Thật khó tưởng tượng trong những năm đầu sau ngày giải
phóng, nếu không phải là ông Kiệt lãnh đạo thành phố này thì làm sao cái xã hội
ly tan thời hậu chiến này có thể ổn định, lòng người được thu phục.
Ông cho nhiều người dân cái cảm tưởng thân phận của họ
không bị bỏ quên, ông mang lại cho họ sự yên tâm và lối thoát.
Ông
biết lắng nghe, lắng nghe nguyện vọng của người dân và tiếng nói của giới trí
thức.
Từ “Nhóm thứ
sáu”...
Những năm phụ trách TP.HCM, từ năm 1975 ông Kiệt đã
chỉ đạo thành lập Hội Trí thức yêu nước do anh Huỳnh Kim Báu làm tổng thư ký.
Đến năm 1986, ông đã mời gọi nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó có nhiều vị đã
từng làm việc cho chế độ cũ, tham gia tư vấn cho ông dưới tên gọi “Văn phòng
công tác nghiên cứu kinh tế thuộc bí thư Thành ủy”.
Ông Phan Chánh Dưỡng kể lại: “Các anh em tham
gia nhóm tư vấn này tự đặt tên là “nhóm thứ sáu” vì thường nhóm họp trao đổi ý
kiến, báo cáo chuyên đề với ông Sáu Dân vào thứ sáu hằng tuần”.
Khi thấy văn phòng kinh tế này hoạt động có ích, ông
liền gợi ý cho giáo sư Trần Đình Bút và tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh lập ra “Hội
Khoa học kinh tế và quản lý”nhằm thu hút nhiều hơn nữa trí thức thành phố vào
cuộc; không phân biệt nguồn đào tạo, từ các nước tư bản chủ nghĩa hay xã hội
chủ nghĩa, miễn là có nhiệt tình và năng lực đóng góp. Cho đến năm 1989, thời
điểm Đảng đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, ông Kiệt đã quy tụ đội ngũ trí thức trong
cả nước tích cực nghiên cứu được nhiều vấn đề đổi mới tư duy kinh tế, về cải
cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính công, tiết kiệm quốc gia và đầu tư nước
ngoài, ngoại thương và quan hệ quốc tế...
Ông Nguyễn Văn Hảo - nguyên phó thủ tướng chính quyền
Sài Gòn - đã tâm sự với bà Tôn Nữ Thị Ninh rằng: “Vì anh Sáu, tôi mới ở lại VN
sau 1975, và sau khi ra đi rồi trở về VN giữa thập niên 1990, tôi trở về cũng
vì anh Sáu!”.
Đến khi ra Hà Nội, ông là vị thủ tướng đầu tiên tập
hợp trí thức, chuyên gia, lập nên tổ tư vấn cho Thủ tướng về cải cách kinh tế
và cải cách hành chính, gọi tắt là “tổ tư vấn cải cách cho Thủ tướng”. Tổ tư
vấn cải cách gồm nhiều chuyên gia, trí thức tài giỏi trong và ngoài nước. Mỗi
người trong tổ tư vấn cải cách được gửi kiến nghị, đề án hoặc trình bày trực
tiếp với Thủ tướng ý kiến của mình.
Ông Sáu Dân đã thể hiện tính khiêm cung khi từng nói
với GS Trần Đình Bút và nhóm chuyên gia tư vấn cho ông trong những năm ở
TP.HCM: “Mong anh em hãy coi mình như người học trò, thấy mình làm gì hoặc nói
gì chưa đúng thì cứ nói: “Sáu Dân ơi, sai rồi” và phân tích cho mình biết cái
sai, tốt hơn nữa là vạch cho mình biết phải sửa ra sao... Tất cả vì lợi ích của
đất nước mà. Tinh thần yêu nước của các bạn, và nếu là đảng viên, thì ý thức
xây dựng Đảng là ở chỗ đó...Tôi cần nghe những ý kiến phản biện của các bạn.
Phát huy chức năng độc lập tư duy và phản biện của người trí thức, theo tôi, là
một yêu cầu trọng yếu của đất nước đối với giới trí thức, phải không nào”.
Ông Sáu Dân cũng từng nói trên báo Tuổi Trẻ năm 2006
về “bí quyết lãnh đạo” của ông: “Nghe kỹ, nghe ngược, nghe xuôi các nhà quản lý
(nghe xốn lỗ tai cũng được!) trước khi quyết định. Và khi quyết định rồi thì
đừng đưa tay ra sau sờ ghế mình đang ngồi”.
Không ai
chọn cửa để sinh ra
Tư tưởng và chính sách đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp
hòa giải dân tộc của ông đã thể hiện xuyên suốt từ khi ông lãnh đạo TP.HCM cho
đến cuối đời. Ông thấu hiểu rằng thống nhất nhân tâm để đi đến đại đoàn kết dân
tộc là cội nguồn sức mạnh VN.
Vào năm 2008, khi trao đổi với những người cộng sự của
ông về kết quả làm việc với các đoàn Việt kiều mà ông đã giới thiệu với các tổ
chức nhân đạo TP.HCM, ông Sáu Dân đã dặn dò: “Nhiều người có thể có xu hướng
chính trị khác nhau, nhưng cái tâm vì đất nước, vì người nghèo của anh chị em
thì chúng ta trân trọng. Hòa hợp, hòa giải dân tộc bây giờ tạo nên sức mạnh lớn
lắm!”.
Vào những năm 1978-1979, khi có nhiều trí thức bị bắt
giam vì vượt biên, chính ông Kiệt đã đích thân đến các trại giam bảo lãnh cho
các ông này được tự do, và sau đó ông Kiệt còn giao cho những người thân cận đi
xin cấp lại hộ khẩu và sổ lương thực cho họ.
Trong giới trẻ Sài Gòn và miền Nam vào những
năm đầu sau ngày giải phóng đã nổi lên một vấn đề còn lớn hơn chuyện cơm áo,
gạo tiền, đó là vấn đề lý lịch gia đình. Hàng trăm ngàn bạn trẻ là con em sĩ
quan,công chức ngụy quân, ngụy quyền, gia đình tư sản và kể cả nhiều thanh niên
từng khoác áo lính Sài Gòn. Khi thi tuyển vào đại học hoặc đi xin việc làm ở
công sở, họ thường bị gạt bỏ, bị phân biệt đối xử bởi lý do “lý lịch không
trong sạch”!
Nắm bắt được tâm tư này, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt
đã chủ động đề cập thẳng điều đó ngay tại Đại hội Đoàn TNCS TP.HCM tháng
7-1977: “... Lẽ tất nhiên hoàn cảnh gia đình, xã hội không thể không ảnh hưởng
ít hay nhiều đến tư tưởng và tình cảm mỗi con người chúng ta. Nhưng ta phải
thấy rằng khi tuổi trẻ đã đi vào cách mạng là bước đầu vượt qua mọi níu kéo,
ràng buộc của quá khứ. Bởi vì kinh nghiệm cho thấy số đông bạn trẻ chúng ta dễ
tiếp thu cái mới và khi tìm ra lẽ sống, họ dám sống đến cùng. Thế hệ trẻ đang
lớn lên ở TP ta, ra đời từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng
tinh thần và tín ngưỡng khác nhau. Không ai chọn cửa để sinh ra. Đối với mỗi
người trẻ tuổi đang bước vào đời, chúng ta nhìn họ như nhau, cùng là những
người chủ tương lai của TP. Xã hội muốn tuổi thanh xuân không mặc cảm và rất
thanh thản trong tâm hồn. Không phân biệt đối xử trên con đường đi tới... Xã
hội phải đối xử công bằng với tất cả lớp người trẻ đi lên với xã hội này, ai ai
cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Vì lợi ích của toàn xã hội, chúng ta
lấy thực tâm, thực học, thực tài làm tiêu chuẩn, không để quá khứ ràng buộc
tương lai mà hạn chế chí tiến thủ và hoài bão cống hiến của mỗi người trẻ tuổi”.
Phát biểu của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã như một
thông điệp về đại đoàn kết-hòa hợp-hòa giải dân tộc. Câu nói nổi tiếng “Không
ai chọn cửa để sinh ra“ lại một lần nữa vang lên trong buổi ông nói chuyện với
hàng chục ngàn thanh niên ở công viên Tao Đàn. Phát biểu đó được đăng tải
nguyên văn trên báo Tuổi Trẻ số ngày 30-9-1977, đã tác động rất tích cực đến
tâm tư tình cảm của giới trẻ Sài Gòn.
Đến lúc nghe chú Sáu Dân nói những lời này như “xã hội
phải đối xử công bằng với tất cả lớp người trẻ đi lên với xã hội này...”, chúng
tôi mới ngộ ra tấm lòng của chú đối với lớp trẻ Sài Gòn, ẩn sau chủ trương
thành lập lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) của ông: công việc kiến thiết
đất nước, phục hồi sản xuất sau chiến tranh cần có sự chung tay của đông đảo
những người lao động trẻ. Họ được mời gọi gia nhập lực lượng TNXP với tiêu chí duy
nhất là tự nguyện, bất kể lý lịch xuất thân. Chính hình thức tổ chức “lực lượng
TNXP” đã trở thành cánh cửa mở rộng lối vào đời cho hàng vạn bạn trẻ dù xuất
thân từ đâu.
(TTO)
-------------
"Sáu Dân muốn làm vua Sài Gòn"
Trả lờiXóaCâu cảnh cáo lạnh lùng,đầy tính đảng của Tố Hữu dành cho ông Kiệt
Với tư duy của ông Kiệt,nếu không bị đảng khống chế,chắc chắn đất nước sẽ có bộ mặt sáng sủa hơn hiện nay nhiều
Đó mới chính là phản động
"Người cộng sản tốt là người bị chính các đồng chí của mình ám hại!"
Trả lờiXóa(NBT)
Tu tuong Sau Dan sao bang 3x duoc? Nguoi co sang lap ra nhung tap doan tham nhung,tong cong ty tham nhung,cac lanh chua dia phuong,chiem dat cua dan giao cho cac dau nau dat dai ban chia nhau,vi vay cac dan em dang tranh nhau bo phieu cho dan anh cai ghe "TONG"de tiep tuc lap them cac TONG tham nhung khac nua.
Trả lờiXóaTố Hữu - một thợ thơ khát máu ( nhà thơ hay thi sĩ là một người có tâm hồn nhẹ nhàng thanh thoát,có tính nhân văn và hồn người => thơ là sản phẩm của tâm hồn họ,họ oằn mình đau đớn để ọc ra những án thơ nhẹ nhàng như gió thoảng mây bay,những bản tình ca mượt mà nói lên khát vọng dễ thương và bình thường của những con tim chân chính...để xoa dịu phần nào nổi đau của loài người trong cuộc đời trần thế nhiều biên động đau thương !...)// chứ không phải dùng những vần thơ mình làm được để kích động hận thù,kêu gọi chém giết,phục vụ tuyên truyền cho một học thuyết,một tà giáo nào chống lại loài người vô tội ! ) Thơ Tố Hữu :" giết,giêt nữa,bàn tay không phút nghỉ "..."thờ Mao chủ Tịch,thờ Stalin vĩ đại !..." Trời,trái đất sụp đổ !!! Thơ đấy à ??? NHỮNG VẦN THƠ CỦA QUỶ SA-TĂNG !!!
Trả lờiXóaThủ tướng Vỏ văn Kiệt và thủ tướng Phạm Hùng, hai người cùng quê Vỉnh Long. Cả hai đều chết đột ngột. Nghe nói do cảm cúm hay tai biến mạch máu gì đó.
Trả lờiXóaThời Võ V Kiệt làm Bí thư thành uỷ Sài Gòn,tôi từng
Trả lờiXóaở lúc đó nên tôi xác nhận bài này nói đúng về ông ta.
Nhờ ông ta mà các đồng nghiệp của tôi đi "cải tạo" về
đều được tuyển dụng làm bác sĩ điều trị các bệnh viện
SG.Điều này cũng có nghĩa là ông ta biết dùng người
có khả năng,làm được việc y tế đang cần lúc đó.
Chính mấy giáo sư như PBT,LVT.v.v.bị bắt vì vượt biên
nhưng được ông bảo lãnh ra tù về làm việc lại.Có điều
là họ vẫn tiếp tục vượt biên vì họ không tin vào chế độ
CS.và vì họ tin là vài người tốt như ông Kiệt không thể
thay đồi được bản chất của hệ thống cai trị CS.
Công bình mà nói,ông Kiệt vốn là dân miền Nam nên
không giáo điều sắt máu qúa độ như vùng khác(có lẽ
tính cách hơi khác thủ Dũng).Hơn nữa,ông tỏ ra rất
thực dụng,biết lợi dụng nhân tài đủ mọi lãnh vực để
tuyên truyền và đánh bóng chế độ.
Trường hợp TCS.là thấy rõ nhất khi TCS.bỏ chạy
khỏi Huế vào lại SG.thì ông ta cấp hộ khẩu cho TCS.
và mỗi tối thứ Bảy,ông đến nhà TCS.nghe nhạc mà
họ Trịnh sáng tác trước 1975.
Đoạn sau cần được nói rõ hơn là TCS.
Xóalúc đó ở SG.được NHThái,(người cùng
với HVTòng có mặt trong Dinh ĐL.30/4)
chở đến Đài Phát Thanh SG.hát bài "Nối
vòng tay lớn" nhằm trấn an người dân
nhưng sau đó vài tháng,TCS.về Huế thì
bị cán bộ là bạn bè ở đây "đì" TCS.đi lao
động mà toàn là gỡ bom mìn sót lại sau
chiến tranh.Đã thế,TCS.còn bị họ đưa ra
trường Đaị học Sư phạm đấu tố cùng với
2 người nữa là Phạm Duy,Hoàng Thi Thơ
Do đó,TCS.sợ qúa nên chạy trờ vô SG.
Bàn về những "người cộng sản tốt" thì luôn khiên cưỡng.
Trả lờiXóaHaizzz...