Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

'Tiếng gọi thị trường': Từ đề án lớn đến dự án ngàn tỷ

 Đề án tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020, hay còn gọi là Đề án 2.0, vừa được Chính phủ xây dựng. Đề án này được đánh giá là tiếp cận gần với thị trường hơn, lấy thị trường làm trung tâm trong việc hoạch định đường đi nước bước năm 2017 cũng như các năm tiếp theo.
Những mục tiêu "sát” thị trường
Ngày 8/11/2016, với 82,39% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Đây là bản Đề án tái cơ cấu thứ hai, tiếp nối những thành công cũng như bài học rút ra từ kế hoạch tái cơ cấu 2011-2015.
Mục tiêu của đề án này được diễn giải bằng cả trăm trang giấy, nhưng ngắn gọn lại là muốn làm tốt hơn những vấn đề chưa tốt, thúc ép những cải cách còn trì trệ ở khu vực đầu tư công, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN),... Đặc biệt, phân bổ lại nguồn lực theo tín hiệu thị trường  một vấn đề mà nền kinh tế bao lâu nay còn gặp cảnh “méo mó”, nặng tính xin - cho.
Với TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đồng thời là một trong những người chắp bút cho bản đề án này, về tổng thể, kế hoạch tái cơ cấu này không cần nguồn lực bằng tiền, mà là nguồn lực chính sách. Bản thân chính sách đúng đã là nguồn lực, hay nói cách khác là động lực cực kỳ mạnh cho phát triển.
“Hiện nay, chúng ta đang có một số nguồn lực lớn bị phân bổ sai lệch, kém hiệu quả, chỉ có thị trường mới xử lý được vấn đề này để cải cách. Do vậy, tái cơ cấu là gắn với cải cách, bản chất là cải cách để cho thị trường hơn, phân bổ các nguồn lực theo cơ chế thị trường”, ông Cung nhấn mạnh.
“Gắn với cải cách, gắn với thị trường” là những nội dung mà trong từng phần việc cụ thể bản Đề án tái cơ cấu 2016-2020 đã đề cập. Chẳng hạn như giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đó còn là thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Đặc biệt, Chính phủ cũng đề xuất áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém - một điều mà bản đề án 2011-2015 còn dè dặt.
Khi bản đề án 2.0 này được công bố, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), chia sẻ trên trang cá nhân, rằng ông đánh giá rất cao tinh thần tái cơ cấu thể hiện trong kế hoạch 2016-2020.
Ông Hưng cho rằng, đề án này đã phân định rõ Nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Nhà nước không tập trung vào huy động nguồn lực (tức giảm thiểu vai trò đầu tư) mà tập trung vào chính sách để gián tiếp phân bổ nguồn lực, khu vực tư nhân sẽ là lực lượng quan trọng của quá trình tái cơ cấu.
Bản thân vị lãnh đạo SSI cũng nhìn nhận "đây thực sự là một đề án mang tính thị trường nhất từ trước tới nay", với các bước đi và hành động rất cụ thể.
Giới nghiên cứu cũng đánh giá, đây là đề án có bước đột phá mang tính khả thi cao nhất của Chính phủ. Mà một trong những yếu tố đảm bảo cho điều đó là nó đã tiếp cận vấn đề theo 'tiếng gọi của thị trường'.
             Những hành động trên thực tế
Nhưng, để bản đề án “thoát” ra khỏi những con chữ trên mặt giấy, khâu thực hiện không thể theo kiểu lối mòn cũ.
Thực tế đang dần chứng minh, bản đề án tái cơ cấu đã được thực hiện bước đầu.
Không nói đâu xa, tinh thần ấy đã được thể hiện trong cách Chính phủ ứng xử với 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, kém hiệu quả, đắp chiếu xôn xao dư luận vừa qua. Đã qua thời “con khóc mẹ cho bú”, 12 dự án tai tiếng, trong đó 5 dự án đặc biệt đáng quan ngại đã không còn được “giải cứu” một cách dễ dãi, phi thị trường.
Phân loại, chẩn bệnh, kê đơn, bốc thuốc,... là những bước đi thận trọng nhưng kiên quyết của Chính phủ với các đại dự án này. Trong đó, nhiều dự án đang được kêu gọi tư nhân trong và ngoài nước “góp gạo thổi cơm chung” hoặc bán đứt chứ không phải móc hầu bao ngân sách cho một cái thùng không đáy.
Một dẫn chứng khác là việc thúc ép các DN sau cổ phần hóa lên sàn chứng khoán. Sau gần 10 năm dài đằng đẵng trì hoãn, cổ phiếu Sabeco, Habeco,... đã lần lượt lên sàn và chẳng mấy chốc “cháy hàng”. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn niêm yết, hai cổ phiếu Sabeco và Habeco đã vươn lên dẫn đầu thị giá. Giá trị cổ phiếu của Bộ Công Thương (cũng chính là của Nhà nước) tại hai DN bia tăng lên chóng mặt.
Một động thái khác, ngay khi bước vào năm mới 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công khai 240 doanh nghiệp sắp cổ phần hóa. Trong đó, có 103 DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn; 27 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn và 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải, với danh sách trên, định hướng trong việc tái cơ cấu DNNN đã rõ ràng. Các nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các DN vốn nhà nước một cách cụ thể, thay vì thiếu thông tin như trước.
Rõ ràng, với những bước đi cụ thể, những hành động cụ thể, bản đề án tái cơ cấu 2.0 đang được triển khai trong thực tế chứ không phải "cất vào ngăn tủ". Tinh thần của một Chính phủ hành động đang tạo nên niềm tin vào triển vọng tươi sáng hơn cho kinh tế năm 2017.
Hà Duy/VnN
--------------

9 nhận xét:

  1. Các kinh tế gia cộng sản thì nói hay làm dở!

    Trả lờiXóa
  2. Tớ huỵch toẹt các đề án ,các dự án ngáo đá mà thể chế hiện nay thông qua .Bởi nó phi thực tế hão huyền quá .Những cái đầu chỉ vẽ ra các dự án để bọn rút ngân sách đã cạn kiệt ,sắp bế nó ,phá sản .

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 10:02 5 tháng 2, 2017

    Sai lầm nối tiếp sai lầm chỉ dẫn tới kết cục thảm bại.

    Trả lờiXóa
  4. Tỉnh Nghệ An xin gọi cứu đói cho dân cả nghìn tấn, nhân dân cả nước phải nhường bát cơm cứu đói cho dân Nghệ An, thế nhưng họ lại làm cả bánh chưng 7 tạ dâng cho khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Hồ Chí Minh. Thật là phản cảm. Là con người có tâm, bà Loan không nỡ một mình ăn cái bánh chưng khi mà nhiều người dân đang đói. Đáng trách là bọn quan trí thấp. Việc làm này phản giáo dục thế nhưng họ bảo là giáo dục truyền thống. Việt Nam không cần cái truyền thống lấy của dân cho nhà quan đâu thưa các vị. Ông Hồ khi còn sống cũng chẳng muốn làm việc phản cảm này. Các vị chỉ làm ngược chứ theo gương Bác Hồ cái mẹ gi đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có đọc bài này , có rất nhiều người phản đối , nhưng họ nói không ai cấm được họ làm việc này . Cưỡng ép người đã chết phải " ăn " cái bánh chưng 700 cân thì cần phải xét lại lòng thành kính của họ .

      Xóa
    2. Người Nghệ An đi tỉnh khác kiếm việc làm tôi nghe thấy khá đông, suy ra tôi cũng không hiểu tình hình ở đó nhân lực còn lại như thế nào. Nhưng làm cái bánh chưng 7 tạ mà kéo du lịch vào kiếm chút tiền thì chắc họ, những người lãnh đạo, cũng chẳng cần phải nể mặt ai. Cái bánh đó mà kiếm lại khá khá thì sang năm chắc cũng không cấp trên nào dám ngăn họ lại.
      Năm nay ngày thành lập đảng csvn chẳng thấy ai gáy một tiếng. Tôi hi vọng sang năm dẹp hết các thể loại quang vinh rởm đời giăng đầy phố. Để người ta có chỗ mà tôn trọng một chút.
      Nước Nga vĩ đại, ngay cả người Nga cũng thật vĩ đại. Một dân tộc vĩ đại.

      Xóa
  5. Mới mấy hôm trước , có bài viết ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư nói cần 480 tỷ USD để tái cơ cấu , còn bài này , ông Viện trưởng lại nói không cần tiền để tái cơ cấu ? đọc mấy bài này , cảm thấy mình lơ mơ như kẻ ngáo đá , chẳng còn biết hư thực ra sao . hay nó phải như thế thì mới đúng chất VN ? . Thực ra thì chẳng có Tái hay Chín gì cả , khi nhìn vào nồi , các vị thấy còn mỗi miếng cháy nơi đáy nồi , hoảng quá , bàn nhau thắt lưng buộc bụng để cầm cự qua ngày . Thực chất của " đề án " mấy trăm trang là như vậy , có thể thu gọn lại còn vài dòng là cũng đủ hiểu .

    Trả lờiXóa
  6. 'Tiếng gọi thị trường': Từ đề án lớn đến dự án ngàn tỷ

    RỒI THỤT KÉT ăn cắp CHUYỂN TIỀN RA NƯỚC NGOÀI chuẩn bị hạ cánh an toàn


    Đây là lũ Vong ân bội nghĩa LAFMCHAAN RẾT RỬA TIỀN


    https://www.youtube.com/watch?v=1TcvZF8AxKc

    Bùi Kiến Quốc = Sán lãi siêu vi trùng

    The total cost of construction for each ship was around $4.5
    billion.

    Phí tổn tất cả xây dựng mỗi hàng không mẫu hạm là 4.500.000.000.000 đô la

    https://en.wikipedia.org/wiki/Nimitz-class_aircraft_carrier

    200 công ty MA rửa tiền của bọn vịt kìu iêu nước AO tại Pháp suốt 15 năm qua lên đến 20.000.000.000 euros

    Tính ra mỗi Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ trị giá 4.500.000.000 Mỹ kim ...

    Bọn vịt kìu iêu nước AO tại Pháp cùng bọn Quan Đỏ ĐÃ ĂN CẮP của ĐẤT NƯỚC gần

    5 Siêu hàng không mẫu hạm trong cuộc kháng chiến chống TÀU CỘNG ĐẠI HÁN HẢI TẶC trên BIỂN ĐÔNG !!!

    https://www.youtube.com/watch?v=6qSzPfl3D98

    USS George Washington Displays Military Power Near China


    Chiến dịch săn cá mập rửa tiền tại Hải ngoại trên xương máu hàng triệu Dân oan

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actu2&idfam=41




    https://www.youtube.com/watch?v=Ve4EVB5pNi4&t=6s

    Patrick PHAM = siêu trùm rửa tiền tại PHÁP


    Patrick PHAM = siêu trùm rửa tiền tại PHÁP - "Hội nghị Người VN ở nước ngoài toàn thế giới 2016" và những ý kiến người tham dự

    Chiến dịch săn cá mập rửa tiền tại Hải ngoại trên xương máu hàng triệu Dân oan /♥ ♥ ♥ MAY MẮN THAY có Công ty Officience cho NƯỚC VIỆT ! ! ! Phần 1 ♥ ♥ ♥

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=520

    Hai anh bạn trẻ Patrick PHAM (nhìn cha mẹ đều Người Việt) và HÀ DƯƠNG ĐỨC (qua tiểu sử Quê Cha là ĐẤT VIỆT và Quê Mẹ là ĐẤT PHÁP ) cùng thế hệ trẻ VIỆT KIỀU TẠI PHÁP tôi không hề quen biết
    nhưng đây là những gì qua mạng INTERNET và YOUTUBE cùng những điều tra cá nhân

    Tôi chẳng có ân oán với HAI ANH nhưng sau điều tra sơ khởi đây là nhận xét KHÁCH QUAN của tôi

    Patrick PHAM là tên trùm RỬA TIỀN tàn phá TỔ QUỐC VIỆT NAM
    và HÀ DƯƠNG ĐỨC là Ân nhân đưa Quê Cha của Anh về TƯƠNG LAI NGỜI SÁNG



    Trả lờiXóa
  7. Bài viết này chỉ tóm tắt tinh thần của đề án tái cơ cấu kinh tế 2016 -2020 của Chính phủ. Nhưng vẫn thấy ở đây toát lên cái tư duy làm "kinh tế hô khẩu hiệu", áp đặt sự mong muốn lên các chỉ tiêu kinh tế (ví dụ : Năm 2020 giảm bội chi ngân sách 3,5% GDP ). Chẳng hạn: Nếu cổ phần hóa DNNN như đề án đưa ra thì giải quyết lực lượng lao động dôi dư ra sao ? Núi nợ công ( chính phủ + DNNN) trên 431 tỉ USD năm 2016 chiếm 210% GDP lấy tiền đâu trả ???. Rất mong đề án này giúp vực dậy nền kinh tế đất nước, nhưng niềm tin thật mong manh. Thất vọng thay!

    Trả lờiXóa