Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Việt Nam và hoạt động quân sự ở Trường Sa

Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam, có bài đánh giá về các hoạt động quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong bài đăng trên trên trang policyforum.net vào ngày 30/01/2017, tác giả nhận định rằng các hoạt động của Việt Nam tại Biển Đông mặc dù không có quy mô như Trung Quốc nhưng đều được triển khai trước tiến độ và nhằm duy trì cán cân quyền lực trong vùng.
Ông Thayer, nhà quan sát Việt Nam lâu năm, nhận định việc Trung Quốc triển khai các hoạt động quân sự tại Trường Sa được truyền thông quốc tế quan tâm đăng tải nhiều trong khi chính báo chí, giới chuyên gia an ninh hay giới học thuật ít để ý tới nỗ lực của Việt Nam gia cố 21 cấu trúc mà Hà Nội kiểm soát tại đây.
Trong số 21 kết cấu Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa, 9 là các đảo nổi, 12 là đảo chìm mà Việt Nam có các công trình được xây trên đó.
Đá Lát trong bức hình chụp qua vệ tinh ngày 30/11/2016
Việt Nam nói họ duy trì 33 điểm đóng quân tại Trường Sa. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói Việt Nam có 48 cơ sở tại đây. Điều này nhiều khả năng là tính gộp cả 15 nhà giàn mà Hà Nội gọi là "các cấu trúc dịch vụ kỹ thuật" tại Bãi Tư Chính mặc dù Việt Nam không coi Bãi Tư Chính thuộc Trường Sa.
Hiện không rõ số quân nhân Việt Nam trên 21 cấu trúc là bao nhiêu và người ta ước tính có thể trong khoảng từ vài trăm tới 1000 lính.
Vào năm 2007, Hà Nội đưa ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nhằm kết nối kinh tế miền biển với tài nguyên thiên nhiên, như dầu và khí đốt, trong Vùng Kinh tế Đặc quyền ở phạm vi 200 hải lý.
Trong giai đoạn 2009-2015, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam lắp các hệ thống radar và viễn thông ở 15 cấu trúc và nâng cấp phòng vệ cho 18 điểm khác.
Trong giai đoạn 2010-2012, Việt Nam xây các tòa nhà hành chính, năm cơ sở quân sự nhiều tầng và một hải đăng tại Đá Tây và trong khoảng 2011-2015, Việt Nam xây bãi đáp trực thăng tại 6 điểm.
Các nước trong vùng tuyên bố chủ quyền chồng chéo
Trong khoảng tháng 8/2011 và tháng 02/2015, Việt Nam nâng cấp đáng kể hạ tầng tại Sơn Ca và từ 2014 tới 2015 Việt Nam xây các lô cốt, bến đậu, nhà tại Đảo Núi Le.
Vào ngày 07/05/2015, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa hình ảnh vệ tinh nói rằng Việt Nam đã có thêm 65 ngàn mét vuông [26,304 ha] đất ở Đảo Đá Tây.
Một năm sau cũng tổ chức này đưa tin rằng họ đã kiểm tra 21 cấu trúc Việt Nam kiểm soát và "có chứng cứ rằng 10 trong số này được cải tạo, bồi đắp@.
Hình ảnh được AMTI đưa ra nói rằng Việt Nam tạo ra hơn 120 mẫu [48.6 ha] đất mới ở Biển Đông, phần lớn là tại Song Tử Tây, Sinh Tồn và Đá Tây.
Phần lớn công việc này đã được triển khai trong hai năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tạo ra gần 3.000 mẫu [1.214 ha] đất mới tại bảy cấu trúc họ kiểm soát tại Trường Sa.
Theo tác giả Carl Thayer, hoạt động xây cất của Việt Nam không chỉ nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc mà còn ít phá hoại môi trường, vì không nạo vét quy mô lớn các rạn san hô nơi mà Hà Nội kiểm soát.
Ba diễn biến quan trọng
 
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel
sản xuất vào tháng 5/2015 (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập
 Hải quân Nhân dân Việt 
Nam tại quân cảng Cam Ranh)
Giáo sư Carl Thayer cho rằng có ba diễn biến đáng chú ‎y trong năm 2016.
Thứ nhất, vào ngày 09/8/2016 truyền thông đưa tin "trong những tháng gần đây" Việt Nam đã triển khai các giàn tên lửa di động (EXTRA) tại 5 cấu trúc ở Trường Sa.
EXTRA có tầm bắn 150 km và có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu các sân bay của Trung Quốc. Người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam bác bỏ tin nói Việt Nam triển khai hệ thống này ở quần đảo Trường Sa "nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào như vậy."
Thứ hai, ngày 15/11/2016, hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng Việt Nam mở rộng đường băng trên đảo Trường Sa Lớn từ 760 mét đến 1,2 km và đang xây dựng hai nhà để máy bay lớn. Việc mở rộng sân bay mới sẽ cho phép Việt Nam để triển khai phi cơ tuần tra trên biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295.
Thứ ba, ngày 30/11/2016, hình ảnh vệ tinh cũng khẳng định Việt Nam bắt đầu nạo vét Đá Lát để mở một kênh mới cho cho các tàu thuyền đánh cá và tàu cung ứng ra vào.
Tác giả cho rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bảo vệ lập trường xây dựng các đảo nhân tạo với l‎y do rằng họ đang làm theo những gì quốc gia tuyên bố chủ quyền đã và đang làm.
"Tuy nhiên các hoạt động của Trung Quốc đã lấn át và tiến xa hơn theo hướng quân sự hóa toàn diện khi so với bất kỳ quốc gia nào đang tuyên bố chủ quyền," ông Thayer viết.
Trong khi việc Việt Nam mở rộng đường băng trên đảo Trường Sa Lớn để hỗ trợ máy bay tuần tra hàng hải và giàn phóng tên lửa di động EXTRA (nhưng không phải tên lửa) tại năm cấu trúc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là bước đi đáng kể trong động thái quân sự hóa, tác giả đánh giá bước đi này không thể sánh với quy mô hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Các hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam chỉ bằng 4% tổng diện tích Trung Quốc "cải tạo đảo".
Tác giả kết luận rằng chính sách của Việt Nam tại vùng Biển Đông có tranh chấp là triển khai một chương trình tự gia cố về quốc phòng (Việt Nam vừa nhận tàu ngầm Kilo thứ sáu và tàu cuối cùng), trong khi dùng các kênh đối thoại với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ (cũng như các cường quốc khác - Nga, Ấn Độ và Nhật Bản) để duy trì sự cân . (BBC).
-----------

8 nhận xét:

  1. Đọc những bài của ông Giáo sư chuyên gia về VN này làm đầu óc càng mù mờ thêm , rồi chẳng biết phân định ra sao cã .

    VN hiện tại là 1 chư hầu , là 1 nước tuy 2 mà 1 của TQ , TS lại nằm trong Vùng Tam Sa mà TQ đã tuyên bố thành lập thảnh phố Tam Sa gì đó , nên những đảo TS của VN chỉ là “ đồ chơi “ mà thôi . Ngư dân VN tới vùng đảo này đánh cá thì bán mạng cho may rũi , hổng dám chắc chắn an bình .

    Những đảo này thật đúng với câu “ Có như không , không như có “ , TQ chẳng cần “ thu hồi “ ví như khi nào cần , họ chỉ ra 1 thông cáo là xong ngay , VN luôn chấp hành chỉ thị 1 cách ngoan ngoãn là QĐNDVN anh hùng sẽ rút lui êm ngay .

    Trả lờiXóa
  2. Xưa nay mạnh được yếu thua,chân lý luôn thuộc kẻ mạnh.
    Trung quốc chả là cái đinh gì với Việt Nam,nhưng nguy cơ Trung quốc xâm lược châu ÚC là rõ,cụ thể là Họ phát động thổ dân nỗi dậy rồi đó.Dân Anh được mấy mống đâu và toàn công tử cả nên đánh sao lại Trung quốc với danh nghĩa giúp Thổ Dân ÚC giành lại quyền tự chủ.
    Ngày nay mướn thì Trung quốc cũng không dám đụng đến Việt Nam,năm 1979 lỡ ngu bị Mỹ xúi dại.Tư lệnh mới của Hải quân Trung quốc càng không dám,ba tháng bị ở nhà tù Việt Nam thì kinh hồn.
    Việt Nam chả đánh nước nào và không bao giờ đánh trước quân nào cả mà chỉ hốt trận cuối cùng.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  3. Đầu năm tết ta , có bài báo viết về chuyện Liên xô đem quân trấn đóng ở Afghanistan rồi thảm bại rút quân về gần 30 năm trước , rất có nhiều người đọc , xem còn thú vị hơn ông chuyên gia này nói chuyện , vì chuyện nước này hơi hao hao giống như VN :

    Afghanistan hơn 100 về trước , thời kỳ các cường quốc đua nhau xâm chiếm các nước nhỏ yếu lấy làm thuộc địa . VN bị Pháp đô hộ , còn Afghanistan bị Anh đô hộ .Sau đó nước này được trã độc lập lại , y như VN được Nhật trã độc lập và Chính Phủ Trần Trọng Kim được thành lập .
    Thời Phong trào CNCS bắt nguồn ở Nga lan truyền mạnh mẽ , hơn cã trăm nước trên thế giới đều có Đảng CS , như ở Nhật , Pháp , hầu hết các nước ở Đông Nam Á và ngay cã tại Mỹ củng có Đảng CS luôn . Nước Afghanistan trong quá khứ có mối liên hệ lằng nhằn gì đó với Nga cũng chặc chẻ gần như VN và TQ vậy . LX đào tạo , cài cắm và giúp đở tích cực cho Đảng CS Afghanistan , nên sau đó Đảng CS này đã Giãi Phóng đất nước , đem " ân huệ “ lại cho nhân dân của họ thoát khõi ách cai trị Phong kiến .
    Sau nhiều năm độc tài cai trị kiểu CNXH , dân Afghanistan “ Xin lổi em chịu hết nổi " , vùng lên , bị đàn áp tưng bừng nên CIA Mỹ đã giúp đở vũ khí qua trung gian Pakistan . Ngay trong nội bộ chính quyền CS của Afghanistan cũng bị chia 5 xẽ 7 vì quyền lợi ,vì ý thức dân tộc nên chế độ bị suy yếu và bị lực lượng dân nổi dậy chiếm lấy chính quyền .
    LX lấy lý do có ký kết Hiệp ước hữu nghị , hợp tác với nước này nên đã đổ quân ồ ạt vào, tràn ngập và lập lại chính quyền CS thân LX . Quân dân rút vào chổ hẻo lánh hiểm trở tiếp tục kháng chiến , Mỹ tiếp tục giúp đở . Nhờ có hoả tiển vác vai Stinger của Mỹ lợi hại , tiện dụng , máy bay LX bị bắn rớt te tua , xe tăng bị bắn cháy tưng bừng , nên sau cuộc chiến kéo dài 10 năm , LX bị tổn hao tài lực quá nặng , chịu hết nổi nên đành phải rút về năm 1989 . 2 năm sau chế độ CS LX bị sụp đổ năm 1991 . Cho đến nay người ta cũng quy kết cuộc xâm lăng Afghanistan của LX đã gây ra 1 phần lớn cho sự sụp đổ CNCS ở LX .

    VN và TQ cũng có ký kết hợp tác hữu nghị , nên khi cần quân TQ cũng đổ vào ồ ạt như LX ở Afghanistan là chuyện bình thường . Lúc ông TT Dũng và cụ Cả tranh chức TBT căng thẳng , TQ đã thông báo TQ có thể đưa quân vào VN khi cần là vậy , vừa rồi VN và TQ ký kết 15 sợi dây thòng lọng thì lại nghe nói TQ có quyền đưa quân vào VN . Thật ra thì TQ đã cài cắm quân đội đầy khắp các căn cứ trá hình của họ tại VN rồi , lúc nào đó họ chỉ mặc áo vào , cầm vũ khí nhào ra thì … cái cảnh quân TQ “ đông như quân Nguyên “ sẽ thấy ở VN liền , đó là chưa kể từ biển đổ quân vào dễ dàng , từ biên giới Lào , Campuchia đổ vào , từ các xa lộ thuận lợi ở các tỉnh biên giới phía Bắc .
    Nhưng yên tâm , quân đội nhân dân VN anh hùng đã có lệnh không được xung đột với TQ , nên dân VN không sợ nghe tiếng súng nổ . Dân ta vẫn thoãi mái ăn nhậu vô tư , Đảng đã lo tất cã rồi .

    Trả lờiXóa
  4. Mãi đến nay , mới đầu năm mới mà dân VN , đã râm ran cùng khắp chuyện “ giãi mã “ , phân giãi tuốt luộc , huỵch tẹt câu sấm Trạng Trình : “ Thân Dậu niên lai kiến thái bình " . Mà đúng là phải đến khi ông Trump xuất hiện , người ta mới vở lẽ yếu tố : Thiên thời , địa lợi , nhân hoà phù hợp với câu sấm .

    Nghĩ rằng đây chỉ là nghe sao nói vậy , hơn nữa có lẽ mấy anh côn an , côn đồ , quân đội , cã ngay người làm việc trong Chính phủ cũng thích nghe vì rất có lợi cho hậu sự , chẳng phải là phản động , tuyên truyền gì ráo trọi , nên tui ghi lại cho bà con trong xóm này nghe chơi .

    Hơn nữa , khi nghe cô gái trẽ đẹp , nói lôi cuốn, nói rất hay , Lưu Mỹ Linh của Hội tâm linh học về chuyện tiên tri : Dù đoán đúng hay sai , chuyện khách quan nó vẫn xãy ra không bị ảnh hưởng bởi lời đồn đoán .

    Ở các nước lớn như Mỹ , TQ , đường lối chiến lược của họ tính toán , thực hiện rất cao sâu mà thường mãi sau khi chuyện xãy ra 1 một thời gian rồi người ta mới có được những vở lộ ra , rồi kết hợp lại mới hiểu được trọn vẹn cã câu chuyện , như Công hàm Phạm văn Đồng 1958 , Mật ước Thành Đô 1990 , chiến lược hạ gục LX của Mỹ , mấy chục năm sau mới lộ ra . Người toan tính , thực hiện ,người trong nội bộ thì biết rấu lâu trước , còn người vô tình thì chỉ khi nước đến chân mới nhảy ,thậm chí khi bị lãnh đủ mà cũng chưa biết chuyện gì đã xãy ra .

    Nghe chuyện rồi kể lại , phần vì “ ngứa miệng “ , phần vì hổng biết chừng có khi nào góp 1 phần nhỏ nhoi nào đó bớt đổ tí máu chăng ?

    Đến nay thì ai cũng biết mọi chuyện sắp tới sẽ bắt nguồn từ vị thế số 1 và số 2 của Mỹ và TQ . Đã từ rất lâu rồi TQ mưu đồ và thực hiện Ước mơ Trung Hoa và Mỹ cũng đã dè chừng kế phòng hoạch phòng chống sự nổi lên một các hung hăng vô đạo này . Cã 2 bên từ lâu đều biết đường lối của nhau .

    Do vậy từ 2 năm trước , cụ Cả khi qua Mỹ gặp Obama cốt yếu là muốn Mỹ cam đoan không giúp cho nhóm phản động nào đó nổi lên chống chính quyền tại VN , mặc khác TQ cũng đã tuyên bố hợp pháp khi đưa quân vào VN lúc cần thiết .

    Tuy nhiên khi ông Obama qua VN , bài diễn văn của ông làm rúng động toàn dân VN thì đó không còn là 1 bài diễn văn có tính cách ngoại giao thăm hỏi thường tình , mà là 1 sự gợi ý , nhắn nhủ sâu sắc :

    -Nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ ;

    -nhân dân mới chính là người quyết định vận mạng của đất nước ;

    -bạn phải tự giúp mình là chính

    -Nam quốc sơn hà Nam đế cư ; Quang Trung ,Trần Hưng Đạo , Lý Thường Kiệt .
    -Hoa kỳ là 1 người bạn chân tình , đáng tin cậy ; sẽ sẳn sàng bênh vực ,luôn đứng bên bạn , giúp đở bạn khi cần thiết ;

    (tt )

    Trả lờiXóa
  5. Đọc thấy tin người đứng đầu chính phủ đi thắp hương vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, trong bụng muốn hô "Quỳ, quỳ", trên facebook muốn gõ mấy chữ "Quỳ, quỳ". Nhưng rồi cũng kìm lại.
    Có lẽ chính phủ chế độ này cũng không cho rằng mất biển đảo, thiệt thòi biên giới là lỗi của họ như chưa bao giờ nhận. Việc gì họ phải quỳ.
    Nói thật, chiến tranh đại thắng Pháp Mỹ không tệ bằng 10 năm chiến tranh biên giới. Đó là 10 năm tủi nhục chứ không phải 10 năm tự hào như sử sách đều ghi hoặc lấp liếm, che dấu.
    Tủi nhục của đảng phái chưa bao giờ là động lực để quốc gia trỗi dậy.

    Trả lờiXóa
  6. ̣(tt)
    Hiện nay mọi người đều đổ dồn chú ý vào tình hình căng thẳng tại biển Đông , Mỹ do ông Trump diều hâu và TQ bá quyền “ lợi ích cốt lõi "cùng đánh võ mồm , diệu võ dương oai gay cấn , các nước ĐNÁ móc cạn túi mua sắm vũ khí , xem ra rất ly kỳ hấp dẫn .
    Tuy nhiên , ngẩm nghỉ lại thì câu sấm của Trạng Trình mới là chuyện xãy ra chính yếu :
    Dĩ nhiên Mỹ và TQ không dại gì đụng độ trực tiếp . Hải quân TQ chỉ như là đồ hàng mã so với Mỹ . Còn Mỹ thì trong túi còn nhiều con bài để chơi với TQ , chứ đâu cần ra tay để bị tổn thương trực tiếp .
    -Lá bài Nhật : chỉ cần Mỹ lấy lý do gì đó như Nhật không đóng góp hợp lý cho quân Mỹ trú đóng chẳng hạn ,Mỹ rút quân khõi Nhật là căng thẳng tiến tới bờ vực liền , TQ muốn đòi lại món nợ máu sát hại 300 ngàn dân Nam Kinh thời Nhật xâm lăng TQ . Còn Nhật phải quyết tử vì TQ trấn đóng biển Đông đe dọa con đường vận chuyễn huyết mạch sống còn , đa phần Nhật là nước nhỏ nên phải đánh phủ đầu liền .
    -Lá bài Đài Loan : Mỹ chỉ cần ra tín hiệu lơ là ĐL , lên tiếng không can thiệp vào nội bộ TQ 1 quốc gia , tức thời quân TQ khởi binh đánh chiếm ĐL liền . ĐL giàu ,có quá nhiều hiểu biết , kinh nghiệm về mối hiểm hoạ CS nên không tiếc tiền mua vũ khí lớn .
    Dù 1 trong 2 trận chiến này xãy ra , dù dĩ nhiên giới tài phiệt buôn súng trên thế giới Mỹ , Nga , Pháp , Đức … .đều mơ ước , và kết quả là TQ kiệt quệ tan rã như ý Mỹ muốn , nhưng có lẽ Mỹ sẽ không chọn rút túi chơi 1 trong 2 lá bài này , đơn giãn là vì sợ mức độ chiến tranh quá ác liệt , quá lớn , sợ nguy hiểm , lây lan đe dọa thế chiến xãy ra .

    -Cho nên lá bài thích hợp nhất là VN . Hiện nay VN đã có đủ 3 yếu tố Thiên thời , Địa lợi , Nhân hoà . Không biết họ sẽ dàn cảnh ra sao , khi nào , hay chuyện gì nhiều khi rất là nhỏ nhặt vô tình xãy ra gây nẹt lửa lên , mà xã hội VN đã quá căng thẳng vì hiện thực mất nước vì TQ đã cận kề quá rõ ràng , vì thức ăn nhiểm độc , ô nhiểm lan tràn gây ám ảnh diệt tộc , đã như rừng cỏ từ lâu quá khô hạn , gây ra trận bảo lửa , cơn sóng thần nổi lên trong nháy mắt .
    (tt)

    Trả lờiXóa
  7. (tt)

    Đã từ lâu TQ đã giăng thiên la địa võng để nắm lấy VN , với tình trạng gậm nhấm cho đến nay và nhất là 15 văn kiện vừa ký kết , dân VN rơi vào cái rọ tưởng chừng như không thể nào còn lối “ thoát Trung “ .

    Đức Trần Hưng Đạo có nói : từ ngàn năm TQ không ngơi nghĩ tìm cách chiếm VN , họ thực hiện bằng 2 cách : 1 là đem binh đánh ồ ạt , tuy vô cùng nguy hiểm nhưng dân ta cũng có thể dồn hết toàn lực tìm cách chống trã . 2 là gậm nhấm từ từ , cách này thì vô cùng khó khăn chống lại .

    Hiện tại họ dùng cách tầm ăn dâu , đã không thể chống nổi mà lại còn dùng bọn Việt gian nội gián thì VN tắc tử là cái chắc , tương lai tưởng chừng như tuyệt vọng .

    Tuy nhiên : “ Thân Dậu niên lai kiến thái bình “ cho thấy “ Cùng tắc biến , biến tắc thông “ . Năm Dậu gà gáy lớn , giật mình thấy sư tử Trump gầm mới biết là vẫn còn ánh sáng cuối đường hầm .

    Đúng là người tính không bằng trời tính .

    TQ đổ bao công lao nắm lấy VN , nhưng nay Mỹ đang đi nước cờ thân Nga hạ bệ TQ thì đó là lối thoát cho VN . Có lẽ VN là chủ bài của Mỹ , do chủ động hay là do thời cuộc phát sinh , không biết .

    Lâu nay biết bao trí thức , bô lão đưa biết bao lời khuyên để thay đổi đất nước , nhẹ nhàng , êm dịu như Miến Điện nhưng những người cầm đầu vì bị đeo vòng kim cô kiềm tỏa của TQ nên chỉ phải đi 1 đường tiến về Thành đô như đã bị ràng buộc từ trước .

    Con giun bị xéo lắm cũng quằn , huống hồ có bàn tay ngoại bang lăm le thò vào , thế nên đa phần Bảo lửa có lúc rồi cũng phải có nổi lên . Ngoại bang là vì Mỹ nhất định phải “ xử “ TQ , chỉ triệt về kinh tế thì sẽ kéo dài rất lâu mà kết quả cuối cùng cũng không đạt được như ý vì TQ đã xâm chiếm được nhiều nước lân bang khác để được vững mạnh kéo dài , , do đó gây chiến tranh là cái thế bắt buộc phải có để TQ bại xuội , còn ở VN thì cái hoạ Thành Đô 2020 đang tiến tới cận kề , khi biến động xãy ra , chắc chắn lập tức quân đội TQ tràn vào VN liền , quân đội VN bị bất động , tê liệt , giãi tán hay chỉ trở thành Cảnh sát làm cảnh mà thôi .

    Rồi diển biến lại y hệt LX xâm lăng Afghanistan .

    Ban đầu Quân đội , Côn an phải theo lệnh triệt hạ dân , nhưng sau đó dần dần họ nhận ra giúp TQ giết hại đồng bào đang liều chết bảo vệ tổ quốc là phản bội dân tộc , hơn nữa cuối cùng chắc chắn TQ sẽ bị thế giới tự do hạ gục vì đó là mục đích của Mỹ , theo TQ sau cùng thua họ sẽ bị nhân dân phán xử , thế thì ngu gì mà cầm súng giúp TQ đá gà nhà .

    Tấn tuồng hổn độn “ đánh dùm TQ “ diễn ra nhanh chóng rồi tàn rụi , kế đó toàn quân dân VN sẽ tận lực đánh đuổi ngoại xâm TQ để giử nước với sự giúp sức của lương tri thế giới tự do .

    Nếu bảo nổi lên trong năm Gà , có chiến tranh xãy ra thì TQ chắc chắn bị thế giới hạ gục , không biết bao lâu sẽ chấm dứt nhưng từ khi TQ đem quân vào VN thì cái thất bại của họ đã thấy trước rồi , đó là “ Kiến thái bình “ ! ! !

    Trả lờiXóa
  8. Người dân Việt hiện nay không ai muốn chiến tranh nhưng cũng không sợ chiến đấu để bảo toàn nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Bởi VN hơn 4 ngàn năm nay đã trải qua hàng trăm cuộc chiến tranh vệ quốc. Hiện tình đất nước như mành treo trước gió, bởi sự de dọa xâm lược của đế quốc Trung hoa và yếu kém của nhà nước do ĐCSVN nắm quyền lãnh đạo. Muốn thoát đại họa Hán hóa , Nhân dân VN phải tìm sự hỗ trợ từ khối ASEAN, Nhật, Ấn độ, Úc, Nga , Chấu Âu và Mỹ. Không có con đường nào khác!

    Trả lờiXóa