* BÙI VĂN BỒNG
Hôm nay, ngày 3-5, ‘ngày Tự do Báo chí thế giới’. Ngày
Tự do Báo chí thế giới là ngày Liên Hiệp Quốc dành riêng để cổ vũ và
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tự do báo chí trên toàn thế giới.
Cách đây 12 năm, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) công nhận ngày 3-5 là Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Một trong những mục
đích của ngày này là để nhắc nhở chính phủ các quốc gia tôn trọng và ủng hộ
quyền tự do ngôn luận.
Ngày Tự do Báo chí thế giới năm 2011 World Press
Freedom Day celebration được tổ chức ở Washington ,
D.C. , Hoa Kỳ từ ngày 1-3 tháng 5.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí thế
giới. Chủ đề của ngày này năm nay là "Truyền thông thế kỷ 21: Các giới hạn
mới, các rào cản mới". Ngày kỷ niệm này đã khẳng định các nguyên tắc cơ
bản của phương tiện truyền thông tự do trong thời đại kỹ thuật số - khả năng
của các công dân nói lên ý kiến của họ và khả năng truy cập các nguồn thông tin
độc lập khác nhau - 20 năm sau Tuyên ngôn ban đầu được đưa ra
ở Windhoek, Namibia. Chương trình và chương trình nghị sự
Các
‘ngày Tự do Báo chí thế giới’ hàng năm được UNESCO và nước chủ nhà thường khai
mạc bằng thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với sự chủ tọa
của Tổng Giám đốc UNESCO và Tổng thống hay Thủ
tướng nước chủ nhà.
Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hiệp Quốc ngày 20.12.1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã
công bố ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tự do Báo chí thế giới"
(Nghị quyết số 48/432) để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do
báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và
duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn
về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra
năm 1991.
Các tổ chức như Phóng viên không biên
giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán
của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo.
Theo tài liệu hàng năm của tổ chức "Phóng viên không biên giới" xuất
bản ngày 3.5.2005 ở Genève thì riêng năm 2004 đã có 19 nhà báo bị
giết ở Iraq. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2005 trên thế giới đã có 22 nhà báo
bị giết, trong đó có 9 người ở Iraq. Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2005, trên
thế giới có 107 người làm việc cho các phương tiện truyền thông bị cầm tù, chỉ
tính riêng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 26 và Cuba là
22 người.
UNESCO đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới"
bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế
giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có
đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên
khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy
hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này đuợc trao theo sự tiến cử của một ban
giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ
chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo
chí và các nước thành viên UNESCO đề cử.
Giải được đặt tên như vậy để vinh danh Guillermo
Cano Isaza, một nhà báo người Colombia đã bị ám sát ngay trước
trụ sở tòa báo El Espectador của ông ởBogotá, ngày 17.12.1986 vì ông viết
nhiều bài tố cáo tội phạm của những ông trùm ma túy đầy thế lực ở Colombia.
UNESCO cũng đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế
giới" mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông,
các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đánh giá tình trạng
tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những
thách thức. Mỗi hội nghị tập trung vào một chủ đề liên quan đến tự do báo chí,
bao gồm việc quản trị tốt, việc theo dõi đua tin của phương tiện truyền thông
về nạn khủng bố, tinh trạng các tội phạm không bị trừng phạt và vai trò
của các phương tiện truyền thông ở các nước sau khi xảy ra chiến tranh.
Tổng thống thứ ba Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Thomas
Jefferson, là “… Nếu bắt tôi
phải quyết định chọn giữa một chính phủ không có báo chí hay báo chí mà không
có chính phủ, thì tôi sẽ không do dự lấy một phút khi quyết định lựa chọn điều
thứ hai”.
“Nhà báo cho tất cả những người công dân như chúng ta
cơ hội biết được sự thật về đất nước, về chính chúng ta và về chính quyền của
chúng ta. Điều đó giúp cho chúng ta tốt hơn, làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Nó
tạo tiếng nói cho những người không có tiếng nói, phô bày tình trạng bất công
và buộc những người lãnh đạo như bản thân chúng tôi phải có trách nhiệm.” - Đó
là phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sau cuộc hội luận về tự do báo
chí diễn ra sáng hôm 2-5-2015 tại Nhà Trắng với ba nhà báo từng bị bách hại,
trong đó có ông Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến là Blogger Điếu Cày.
>> Blogger Điếu Cày: Từ nhà tù đến Nhà Trắng
>> Blogger Điếu Cày: Từ nhà tù đến Nhà Trắng
Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952, có bút
hiệu trên blog là Điếu Cày, bị bắt ngày 20/4/2008 tại TP Hồ Chí Minh. Ngày
10/9/2008, Nguyễn Văn Hải bị tòa án tuyên phạt 30 tháng tù giam vì tội trốn
thuế. Tháng 4/2012, Nguyễn Văn Hải bị tòa án xét xử thêm về tội “tuyên truyền
chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự và bị tuyên án 12 năm tù
giam. Ngày 21/10/2014, Nguyễn Văn Hải được tạm đình chỉ chấp hành án và
được phép xuất cảnh sang Los Angeles ,
Mỹ.
Theo cáo buộc, năm 2001, Nguyễn Văn Hải và một số
người thành lập cái gọi là "Câu lạc bộ nhà báo tự do" và tạo blog
mang tên câu lạc bộ để các thành viên đăng bài viết của mình. Blogger Điếu Cày
bị cho là đã tự động thay mật khẩu của blog để quản lý, điều hành; lôi kéo Tạ
Phong Tần (44 tuổi) và Phan Thanh Hải (43 tuổi) tham gia. Để khuếch trương, họ
lập thêm các phụ trang blog.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, cơ quan chức năng
xác định Nguyễn Văn Hải và các cộng sự đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc,
chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đăng trên blog Điếu Cày do
mình quản lý. Các bài viết này cũng được đăng trên blog "Công lý và sự
thật" của bà Tạ Phong Tần và "Anhbasaigon" của Phan Thanh Hải.
Ngoài ra, nhà chức trách còn cho rằng Nguyễn Văn Hải
và Phan Thanh Hải đã tham gia khóa huấn luyện của một tổ chức chống phá nhà
nước có tên là Việt Tân mở tại Thái Lan hồi tháng 3/2008.
Hai đối tượng khác là Tạ Phong Tần bị tuyên phạt 10
năm tù giam và Phan Thanh Hải được Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo,
tuyên giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.
Các blogger ở Việt Nam thường xuyên bị theo dõi đến
từng chi tiết, câu chữ, tập hợp lại để coi là “chứng cứ phạm tội” và thường bị quy chụp áp vào vi phạm Điều 258 –
Bộ luật hình sự. Các Blogger thường đấu tranh cho tự do dân chủ, công lý, công
bằng xã hội, phê phán thẳng vào những cá nhân, hiện tương suy thoái, biến chất,
tham nhũng, quan liêu trong các cán bộ lãnh đạo. Họ còn không ngừng đấu tranh
vì nhân quyền. Tuy nhiên, đảng, nhà nước không coi đó là sự ‘kết hợp xây và
chống’, biết sai để sửa làm sao bảo đảm dân chủ, tăng thêm niềm tin của dân với
đảng, nhà nước và tăng sức chiến đấu cho đảng, nâng cao chât lượng chính quyền,
ngược lại họ lại cho là sự “cố tình bêu xấu, bôi nhọ”, chống lại đảng, Nhà
nước…để kết tội (!?)…
Nhân quyền tại Việt Nam là tổng thể các mối quan
hệ xã hội liên quan đến việc thực thi quyền con người tại Việt Nam và cũng là
các vấn đề liên quan đến các quyền con người (bao hàm các quyền chính trị) vốn gây rất nhiều tranh cãi giữa
chính phủ Việt Nam
và một số tổ chức nhân quyền quốc tế chính phủ các nước phương Tây như Hoa
Kỳ.
Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chính
phủ một quốc gia cần đảm bảo các quyền con người cơ bản (như các quyền dân sự và chính trị, quyền tự
do tư tưởng, quyền tự do phát ngôn, quyền lập hội...). Sự phát triển văn
minh của con người đó là các quyền đó càng ngày phải càng được đảm bảo. Trong
quá trình phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng
đó. Cho tới gần đây, Việt Nam vẫn luôn khẳng định mình vẫn tuân thủ đầy đủ các
thỏa thuận đã ký kết, đồng thời nói dân chủ của Việt Nam có bản sắc riêng, là
dân chủ xã hội chủ nghĩa, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo. Trong
khi đó, các nước như Mỹ, Châu Âu phê phán việc Việc Nam không tuân thủ đầy đủ các hiệp
ước đã ký, vì theo họ đã ký có nghĩa là nên tuân thủ.
Mặc dù luôn đề cập đến đặc thù của đất nước, nhưng
Chính phủ Việt Nam vẫn công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị
phổ dụng, và đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự
và Chính trị cũng như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hóa. Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định thực thi đầy đủ các công ước họ đã ký.
Và với những kết quả được cho là tích cực trong lĩnh vực nhân quyền, Trong năm
2011, Chính phủ Việt Nam đã ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng
thất bại.
Điều 4, Chương
1 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định
vai trò "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam,
do đó không có tranh cử giữa các đảng phái. Chính quyền của Đảng Cộng sản luôn
diễn giải Điều 4 theo hướng có lợi cho mình, và đặt các đảng phái khác ngoài
vòng pháp luật, mặc dù Hiến pháp không cấm thành lập đảng phái khác Đảng Cộng
sản. Chính quyền Việt Nam
liên tục khẳng định không chấp nhận có đa đảng ở Việt Nam . Theo đó
duy nhất có một Đảng Cộng sản hợp pháp hoạt động. Điều này đi ngược với đa
số các quốc gia khác trên thế giới, khi hầu hết các quốc gia đều có nhiều đảng
phái để đảm bảo quyền tự do lập hội. Hiện Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp để
xét xử hành vi vi hiến.
Theo báo cáo nhân quyền của Mỹ về Việt Nam gần nhất
(năm 2012), các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất tiếp tục là hạn chế của
chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay thế
chính phủ, tăng cường hạn chế tự do dân sự của công dân, tham nhũng trong ngành
tư pháp và công an/cảnh sát. Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam
lại trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới (với 184
phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu) và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội
đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Nhân quyền nếu hiểu theo nghĩa là quyền tự nhiên, là
các quyền tự có của mỗi cá nhân, không ai có thể ban cho hay tước đoạt thì đã
tồn tại từ lâu trong lịch sử Việt Nam . Bảo vệ nhân quyền và thực hành
nhân ái là những phẩm chất đã từng tồn tại hàng nghìn năm trong cuộc sống đời
thường của người Việt.
Trong lịch sử, người Việt Nam luôn phải đấu tranh giành quyền
được sống trong độc lập tự do (một nhân
tố cơ bản trong nhân quyền), và xây dựng cuộc sống nhân ái (yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người và
người). Trong hiện thực xã hội Việt Nam , hai phạm trù nhân quyền và
nhân ái luôn gắn bó với nhau. Trong nhân quyền có nhân ái và ngược lại trong
nhân ái có nhân quyền. Một số ý kiến còn khẳng định rằng: "tổ tiên người
Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay”.
Trong thời kỳ cổ, đã có một số sự tích nói lên quyền
tự do của con người cho dù chỉ là manh nha như sự tích về Tiên Dung và Chử
Đồng Tử nói lên quyền tự do luyến ái của nam nữ, sự tích về Mai An
Tiêm nêu lên quyền và khát vọng tồn tại của người Việt cổ. Nhiều truyện cổ
tích, thần thoại hay truyền thuyết khác đều có nội dung ca ngợi quyền được
sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người.
Một số câu ca dao, tục ngữ cũng đề cập đến nhân quyền
như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải
thương nhau cùng; hay Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn hoặc là thương người như thể thương thân…
Trong thời kỳ phong kiến, ở một số triều đại nhất
định, quyền con người cũng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, điều
này có thể ảnh hưởng của triết lý Phật Giáo vốn thịnh hành vào thời kỳ
phong kiến. Trong luật pháp của Nhà Lê mà đặc biệt là Bộ Luật Hồng đức thì quyền bình đẳng đã
được quy định trong tương quan nam và nữ (các bà có quyền làm nữ quan, với ưu
đãi trong thủ tục thiết triều; vợ bình quyền với chồng về quyền dân sự và tài
sản, trách nhiệm dân sự...), trong tương quan giữa các chủng tộc (người thiểu
số được xét xử theo tục lệ của họ, được tự trị về hành chánh) hay một số chính
sách kinh tế xã hội: nhà nước có nghĩa vụ giúp ngươi nghèo khó,tật nguyền, cô
nhi, quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tội nhân đang giam cầm,
dân đinh đi sưu dịch cũng được săn sóc... Đó là những quy định bảo vệ
quyền của phụ nữ, bảo vệ quyền sống đối với người vô gia cư, người già, trẻ em
(nhất là trẻ em gái), quyền được bảo vệ thân thể… sớm hơn tư tưởng nhân quyền
của nhiều quốc gia phương Tây.
Nhân quyền còn được thể hiện qua một số chính sách
ngoại giao, đối xử với tù binh chiến tranh của các triều đại phong kiến Việt
Nam, ở triều Trần, sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, nhà Trần cũng
đã tha cho nhiều tù binh, hàng tướng về nước, bảo toàn mạng sống cho họ (trừ trường hợp của Ô Mã Nhi), thời
nhà Lê, thông qua hội thề Đông Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo
điều kiện cho quân Minh trở về nước an toàn với chủ trương lấy đại nghĩa để
thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường đạo. Thời Tây Sơn, sau khi đánh
thắng quân Thanh, Quang Trung đã cho phép trao trả tù binh, thông
thương giữa hai nước, cho Hoa kiều lập đền thờ các binh sĩ đã tử trận (Đền Sầm Nghi Đống, Gò Đống Đa...)
Có thể nói, Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra
thuật ngữ nhân quyền nhưng rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái
nhiệm nhân quyền đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người,
tính nhân nghĩa, nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và các giá
trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong tiếp nhận giá trị từ bên
ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần nhân
đạo. Điều này đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử thành văn của dân tộc.
Sau năm 1975 và đến trước 1990, vấn đề
nhân quyền của Việt Nam tương đối nhức nhối, đặc biệt là đối với một số tầng
lớp dân ở miền Nam Việt Nam, dẫn tới hàng triệu người bỏ nước tị nạn. Năm 1986,
Việt Nam
bắt đầu quá trình Đổi mới, hội nhập với thế giới. Việt Nam ký kết các hiệp ước về quyền
con người khi tham gia vào các tổ chức quốc tế và theo đó lần lượt thay đổi các
chính sách nhân quyền của mình.
Chính phủ Việt Nam cho rằng "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động,
học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn
giáo." Tuy nhiên một số tổ chức nước ngoài lại cho rằng có khoảng cách
xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế. "Tuy nhiên, việc thực
hiện các quyền này bị cắt giảm, thậm chí vô hiệu hóa, bởi hệ thống quy định
pháp luật để đảm bảo "các chính sách và lợi ích của Quốc gia.
Trong báo cáo của mình giải trình tại Hội thảo của Hội
đồng liên hợp quốc (2009) về nhân quyền, Chính phủ Việt Nam liệt kê những thành
quả đã đạt được cũng như các mặt chưa đạt được trong vấn đề nhân quyền của Việt
Nam. Tuy nhiên báo cáo cũng thừa nhận ở Việt Nam vẫn còn những bất cập, khó
khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, có
chỗ còn chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm
chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và minh
bạch trong qua trình đảm bảo quyền con người. Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc đã thông qua báo cáo này của Việt Nam , dù có một số ý kiến phản đối
việc thông qua này.
Theo Phúc trình
Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của
Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói: "Chúng
ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam.
Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp
các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý
trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều
phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay
quyền tự do ngôn luận của công dân".
Bộ Ngoại giao Anh có những nhận xét khá khái quát về
tình hình nhân quyền Việt Nam, theo đó thì trong thời gian gần đây (năm 2010)
đã có những thay đổi trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang đi theo quỹ đạo
tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều diễn biến đáng lo ngại mới nảy
sinh và vẫn tồn tại một số vấn đề đáng quan ngại, chủ yếu là các vấn đề tự
do ngôn luận, tự do báo chívà án tử hình". Trong báo cáo năm 2009
về nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ có phần nhân
quyền tại Việt Nam , với nội
dung ở Việt Nam
vẫn còn nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền. Theo báo cáo này, Chính quyền
Việt Nam đã "tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tự do báo chí, ngôn luận, đi lại,
tụ họp và lập hội, đi ngược lại với những hiệp ước Nhân quyền đã ký kết".
Mặc dù vậy, một số ý kiến từ phía nước Mỹ cũng cho rằng tình hình nhân quyền ở
Việt Nam
vẫn đạt được những tiến bộ nhất định.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là Peterson trong một cuộc
phỏng vấn đã cho biết, những tiến bộ đạt được của Việt Nam về nhân quyền trong
15 năm qua là rất quan trọng, Khi ông đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành
đạo tại gia hoàn toàn bị cấm, hiện tại nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và
nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Hay nói cách khác Việt Nam đã có những tiến bộ. Ông cũng
bày tỏ chính kiến khi cho rằng "không thể đánh giá tình hình nhân quyền
của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia
nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền
là điều không thể đạt được tại một quốc gia".
Biểu trưng của tổ chức Ân xá Quốc tế, một cơ quan quốc tế
từng đưa ra nhiều nhận xét về nhân quyền tại Việt Nam . Điều 69, Hiến pháp Việt Nam quy
định "Công dân có quyền tự do ngôn luận". Tuy nhiên, theo Tổ
chức Ân xá Quốc tế, trong mấy năm qua, Chính quyền Việt Nam "tích
cực trấn áp các phong trào đòi quyền tự do dân chủ, bắt một số các cá nhân và
nhóm đối lập". Một số Blogger có tiếng nói phê phán Chính phủ cũng bị bắt
giam với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước (như
Blogger Điếu cày, Phjam Viết Đào, Trương Duy Nhất, Basam, Quê choa, Người lót
gach...).Đồng thời nhiều website ở nước ngoài không thể truy cập được từ trong
nước tại một hoặc nhiều thời điểm và ISP khác nhau (như facebook
bbcvietnamese.com, talawas, rfa.org..., tuy nhiên Chính quyền Việt Nam đã
phủ nhận việc chặn Facebook. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ra quyết
định 97 kèm theo Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức nghiên
cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch
vụ khoa học và công nghệ, và không cho phép các nhóm tư nhân nghiên cứu
đánh giá về chính sách của nhà nước, dẫn tới sự tan rã của Viện nghiên cứu
Phát triển. Theo tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện Nghiên
cứu phát triển thì không một nước nào ban hành danh sách hạn chế các lĩnh vực
được phép nghiên cứu, và "Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành, Quyết định 97/2009/QĐ-TTg...vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và nội dung,
vi phạm Nghị định thư gia nhập WTO và vì thế là không hợp pháp. Nếu không hủy
bỏ Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, thì những người chỉ đạo, tham gia vào việc soạn
thảo, thẩm định dự thảo quyết định và ký quyết định có thể bị tố cáo phạm pháp,
Chính phủ Việt Nam có thể có khả năng bị kiện ra WTO". Và ông gọi đây là
một "đòn giáng mạnh vào quyền tự do tri thức".
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2010, Đại
sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak nói nước ông vẫn lo ngại về thực
trạng nhân quyền của Việt Nam .
Chính phủ Việt Nam "tiếp tục trừng
phạt tự do ngôn luận và phản kháng, và gắn nhãn 'khủng bố' cho những đảng chính
trị khác Đảng Cộng sản". Đại sứ Mỹ ghi nhận chỉ tính riêng trong năm
2010 ở VN đã có 24 người bị bắt, và 14 người khác bị kết án vì biểu lộ quan
điểm theo phương cách hòa bình".
Tổ Chức Theo Dõi Nhân quyền ra tuyên bố nhân dịp Đại
hội Đảng CSVN lần thứ 11. "Ðảng CSVN cần từ bỏ chủ trương xiết chặt kiểm
soát các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ
11, trả tự do cho những người đang bị cầm tù, giam giữ và bị kiểm duyệt".
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của HRW phát biểu "Việc trấn áp những người phê phán
chính quyền một cách ôn hòa không phải là điều gì mới lạ ở Việt Nam ".
Điều 69, Hiến pháp Việt Nam quy
định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin". Tuy nhiên, trên lĩnh vực tự do báo chí, Chính phủ Việt Nam công khai tuyên bố áp đặt sự lãnh đạo tư
tưởng và nội dung lên tất cả các báo chí xuất bản tại Việt Nam . Đảng CSVN cho biết báo chí là
công cụ của Đảng, để "tích cực tuyên
truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng...", "kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, làm
thất bại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng, dân tộc".
Nếu các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trên đây
sống trong một đất nước có đầy đủ dân chủ, nhân quyền và tiến bộ, chắc chắn họ
sẽ không mất công để đấu tranh cho điều đó và có thể họ đã có văn phòng luật sư
riêng, công ty riêng hoặc một tờ báo tư nhân nào đó... Mỗi người một lĩnh vực
đủ để họ nỗ lực làm việc và sống thoải mái, không cần phải suy nghĩ gì nhiều.
Ngược lại, trong điều kiện xã hội hoàn toàn thiếu vắng
dân chủ, nhân quyền, khoa học và tiến bộ như Việt Nam, nếu họ không đấu tranh
cho điều đó, thì họ cũng giống như bao số phận khác, chấp nhận và cam chịu,
cũng toa rập, đút lót, nịnh bợ, cúi đầu trước quyền lực phe nhóm để được yên
thân làm ăn (cho dù việc làm ăn đó hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên góc độ con
người!). Hoặc là như hiện tại, họ buộc lòng phải đấu tranh để thực hiện lý
tưởng dân chủ, tiến bộ cho dân tộc.
Một số nhà bình luận của Anh và Pháp cho rằng: Với một
nhà nước hà khắc cộng với cơ chế độc tài, độc trị của đảng Cộng sản Việt Nam,
những nhà đấu tranh cho dân chủ, dân quyền Việt Nam đương nhiên là kẻ thù của
họ. Và họ đã đối đãi với những kẻ thù chế độ như thế nào? Dùng mọi thủ đoạn, kể
cả những thủ đoạn bỉ ổi và mông muội nhất để tạo ra cái cớ mà bắt nhốt, ghép tội
và hành hạ các nhà đấu tranh dân chủ. Có một điều rất đặc biệt là trong cái chế
độ độc tài này, nhà đấu tranh dân chủ bị hành hạ, bị làm nhục bao nhiêu thì
ngược lại, danh dự của họ càng cao quí bấy nhiêu trong cái nhìn của thế giới
tiến bộ. Chỉ có vấn đề duy nhất là những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền có
chịu giữ khí tiết, kiên định với lập trường của mình hay không mà thôi!
Bây
giờ đang là thế kỉ 21, thế giới đã là thế giới phẳng, mọi thông tin ở bất kì
góc khuất, xó xỉnh nào cũng có thể được phổ biến, được công bố cho toàn cầu.
Chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai
nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng nay 15.1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
lần đầu tiên yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin
trên mạng xã hội như facebook một cách nhanh chóng, chính xác khi
không thể ngăn cấm người dân. Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay
hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết
yếu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải thông tin cho chính xác, định
hướng cho tốt dư luận trên mạng xã hội. “Các
đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem
thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm
được đâu các đồng chí. Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định
hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính
phủ thì người dân mới có lòng tin”.
BVB
----------------
Trong thời đại ngày nay, khi đã 'bùng nổ thông tin toàn cầu', ai chặn mạng Internet chứng tỏ rất dốt về khoa học, bảo thủ, mù mờ. Chặn mạng Internet khác nào đem bùn chặn nước lũ lớn. Chặn chỗ này, nó bục vỡ chỗ khác mạnh hơn, chỗ bị chặn cũng bị nước mạnh (thủy lực lớn) phá tung.
Trả lờiXóaLãnh đạo cần coi mạng xã hội, của báo chí truyền thông, những phê phán, phản biện là kênh thông tin cần nhất cho lãnh đạo. Đừng coi đó là "kẻ thù nguy hiểm", đừng tuyên truyền áp đặt một chiều, đừng ác cảm chỉ lo "trừng trị", bịt mồm với lời nói thẳng, nói thật!
VKH khuyên rất phải.
XóaNhưng một thực tế là lãnh đạo họ đâu cần thông tin phản biện hoặc sự ai đó phê bình sự yếu kém, họ chỉ cần tiền, quyền lực, quyền lợi, ai đụng đến quan liêu, hách dịch, tham nhũng, phê phán họ là coi như bị 'nâng quan điểm' : Nói xấu đảng, nhà nước, làm mát lòng tin của Nhân dân với đảng, ý đồ bôi nhọ...
Nếu họ không vì cá nhân, phe nhóm lợi ích mà vì trách nhiệm, vì dân thì mới quan tâm đến những thông tin ngược chiều, cần người vạch ra yếu kém... Đằng này, họ đang cố giấu nhẹm mà tung lên báo chí, mạng XH là họ "trừng trị" ngay!
XóaChúng tôi biết hết rồi
Chúng tôi biết lâu rồi
Nhưng nếu để tự do cho lũ DÂN ĐEN thì chúng tôi làm sao giữ được chính quyền này
Mà mất chính quyền này thì chúng tôi lại phải xuống làm DÂN ĐEN à?
Không được không được.
(Ban Tuên Gáo)
XóaTrả lời ông Võ Khương Hoạt
Nếu không chặn mạng internet thì gần 800 tờ báo của chúng tôi cạnh tranh sao nổi với mấy tờ báo lá cải của mấy ông Vinh Sàm ông Bùi Bồng ông Bọ Lập ông Điếu Cày ... ?
Nếu phải đóng cửa 800 tờ báo của tôi thì 800 tổng biên tập, nhân với 5 bằng 4000 phó tổng biên tập, nhân với 20 bằng 80000 phóng viên và 40000 nhân viên tạp vụ cộng lại 124800 con người.
1,ÔNG CÓ SẮP XẾP VIỆC LÀM VÀ TRẢ LƯƠNG CHO HỌ ĐƯỢC KHÔNG?
2,ÔNG CÓ ĐẢM BẢO CÁC TỜ BÁO LÁ CẢI SẼ KHÔNG NÓI HẾT SỰ THẬT VỀ CHÍNH QUYỀN CỦA CHÚNG TÔI KHÔNG? ( vì chúng tôi luôn sợ sự thật, thông cảm nha)
3,SAU KHI CÁC ÔNG CAM ĐOAN, CHÚNG TÔI SẼ CHO TỰ DO BÁO CHÍ.
( Ban T..ên Gi.ó )
XóaTrả lời ông Võ Khương Hoạt
Nếu không chặn mạng internet thì gần 800 tờ báo của chúng tôi cạnh tranh sao nổi với mấy tờ báo lá cải của mấy ông Vinh Sàm ông Bùi Bồng ông Bọ Lập ông Điếu Cày ... ?
Nếu phải đóng cửa 800 tờ báo của tôi thì 800 tổng biên tập, nhân với 5 bằng 4000 phó tổng biên tập, nhân với 20 bằng 80000 phóng viên và 40000 nhân viên tạp vụ cộng lại 124800 con người.
1,ÔNG CÓ SẮP XẾP VIỆC LÀM VÀ TRẢ LƯƠNG CHO HỌ ĐƯỢC KHÔNG?
2,ÔNG CÓ ĐẢM BẢO CÁC TỜ BÁO LÁ CẢI SẼ KHÔNG NÓI HẾT SỰ THẬT VỀ CHÍNH QUYỀN CỦA CHÚNG TÔI KHÔNG? ( vì chúng tôi luôn sợ sự thật, thông cảm nha)
3,SAU KHI CÁC ÔNG CAM ĐOAN, CHÚNG TÔI SẼ CHO TỰ DO BÁO CHÍ.
( Ban T..ên Gi.ó )
Xin lỗi ông, còn sót, bổ sung:
Lương của tôi (Tổng biên tập chính ) bằng 800 tổng biên tập phụ cộng lại, liệu các ông có trả được không?
Các ông cứ tính toán cho kỹ đi nhé.
Trong kỳ họp 28 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva (Thụy Sĩ), sau khi Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo hặc Tín ngưỡng đối thoại với nhà nước Việt Nam, thì một ngày sau, hôm 11/3/2015, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Các Quyền Văn hóa, bà Farida Shaheed đã trình bày báo cáo của mình sau chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11/2013.
Trả lờiXóaTại phiên đối thoại này, bà Farida Shaheed đánh giá “Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hướng đến các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”. Tuy nhiên, Bà cũng bày tỏ quan ngại “trước một hê thống tiền và hậu kiểm duyệt hiện tại vẫn còn đang được áp dụng tại Việt Nam”, và “nhà nước Viêt Nam cần đảm bảo giới học giả và các nghệ sĩ không bị theo dõi hay sách nhiễu.”
Qua đó, vị Báo cáo viên đã đưa ra khuyến nghị rằng: “Nhà nước Việt Nam cần phải loại trừ cách tiếp cận từ góc độ mệnh lệnh và chỉ thị trong lĩnh vực báo chí, văn hóa như hiện nay.”
Xem ra bà này chỉ phát biểu theo ngôn ngữ
Xóangoại giao,chứ nói thẳng ra,bà cũng không
thể nắm bắt "tại trận" những thù đoạn kiềm
soát và bịt miệng báo chí của nhà nước CS.
cho bằng chính chúng ta,người trong cuộc,
thậm chí người TRONG CHĂN.
trong cuộc
Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có mức độ hoàn toàn khác nhau.
Trả lờiXóaMột trong những tổ chức đánh giá mức độ tự do báo chí được biết đến rộng rãi là bảng thứ tự qua khảo sát và xếp hạng hàng năm bởi tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières RSF) với mục đích cổ động quyền tự do bao chí toàn cầu. Thứ tự được xếp theo mức độ vi phạm quyền lợi mà tổ chức này đánh giá. Việt Nam nằm trong 10 quốc gia ‘cuối sổ’: Lào, Sudan, Iran, Việt Nam, Trung Quốc, Somalia, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, Eritrea
Tự do báo chí mà vào trang này để xem cũng ko được , cũng bị tường lửa thì có gọi là tự do báo chí ko.
Trả lờiXóaTrân trọng kính báo với các nhà báo “tự lo”
Trả lờiXóaChúng tôi đang từng bước nới lỏng tự do báo chí, song song với việc xây thêm nhà tù, hiện đại hoá lực lượng công an côn đồ và giữ vững điều luật 258.
Đó là chiến lược ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ của “Đảng ta”
Trước 75, miền Nam đã đẩy mạnh TỰ DO BÁO CHÍ và xác lập Đệ tứ quyền. Tự do báo chí đã hình thành từ thời các tạp chí Nam Phong, Đông Dương với các cụ còn mặc khăn đen áo dài. Cho nên nếu có TDBC thì phải đúng thực chất . Còn nói có đến 900 tờ báo, hàng trăm đài phát hình, hàng ngàn đài truyền thanh ... mà thực chất là do một người phát ngôn, một người chi tiền (thuế của dân) rồi cho đó là TDBC. thì nên dẹp hết đi cho đở tốn. Đừng ăn nói lộn sòng với con nít theo kiểu DLV.
Trả lờiXóaTrẻ con bây giờ nó còn biết môn học "giáo dục công dân" của đảng là "giáo dục ngu dân", trong khi mấy thằng ngu lâu nhờ cám đảng cứ nhai lại cái mớ giẻ váy sản xuất từ những năm 60-70 của TK 20 theo cái công nghệ Liên xô , Tàu cộng mà không biết nó còn có phù hợp giữa thời đại KHKT phát triển như vũ bão thế này không?
Trả lờiXóaLoài người hiện nay mỗi tháng ra đời một Xe-ri điện thoại, máy tính, phần mềm mới , cách đây 40 năm kể cả những người thông thái cũng chưa thể hình dung nổi ngày nay không ai thèm dùng ti vi đen trắng, radio, thậm chí cả Casset , máy quay đĩa ...cũng chẳng thèm dùng- Người ta cũng không thể tin rằng hôm nay người dân có thể nhìn
thấy, nghe thấy trung thực một sự việc vừa mới xảy ra chỉ vài giây trước đó, hoặc đang xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua một phương tiện liên lạc nghe nhìn cá nhân-vậy mà csVN vẫn giữ một lối tư duy cổ hủ phản khoa học, phản động là tiếp tục lừa bịp người dân, bằng nhồi so những thứ lý luận hết sức phi lý, phản khoa học,che giấu sự thật... mà người dân rất dễ dàng kiểm chứng trong thời đại ngày nay thông qua mạng lưới thông tin toàn cầu với điện thoại và internet.
Ngu dân bằng lối tư duy cũ là vô tác dụng, nhưng những cái đầu ngoan cố và ngu ngốc trong đảng csVN còn biết làm gì hơn, cùng lắm là dựng tường lửa, gán ghép láo để quy tội bậy mà bắt bớ người không cùng chính kiến, đàn áp người nói lên tiếng nói bất đồng...-điều này chỉ càng lộ bộ mặt trơ trẽn, bịt miệng, bịt mắt người dân của đảng,chỉ càng làm rõ thêm bản chất lưu manh lừa bịp và phản động, tay sai Tàu của đảng csVN mà thôi.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/06/toi-biet-on-viet-nam-cong-hoa.html
Chế độ độc tài luôn đi kèm với dối trá , bịp bợm và tội ác, cho nên độc tài bao giờ cũng sợ sự thật . Chính vì điều này nên báo chí , ngôn luận ở nước đó không được tự do !
Trả lờiXóaNhất trí với ND 17:33, độc tài, toàn trị, chuyên quyền độc đoán, biết làm sai pháp luật, biết rằng vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ sẽ bị phản ứng, nhưng làm như thế mới có lợi cho cá nhân, nhóm lợi ích, mới duy trì được quyền cai tri. Vì vậy, chúng rất sợ sự thật bị phanh phui, sợ minh bạch, sợ tiếng nói đấu tranh của người dân. Sự hà khắc, đàn áp không vì uy tín đảng, không vì dân vì nước mà chỉ vì cá nhân lãnh đạo!
Xóagui bac
Trả lờiXóahttp://to-hai.blogspot.ca/2015/05/nhat-ky-mo-lan-139-ong-giao-su-cong-san.html
VN có 'tự do báo chí' với 838 cơ quan báo chí, gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Trả lờiXóa> Nhưng, đăng gì, nói gì, phát hình gì phải theo một khuôn khổ, không được tự do đưa, phát tin bài, không được nói thẳng sự thật.
Nếu trên mạng xã hội, ai dám tự do lên tiếng, dù rất trung thực, dù với ý thức đóng góp, xây dựng, kể cả phê bình, đấu tranh với sai trái, cũng bị quy chụp là "xâm phạm lợi ích của nhà nước và nhân dân, xâm phạm lợi ích tổ chức và cá nhân"...kể cả tổ chức, cá nhân đó tiêu cực, tham nhũng. Ôi, tự do!
Báo Tiền Phong không bị ruồng ép, không bị truy tố là còn may. Vì đăng ảnh 'cung điện dát vàng nguy nga, lộng lẫy, quá đắt tiền' của Tổng Nông. Như thế là "Xâm phạm lợi ích Tổ chức (đảng-vì Tổng Nông nguyên là TBT, từng đứng đầu tổ chức đảng) và cá nhân! thế là bị hốt liền, nhốt ngay, không nói nhiều!
XóaCho nên điều 258 đã áp đặt vào ai là người đó 'không cựa được', đành chịu!
Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Nhìn lại bức tranh toàn cảnh báo chí của ta, có nhiều vấn đề cần định hướng lại và sửa đổi.
Trả lờiXóaLuật Báo chí và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của ta đang là bước lùi so với thế giới, nhiều vấn nạn như xin phép, quy hoạch đang là sự bất lực về quản lý. Lối tư duy phải quản cho chặt thực tế là thảm họa cho báo chí.
Vì vậy cần phải có tư duy mới thuận theo sự phát triển của xã hội theo hướng là quản cho có hiệu quả. Hiệu quả quan trọng nhất của báo chí là tác động vào xã hội, công dân như thế nào".
Và trên thực tế, cũng có không ít tờ báo bị can thiệp, bằng cách này hay cách khác mỗi khi có các bài viết đề cập tới trách nhiệm cụ thể của một cá nhân hay tiêu cực ở một cơ quan, doanh nghiệp nào đó.
Những kiểu can thiệp ngầm ấy cũng ít nhiều làm ảnh hưởng tới tự do báo chí, ảnh hưởng tới quyền được tiếp cận thông tin của người dân. Nhưng có lẽ, nó là một phần của cuộc sống, của các mối quan hệ chằng chịt và không có cách nào để ngăn chặn?
Khi ông ban tuyên giáo , tuyên huấn còn tồn tại và được coi trọng . Khi ông trưởng ban tuyên giáo , tuyên huấn còn được cơ cấu vào bộ chính trị . Thì đừng mơ có tự do báo chí và ngôn luận !!!
Trả lờiXóaMình thực sự cảm phục những người cs chân chính như đại tá Bồng chủ trang blog này . Ông đã không cam chịu im lặng trước bất công trong xã hội và đã hy sinh quyền lợi bản thân để đấu tranh cho tự do báo chí ,ngôn luận và đấu tranh vì xã hội công bằng , dân chủ và văn minh !
Trả lờiXóaBan noi dung. Toi dong y voi Ban.
XóaNói đâu xa,chỉ cần đảng không thích trang của bác Bồng thì nó củng sẽ bị đóng cửa
Trả lờiXóaĐảng mà nghe đến từ "tự do","dân chủ" là như đĩa gặp vôi
Đảng bảo đảm cho mọi công dân có quyền tự do ngôn luận,nhưng đảng không bảo đảm tự do sau khi công dân đã trót...ngôn luận
Ngày Tự do Báo chí Thế giới rất ít báo 'lề phải' đăng bài hưởng ứng. Nhất là không hề có bài nói thẳng là nhà báo ở VN không được tự do đưa tin, bài đúng sự thật, những sự thật mà đảng giấu, Tuyên giáo không cho đăng.
Trả lờiXóaBáo Người Cao Tuổi mới đăng sự thật về ông Trần Văn Truyền, TBT đã bị cách chức! Vì TBT đã "tự do" đăng, không 'xin ý kiến' Ban TGTW, Bộ 4 T. Tự do áo chí ở VN là cá cảnh trong chậu, lượn kiểu gì thì cũng không ra khỏi chậu được!
Tôi nhớ cách đây hơn...20 năm, tôi (không phải nhà báo) có viết 1 bài về tình trạng buôn lậu và...chống buôn lậu ở biên giới, trong đó có đoạn "...nếu chống buôn lậu như ta thì vô tình chỉ ...kích thích người đi buôn..., vì lượng hàng hóa (lậu) bị bắt giữ so với thực tế là một tỉ lệ quá thấp..." Tui nói chuyện này với "cố PV Lê Xiêm", anh ta cười hề hề rồi bảo :
Trả lờiXóa"anh em mình chỉ...múa gậy trong...bị thôi..." He.he...
Cám ơn anh Bồng! Chúc anh luôn mạnh khỏe ! Tr.H
Ôi có phải đã đến quá gần anh?
Trả lờiXóaCó phải em đã thấy tất cả sự thật bên trong?
Tất cả điều khiến anh tự ti tất cả điều xấu trong anh
Chưa bao giờ em có thể làm ngơ cho qua
Vô điều kiện, Vô điều kiện
Em sẽ yêu anh vô điều kiện
Không còn gì phải e sợ nữa rồi,
Hãy cho qua và tự do buông thả cho mình
Em sẽ yêu anh vô điều kiện
Vì vậy hãy đến với em bằng chính con người thật của anh
Không cần xin lỗi gì cả
Hãy nhớ rằng anh rất đáng quý với em
Em sẽ mang theo những thất bại và thành công của anh đi qua cơn bão
Em làm tất cả vì em yêu anh, Em yêu anh,
Vô điều kiện, Vô điều kiện
Em sẽ yêu anh không cần đòi hỏi gì
Không còn gì phải e sợ nữa rồi
Hãy cho qua và thả tự do cho mình
Em sẽ yêu anh mà không cần đòi hỏi gì
Hãy mở cửa trái tim cho tình yêu bắt đầu
Hãy mở cửa con tim cho em có thể yêu anh
Hãy mở cửa trái tim cho tình yêu bắt đầu
Hãy mở cửa trái tim
Chấp nhận là chìa khóa cho chúng ta được thực sự tự do
Anh cũng sẽ như vậy với em chứ anh ?
Vô điều kiện, Vô điều kiện
Em sẽ yêu anh mà không đòi hỏi điều gì
Không còn gì phải âu lo sợ nữa rồi
Hãy cho qua và tự do buông thả cho mình
Em sẽ yêu anh mà không cần đòi hỏi gì , ôi anh
Em sẽ yêu anh Vô điều kiện
Em sẽ yêu anh
Em sẽ yêu anh vô điều kiện
Katy Perry - The Prismatic World Tour DVD (EPIX Originals)
https://www.youtube.com/watch?v=ITybzPEO4xY
Katy Perry - Unconditionally
"Unconditionally" chỉ là thông điệp về tình yêu thương
Mới đây, Katy Perry ra mắt video Unconditionally kèm lời bài hát trên YouTube.
Đây là single mới nhất của nữ ca sĩ sau Roar, được giới thiệu là ca khúc về "mọi kiểu tình yêu". Không phân biệt tuổi tác và giới tính, ai cũng đều có thể tìm được sự đồng cảm với khúc tình ca này.
Unconditionally là single thứ hai nằm trong album Prism của Katy Perry. Trong bài phỏng vấn với Entertainment Weekly, nữ ca sĩ từng tiết lộ cảm hứng sáng tác Unconditionally
khi Katy Perry yêu John Mayer 'vô điều kiện'
chàng bạn trai John Mayer và chuyến đi "thay đổi cuộc đời" đến châu Phi của ca sĩ "Em sẽ yêu anh vô điều kiện.
Không còn gì phải sợ hãi nữa...
Hãy đến với em bằng con người thật của anh...
Em sẽ làm tất cả bởi vì em yêu anh..."
Unconditionally như một bức thư tình ngọt ngào gửi đến người yêu John Mayer của Katy Perry.
NAY THÌ LẠI KHÁC bản tình ca NHƯ SÓNG THẦN hay ĐỘNG ĐẤT trong Thế giới HÁN NGỮ tiếng TÀU mang tính ĐỊA CHÍNH TRỊ khi cô ca sĩ trên sân khấu trước cả trăm ngàn khán giả tại ĐÀI BẮC khoác lá cờ ĐÀI LOAN và bảo YÊU KHÔNG ĐIỀU KIỆN lá cờ ĐÀI LOAN và dân ĐÀI BẮC có khác nào chửi cha lão TẬP CẬN BÌNH và 7 Lão TIÊN ĐỎ trong Tử Cấm Thành quả là trái bom hàng tấn U nổ tung trên Quảng trường THIÊN AN MÔN
ƯỚC Gì các nhạc sĩ sáng tác CA KHÚC YÊU CỜ VÀNG và mối lái nhờ cô DIANA hát với Người ĐẸP Katy Perry dấn thân Cô đang là ĐẠI SỨ HỮU NGHỊ của CƠ QUAN NHI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC quả SỨC MẠNH MỀM của Văn hóa CHÚ SAM cứ như BOM NGUYÊN TỬ VĂN HÓA nổ vào THỜI ĐẠI THÔNG TIN !!!!
ĐÚNG LÚC
Tập Cận Bình cảnh cáo xu hướng độc lập của Đài Loan
Ngày 04-05-2015
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-04T090357Z_1541070799_GF10000083366_RTRMADP_3_CHINA-TAIWAN.JPG
Chủ tịch Quốc Dân đảng Châu Lập Luân (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
REUTERS
Oh no, did I get too close?
Oh, did I almost see
What's really on the inside?
All your insecurities
All the dirty laundry
Never made me blink one time
Unconditional, unconditionally
I will love you unconditionally
There is no fear now
Let go and just be free
I will love you unconditionally
Nhờ báo chí mà tên thương nặng, thương tật trên 80% bỉnh dởm Trịnh Văn Minh ở xã Định Long Huyện Yên Định Thanh Hóa bị bại lộ. Hoan nghênh Đại tá nhà báo BVB và sức mạnh của báo chí. Nhân dân Huyện Yên Định trân trọng cảm ơn Bác
Trả lờiXóaNếu không cắt chế độ của tên Minh thì đương nhiên hắn vẫn HƯỞNG CHẾ ĐỘ THƯƠNG BINH NẶNG mỗi năm vào 27-7 cán bộ lãnh đạo xã Định Long và Huyện Yên Định lại phải đem quà đến thăm và cảm ơn tên Minh và gia đình hắn. Như vậy sự vô lý và bất công vẫn cứ kéo dài mãi
Biết tên Minh thương binh nặng dởm là em Trịnh Văn Chiến hiện là BÍ THƯ TỈNH ỦY THANH HÓA nên Có người dân xã Định Long nói vui rằng :
Ông Chiến cho tên Minh 10 tỉ đồng thì cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.
Nhưng làm thế này thì Chủ tịch và Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ mất điểm quá nhiều
nhất là sắp đại hội tỉnh đảng bộ;
Hơn nữa lâu nay Ô Chiến nổi tiếng là rất nghiêm trong việc chống tiêu cực
Quá tham tên Minh đã hại Trịnh Văn Chiến hiện là BÍ THƯ TỈNH ỦY THANH HÓA
Tại sao CẢ NƯỚC VN chỉ có TỈNH ỦY THANH HÓA lúc nào cũng nêu CAO vấn đề xây dựng THANH HÓA thành tỉnh KIỂU MẪU nhỉ ???
Trả lờiXóaTính ngạo mạn cộng sản rât tai hại. Đề nghị lãnh đạo THANH HÓA bỏ được càng sớm càng tốt.
Một tỉnh phấn đấu mãi chưa thoát NGHÈO mà huyênh hoang vậy ???
Là người THANH HÓA tha thiết yêu quê hương.
Trước đại hội tỉnh Đảng bộ THANH HÓA lần thứ 18 Tôi đề xuất như sau
1- Trước hết là giảm nhanh số ăn xin người THANH HÓA trên toàn quốc
2- Quyết tâm chống bệnh thành tích. Thực sự coi trọng giáo dục và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ THANH HÓA. Từng bước xóa dần sự kỷ thị của nhân dân toàn quốc với con cháu THANH HÓA.
3- Quan tâm thật sự đến thực hiện DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ để giảm bớt tham nhũng tiêu cực phát triển kinh tế xã hội và để người dân đỡ oan, đỡ khổ
Xin anh BVB đăng giúp. Trân trọng cảm ơn Anh !
Là người THANH HÓA. Tôi đề xuất
Trả lờiXóaGiảm bớt tệ nạn mua quan bán chức tràn lan hiện nay thì Thanh Hóa mới khá lên được
Và như thế Ô CHIẾN mới có công lao với dân được
Xin anh BVB đăng giúp. Trân trọng cảm ơn Anh !