sự của Trung Quốc là một thất bại thảm hại cả về khía cạnh chính trị lẫn quân sự.
Khi xâm nhập Việt Nam, quân Trung Quốc cũng đi qua 30 eo núi và đèo mà hàng nghìn năm nay quân xâm lược Phương Bắc đã từng đi qua để tới đồng bằng Sông Hồng. Tính toán ban đầu của Trung Quốc là trong vòng 2 đến 3 ngày đêm sẽ quét sạch lực lượng biên phòng Việt Nam, chiếm Hoàng Liên Sơn mà không phải chịu tổn thất nào đáng kể .
Trung Quốc còn lên kế hoạch là tại các khu vực biên giới, nơi Trung Quốc đã cài cắm rất nhiều gián điệp, các dân tộc thiểu số sẽ nổi loạn chống chính quyền và đòi tách ra khỏi Việt Nam.
Thế nhưng bọn xâm lược đã thất bại trên tất cả các mặt. Tốc độ hành quân sâu vào nội địa không vượt quá 2 đến 3 km một ngày đêm. “ Biển người Trung Quốc” đã bị chững lại trước ý chí sắt thép của quân dân Việt Nam.
Bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã đánh lùi quân xâm lược. Trung Quốc đã tung hơn 20 sư đoàn vào cuộc chiến và 1/10 trong số đó đã nằm lại trên đất Việt Nam, không vào sâu được quá 50 km (đấy là các nhóm biệt kích, còn lực lượng chủ lực chỉ tiến đến Phố Lu là tối đa- cách biên giới 34 km).
Tính toán về việc nhân dân các dân tộc thiểu số nổi loạn cũng không thành. Các cơ quan an ninh quốc gia , bộ đội biên phòng kết hợp với nhân dân địa phương đã bắt giữ bọn gián điệp. Nhân dân các dân tộc Việt Nam một lần nữa thể hiện ý chí thống nhất dân tộc.
“Đối với nhân dân Việt Nam, mỗi tấc đất của tổ quốc là thiêng liêng- tướng Khánh nói,- Kẻ thù sẽ không báo giờ có thể cướp được dù một mẩu đất của chúng tôi. Chúng tôi phải luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng đánh trả bọn xâm lược, nếu như chúng không từ bỏ các âm mưu bành trướng”.
Nhưng không nên nghĩ rằng, sau khi chịu thất bại mùa xuân năm 1979, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ từ bỏ các kế hoạch bành trướng. Bắc Kinh vẫn tiếp tục đưa ra các lời đe dọa “dạy cho Việt Nam một bài học thứ hai”. Các đơn vị quân đội (Trung Quốc) được tăng cường ở khu vực biên giới, gồm cả các đơn vị tăng và pháo binh .

8. Gieo gió…
Ngày 5/3/1979, Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu rút quân. Còn nhớ vào thời kỳ căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam (chống Mỹ), khi một số quan chức Mỹ đã nhận thức được là không thể thắng trong cuộc chiến này, thượng nghị sỹ Mỹ J.Iken đã khuyên chính phủ Mỹ: “ Hãy tuyên bố với toàn thế giới là Mỹ đã thắng trong cuộc chiến và rút quân ra khỏi Việt Nam”. Rất tiếc là chính quyền lúc đó đã không nghe theo lời khuyên và sau này đã rất hối tiếc.
Có lẽ, lời khuyên của Thượng nghị sỹ Mỹ này rất có ích cho Bắc Kinh. Việc rút quân được tuyên truyền ầm ỹ như một thắng lợi của Trung Quốc. Báo “ Quang minh nhật báo” còn “chúc mừng” Quân đội (Trung Quốc) đã giành được “một chiến thắng lớn”.
Nhưng toàn thế giới đều biết rằng, Việt Nam chưa cần sử dụng quân chủ lực đã đập tan đội quân tấn công của Trung Quốc.
Lê Hùng (dịch )

         BÁO NGA:

XUNG ĐT TRUNG - VIT

2000 NĂM ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ TRUNG QUỐC VÀ LUÔN LUÔN KẾT THÚC TRONG THẤT BẠI


Đinh Tùng
(VTC News) – Trong bài bình luận trên tờ Sputnik đăng sáng nay, nhà báo Alexei Syunnerberg khẳng định lịch sử xung đột 2.000 năm Trung – Việt đều bắt nguồn từ Trung Quốc và nước này luôn chuốc lấy thất bại.
Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Việt Nam, khi đó thậm chí còn chưa có thời gian để chữa lành những vết thương do xâm lược Mỹ gây ra, phát động cuộc tấn công quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của nước cộng hòa. Mục đích của hành động này, theo kế hoạch của Trung Quốc, là “trừng phạt” Việt Nam vì đã tham gia lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia.
Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại.

Cuộc xung đột năm 1979 có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam.
Tại thời điểm đó có 85% Quân đội nhân dân Việt Nam hiện diện ở Campuchia. Vì vậy, đáp trả những kẻ xâm lược chỉ có một bộ phận quân thường trực, bộ phận lực lượng quốc phòng địa phương, các đơn vị biên phòng và dân quân tự vệ.
Lãnh đạo Việt Nam không nắm rõ sức mạnh của cuộc xâm lược, cũng như hướng tiến quân của Trung Quốc.
Trong tình hình đó, Liên Xô đã hỗ trợ đầy đủ cho Việt Nam. Nhằm lôi kéo quân đội Trung Quốc từ phía Nam, 6 quân khu của Liên Xô được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
29 sư đoàn súng trường cơ giới của quân đội Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân được điều tới biên giới Xô-Trung trong khu vực Mãn Châu.
Phía Đông cũng chuyển tới hai sư đoàn không quân. Một trong số sư đoàn ấy đã được chuyển tới sân bay ở Mông Cổ, chỉ cách Bắc Kinh nửa giờ bay.

Nhà báo Alexei Syunnerberg sinh năm 1944 tại Matxcơva. Tốt nghiệp Viện Các nước Á-Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva. Chuyên gia về lịch sử và các vấn đề đương đại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ 1989-2009, ông Alexei là Trưởng ban Việt ngữ Sputnik. Ông nhiều lần phỏng vấn các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực tìm kiếm thông tin về những người Việt Nam đã tham gia Hồng quân chống phát xít trong Thế chiến II. Ông được nhận nhiều giải thưởng Nhà nước của Liên Xô và LB Nga, được Việt Nam trao tặng Huy chương “Hữu nghị” và Huy hiệu Kỷ niệm “Vì sự nghiệp phát thanh Việt Nam”.
Ngoài ra, lãnh đạo quân sự của Liên Xô cũng có động thái khác ủng hộ Việt Nam là cho một số đơn vị xe tăng thực hiện tấn công mô phỏng vào mục tiêu giả định ở gần biên giới, nằm trong tầm quan sát của Trung Quốc
Trong sa mạc Gobi, ngay bên cạnh biên giới giữa Mông Cổ và Trung Quốc, lính nhảy dù của Liên Xô cũng tổ chức tập trận.
Ngay từ đầu tháng 2/1979, khi có thông tin đầu tiên về dự định của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến Biển Đông.
Sau khi cuộc chiến bắt đầu, hải quân Liên Xô bổ sung thêm các tàu khác vào nhóm này, tạo thành một đơn vị lớn.
Trong những ngày hạ tuần tháng 2/1979, nhóm này gồm 13 tàu và tới đầu tháng 3 số lượng tàu Liên Xô ở khu vực này lên đến 30 chiếc.
Liên Xô cũng chuẩn bị cho khả năng để nhóm tàu này đến cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, khi đó đang bắt đầu thành lập căn cứ quân sự của Liên Xô.
Nhờ có sự hiện diện của tàu Liên Xô ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc không thể tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam.
Ngoài ra, các tàu của Liên Xô cũng đảm bảo an toàn cho việc cung cấp hàng hoá cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn xung đột bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu.
Đồng thời, các thủy thủ Liên Xô phải đối mặt với chuỗi tàu chiến Mỹ, từ ngày 25/2 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là ‘kiểm soát tình hình’.
Để kiềm chế không cho tàu Mỹ đi vào khu vực chiến đấu, tàu ngầm của Liên Xô chặn đứng con đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Mỹ không dám vượt hải tuyến mà Hải quân Liên Xô tạo ra, và đến ngày 6/3 họ phải rút khỏi Biển Đông.

Một nhóm các cố vấn quân sự Liên Xô được gửi thêm đến Việt Nam. Nhóm được thành lập tại Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô vào đầu tháng 2/1979, theo khuyến nghị của Tổng cục trưởng tình báo, từng cảnh báo về khả năng cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong số những cố vấn đến nước Việt Nam có cả các chuyên gia trinh sát. Kết quả công việc chung của trinh sát Liên Xô và Việt Nam là có thể nhanh chóng xác định được rằng, lực lượng xâm lược có khoảng 600.000 người.
Bộ phận thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam trên biên giới phía Bắc đang chiến đấu trong vòng vây và đòn tấn công chính của Trung Quốc dự định sẽ giáng vào Lạng Sơn để mở đường tới Hà Nội

Dựa trên thông tin tình báo này, người đứng đầu nhóm các cố vấn Liên Xô, tướng Gennady Obaturov họp với Tổng bí thư Lê Duẩn đề nghị sử dụng các máy bay của Liên Xô để chuyển lực lượng thiện chiến nhất của Quân đoàn Việt Nam từ Campuchia sang mặt trận phía Bắc.


Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại. – Nhà báo Alexei Syunnerberg
Ông cũng gợi ý các mục tiêu cụ thể trên đường hành quân của quân xâm lược để bố trí các hệ thống tên lửa “Grad mà Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam trước đó chưa lâu.
Ông Obaturov giới thiệu với nhà lãnh đạo Việt Nam kế hoạch do các cố vấn Liên Xô lập ra về việc đưa các đơn vị thường trực Việt Nam ra khỏi vòng vây của Trung Quốc.

Liên Xô chấp nhận đề nghị của Tướng Obaturov và lập tức viện trợ cho Việt Nam toàn bộ tất cả những thứ vũ khí và trang thiết bị cần thiết cho cuộc chiến đấu.
Một trong những cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Việt Nam những ngày ấy, Đại tá Gennady Ivanov cho biết: “Trong thời gian ngắn nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả những thứ vũ khí cần thiết để phản công.
Bằng máy bay vận tải quân sự của Liên Xô, nhiều hệ thống tên lửa Grad được chuyển sang cho Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều máy móc trinh sát điện tử, cũng như các phương tiện khác hỗ trợ chiến đấu”.

Tất cả những điều đó phần lớn quyết định kết cục cuộc chiến, trong đó tất nhiên, vai trò của lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam là rất quan trọng.
Các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam chặn quân Trung Quốc, không cho kẻ thù tiến sâu hơn 30km vào lãnh thổ Việt Nam. Đến ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng chiếm đóng.
Đến ngày 18/3 chiến sự hoàn toàn chấm dứt. Một lần nữa, như trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Mỹ một vài năm trước đó, Việt Nam bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Tất cả cố vấn quân sự Liên Xô đến Việt Nam để hỗ trợ trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược Trung Quốc được trao Huân chương Chiến công của Việt Nam.
Họ không ngay lập tức trở về Tổ quốc mà ở Việt Nam thêm 2 năm để giúp cải cách và nâng cấp Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đinh Tùng. Nguồn: Theo Blog Trần Nhương

Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

06:52 ngày 16 tháng 02 năm 2014
TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

            “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”
Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. 
Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…
Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.
Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:
“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.
2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.
3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.
4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.
5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.
6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”
Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…
Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…
Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…
Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….
Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.
Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam
Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm. 

Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”. 
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.
Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”
Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12. 
Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn. 
Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.
Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.
Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.
Thu Thủy
Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc

MAN RỢ

Dưới đây là hình ảnh nữ tù binh Việt Nam bị Trung Quốc dẫn đi trong cuộc chiến tranh 1979. Kỉ niệm cuộc chiến tranh Trung Quốc - Việt Nam, hôm nay nhiều báo mạng Trung cộng đã đăng hình ảnh này. Việc đối xử với tù binh như thế  là hành động bất chấp luật pháp Quốc tế, bỉ ổi vô liêm sỉ và cực kỳ khốn nạn.
Người Việt yêu nước sẽ không quên cuộc chiến và những hình ảnh này.
Thế này mà chúng nó vẫn cứ luôn miệng là anh em tốt, bằng hữu tốt . Là người Việt Nam , có mấy người biết đc hình ảnh này nếu không có mạng XH face book .
Nguồn tin ảnh Trần Đức .
Ây, nói khẽ thôi kẻo ảnh hưởng đến "đại cục", đến quan hệ "đồng chí 4 tốt" mà Tổng Bí thư "đảng ta" mới khẳng định lại với Tập Cận Bình.
Có lẽ không một người dân Việt Nam bình thường nào nhìn những cảnh như thế này và nhiều hành vi thực tế còn khốn nạn hơn nữa, mà vẫn cứ nằng nặc khẳng định rằng kẻ thủ ác như thế là "đồng chí tốt"! NTNg


Ngăn cản người dân vào Nghĩa trang Liệt sĩ Lạng Sơn

RFA 16.2.2017

Một số người ở Bắc Giang lên Nghĩa trang Liệt sĩ tại Lạng Sơn để viếng một các liệt sĩ bỏ mình trong cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979 bị ngăn chặn.
Nhà hoạt động, thầy giáo Tô Oanh, cho biết như vừa nêu. Theo ông thì vào ngày 14 tháng 2 nhóm của ông gần chục người khi đến cổng Nghĩa Trang Liệt Sĩ thành phố Lạng Sơn thì bị trên 30 chục người khác đến vây lại đòi giấy giới thiệu và sự đồng ý của cơ quan chức năng địa phương mới có thể vào nghĩa trang để thắp hương cho các liệt sỹ.
Việc chụp ảnh từ bên ngoài nghĩa trang cũng bị ngăn chặn.
Thầy giáo Tô Oanh còn cho biết khi họ di chuyển trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có nhiều người đi xe máy bám theo; ngay cả khi dừng lại để ăn trưa.
Vào tối ngày 16 tháng 2, thầy giáo Tô Oanh cho Đài Á Châu Tự Do biết:
Khi tới đó, vừa dừng xe thì đã có trên 30 cán bộ anh ninh mặc thường phục ập đến vây quanh chúng tôi, trong đó trên một nửa là lực lượng nữ an ninh. Khi chúng tôi xuất trình giấy tờ để vào thắp hương các mộ thì không cho vào, họ đóng cổng, nói muốn vào thì phải liên hệ trước, phải có giấy giới thiệu rồi phải được địa phương đồng ý, chứ không được tự động. Chúng tôi dở máy ảnh ra chụp họ cũng không cho. Tôi có nói là ở đây đâu có ghi là cấm quay phim chụp ảnh, nhưng họ vẫn nói không được.
Trong những ngày vừa qua, hai nhóm tổ chức xã hội dân sự độc lập là Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn và Nhóm No-U ở Hà Nội công khai kêu gọi trên mạng về việc tổ chức tưởng niệm cho đồng bào, binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979.
Trong lời kêu gọi của nhóm No-U có đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh, trật tự và ngăn chặn những người gọi là ‘dư luận viên’ đến quấy phá lễ tưởng niệm như từng xảy ra trước đây.


Tháng 4 năm 1984 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

17-2-2017
Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:
5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).
Lần này Đặng Tiểu Bình tự đặt tên cho cuộc chiến là “Phản công tự vệ”, nhằm đánh chiếm 1 phần lãnh thổ của Việt Nam rộng khoảng 50 Km2, đang thuộc quyền Việt Nam quản lý, nằm trong huyện Vị Xuyên, thuộc Hà Giang của tỉnh Hà Tuyên. Ông ta lập luận phần đất này xưa kia là của Trung Quốc, nay họ đánh chiếm lại.
Căn cứ bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (thời thuộc Pháp) xuất bản vào những thập niên 30, 40 và 50 của thế kỷ 20 và bản đồ tỉ lệ 1/50.000 của Mỹ đã xuất bản thì phần đất đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, nằm bên trong đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô (xem bản đồ kèm theo). Bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản được lập theo công trình phân giới và cắm mốc tại vùng biên giới khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, liên quan đến địa bàn Vị Xuyên thuộc Hà Giang của Việt Nam, thực hiện theo biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3, ký kết ngày 13/6/1897 (Bản sao bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương do nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn sưu tầm từ tài liệu lưu trữ của Trung tâm văn khố Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence, gửi từ Pháp đăng trên BBC ngày 16/7/2016).
Địa bàn cuộc chiến và lực lượng mỗi bên:
Địa bàn chiến sự nằm trong phần đất được gạch chéo trên bản đồ, giới hạn bởi đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô, trong đó 2 điểm cao (đánh dấu ngôi sao) đã xảy ra những trận giao tranh rất khốc liệt là điểm cao 1509 phía Việt Nam gọi là Núi Đất, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và điểm cao 1250 phía Việt Nam gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn. Địa bàn cuộc chiến này có chiều dài khoảng 20 Km chạy theo đường biên giới, vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,5 Km, tương ứng với chiều dài Suối Thanh Thủy và đường biên giới. Khoảng cách giữa đường biên giới và Suối Thanh Thủykhoảng 2,5 Km.
Lực lượng mỗi bên:
– Trung Quốc: Theo tài liệu của Trung Quốc công bố, từ 1984 đến 1989, họ đã huy động vào cuộc chiến này 17 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn và lữ đoàn pháo binh thuộc các đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Kiến, Tế Nam, Lan Châu, Thành Đô. Tổng số quân Trung Quốc thay nhau tham chiến khoảng nửa triệu người, trong đó nhiều đơn vị đã được huấn luyện chuyên nghiệp, không còn là những nông dân chân đất cầm súng như hồi họ gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
 Việt Nam: đã huy động nhiều đơn vị chủ lực thay nhau tham chiến. Các đơn vị tham chiến thuộc quân khu 1 là trung đoàn 2 của sư đoàn 3, trung đoàn 567 của sư đoàn 322. Các đơn vị thuộc quân khu 2 là các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu 2, trung đoàn 247 của tỉnh đội Hà Tuyên, trung đoàn 754 của tỉnh đội Sơn La. Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn 568 thuộc sư đoàn 328 tham chiến. Các đơn vị chủ lực thuộc Bộ tham chiến có sư đoàn 31, sư đoàn 312, sư đoàn 325. Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu.
Diễn biến cuộc chiến:
(theo ghi chép của Trường Sơn, phóng viên chiến trường, đã đăng trên Infonet)
Ngày 26/3/1984: Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà-Tuyên (khi đó Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên nhưng chỉ Hà Giang có chung đường biên giới với Trung Quốc) Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh lên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên – Yên Minh (Vị Xuyên và Yên Minh là 2 huyện của Hà Giang, nằm sát nhau và cùng sát biên giới).
Từ 2/4/1984 đến 27/4/1984: Riêng Hà Giang, kể cả thị xã Hà Giang nằm cách biên giới 18 Km bị quân Trung Quốc bắn phá với khoảng 11.000 viên ðạn.
5 giờ sáng 28/4/1984: Riêng trên hướng Vị Xuyên, pháo binh Trung Quốc bắn khoảng 10.000 viên đạn chi viện cho bộ binh tấn công các trận địa phòng ngự của Việt Nam ở phía tây Sông Lô. Trung Quốc đã đưa vào trận chiến số quân đông gấp 6 lần so với Việt Nam. Cuối ngày 30/4/1984 quân Trung Quốc chiếm được điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn), điểm cao 772, điểm cao 685 tại bình độ 300-400 và 2 điểm cao 226, 233.
Trung đoàn 122 thuộc sư đoàn 313 của Việt Nam bị tổn thất nặng, rút xuống phía dưới tiếp tục phòng ngự.
Ngày 30/4/1984: Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm được điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do tiểu đoàn 3 thuộc huyện đội Yên Minh bảo vệ.
Ngày15/5/1984: Trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục tấn công vào phía đông Sông Lô, chiếm được khu vực Pa Hán và điểm cao 1030 (Đông Sơn) do trung đoàn 266 thuộc sư đoàn 313 bảo vệ. Cũng trong đợt này, từ 28/4/1984 đến 15/5/1984 quân Trung Quốc đã chiếm được nhiều vị trí trong lãnh thổ Việt Nam rồi tổ chức phòng ngự giữ đất, tại các điểm cao 1509 (Núi Đất), 772, 685, 233, 1030 và 1250 (Núi Bạc).
Vẫn trên hướng Vị Xuyên, quân Trung Quốc bố trí 1 sư đoàn trên tuyến 1 và 2 sư đoàn ở phía sau. Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc bố trí 1 trung đoàn ở phía trước và 2 trung đoàn ở phía sau.
Ngày 20/5/1984: Bộ tư lệnh Quân khu 2 của Việt Nam quyết định củng cố các đơn vị và các trận địa, ngăn chặn quân địch và từng bước tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao đã mất.
Ngày 11/6/1984: Quân đội Việt Nam đã tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao 233 và 685 nhưng không thành công.
Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiêu diệt một số vị trí đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng, khôi phục các điểm cao đã bị mất ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định tăng cường 3 trung đoàn bộ binh thuộc các đơn vị mới, có sự chi viện của đặc công và pháo binh, tham chiến trong chiến dịch mang tên là MB 84. Ở phía đông Sông Lô, trung đoàn 876 thuộc sư đoàn 356 đánh chiếm điểm cao 772, trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316 đánh địch ở bình độ 300-400. Ở phía tây Sông Lô, trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 đánh chiếm điểm cao 1030 (Đông Sơn).
Rạng sáng 12/7/1984: Quân Việt Nam đồng loạt nổ súng tấn công trên cả 3 hướng. Chiến dịch MB 84 đã diễn ra rất khốc liệt nhưng vẫn không thành công. Cả 3 trung đoàn bị tổn thất nặng. Nhiều sĩ quan và chiến sĩ hy sinh, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Theo số liệu Việt Nam đã công bố, riêng sư đoàn 356 bị thương vong 600 người. Chiều 12/7/1984 Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các đơn vị ngừng tấn công, chuyển sang phòng ngự.
Sau chiến dịch MB 84, Bộ tư lệnh Quân khu 2 quyết định thay đổi chiến thuật, mở chiến dịch đánh vây lấn, dùng dùng sư đoàn 313 và sư đoàn 356 chiếm lại điểm cao 685 và bình độ 300-400. Các đơn vị tham chiến chuẩn bị trong 4 tháng, để thực hiện cách đánh mới, dùng bộ binh kết hợp đặc công, có hỏa lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây chia cắt, lấn sát địch.
Ngày 18/11/1984: Phía Việt Nam bắt đầu chiến dịch vây lấn. Pháo binh bắn phá điểm cao 685 và bình độ 300-400. Sau 5 ngày đêm, trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 313 đánh lấn địch ở bình độ 300-400. Trung đoàn 153 thuộc sư đoàn 356 được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, vây lấn địch ở điểm cao 685.
Sau 2 tháng liên tục chiến đấu, từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985, quân Việt Nam đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở Đồi Chuối, Đồi Cô Ích, Đồi Đài, vị trí A4, A21, Khu Cót Ép, Khu C, một phần Khu E của điểm cao 685. Tại nhiều nơi, quân Việt Nam chỉ cách quân Trung Quốc khoảng 15 mét. Tại “Chốt 4 hầm”, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 8 mét. Cuộc chiến rất quyết liệt. 2 bên giành nhau từng mỏm đá, từng ụ đất.
Tại “Chốt 4 hầm”, Đồi Cô Ích, điểm cao 685, quân Việt Nam và quân Trung Quốc liên tục thay nhau phản kích, có nơi 2 bên giành nhau, đánh chiếm lại đến 30 lần.
Từ 27/5/1985 đến 30/5/1985: Phía Trung Quốc thay quân, sau đó mở đợt tấn công lớn vào các điểm cao do quân Việt Nam đang chiếm giữ, từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, vị trí bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô nhưng đều bị quân Việt Nam đẩy lùi.
Ngày 31/5/1985: Quân Việt Nam chiếm lại, chốt giữ điểm cao A6B, đánh bại 21 đợt phản kích của quân Trung Quốc trong 13 ngày, rồi giữ được điểm cao này đến khi kết thúc cuộc chiến.
Từ 23/9/1985 đến 25/9/1985: Quân Trung Quốc lại tấn công từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô. Quân Việt Nam giữ được tất cả các trận đia. Riêng Pa Hán bị quân Trung Quốc chiếm nhưng chỉ sau 1 ngày, quân Việt Nam đã phản kích chiếm lại.
Từ tháng 10/1985 đến tháng 11/1986: Phía Trung Quốc thay quân, mở thêm nhiều đợt tấn công, nhằm đẩy quân Việt Nam ra khỏi khu vực bờ bắc Suối Thanh Thủy nhưng quân Trung Quốc đều bị thất bại.
Từ 02/01/1987 đến 07/01/1987: Phía Trung Quốc dùng cấp sư đoàn, có pháo binh chi viện, mở chiến dịch mới, nhằm vào 13 điểm cao do quân Việt Nam chiếm giữ, ở cả phía đông và phía tây Sông Lô. Mục tiêu chủ yếu của họ nhằm vào Đồi Đài và Đồi Cô Ích. Chỉ trong 3 ngày của chiến dịch này, họ đã bắn khoảng 100.000 quả đạn pháo chi viện cho bộ binh, liên tục tấn công. Có ngày quân Trung Quốc tấn công đến 7 lần nhưng đều bị pháo binh và bộ binh Việt Nam ngăn chặn ngay trước trận địa.
Trận chiến trên điểm cao 1509: (Theo bản tin của Infonet)
Trong toàn bộ cuộc chiến Vị Xuyên, trận chiến trên điểm cao 1509 là khốc liệt nhất. Điểm cao 1509, theo tên gọi của Việt Nam là Núi Đất. Phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Đây là một đỉnh núi trong dãy núi chạy sát biên giới 2 nước Việt – Trung, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (sau khi tách tỉnh Hà Tuyên). Đường biên giới nằm vắt qua ngọn núi này. Từ điểm cao 1509 có thể khống chế toàn khu vực, từ bờ phía bắc Suối Thanh Thủy đến cửa khẩu Thanh Thủy, ở phía đông điểm hợp lưu giữa Suối Thanh Thủy và Sông Lô. Tại điểm cao 1509 có 3 mỏm núi. Mỏm số 1 nằm trên đỉnh cao nhất của Núi Đất. Trên Mỏm số 2 có địa vật đặc biệt là 1 cây cổ thụ khổng lồ, chu vị rộng bằng vòng ôm của 10 người trưởng thành nối lại. Trong cuộc chiến cây này đã bị đạn pháo gọt trụi. Mỏm số 3 nằm trên đường bình độ 1450. Phía đông điểm cao 1509 là Bản Nậm Ngặt. Chính giữa phía đông là điểm cao 772. Điểm cao 772 đã nhiều lần bị pháo kích. Để mô tả mức độ đấu pháo cực kỳ ác liệt và thương vong của 2 bên, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao 772 là “ Đồi thịt băm “.
Tại điểm cao 1509 có khoảng 100 chiến sĩ Việt Nam phòng ngự. Phần lớn trong họ là những lính trẻ của đại đội bộ binh số 6, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 122, sư đoàn 313. Trung Quốc đã dùng binh lực đông gấp 6 lần so với Việt Nam để tấn công vào điểm cao này. Trận chiến trên điểm cao 1509 bắt đầu ngày 2/4/1984, kéo dài 3 đợt: từ 2/4/1984 đến 15/4/1984, từ 2/6/1984 đến 10/7/1984 và từ 12/7/1984 đến 14/7/1984. Dù số người ít hơn rất nhiều so với quân Trung Quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã gây thương vong lớn và đánh lui nhiều đợt tấn công của sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 của đại quân khu Côn Minh Trung Quốc. Trận chiến kết thúc ngày 14/7/1984 sau trận tử chiến xáp lá cà bằng lưỡi lê và dao giữa 2 bên.
Ngày kết thúc cuộc chiến ở Vị Xuyên và thiệt hại của mỗi bên:
Từ sau ngày 07/01/1987, Trung Quốc giảm dần các cuộc tấn công lấn chiếm. Cuối tháng 12/1988 họ bắt đầu ngưng bắn phá sang phía Việt Nam. Từ tháng 3/1989 đến tháng 9/1989 quân Trung Quốc lần lượt rút khỏi các vị trí đã chiếm trên lãnh thổ Việt Nam.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên xảy ra trong một địa bàn hẹp nhưng rất khốc liệt và dài ngày. Theo tài liệu của phía Trung Quốc đã công bố, trong cuộc chiến này, họ đã bắn sang phía Việt Nam tới 1,8 triệu quả đạn pháo và cối. Đã có nhiều trận đấu pháo ác liệt giữa 2 bên. Đã có nhiều trận đánh giữa quân Trung Quốc và quân Việt Nam, giành nhau từng khúc suối, từng hốc đá. Có những điểm cao nằm trên mỏm núi, như điểm cao 685 đã bị pháo bắn nát vụn như vôi. Để ghi nhớ tinh thần bảo vệ
Tổ Quốc trong điều kiện chiến tranh khốc liệt này, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao này là “Lò vôi thế kỷ”. Với mức độ ác liệt và thương vong tương tự của cả 2 bên, khu vực ngã ba Suối Thanh Thủy – Sông Lô được đặt tên là “Cối xay thịt của thế kỷ”.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên, nhất là trận chiến trên điểm cao 1509 đã được nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài (trong đó có Nhật và Ấn Độ) nghiên cứu. Họ cho rằng đây là loại trận địa chiến điển hình ở vùng núi và khốc liệt nhất ở Châu Á, kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Trước khi nổ ra cuộc chiến, điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn) và điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do quân đội Việt Nam chốt giữ và nằm trong lãnh thổ của Việt Nam nhưng nay đã thuộc về Trung Quốc. Họ dùng điểm cao 1509 làm địa danh du lịch của họ.
Đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều chưa chính thức công bố số thương vong của mình.
Theo tài liệu của Việt Nam, từ tháng 4/1984 đến tháng 8/1984, khoảng 7.500 binh sĩ Trung Quốc đã bị quân Việt Nam loại ra khỏi vòng chiến đấu.
Theo tin tức của nước ngoài, số binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc chiến này khoảng 4.000 người. Hai sư đoàn của Việt Nam bị thương vong nặng nhất là sư đoàn 313 và sư đoàn 356. Sư đoàn 356 giải thể vào năm 1989.
Chiến trường diễn ra ở vùng núi. Do bị quân Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ, việc vận chuyển thương binh Việt Nam tại mặt trận rất khó khăn, phải leo qua nhiều vách đá và đèo dốc. Ở nhiều nơi, người tải thương phải trườn bò, dùng tời để chuyển thương binh từ trên các vách đá xuống. Mức thương vong của bộ đội tải thương rất lớn, tương đương 30% tổng số thương binh, không kịp đưa hết thương binh về tuyến sau.
Sau ngày kết thúc cuộc chiến, nhà báo Huy Đức đã đến thăm nghĩa trang Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và được gặp ông Nguyễn Thanh Loan là người trông giữ nghĩa trang. Khi đó nghĩa trang có 1680 ngôi mộ thì 1600 là mộ liệt sĩ, hầu hết tử trận trong cuộc chiến ở Vị Xuyên vào năm 1984 và năm 1985. Ông Loan kể lại hồi đó cứ từ nửa đêm trở về sáng, xe GAT 69 chở về từng túi tử sĩ xếp chồng lên nhau để chôn cất tại nghĩa trang này. Trong 1600 mộ liệt sĩ còn khoảng 200 ngôi mộ là mộ vô danh, chỉ kịp đưa về nghĩa trang, chưa xác định được tên tuổi, quê quán của liệt sĩ.
Tin tức về các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại mặt trận Vị Xuyên:
Trên Đài BBC tiếng Việt ngày 18/7/2015, ông Hà Minh Thành, Việt kiều tại Nhật Bản tham gia Đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản về cuộc chiến biên giới Việt – Trung và quay phim trên điểm cao 1509 vào năm 2009, đã cung cấp một số thông tin về số phận các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại ở mặt trận. Ông Thành được Vương Doãn Hải, một sĩ quan Trung Quốc đã tham chiến tại điểm cao 1509kể lại, phía Trung Quốc đã thu gom hài cốt binh sĩ của cả 2 bên. Họ chôn thi thể các sĩ quan và binh lính Trung Quốc tại nghĩa trang liệt sĩ của Trung Quốc cách điểm cao 1509 khoảng 10 Km. Thương binh và tù binh Việt Nam thì bị quân Trung Quốc xử bắn tại chỗ rồi gom lại chôn chung trong một hố, cùng với các thi thể sĩ quan và binh lính Việt Nam đã tử trận. Sau đó binh chủng hóa học Trung Quốc đốt xác và cho xe ủi san lấp hố. Vương Doãn Hải ước tính có khoảng 3.000 xác sĩ quan và binh lính Việt Nam bị quân Trung Quốc chôn trong hố này.
Pháp lý quốc tế về đường biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang:
Đặng Tiểu Bình đặt tên cuộc chiến do phía CHNDTH gây ra ở Vị Xuyên là “cuộc chiến phản công tự vệ” để chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Họ lập luận rằng đường biên giới phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên được xác định theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 và theo Công ước bổ túc về biên giới giữa Pháp – Thanh ký năm 1895 là chạy theo đường trung tuyến của Suối Thanh Thủy nên Trung Quốc phản công để đưa đường biên giới hiện hữu trở về trung tuyến của Suối Thanh Thủy. Nhưng tại Biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3 ký kết sau đó vào ngày 13/6/1897, thực hiện công trình phân giới cắm mốc biên giới thì đường biên giới là đường sống núi phân chia lãnh vực Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam và lãnh vực Mãng Cang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường biên giới này chính là đường biên giới hiện hữu, nằm cách Suối Thanh Thủy khoảng 2,5 Km, đã được Sở Địa dư Đông Dương xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 và đã xuất bản vào những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ 20. Từ thời Pháp-Thanh, cột mốc biên giới đã được cắm theo bản đồ này. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, từ Pháp gửi đăng trên BBC ngày 16/7/2016 cho biết hiện nay Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh bổ túc năm 1895 và Công ước Pháp-Thanh phân giới số 3 ngày 13/6/1897 đang được lưu giữ tại Trung tâm văn khố hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence.

NGÀY TẾT SUY NGHĨ VỀ KẺ THÙ ĐẤT NƯỚC

16-2-2017
Tưởng niệm ngày 17-2-1979 giặc Tàu xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam, cũng là ngày tôi cầm súng được 1 năm sau đợt tình nguyện ra biên giới chiến đấu. Bài thơ làm dịp Tết Qúy Tỵ dưới đây nhắc lại thời kỳ bi tráng đó…

NGÀY TẾT SUY NGHĨ VỀ KẺ THÙ ĐẤT NƯỚC

Năm 1978 hồi xưa tôi đánh giặc ngoại xâm bằng súng
24 tuổi vác AK đi kiếm bọn Tàu
24 tuổi bỏ Thành Đoàn đâm đầu đi lính
Bọn Tàu vẫn còn nguyên còn tôi bị nhốt quân lao
Hồi đó tôi đa tình và hào khí ngất cao
Đọc thơ trước hàng ngàn hồng binh như tráng sĩ
3 thằng Sáu Quốc, Bảy Dũng, Hai Long cùng cắt máu ăn thề
3 thằng vất sau lưng chính trị
Năm 1979 xác Sáu Quốc ở mặt trận Kampuchea không tìm thấy
Năm 1980 Bảy Dũng vô kỷ luật ở tù
Năm 1981 tôi lãnh đủ hồ sơ loại ngũ
Giấc mộng anh hùng trở thành ác mộng đạp xích lô
Kể từ đó tôi sống bằng Thơ
Thơ tình, thơ du côn, thơ bại trận
Tôi làm thơ để trả nợ giang hồ
Trả nợ cho những thằng bị bắn
Tôi trả nợ cho những thằng bị bán
Tuổi thanh xuân bị bán giữa chợ đời
Bọn “quan chức con buôn” không một ngày cầm súng
Ngồi phòng máy lạnh hậu phương gác cẳng duyệt thơ tôi
Năm 1978 hồi xưa đốt cuốn “Sông Đông Êm Đềm” chơi
Thiêu cháy nhân vật lãng tử Grigori rồi ra trận
Cái chết xem nhẹ hơn lông hồng
Làm thơ thua xa siết cò súng
Năm nay tự nhiên mê tập bắn
Bia bắn giờ đây là bọn xâm lược cường hào
Bia bắn giờ đây là lũ tay sai bán nước
Thèm bắn một lần xuyên thấu tận ngàn sau

Trò khỉ kết thúc năm rõ khỉ


Hoàng Xuân Phú


tự viết
tự khen
tự xé
... Hiến pháp

Dư luận ngỡ ngàng, đến mức nghi ngờ cả thính giác của bản thân, khi nghe tin ngày
2/11/2016 Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN "quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh
cáo đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016" "thi hành
kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời
gian 2011 - 2016 đối với đồng chí Vũ Huy Hoàng... nguyên Bí thư Ban cán sự đảng..."
Sao có thể cảnh cáo cái đám không còn tồn tại, đồng thời cách chức cái chức đã mất từ
lâu? Như vậy thì khác gì xử tử hồn ma, hay thiến cái đã bị hoạn? Giả sử đấy chỉ là thoáng lú
lẫn của một trí tuệ già nua đơn độc, thì có thể đổ thừa cho hậu quả khắc nghiệt của thời
gian. Đằng này nó lại là sản phẩm trí tuệ tập thể, của bộ sậu mười đầu với tuổi bình quân
mới khoảng 59, thậm chí lại còn
"được thống nhất rất cao (100% bằng phiếu kín)". Vậy thì
biết đùn đẩy về đâu?
Quyết định quái dị ấy không chỉ thể hiện tầm tư duy, mà còn phản ánh cả thực trạng tệ hại
vô vọng của bộ máy cầm quyền. Tham nhũng đã tàn phá đất nước đến mức không thể làm
ngơ, nên ít nhất cũng phải diễn màn chống tham nhũng, để xoa dịu lòng dân, cũng để tỏ ra
bản thân trong sạch. Có điều, khi rác rưởi đã ngập tràn thiên đình, thì ai còn đủ sạch để
đóng vai tẩy uế? Với cơ chế bầu cử bằng phiếu kín và chỉ trúng cử nếu nhận được đa số
(trên 50%) phiếu bầu, mà bao kẻ nổi tiếng tham nhũng vẫn vênh vang trên thượng tầng, thì
đủ biết đa số guồng máy quyền lực thuộc loài nào. Đương nhiên, cái loài ấy chẳng dại dột
đến mức bầu kẻ khác loài làm thủ lĩnh, để rồi sau đó có thể quay ra chống lại loài mình. Vì
vậy, đừng ngạc nhiên trước cảnh

Chống tham nhũng bởi trùm tham nhũng
Vở bi hài dao tự gọt chuôi.

Ừ thì chống tham nhũng, nhưng biết chừa ai chống ai bây giờ? Cùng chen chúc trên con
thuyền mục ruỗng, bị đè nặng bởi lực cộng hưởng của lòng tham vô đáy. Nếu
"tự ta đánh ta"
(như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phân trần với nhóm "đại cử tri" được tuyển chọn ở
Quận Ba Đình vào sáng ngày 17/10/2016)
, thì con thuyền độc tài sẽ tròng trành trên sóng dữ, rồi chìm nghỉm dưới dòng chảy của lịch sử. Vả lại, dù khác băng nhưng vẫn cùng giuộc,
nếu ngăn đồng chí ngoạm thì đồng chí cũng chẳng để mình xơi. Nên phải tránh động chạm
đám đương chức đương quyền, đương cùng thi đua... tham nhũng.
Mà chỉ mó máy vài vị nghỉ hưu - đã tịt đường tham nhũng. Âu cũng là cách kết hợp biểu diễn quyết tâm với trả chút thù xưa. Song ngay cả với hội đã về vườn, thì dũng khí cầm quyền cũng chẳng đủ đểvuốt râu hùm. Đành quay ra cắt chút móng của đám tay chân. Và chọn loại đủ nhỏ để dễ vầy vò, nhưng cũng đủ to để gây ấn tượng khi phô diễn. Phải chăng, với bối cảnh nôm na như vậy thì mới lý giải nổi: Tại sao Vũ Huy Hoàng được mặc sức tung hoành thuở đương chức
Bộ trưởng, mà lại bị lôi ra làm vật hiến tế lúc mới hạ cánh về hưu?
Tất nhiên, khi trên dưới đều quá rõ "lỗi này đâu phải chỉ riêng em", thì bậc đàn anh thường chỉ vung tay... tẩm quất. Mà vừa tẩm lại vừa run, vừa nhỏ nhẹ: "Thế đã đủ đau chưa?"
Những tưởng diễn đến đấy đã là quá đủ.
Ai ngờ, ngày 21/1/2017 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại ký ban hành Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó "quyết nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng". Ba ngày sau, 24/1/2017, tức 27 tháng Chạp năm con Khỉ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ký Quyết định số 106/QĐ-TTg, "thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng".
Nghĩa là, sau hơn hai tháng rưỡi huy động tư duy và cân nhắc kỹ lưỡng, "hệ thống chính trị"
đã tìm được ba chữ "xóa tư cách" để thay cho từ "cách chức" trớ trêu. Song cái thứ thay thế
còn tệ gấp bội.
Căn cứ vào đâu mà họ lại hành xử như vậy? Đương nhiên, dư luận lành mạnh tán thành xử
lý tội phạm, nhất là những tội phạm lớn, có tầm ảnh hưởng trên toàn quốc. Song chẳng thể
đồng tình với cách xử lý bất chấp Hiến pháp và pháp luật. Nếu tôn trọng nguyên tắc "Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật" "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội", hiến định tại Điều 16 Hiến pháp 2013, thì bất luận chức
nhỏ hay to, đã nghỉ hưu hay đang đương chức, nếu phạm tội thì đều phải đem ra xử lý.
Không thể chỉ trị đám tay chân sa cơ, mà làm ngơ đầu sỏ. Không thể chỉ xoáy vào vài lỗi vặt,
mà bỏ qua những tội tày đình. Không thể chỉ đào bới vi phạm đã qua, mà nhắm mắt trước
những tội ác hiện hữu. Đặc biệt, cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp không thể vượt
quyền hạn hiến định, mà lấn át chức năng của cơ quan tư pháp.
Trong số nhiệm vụ và quyền hạn được quy định rõ tại Điều 74 của
Hiến pháp 2013, thì Uỷ
ban thường vụ Quốc hội không có bất cứ quyền xử lý nào đối với chức danh Bộ trưởng. Mặc
dù Khoản 2 Điều 74 cho phép Uỷ ban thường vụ Quốc hội "ra pháp lệnh về những vấn đề
được Quốc hội giao", và đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng thì
Nghị quyết số 3 33/ 2016/QH14 của Quốc hội đã "giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan
bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật", nhưng chẳng hề tồn
tại quy định nào của pháp luật cho phép Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ "xóa tư
cách nguyên Bộ trưởng".
Ngay cả bản thân Quốc hội, với nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 70 của Hiến pháp 2013, cũng chỉ được "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức... Bộ trưởng". Còn Thủ tướng Chính phủ, với nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 98 của Hiến pháp 2013, thì chỉ được phép "trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức... Bộ trưởng". Hiển nhiên, Bộ trưởng được đề cập phải thuộc nhiệm kỳ của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm. Chứ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không thể trình Quốc hội thời Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân bổ nhiệm, hay miễn nhiệm, hay cách chức Bộ trưởng trong Chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Như vậy, Hiến pháp 2013 không cho phép Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm đứng ra cách chức hay xóa tư cách Bộ trưởng thuộc nhiệm
kỳ trước, thường được gọi là nguyên Bộ trưởng. Do đó, Nghị quyết số 344/NQUBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 106/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ rõ ràng là vi hiến!
Cần khẳng định rằng: Khi Hiến pháp đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức hay cá nhân nào đó, thì luật và các văn bản dưới luật không được phép vi hiến, bằng cách nới
rộng hay thu hẹp phạm vi quyền hạn hiến định ấy. Vì vậy, không thể đem bất cứ văn bản
pháp lý nào khác để biện hộ cho sự vi hiến của Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 và Quyết
định số 106/QĐ-TTg.
Phần lớn các tác giả của hai quyết định vi hiến ấy vốn là Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, tức là đã từng trực tiếp tham gia chỉnh sửa dự thảo và thông qua Hiến pháp 2013. Do đó, họ không
thể viện cớ là chưa có thời gian đọc Hiến pháp. Vậy thì tại sao lại làm trái Hiến pháp? Nếu
đã đọc rồi nhưng không hiểu, thì trình độ ấy có xứng đáng để tham gia cơ quan lập pháp,
hoặc điều hành cơ quan hành pháp hay không?
 Và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có xứng đáng với nhiệm vụ "giải thích Hiến pháp..." (được quy định tại Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp 2013) hay không? Còn nếu đã hiểu mà vẫn cố tình vi phạm Hiến pháp, thì căn cứ vào Điều 46 Hiến pháp 2013 (Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật), họ có xứng đáng là công dân CHXHCN Việt Nam hay không? Và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có xứng đáng với nhiệm vụ "giám sát việc thi hành Hiến pháp..." (được quy định tại Khoản 3 Điều 74 Hiến pháp 2013) hay không?
Phải chăng, chỉ dùng để hù dọa và áp bức dân chúng, chứ bản thân thế lực cầm quyền
hiểu rõ hơn ai hết
Hiến pháp CHXHCN Việt Nam có đáng được tôn trọng hay không,
nên họ mới ngang nhiên chà đạp Hiến pháp dưới nhiều hình thức khác nhau? Một
trong những hành vi vi hiến đặc trưng của bộ sậu chóp bu là cố tình trì hoãn, không chịu
ban hành các luật tương ứng, nhằm ngăn cản công dân thực hiện các quyền cơ bản
được hiến định tại
Điều 25 Hiến pháp 2013, đó là "quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình"
.
Vậy là họ tự viết, tự khen, rồi tự xé.
Cái thứ bị bản thân tác giả cư xử như vậy có xứng đáng với tên gọi "Hiến pháp" hay không?
Trớ trêu thay, khi xóa tư cách Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, thì cũng xóa cả hiệu lực của các văn bản mà ông ta đã ký trong
nhiệm kỳ 2011 - 2016 với tư cách Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đồng thời cũng xóa cả
trách nhiệm về các sai lầm hay tội lỗi mà ông ta đã phạm phải trong nhiệm kỳ 2011 -
2016 trên tư cách Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tương tự như trường hợp nhận tiền của
người vi phạm giao thông, chỉ có thể coi đó là hành vi nhận hối lộ nếu người nhận tiền có tư
cách cảnh sát và có nhiệm vụ kiểm soát giao thông. Ngược lại, không thể quy tội nhận hối lộ
nếu người nhận tiền không có tư cách cảnh sát, mà chỉ là một gã ăn xin lơ ngơ, lại bị ai đó
nhân danh tổ chức chụp lên một bộ quân phục cảnh sát, để hù dọa khách qua đường (giống
như nông dân dựng bù nhìn để dọa và xua đuổi chim chóc trên đồng lúa). Đương nhiên,
được cho tiền thì ăn xin có quyền nhận, mà không thể bị quy tội.
Có thể tập thể tác giả sẽ cãi, rằng chúng tôi không "xóa tư cách Bộ trưởng", mà chỉ "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng". Để làm gì? Để đương sự không được hưởng tiếp những bổng lộc
dành cho "nguyên Bộ trưởng"
và không còn cơ hội xướng danh "nguyên Bộ trưởng".
Đừng cố cãi như vậy! Ngoài nhiệm kỳ 2011 - 2016 thì Vũ Huy Hoàng còn là Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2007 - 2011. Nên dù đã bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ
tướng Chính phủ "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016"
một cách vi hiến, thì ông Vũ Huy Hoàng vẫn còn giữ trọn tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ
Công Thương nhiệm kỳ 2007 – 2011. Và vì vậy vẫn có quyền hưởng mọi bổng lộc của
nguyên Bộ trưởng và lấp ló đó đây với tư cách nguyên Bộ trưởng.
Dõng dạc tuyên bố "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng" của ông Vũ Huy Hoàng. Nhưng trên
thực tế lại không hề "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng" của ổng. Diễn trò gì kì vậy?
Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN xuất chiêu. Rồi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng
Chính phủ CHXHCN Việt Nam cùng tung chưởng. Nói theo mốt đại ngôn của chính giới, thì
đã "huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc". Nhưng chỉ để diễn trò... vi hiến.
Vì sao? Chẳng lẽ chỉ trò khỉ mới xứng đáng kết thúc năm rõ khỉ hay sao?
Hà Nội, ngày 27/1/2017, tức 30 tháng Chạp năm con Khỉ

Ghi chú: Bài này được công bố trên homepage ngày 17/2/2017 (ngày mà 38 năm trước Trung Quốc bất ngờ tấn công 6 tỉnh phía Bắc của Việt Nam), sau khi người viết trực tiếp chứng kiến cảnh chà đạp Hiến pháp, cản phá và bắt bớ người dân đến thắp hương tại Tượng đài Lý Thái Tổ (Quận Hoàn Kiếm)



HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

LÀM NHỤC TIỀN NHÂN GIỮA SÂN VĂN MIẾU

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh8ibtIYOpxlc-B1zARKLHUDNo2DBmx67m6x8E760ozsfAiyfEbzlHNwVVZbnsGB0gUH-K7UJHolDBxII0M0qHlGpILTwtZ5m7a08RabgU7UqnpyU3vTvMxhlwDWIwSAOWPSDdjC8dl89nP/s1600/16683928_1611589628856552_6872696035459457214_n.jpg

Nguyn Xuân Din

Tôi không hiểu Hội Nhà văn Việt Nam đầu não họ có bã đậu hay cái gì bên trong? Họ là hội nghề nghiệp, là nơi hội tụ chữ nghĩa, vậy mà hôm nay Ngày Thơ Văn Miếu họ làm ăn tắc trách và cẩu thả không thể tha thứ được! Thi sĩ Hàn Mặc Tử thì họ in ảnh thi sĩ Yến Lan, cụ Tam nguyên Yên Đổ thì họ in ảnh Cụ Phan Thanh Giản. Ảnh thờ của cụ Chu Văn An thì họ ghi là ảnh cụ Cao Bá Quát. 
Ảnh hai ông chủ tịch hội (ảnh trên), vẫn còn sống, thậm chí vẫn đang chủ tịch mà họ viền khung thẫm đen như cái tờ cáo phó. Muốn chửi quá!
Đó là chưa kể các câu thơ được cho là của người nọ người kia cũng rất lạ lẫm, coi chừng là thơ chế của cậu lái xe cho ông Chủ tịch Hội.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgcB1pjw-VauFdsB75LoYAMT1nCo_XiS_NMgi5BFBj1jO8RHs21Rxg_ZYVQ0uo1ISmLp5P154ecjh7O2yByfoSI0oIaWfFCTa6vQoIRRqlSvkYJt392Kog4eAQbOlDKvvlw8OD9vpuWUTwd/s1600/16684057_1344648832240092_4106484499409818083_n.jpg
 Ảnh Chân dung được ghi là Nguyễn Khuyến thực ra là chân dung Cụ Phan Thanh Giản.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjrfXJHPzm2DCXc0jvuamtyM6_dclSycwTevQYGoZkIgI0VW6lJg5AHTQE0o_-VHqIVZa9zcP9QOxktY7lyoEumhwr24k-3UbjFZBeKnZbx-u6YT_93TF8ITR6OnbC0jHPlQOHNMkSTgKxP/s1600/16700116_669407649912232_471722683_n.jpg
Chân dung cụ Chu Văn An (đời Trần) là ảnh thờ được ghi là Cao Bá Quát (đời Nguyễn)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg2haH1Alo2S_s6kEoHrzHE8y7Ht2UpPxWYBjiewNfhr_R1hOmebQlgHdUeWVSW5UJpSrmcA2hrqQtz0moEsn-llOxxMbteBIQRmW4nlfrFO5i_sqmbie42V9zslbRkUDeNj-MB8vcKp4K1/s1600/16708181_10154417152677149_6819666132171887400_n.jpg
Ảnh thi sĩ Yến Lan thì được ghi là thi sĩ Hàn Mặc Tử.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiKAiBR3bguDXY09lIVYTxWhyphenhyphenDOx9KS1oSgl4a-vvKGEexsE5QGmyhHXQ0yc3gyEAQegSpf8aJZKutcwjsBDsiBJ80pnKdT0AeKvJySWuTq0BaxhdJsO_Abv4_Z-0KVx_zYkcqCMpJ0FtbA/s1600/16729454_10155008903428844_8118333962623967576_n.jpg
Câu thơ nổi tiếng “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” 
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đến ông Tây mũi lõ còn thuộc, mà bị ghi thành 
Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiGBdfB1TLGtVSD36nBDH7LVDBenqfqb0nyGrcj5pvomEj7Ci9em5fP4WV035L3GbFhyphenhyphenMEsnf8bhNvzLcA4HKWOr0i8kVAfCf-a-l3I1p0A0tgKuSqZ3MvUJ8UeC3BG8szFwUS1Er1FIrmz/s1600/16681928_669414739911523_6922278106496719855_n.jpg
Son Kieu Mai: Ban tổ chức đem bút đi tô với sửa những chỗ sai trên Pano.

Đúng là muôn đời sau đít con trâu, không ngẩng mặt lên với đời được. 
Lại nhớ câu Đỗ Chu bảo: Ăn mày lại gặp ăn mày.
Tễu: Tôi đề nghị 10h sáng mai, 16 tháng Giêng, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn các Phó Chủ tịch hội và toàn bộ Ban chấp hành Hội Nhà văn VN có cơi trầu dắt nhau ra giữa sân Văn Miếu làm lễ tạ tội với các bậc thi hào của dân tộc. Riêng Chủ tịch hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh phải nằm úp xuống sân Văn Miếu để ông Thủ từ Văn Miếu (Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu) đánh đủ 15 roi.
Và ông Thủ từ Văn Miếu cần tuyên bố, đây là lần cuối cùng Văn Miếu cho Hội Nhà văn Việt Nam thuê địa điểm để tổ chức Ngày Thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lần sau Hội Nhà văn Việt Nam kéo nhau ra sân Mỹ Đình hoặc sân Hàng Đẫy mà làm.
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

 

Cá lại chết tại Hà Tĩnh, người dân biểu tình phản đối Fomosa

2017-02-12
Cá lại chết hàng loạt trên một con sông là sông Quyền ở tĩnh Hà Tĩnh, miền Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Theo những thông tin được truyền đi trên mạng xã hội mà chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng thì vào chiều 12/2 có khoảng 30 ngư dân mang cá chết đi biểu tình trước ủy ban phường Kỳ Thịnh, thị xã kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những ngư dân này cho rằng chính công ty gang thép Formosa đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả chất độc làm cá bị chết trên sông Quyền.
Nhưng theo trang báo điện tử của tỉnh Hà Tĩnh thì các viên chức địa phương nói rằng nguyên nhân làm cá chết trên sông Quyền có thể là do người dân tháo nước từ trong ruộng lúa ra sông. Trang báo mạng này cũng nói là sông Quyền không chảy ngang qua khu vực nhà máy thép Formosa, và tất cả hệ thống xả nước thải của Formosa không chảy ra sông Quyền.
Xin nhắc lại là nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ đóng tại Vũng Áng, thị xã Hà Tĩnh đã xả nước thải ra biển hồi tháng tư năm ngoái làm cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Formosa đã thừa nhận mình là thủ phạm và đồng ý đền bù một món tiền là 500 triệu đô la Mỹ. Đây được xem là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế tại Việt Nam.

ng thut hành trình giáo dân Song Ngc đi np đơn khi kin Formosa

 14.02.2017
GNsP (14.02.2017) – 18 giờ 30: Nhiều giáo dân giáo xứ Song Ngọc, các phóng viên tự do và CTV GNsP bị công an hành hung, đánh đập sưng, bầm tím cả mắt, chảy máu mũi và nhiều vết thương trên cơ thể. Họ cướp tài sản và đập phá tài sản. Một cộng tác viên của GNsP đang tác nghiệp tại hiện trường bị công an hành hung trọng thương và đang cấp cứu tại bệnh viện.
Hiện nay, đoàn đã về giáo xứ Đồng Tháp thuộc xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để nghi ngơi.Hơn 1000 người dân thuộc giáo xứ Song Ngọc đi đòi quyền làm người, quyền sống của người dân đã bị nhà cầm quyền ra tay đàn áp, mén đá, dùng súng đạn bắn vào người dân khiến cho nhiều người bị thương – là bằng chứng rõ ràng nhất nhà cầm quyền cộng sản đang “phục vụ” cho dân hay cho Tàu Cộng, khi giới chức cộng sản ra sức “bảo vệ” Formosa do Tàu Cộng đầu tư.
GNsP tạm ngưng tường thuật hành trình đi gửi đơn khởi kiện ngày hôm nay. Có thông tin mới chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong bản tin kế tiếp                             
17 giờ 45: SÚNG ĐÃ NỔ! Công an đã bắn đạn. Chưa rõ thương vong. Dân đang bị công an dùng dùi cúi đánh đập. Không chỉ riêng cha Thục, nhiều phóng viên bị bắt và đánh máu đổ. Công an đang điên tiết tấn công. Người dân xung quanh đang dần tiến tới. Mong mọi người hiệp thông cầu nguyện cho người dân ở Vinh.
17 giờ 50: Một thanh niên trẻ trong đoàn ngư dân kể rằng, nhóm của anh gồm có 10 người bị công an bắt, đánh đập sưng tím cả mắt, chảy máu miệng. 
17 giờ 20: An ninh chìm nổi đang xen vào đoàn ngư dân và phá rối, gây sự rối loạn trong đoàn. Họ dùng đá mém vào đoàn ngư dân. Cha Thục yêu cầu bà con ngư dân quy tụ về một nơi và ngồi xuống đất. Cả đoàn ngư dân cùng cất lên lời kinh nguyện cầu với Đức Mẹ. CSCĐ đã đánh đập và dùng đạn bắn vào đoàn ngư dân, nhiều người dân bị thương.
17 giờ 00: Đứng trước đông đảo giới chức cầm quyền, đoàn ngư dân Song Ngọc, cha JB Nguyễn Đình Thục tố cáo công an đã hành hung đánh đập cha cũng như bà con giáo dân, công an cướp điện thoại và đập phá. Cha Thục lên án công an đã đánh đập một phụ nữ lớn cách dã man.
Ông Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An xuống hiện trường nhưng không làm việc trực tiếp với cha. Ông chỉ làm việc với các cha Quản hạt và đề nghị các cha Quản hạt yêu cầu cha Thục và đoàn ngư dân trở về lại giáo xứ. Cha Thục và đoàn ngư dân cương quyết không về và phản đối việc ông Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An đã trốn tránh khi không làm việc trực tiếp với cha Quản xứ Song Ngọc – là cha Thục đang đồng hành với bà con ngư dân đi khởi kiện.
16 giờ 30: Cha JB Nguyễn Đình Thục bị công an đánh chảy máu miệng. Trước sự vây hãm của lực lượng của chức năng bảo vệ dân nhưng nay ngược đãi dân lành, cha Thục thông báo sự ngăn chặn của lực lượng công an, CSGT, CSCĐ là vi phạm pháp luật, đoàn ngư dân Song Ngọc đang thực hiện đúng quy định của pháp luật và đòi lại quyền làm người của người dân nên không có gì phải sợ và hãy mạnh mẽ lên.

16 giờ 20: Thông tin đáng tin cậy cho GNsP biết, nghe tin có một vị quan chức trong tỉnh Hà Tĩnh đến Tòa Giám mục Vinh, để trao đổi, nhằm ngăn chặn cuộc khiếu kiện của giáo xứ Song Ngọc, tuy nhiên quan điểm của TGM Vinh là: việc đòi lại quyền lợi của ngýời dân ðối với Formosa là chính ðáng và cần ủng hộ.
Nhà cầm quyền Nghệ An đã thông báo quyết định ngăn chặn đoàn không cho đi gửi đơn khởi kiện, không chấp nhận cho đoàn ngư dân Song Ngọc tiếp tục đi trong tỉnh Nghệ An.
Đầu giờ chiều, nhà cầm quyền huy động khá đông công an, CSCĐ, CSGT, an ninh… ra tay bắt bớ, đàn áp các thanh niên trẻ trong đoàn biểu tình. Đã có một giáo dân bị chảy máu mũi khi bị an ninh hành hung.
16 giờ 15: Cha JB Nguyễn Đình Thục đang bị bao vây nhưng cha vẫn cương quyết chất vấn những người đã đánh đập hành hung con chiên của cha.

15 giờ 45: Nhiều người dân trong đoàn đi nộp đơn khởi kiện đã bị công an bắt, một thanh niên trong đoàn bị đánh đập chảy máu cách dã man.
phóng viên chiến trường đã bị công an bắt, trong đó có các cộng tác viên của GNsP. Công an được huy động đến gây áp lực và khó khăn cho đoàn đi gửi đơn khởi kiện.
16 giờ 00: Nhà cầm quyền Nghệ An huy động lực lượng CSCĐ, CSGT, công an các loại rất đông bao vây đoàn Song Ngọc. Giới chức cầm quyền đã bắt đi nhiều người dân và đưa đi đâu không rõ. Nhiều người lớn tuổi đang đọc kinh cầu nguyện xin Đức Mẹ
15 giờ 30: Một người dân trong đoàn khởi kiện bị công an đánh đập chảy máu một cách dã man.
Đoàn đã đi đến đoạn đường Diễn Hồng, Nghệ An nhưng đã bị công an chặn lại và yêu cầu đoàn đi qua con đường khác thay vì đi thẳng tuyến đường chung. Hiện nay, bà con đang đợi cha Thục xuống giải quyết. Một viên cảnh sát giao thông hứa rằng, tuyến đường bà con được giành riêng cho đi sẽ an toàn.

15 giờ 10: Bà con giáo dân giáo xứ Phú Vinh chờ đợi phái đoàn Song Ngọc bên đường đã lâu, bà con giáo dân tiếp tục yểm trợ nước và bánh cho bà con trên đường đi. Tại khu vực đường quốc lộ thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa, bài hát “trả lại cho dân” được cất cao     

14 giờ 30: Sau khi nghỉ trưa tạm thời bên dưới những mái hiên, ngả mình bên vách cột của nhà xứ Yên Lý, đoàn lại tiếp tục lên đường. Cơn mùa phùn bất chợt đổ xuống nhưng không đủ mạnh để cản những bước chân can đảm đi đòi công lý. Từng người khoác những chiếc áo mưa nylon giản dị, ta lại lên đường và bài hát “Dậy Mà Đi!” lại ngân vang như khúc hành ca giúp tăng thêm tinh thần hăng hái cho bà con

13 giờ 30: CTV GNsP cho hay, rất đông công an đóng tại cầu Bến Thủy, giáp ranh giữa tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, đang di chuyển vào khu công nghiệp Nam Cấm thuộc xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cầu Bến Thủy cách khu công nghiệp Nam Cấm khoảng 20 km về phía thành phố Vinh, Nghệ An. Khu công nghiệp Nam Cấm cách giáo xứ Yên Lý, nơi đoàn ngư dân Song Ngọc đang dừng chân nghỉ trưa, khoảng 15 km.
12 giờ 30: Đoàn nghỉ chân tại Giáo xứ Yên Lý để ăn trưa. Từng xô cơm và thức ăn được chuẩn bị trước được trong khuôn viên của giáo xứ. Đoàn chia thành nhiều nhóm nhỏ ngồi xuống ăn trưa bên cạnh vị mục tử của mình.
Có 3 linh mục thuộc giáo xứ lân cận đến nâng đỡ tinh thần bà con.   
  
12 giờ 15: Đoàn sẽ dừng chân tại giáo xứ Yên Lý để dùng cơm trưa và nghỉ trưa tại đây.
Nhiều người dân sống ven đường những nơi đoàn biểu tình đi qua, họ tràn ra ủng hộ. Người đưa nước, kẻ đưa tiền, vừa tiếp sức mạnh tinh thần lẫn vật chất cho đoàn. Nhiều người trong đoàn đã rơi lệ khi chứng kiến thấy nhiều bà con giáo dân cũng như lương dân tiếp tế nước, bánh và có những lời an ủi, khích lệ tinh thần.
Phái đoàn đi khởi kiện có hơn 1000 người nhưng mọi người luôn giữ ý thức đi trong trật tự và ôn hòa.
Trong đoàn có nhiều người cao niên, trong số đó có một bà cụ ngồi trong đoàn bộ hành đi đòi công lý, trên tay bọc 3 chiếc bánh mì. Bà gói theo lương thực cho mình vì biết chuyến đi này sẽ không dừng lại ở 1 ngày đường
Một cụ ông cùng tham gia đoàn chia sẻ: “Tôi tự hào vì tham gia cùng với giáo xứ. Chúng tôi không chỉ dành làm cho chúng tôi mà cho cả quê hương dân tộc VN”.
Cha G.B Nguyễn Đình Thục là người dẫn đầu đoàn dân hơn 1000 người lên đường khởi kiện vào sáng sớm ngày 14.02.2017 tại giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh do cha làm Chánh xứ.

11 giờ 30: Hiện nay, bà con giáo xứ Thanh Cao, Giáo xứ Nguyên Hội, Giáo xứ Đồng Tháp, Đoàn Thiếu nhi Thánh thể của Giáo phận Vinh đang yểm trợ nước và bánh cho đoàn. Lòng nhiệt thành của bà con đã nâng đỡ tinh thần của đoàn. Nhiều người đã rơi nước mắt trước tình cảm đẹp này.
Một bác lớn tuổi tham gia đoàn đi gửi đơn khởi kiện bày tỏ: “Tinh thần tôi hăng say, khí thế, tôi muốn đuổi Formosa ra khỏi VN. Tôi vui và phấn khởi vì có nhiều người đồng hành, nhiều người khát khao đất nước trong sạch, mong muốn Formosa nhận trách nhiệm những thiệt hại đã gây ra cho đồng bào Việt Nam. Trên đường đi chúng tôi bị công an ngăn cản một cách mạnh mẽ nhưng người dân chúng tôi không nhụt ý chí mà còn mạnh mẽ hơn và quyết đi đến cùng để nộp đơn khởi kiện Formosa.”
Một bác lớn tuổi khác chia sẻ: “Trời nắng nóng lắm, vất vả lắm nhưng mình phải cố gắng vì đất nước mình thôi. Sáng nay trời mưa, chúng tôi cũng mặc áo mưa, trời nắng chúng tôi sẽ cởi áo đi tiếp. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ không được nhận tiền đền bù nhưng vì quê hương dân tộc chúng tôi sẽ đi cho đến cùng.”
              
10 giờ 50: Cha Thục yêu cầu bà con sẽ gửi xe máy tại giáo xứ Yên Lý, sau đó cùng nhau xuống đường đi bộ đến Thị xã Kỳ Anh để gửi đơn khởi kiện Formosa. Cha JB Nguyễn Đình Thục hô lớn: “Một ngày, hai ngày, ba ngày chưa đến nơi thì một tuần sẽ đến. Chúng ta phải làm để cho thế giới thấy được công việc của chúng ta là quan trọng và chúng ta sẽ không hổ thẹn với con cháu chúng ta sau này.” Bà con giáo dân đồng thanh hô ủng hộ đi bộ cho khi nào đến được Thị xã Kỳ Anh gửi được đơn thì thôi.
Một cụ ông cùng tham gia đoàn chia sẻ: “Tôi tự hào vì tham gia cùng với giáo xứ. Chúng tôi không chỉ dành làm cho chúng tôi mà cho cả quê hương dân tộc VN”.
Có rất đông an ninh chìm, đeo khẩu trang che kín mặt trà trộn vào đoàn biểu tình quay phim, ly gián người dân và kích động bạo lực. Tuy nhiên cha G.B Thục đã trấn an bà con hãy luôn giữ bầu khí ôn hòa, đừng để rơi vào bẫy của nhóm an ninh.
      
10 giờ 40: Cha Thục và bà con giáo dân dừng chân tại thị trấn Quỳnh Giang và đang biểu tình tại đây. “Hãy giúp chúng tôi khởi kiện Formosa” là thông điệp chính muốn gửi đến tất cả đồng bào trong và ngoài nước hãy cùng nhau đồng lòng đứng lên bảo vệ quê hương dân tộc trước nạn giặc nội xâm và ngoại xâm    

10 giờ 15: Đoàn khởi kiện đã đến xã Quỳnh Giang, bà con tràn ra đường để chào đón, tiếp nước và một số gia nhập vào đoàn lên đường đi khởi kiện.
10g30: Đoàn đã đến gần bệnh viện Minh Anh thuộc trị trấn Quỳnh Giang và tạm dừng nghỉ chân, uống nước để lấy sức đi tiếp hành trình khởi kiện Formosa, đòi công lý.
     
10 giờ: Đoàn tiếp tục lên đường với xe gắn máy hai bánh sau một hồi bị CSGT ngăn chặn. Nhiều hộ dân hai bên đường mang nước ra để tiếp khát cho bà con.
Cha Quản xứ Thuận Nghĩa cùng với bà con giáo dân đứng hai bên vệ đường chào mừng và tiếp sức cho bà con giáo xứ Song Ngọc trên quãng đường đi gửi đơn khởi kiện.
CTV GNsP cho hay, tại cầu Bát Giáp khá đông an ninh chìm nổi có mặt tại đây.

9 giờ 40: Rất đông CSGT, CSCĐ, an ninh chìm nổi được huy động đến để giám sát đoàn biểu tình. Công an tỉnh Nghệ An đến gặp trực tiếp cha Thục và yêu cầu cha đưa bà con giáo dân về lại giáo xứ. Tuy nhiên, cha và bà con giáo dân đã phản đối lời yêu cầu này và nhất quyết không về mà tiếp tục đi gửi đơn khiếu nại Formosa. Cha Thục và bà con tiếp tục hành trình lên đường đi nộp đơn khởi kiện.
       
9 giờ 00: Hiện tại đoàn đã đến xã Quỳnh Bá, thuộc huyện Quỳnh Lưu. Đã xuất hiện nhiều an ninh hơn theo dõi sát hành trình của bà con. Tuy nhiên không thấy có một dấu hiệu sợ hãi gì nơi dân.
Rất đông an ninh và CSGT đứng hai bên đường nhưng để giữ trật tự cho bà con đi, chưa thấy có dấu hiệu ngăn chặn.
Còn khoảng 200 mét nữa đoàn sẽ đến thị xã Giát. Lúc này, chúng tôi nhận thấy đông CSCĐ, CSGT và cả nhóm dân phòng túc trực hai bên đường đứng… chờ lệnh.
9 giờ 5: Đoàn đến thị xã Giáp, xe của CSCĐ và anh ninh chạy trước mở đường cho bà con. Phía sau bà con từng hai người một trên đoàn xe gắn máy hai bánh tiến lên tay cầm cờ ngũ sắc dương cao thể hiện truyền thống văn hóa hào hùng của dân tộc Việt.
Đoàn người đi qua với những ảnh tình cờ trái ngược nhau. Cờ đỏ nằm trên đầu của các anh ninh sắc phục và cờ ngũ sắc trên tay của người dân. Hình ảnh khác là một lão ông cùng gần 80 tuổi, tay cầm cờ ngũ sắc đang xông pha lên đường cùng đoàn người bộ hành.
               
8 giờ 45: CTV GNsP cho biết, rất đông công an mặc sắc phục, an ninh chìm nổi bố ráp tại khu vực xã Quỳnh Bá và Quỳnh Ngọc thuộc huyện Quỳnh Lưu. Họ quay phim, chụp hình phái đoàn. Hiện nay, CTV GNsP đang bị an ninh bám sát và theo dõi chặt chẽ.
    
8 giờ: Tại khu vực đường N5 và quốc lộ 1A thuộc xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, CTV GNsP đang có mặt tại đây cho biết, Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Phương, Quản xứ giáo xứ Nhân Hòa cùng với bà con giáo xứ yểm trợ nước suối, bánh và “tiếp lửa” cho phái đoàn Song Ngọc đi khởi kiện Formosa.

Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, G.p Vinh và bà con giáo dân Song Ngọc thuộc ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đã bắt đầu lên đường đi nạp đơn khởi kiện Formosa vào sáng nay, ngày 14.02.2017.
Tối qua, ngày 13.02.2017, cha Quản xứ JB cho hay, nhà cầm quyền đã gây áp lực các chủ nhà xe – được thuê và hợp đồng trước đó – không được chở phái đoàn giáo dân Song Ngọc đến Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để đi nộp đơn khởi kiện Formosa.
Nhiều xe lớn được hợp đồng đã không thể vào trong khu vực giáo xứ Song Ngọc do giới chức địa phương đã huy động CSGT ngăn chặn và kiểm soát các ngả đường đi vào giáo xứ này.
Dự tính nếu không đủ xe, cha và bà con giáo dân sẽ cùng nhau đi bộ và mang các dụng cụ cần thiết như chăn, mùng, mền để phục vụ cho chuyến đi dài ngày với hơn 175 km.
Hiện nay, bà con giáo dân đã đến trước nhà thờ rất đông và ngài đang quy tụ mọi người trước hang đá Đức Mẹ để cầu nguyện sự bình an cho chuyến đi.
Được biết, những người đi tham dự nộp đơn khởi kiện Formosa sẽ mặc áo ghi dòng chữ “Dân Muốn Cá Sống. Formosa Get Out”, và đeo chuỗi mân côi trên cổ để tránh sự trà trộn của an ninh cài cắm người phá bĩnh chuyến hành trình.
Pv.GNsP

... 
                                      --------------------------------
/> Mục ‘Điểm tin’ này BVB nhận qua E.Mail từ Tuong Lai <tnglai@gmail.com> và
Sơn Tô Lê toleson001@gmail.com/

2 nhận xét:

  1. Đảng này quả là ngu hết chỗ nói!Một lũ khùng điên không hơn không kém./.

    Trả lờiXóa
  2. Đảng viên thời @lúc 10:35 20 tháng 2, 2017

    Ai nói được đâu bọn cướp ngày,
    Mong sao có kẻ lại ra tay.
    Ba Đình nhuộm máu hơn Yên Bái,
    Tương Lai vận nước mới đổi thay./.
    Các bác những trí thức bậc thầy của bọn
    ngu dốt, nói chúng còn chẳng nghe, huống chi
    chúng em những đảng viên @ hạng bét, nói chúng ăn thua gì!
    Nhưng cũng chỉ mạo muội có bốn câu góp tiếng phẫn nộ vào bọn chúng mà thôi.

    Trả lờiXóa