Nửa tháng cầm quyền, nhà tỉ phú với cá tính 'khác
biệt', 'ném sự giận dữ' vào đám đông, công kích truyền thông, thể hiện quyền
lực hành pháp mang tính cá nhân, bổ nhiệm các tỷ phú thiếu kinh nghiệm nhưng
phục tùng vào bộ máy điều hành, 'sa thải' quan chức chống đối, đối đầu với luật
pháp, thâu tóm quyền lực… Ông đã ban hành một số các sắc lệnh, trong đó 'xây
bức tường biên giới' gây hấn với láng giềng Mexico, ngừng toàn bộ chương trình
xét đơn tị nạn trong 120 ngày, cấm vô hạn người tị nạn từ Syria, và tạm ngừng
nhập cảnh công dân của 7 nước có đa số dân Hồi giáo gây tranh cãi về tính hợp
hiến và kỳ thị tôn giáo…
Liên quan tới Trung Quốc, các động thái tiến gần hơn
đến Đài Loan, phản ứng Trung Quốc vì những lý do về chính sách kinh tế, và rút
khỏi TPP, Tổng thống Trump đang kích động Trung Quốc và đồng thời cũng trao
quyền và tạo điều kiện cho nước này củng cố chế độ trong lúc xu hướng chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa chuyên quyền lên ngôi với những tổng thống Putin ở Nga,
Erdorgan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Duterte ở Philippines.
'Thăng trầm
của chế độ'
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng Bí
thư Đảng cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc, đang thâu tóm, tập trung quyền lực đến
mức tuyệt đối.
Nhìn lại lịch sử cận đại, khi tuyên bố độc lập năm
1949, Trung Quốc thiết lập chế độ toàn trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo với ý thức
hệ xã hội chủ nghĩa và công cụ kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô cũ,
cộng với sự điều hành duy ý chí của giới cầm quyền, mà kinh tế - xã hội của đất
nước tỷ dân này sa lầy vào khủng hoảng triền miên, từ quốc hữu hóa đất đai, xóa
bỏ tư sản bằng đấu tranh giai cấp đến cuộc Đại Nhảy Vọt, tiếp đến là Cách Mạng
Văn Hóa…
Khi nguy cơ sụp đổ cận kề Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện
và nắm quyền với tư duy thực dụng 'Mèo
trắng mèo đen không quan trọng, miễn bắt được chuột', một 'công thức mới':
chủ nghĩa toàn trị do đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường.
Từ năm 1978, chỉ trong gần 40 năm, Trung Quốc đi từ
một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất trên thế giới trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai với GDP năm 2015 là 11.400 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Mỹ (GDP của Mỹ
18.000 tỉ USD). 'Một công xưởng khổng lồ của thế giới' giúp trên sáu trăm năm
mươi triệu người thoát khỏi nghèo khổ, tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh …
Những thành công về kinh tế khiến cho các chỉ trích về
chế độ độc đảng bị lu mờ, và nhường chỗ cho các lập luận rằng hệ thống chính
trị của Trung Quốc là có khả năng tự thích ứng, chế độ lựa chọn nhân tài, và
tính hợp pháp.
Quan điểm như trên cho rằng trong gần 68 năm lãnh đạo
đất nước Đảng Cộng sản Trung Quốc tự điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi
thất thường, từ việc ban hành các chính sách và luật lệ mới ban hành để sửa lại
các quy định cũ. Việc 'phấn đấu' trong đảng để thăng tiến là quá trình chọn lựa
và thử thách lãnh đạo. Những thành công về kinh tế vẫn đang tạo được sự ủng hộ
của đa số dân chúng, và ở nhiều nước có thể chế được bầu cử kiểu phương Tây đã
không minh chứng được ưu việt trong thực tế.
Trên thực tế, uy tín của đảng Cộng sản Trung Quốc và
các lãnh đạo đương nhiệm gắn liền với thành công về kinh tế, được phản ánh qua
chỉ tiêu tổng thu nhập quốc nội (GDP).
Trong suốt gần ba thập kỷ tỷ lệ tăng GDP của nước này
luôn giữ ở mức hai con số, năm 2007 đạt đỉnh 14,2%. Tuy nhiên, từ năm 2008 giảm
xuốngCÒN 9,6%, năm 2015 là 6,9%, năm 2016 là
6,7%, và đang có nguy cơ hạ cánh cứng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp
kiểm soát mang tính mệnh lệnh sự xuống dốc nhanh chóng của thị trường chứng
khoán, can thiệp hạ giá đồng nhân dân tệ, ngăn chặn đà tăng nợ xấu, nợ công và
sụp đổ thị trường bất động sản. Các vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu
nghèo, an toàn thực phẩm và quốc nạn tham nhũng đang trở thành các nguy cơ hiện
hữu với sự tồn vong chế độ.
'Nguyên nhân
thế chế'
Ngoài nguyên nhân bên ngoài do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, các nhà phân tích chính sách đề cập đến nguyên nhân thể chế,
bản chất của thể chế độc đảng với những mâu thuẫn nội tại.
Lấy kinh tế thị trường cứu cánh cho chế độ làm động
lực phát triển, dường như đã không còn dư địa, khi đó những nghiên cứu về thể
chế chính trị của Trung Quốc cho rằng sự vận hành hệ thống này là hà khắc, đóng
cửa chính trị, thiếu dân chủ và vi phạm đạo đức lại nổi lên, mà nguyên nhân sâu
xa là quyền lực bị tha hóa.
Kinh tế thị trường càng mở rộng, thì sự tha hóa càng
trở nên nghiêm trọng, ở mọi lĩnh vực và mọi cấp quản lý, nạn 'mua quan, bán
chức' trở nên phổ biến, và các quan chức sẽ tiếp tục sử dụng chức vụ của họ
trong chính quyền như là một phương tiện để làm giàu cá nhân.
Hiển nhiên, hệ thống giá trị và lợi ích kinh tế thị
trường là tác nhân 'tự chuyển hóa', 'tự diễn biến' khiến nhiều cán bộ lãnh đạo
trong bộ máy đảng và nhà nước, vốn phải tuân thủ vô điều kiện các chuẩn mực giá
trị chủ nghĩa xã hội, đã không giữ được 'phẩm chất cộng sản' và bị tha hóa sâu
sắc, mà quốc nạn tham nhũng chỉ là một biểu hiện.
Được biết, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây ở các nước Đông Âu.
Không thừa nhận là tham nhũng không thể được nhổ tận
gốc nếu duy trì vai trò độc quyền về quyền lực chính trị, chủ tịch Tập tiến
hành chiến dịch 'đả hổ diệt ruồi' hòng đối phó với quốc nạn này, nhưng liệu có
thành công. Đơn cử, khi tài sản trung bình của 70 đại biểu giàu nhất thuộc Đại
hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội của nước này, vượt xa mức 1 tỷ
USD. (Trong Nghị viện Ấn Độ, và ngay cả Quốc hội Mỹ, 70 nghị sĩ giàu nhất đều
kém giàu hơn so với ở Trung Quốc).
Đối với những người theo chủ nghĩa toàn trị, quyền lực
là mục đích tự thân, họ phải tạo ra quyền lực tuyệt đối, thành công của họ phụ
thuộc vào mức độ quyền lực mà họ giành được. Chủ tịch Tập Cận Bình, dường như
đã đạt được điều này khi trở thành lãnh đạo hạt nhân - danh hiệu quyền lực tối
cao ở Trung Quốc. Trước đó chỉ có Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình được tôn
vinh.
'Xa rời các
giá trị dân chủ phổ quát, Tập lên ngôi'
Các nhà phân tích cho rằng đằng sau việc chống tham
nhũng, hòng cứu vớt niềm tin, xoa dịu sự bất bình trong dân chúng, là chiến
dịch thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực tuyệt đối.
Mặc dù dưới thời ông Tập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
nhiều lần nhấn mạnh rằng pháp quyền là một "giá trị xã hội chủ nghĩa cốt
lõi" và cam kết sẽ thúc đẩy sự thượng tôn Hiến pháp. Tuy nhiên, với chế độ
độc đảng nó chỉ là một đạo luật được đảng quy định, diễn giải và thực thi theo
cách riêng. Điều 35 Hiến pháp Trung Quốc về việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận,
báo chí, hội họp và lập hội… đến nay không được thực hiện trong thực thế.
Các khuyến cáo cần phải kiểm soát quyền lực theo mô
hình 'tam quyền phân lập', phát triển xã hội dân sự, đề cao các giá trị dân chủ
phổ quát… sẽ càng trở nên xa vời, khi chủ nghĩa toàn trị hiện nguyên bản chất
chuyên quyền dưới vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc.
Với sự kích hoạt của Tổng thống Trump - nhà tỷ phú làm
chính trị, hướng tới chủ nghĩa dân tộc với khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở
lại', Trung Quốc chắc sẽ được 'hưởng lợi', xu hướng dân tộc mạnh lên, chủ nghĩa
chuyên quyền lên ngôi.
Liệu Việt Nam có mô hình phát triển, hệ thống
chính trị nào khác trong bối cảnh quốc tế phức tạp, khó lường như hiện nay?
Các nhà phân tích suy đoán về một hệ thống lãnh đạo
như mô hình của Putin. Đó là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo thủ xã
hội, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và sự chi phối truyền thông bởi nhà nước, nhưng
về thực chất, nó là một chế độ chuyên quyền dựa vào chủ nghĩa dân túy, với sự
nhân cách hóa quyền lực chính trị vào trong một cá nhân.
Trung Quốc đang chuyển giao lãnh đạo (chuẩn bị cho Đại
hội 19 Đảng Cộng sản), với sự tập trung quyền lực tuyệt đối, Chủ tịch nước Trung
Quốc Tập Cận Bình chắc sẽ tiếp tục điều hành đất nước trong các nhiệm kỳ tới
với vị trí 'quân vương'.
Ảnh hưởng tới Việt Nam ngày càng rõ ràng khi ông
Donald Trump thắng cử và hành động. Trước đó ít ngày, Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam cùng đoàn đại biểu cấp cao tới Trung Quốc, được các lãnh đạo Đảng Cộng
sản Trung Quốc đón tiếp trọng thị, đã cùng nhau ký kết 15 văn kiện quan trọng
và ra thông cáo chung.
Quan hệ toàn diện Trung Quốc sẽ tiếp tục là sự lựa
chọn chính trị của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam .
Liệu Việt Nam có mô hình phát triển, hệ thống
chính trị nào khác trong bối cảnh quốc tế phức tạp, khó lường như hiện nay?
TS. Phạm Quý
Thọ, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư/BBC
------------
Hay , bài rất dản dị bình thường , nhưng tư duy tuyệt vời ; rất hiếm hoi có người trong bộ phận nhà nước viết 1 bài chỉ đưa ra những sự việc cốt lõi trung thực , không phê phán , không ngã về phía nào , không tuyên truyền cho sự sai trái , mị dân , nhường những nhận định trái chiều nhau cho người đọc .
Trả lờiXóaSự chọn lựa chính trị VN từ lâu cũng chỉ đi đúng 1 quỹ đạo đã vạch sẳn , gần đây lại khẳng định vô cùng rõ ràng , không còn gì mơ hồ , bàn cãi nữa .
TQ từ lâu đã xa dần lý thuyết CNCS , tiến gần hơn với kiểu độc tài như Putin , chỉ lấy CNCS làm phương tiện để độc tài cai trị mà thôi . Cho dù TQ có trở thành xứ tư bản , nhưng có lối hành xử bá quyền , dã tâm thu tóm các nước nhỏ , phát tán những độc hại , tiến lên làm đế quốc số 1 theo kiểu bá đạo thì cũng trở thành nước đối lập với thế giới văn minh , khiến họ phải tìm cách kiềm hảm hay triệt hạ cái hiểm hoạ này .
Người Mỹ có 1 tuyệt chiêu độc đáo , được dùng rất rộng rãi , y như là món “ nghề của chàng " , thường xuyên xử dụng trên mọi lãnh vực , đó là gài bẩy . Từ cảnh sát gài bẩy bắt buôn lậu , ma túy , gài bẩy bắt gian lận , cho đến chiến lược gài bẩy để gây chiến tranh .
Có thể TQ đã rơi vào cái bẩy của Mỹ , về mặt kinh tế . TQ xây dựng vĩ đại vô cùng tốn kém , rãi tiền khắp thế giới đầu tư bấp bênh , nợ gấp đôi nước Mỹ , kết hợp truyền thông tung hứng TQ lên tận mây : “ TQ sắp sửa qua mặt Mỹ , Mỹ lo sợ tiến bộ quân sự của TQ … . Về quân sự , y như là bị gài bẩy chạy đua vũ khí , rất tốn kém nhưng khi có xung đột kết quả không chắc không chắc đem lại chiến thắng sau cùng mà lại gây kiệt quệ kinh tế nhanh chóng , xã hội bất ổn , đất nước có nguy cơ dễ bị chia 5 xẻ 7 .
Hầu như chắn chắn đã đến lúc Mỹ “ triệt “ TQ , về kinh tế thì đã thấy lộ rồi , về chiến tranh thì để theo dõi cái trò của Mỹ khấy động ra sao . Mà dứt khoát , chỉ có lôi TQ vào cuộc chiến nào đó thì TQ mới bị bại xuội nhanh chóng như Mỹ mong muốn mà thôi . Nhưng đa phần có lẽ là tại VN , nơi sóng ngầm đang sôi động cuồn cuộn âm thầm vì nổi lo âu mất nước và bất ổn vì TQ đổ quân vào nhanh chóng với sự tiếp tay của Việt gian .
VN bị còng đầu dính vào TQ không thể xoay sở , phải thực hiện kế hoạch Thành Đô sớm hơn dự định vì sự xuất hiện của sư tử Trump .
Khi TQ có xung đột với bất kỳ quốc gia nào , VN sẽ có rối loạn ngay , đó là bản năng bộc phát tự nhiên vì dân tộc phải thừa cơ hội tự vệ tránh mất nước . Lúc đó quan quân nào chỉa súng sát hại nhân dân thì sẽ lãnh cái đoạn kết tàn khốc ,mang tiếng phản bội dân tộc lâu dài , vì chắc chắn TQ sẽ bị khối đồng minh bao vây thua chắc , cầm súng giúp TQ bắn dân Việt yêu nước sau cùng sẽ bị dân tính sổ không thiếu 1 xu .
Cộng Sản VN đang cố gắng đóng vai thầy chùa trong than xác của một kẻ cướp . Sợ hãi bị vạch mặt , cố gắng nín thở qua sông , chế độ tồn tại được tính từng ngày .
Trả lờiXóaChính nghĩa tự do dân chủ và nhà nước tam đầu chế cùng kinh tế thị trường đã bào mòn cốt lõi tận xương tủy Đảng . Mọi biện minh cho một nghị quyết được đưa ra , một sắc luật ban hành , một văn bản được ý kết , phổ biến đều mang tính chất bất toàn , ngụy biện hay lén lút lừa dối .
Thế nhưng , đa số những người hy sinh cho Đảng vẫn cố gắng phủ nhận thực trạng này . Không phải do cuồng tín . Mà do mặt mũi sĩ diện . Đây là việc làm nguy hiểm , tiếp tay cho cái ác , tội lỗi với dân tộc , phản bội lại nhân dân .
Hầu hết trí thức lãnh đạo cộng sản đều thấy rõ sự mục rửa của chân lý Mác Lê . Họ tự an ủi , tự ru ngủ bản thân cho hành động là hy sinh phục vụ vì dân tộc . Chính họ cũng như ông TBT Trọng tự mâu thuẫn với chính mình khi đặt chung truyền thống dân tộc với Cộng Sản Quốc tế .
Muốn tồn tại giờ đây ngoài ngụy biện , lường gạt Đảng phải ra sức mua chuộc . Mua chuộc cán bộ đảng viên , mua chuộc lực lượng công an , mua chuộc lực lượng quân đội , bằng quyền uy và tiền bạc .
Làm ngơ cho Công An mặc tình vơ vét , thăng cấp tướng cho hàng loạt sĩ quan công an và quan đội và hiện tại dùng ngan sách nhà nước tăng lương qân nhân tại ngũ gấp đôi , chính là mua chuộc lòng trung thành với đảng nhằm chống lại nhân dân .
Vì vậy mọi sự lựa chọn một khuynh hướng chính trị từ đảng cho VN hôm trước nhất là cho sự sống còn của đảng , không vì dân hay tổ quốc thậm chí cả nô lệ hay bán nước đảng cũng sẽ chẳng từ chối . Một khuynh hướng chính trị từ đấy mang tính chất tạm thời , chắp vá bấp bênh không thể nào định hướng .
Đảng Cộng Sản VN sẽ đi về đâu không quan trọng . Đất nước VN ta sẽ như thế nào , con cháu ta sẽ như thế nào trong tương lai khi còn Cọng sản mới là việc cần nghỉ đến .
Tiếp:
Xóa- Do vậy, điều có thể khẳng định là : thực chất quyền lực sau cùng của nước Mỹ nằm ở các nhà tài phiệt tài chính ngân hàng phố Wall và cục dự trữ liên bang FED ( nơi duy nhất có quyền in đồng dollar, chứ không phải chính phủ Mỹ). Do vậy, dù là 2 đảng với 2 ứng cử viên TT của mỗi đảng , nhưng suy cho cùng, TT Mỹ nào cũng phải trước hết là phục vụ cho quyền lợi của giới tài phiệt kể trên rồi sau đó mới đến quyền lợi của nước Mỹ.
Không có ngoại lệ.
Dù là các ông tổng thống Mỹ đều có những khác biệt chính sách, nhưng thường là không lớn nếu không muốn nói là tiểu tiết ,vụn vặt trên góc nhìn quốc gia.
Trong khi đó đơn cử : vấn đề đầu tiên,lớn nhất mà chắc chắn đại đa số người dân Mỹ mong muốn là : Mỹ giảm bớt tiến tới chấm dứt can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài, qua đó chấm dứt sự đổ máu của con em họ bên ngoài nước Mỹ, qua đó giảm thiểu ngân sách quân sự khổng lồ của Mỹ. Điều này không TT Mỹ nào đáp ứng được, hay nói đúng hơn là không dám làm.
Các ông chủ phố Wall và FED đang ngồi đó..
- Liên hệ với VN, tác giả kết luận DÙ LÀ TRUMP HAY AI NỮA THÌ CHÍNH SÁCH CỦA MỸVỚI VIỆT NAM NÓI CHUNG VẪN KHÔNG THAY ĐỔI.
Chắc chắn 1 điều là kết luận này có cơ sở vững chắc. Thời gian không dài lắm sắp tới (4 hoặc 8 năm) sẽ khẳng định điều này.
- Với TPP cũng vậy, VN cần nhưng không phải với mọi giá, có hay không (TPP) cũng không quá quan trọng với VN, xét trên nhiều mặt với góc nhìn từ VN.
- Vẫn đảm bảo tính độc lập tự chủ đa phương trong hội nhập, là rất nhiều hiệp định thương mại với định chế đa phương hoặc song phương mà VN đã ký kết và đang có hiệu lực, vận hành tốt và có tác dụng lớn .
1- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)
2- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)
3- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)
4- Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP).
5- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)
6- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA)
7- Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (JVEPA)
8- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Chilê
9- Hiệp định Thương mại Việt-Lào
10- Hiệp định Thương mại tự do Việt-Hàn
11- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU, gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan, Việt Nam.)
12- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.
Một phân tích rất xác đáng. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi tác giả nêu ra cuối bài đã rõ ràng. Đảng cộng sản Việt Nam không có năng lực trí tuệ cũng như bản lĩnh để đưa ra một mô hình phát triển và chính trị đáp ứng với tình hình hiện nay.
Trả lờiXóa* Ông Phạm Quý Thọ , 62 tuổi,gần đây nổi lên như 1 người phản biện, với nhiều bài viết được BBC Việt ngữ,.. sử dụng. Không khó để hiểu được những suy nghĩ thật của ông này, dù thể hiện dưới phong cách viết nào.
Trả lờiXóaTuy vậy nhìn tổng thể, tiếng nói phản biện nói chung, bất kể từ hướng nào, điều kiện tiên quyết vẫn luôn là dựa trên những thông tin, những sự kiện có thật. Bài viết của ông PQT. không có thông tin hay sự kiện giả mạo,..với nhiều tư liệu có thể kiểm chứng được. Đó là điểm đáng ghi nhận.
- Từ những dữ liệu có thật đó, tùy theo góc nhìn của mỗi người, sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá,..khác nhau. Ở bài viết này, đơn giản là ông PQT. đã thể hiện được cách đánh giá của bản thân và qua cách viết dẫn dắt, ông Thọ cũng để cho bạn đọc tự đánh giá, nhìn nhận sự việc nhưng thực chất là theo cách nhìn của ông ta.
Tuy vậy, ở tiêu chí đa chiều , tiếng nói phản biện có tính Xây dựng của ông PQT. cũng cần được tôn trọng.
* Xung quanh việc ông D. Trump lên làm tổng thống Mỹ, rồi từ đó có ảnh hưởng như thế nào đến VN ? có rất nhiều cách nhìn nhận, đây là 1 trong số đó:
Bài viết của FBker. Nguyễn Minh Tâm :
DÙ LÀ TRUMP HAY AI NỮA THÌ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
VỚI VIỆT NAM NÓI CHUNG VẪN KHÔNG THAY ĐỔI
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1834214806858889&id=100008111627906
Theo đó tác giả tập trung phân tích sâu về bản chất cốt lõi sự vận hành của nước Mỹ, bắt đầu từ góc nhìn về kinh tế, tài chính,..
Tác giả viết,trích : "...Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào Hiệp ước Bretton Woods, Mỹ khống chế thị trường tiền tệ quốc tế bằng cách buộc đồng dollar Mỹ phụ thuộc vào vàng và buộc các đồng tiền của các nước khác tham gia thể chế IMF và WB phụ thuộc vào đồng dollar..."
và trích : "...Luật chơi này hoàn toàn có lợi cho các nhà tư bản tài chính - ngân hàng Mỹ và là “vũ khí tài chính” để Mỹ làm bá chủ thế giới về tiền tệ..",
rồi, trích : ".. Mặc dù định chế Bretton Woods sụp đổ vào tháng 8 năm 1971 do việc Hoa Kỳ in quá nhiều dollar tiền mặt để tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam và viện trợ cho các nước khác đã khiến dollar Mỹ mất giá, lạm phát gia tăng nhưng việc chính quyền Mỹ tuyên bố dùng “dầu mỏ” làm bản vị thay cho vàng đã làm cho giới tư bản tài chính - ngân hàng Mỹ tránh khỏi sụp đổ và tiếp tục phát triển. Chính vì vậy mà từ năm 1971 đến nay, tất cả các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới có sự can dự trực tiếp hay giám tiếp của Mỹ đều xoay quanh “bản vị dầu mỏ”..."
Sau đó, tác giả nhận định : "...Với tham vọng duy trì địa vị bá chủ thế giới không chỉ về quân sự mà còn về tài chính thông qua đồng dollar, chính quyền Mỹ không từ một thủ đoạn nào để duy trì địa vị ấy..."