Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

MỘT “BỨC TRANH” 22 NĂM TRƯỚC

Nhóm lợi ích
BVB - Nhìn lại từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (Đại hội 7, tháng 6-1991) đến nay, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có những đổi mới, cách tân, chuyển biến, thay đổi gì? Bài viết sau đây gợi ý một phần ý tứ trả lời cho câu hỏi đó. Sau Hội nghị Thành Đô 9-1990, Việt Nam “mạnh dạn” hơn trên “chặng đầu đổi mới”.
Biểu hiện rõ nhất cho sự đổi mới ấy là sự tham gia của chính quyền, của ngành chức năng, có quan chủ quản trong các loại hình dịch vụ bung mở thị trường, trong khi đảng lãnh đạo hầu như bị hạn chế rất nhiều vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm soát, điều hành xã hội. Pérestroika - đổi mới- là từ được dùng nhiều nhất ở Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 70 và suốt thập niên 80 của thế kỷ trước. 
Một ký giả Xô-viết hàng đầu và về sau trở thành một tiếng nói nhiệt tình đối với chủ trương glasnost, ông Aleksandr Bovin, đã viết vào năm 1988 rằng: Những lý tưởng của perestroika đã “chín muồi” giữa lúc nhân dân ngày càng “bức xúc” trước nạn tham nhũng, ăn cắp của công trắng trợn, trước những láo khoét, và những cản trở chặn đứng việc làm của người lương thiện. Những dự kiến “về một cuộc đổi thay có thực chất đang bàng bạc trong không gian”,  một chứng nhân khác nhớ lại, và những người mang kỳ vọng này đã tạo nên một khối cử tri rõ nét (appreciable constituency) đang đòi hỏi những cải tổ triệt để… 
Bài viết của tác giả Trần Đạo cách đây 22 năm, nhưng soi thực tế xã hội hiện nay vẫn thấy ‘mới cóng’:
Pérestroika theo kiểu Việt Nam
... Hè qua (1991) về Việt Nam tôi thấy nước ta đã thay đổi một cách cơ bản trong một số lãnh vực cơ bản. Không biết chừng Việt Nam đang làm được chuyện mà ông Ðặng, ông Gorbatchev không làm nổi.
Bất ngờ đầu tiên xẩy ra ngay tại sân bay. Anh công an lật hộ chiếu của tôi, không nhận ra visa, bảo tôi chờ đó. Tôi ngạc nhiên. Có điên mới xách mặt tới đây mà chưa sẵn visa. Một lúc sau anh trở lại : Mời ông qua bên kia làm visa.
Tôi tự nhủ : chắc phải đút lót. Nhưng không, hoàn toàn không có chuyện hối lộ. Ðây là một quầy bán visa đàng hoàng, sòng phẳng, công khai. 130 $, ai mua thì vào. Một cơ quan kinh doanh của bộ nội vụ ?
Tôi đã chuẩn bị dành nhiều thời giờ cho chuyện giấy tờ. Ở đâu, đi đâu cũng phải chạy giấy, tôi đã quen. Không ngờ chuyến này không mất một giờ nào.
Bố tôi bảo :
– Ðừng mất công đi, cứ đưa ít đô cho thằng X., nó mang về ngay.
Tôi do dự :
– Làm chuyện bất hợp pháp, lỡ năm tới không được về ?
– Ðâu có, nó làm công khai và hợp pháp. Chỉ nhanh hơn. Coi như dịch vụ.
Tôi sực hiểu. Bây giờ chính quyền địa phương cũng làm kinh tế, cũng có cửa hàng bán giấy phép.
Tôi đến Công Ty Du Lịch thuê xe hơi. Tôi lập hồ sơ xong, cô nhân viên hẹn chiều trở lại. Tôi vừa ra khỏi cửa đã có người mời:
– Ðừng thuê xe Công Ty tốn tiền. Thuê của tôi, có ngay, nửa giá.
Tôi hỏi :
– Anh lấy xe và giấy phép ở đâu ?
– Thì xe Công ty thiếu gì ! Ðang sửa. Cứ để sửa thêm vài ngày trong khi ta dùng.
Ðúng là quy luật cạnh tranh của thị trường tự do, hơi dị dạng một tí, nhưng cũng là cạnh tranh.
Tôi định giữ giấy xe lửa. 180 000 đồng.
Bố tôi gạt :
– Mất thời giờ mà chưa chắc có. Cứ ra bến sẽ có và rẻ hơn.
Tôi liều thử. Quả nhiên, có cả toa xe sẵn đón. Trả 110. 000 ngay trên bến, có giường ngủ đàng hoàng. Thằng bạn tôi lấy máy bay vào Sài Gòn cũng vậy. Một ngày có ba chuyến máy bay : 18g, 18g05, 19g30 hay 19g45 gì đó. Giờ giấc kỳ quặc đó có lý do của nó. Người ta dồn hết người có vé chính thức vào hai chuyến bay đầu. Số chỗ còn lại ở chuyến chót, ai muốn đi, cứ đến sân bay mua vé, chẳng cần sắp hàng. Tổ chức đến thế thì đã hơn Hàng Không của Pháp.
Cô em họ tôi làm việc ở mỏ than Hòn Gai. Mang tiếng là nhân viên Nhà nước mà không có lương cố định. Có việc, Công ty kêu, hết việc, Công ty đuổi. Cuối tháng tính lương, có khi lãnh nửa, có khi chỉ lãnh một phần ba. Thế là còn may.
Hải quan, ngày về. Vợ tôi đeo vài cái nhẫn địa phương. Cô nhân viên không cho mang ra. Tôi tính gửi lại. Cô đề nghị đóng thuế. Tôi tìm biên lai để cô tính thuế. Cô bảo :
– Thôi không cần, ông chỉ cần trả bằng đôla là được.
Tôi hỏi :
– Bao nhiêu.
Cô ngắm nghía mấy chiếc nhẫn :
– Hai mươi đô.
Tôi trả tiền và đi qua hải quan. Lúc đó có đủ mặt anh hùng, từ trưởng phòng trở xuống. Chẳng ai ngạc nhiên, chẳng giấy tờ lôi thôi gì hết. Ðúng là quầy bán thuế, không cần biên lai.
Lúc ở Việt Nam tôi chú ý khơi chuyện về Ðại Hội 7. Chẳng ai thèm bàn. Cũng chẳng ai thèm chê hay cười. Buổi họp tư đó có vẻ không hấp dẫn bằng chuyện đánh ghen ở lối xóm.
Nghĩ lại những sự việc, tôi bàng hoàng. Ðảng cộng sản không còn nữa ? Chẳng lãnh đạo được dân, chẳng chỉ đạo được Nhà nước, chẳng quản lý được chính mình. Ai làm gì thì làm, mạnh ai nấy buôn. Chỉ còn những liên kết phe, nhóm, để tồn tại và mần ăn ? Nhà nước không còn nữa ? Nó chẳng còn quản lý cái gì, kể cả giấy tờ ? Chỉ còn những quầy hàng công khai và bán công khai để buôn quyền lực ? Kinh tế quốc doanh không còn nữa ? Chỉ còn những cơ quan khai thác tài sản quốc gia để bồi dưỡng lẫn nhau ?
Việt Nam đã bắt đầu đi vào kinh tế thị trường năm 1986. Ðảng cộng sản đã mất những yếu tố cơ bản nhất của bất cứ một đảng chính trị nào: Đường lối, niềm tin, quyền lợi chung của một giai cấp, một phong trào quần chúng. Nhà Nước đã mất một chức năng cơ bản của mọi Nhà nước: Quản lý đời sống chung của xã hội. Hệ thống kinh tế quốc doanh đã mất một chức năng cơ bản của mọi hệ thống kinh tế quốc doanh : phục vụ nhu cầu cơ bản của toàn dân, chi phối và hướng dẫn nền kinh tế quốc gia. Chỉ còn lại vài nét cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa cũ: Vô luật lệ, buôn bán quyền hành, chuyên chính thông tin, văn học.
Tình hình này sẽ dẫn tới đâu, khó mà đoán được. Cũng có thể Việt Nam đang rời chủ nghĩa xã hội một cách yên ả, qua sự tan rã âm thầm của Ðảng, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của hệ thống kinh tế quốc doanh, qua sự bành trướng vô luật lệ của thị trường. Có người bàn: Dù sao cũng phải có ổn định chính trị mới có thể phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, nhưng ổn định kiểu này khó mà phát triển vì đây là thị trường buôn đi bán lại nhiều hơn là thị trường phục vụ sản xuất công nghiệp. Ngày nào nó không còn sức nuôi bốn cái tập thể khổng lồ phi sản xuất là quân đội, công an, Nhà nước (trong đó có nền kinh tế quốc doanh) và bộ máy Ðảng, ngày đó có loạn ?
T.Đ
10-1991

 
------------------

5 nhận xét:

  1. Trần Đạo là ai mà hay thế nhỉ!

    Trả lờiXóa
  2. Người Miền Trunglúc 06:37 8 tháng 8, 2013

    ám ơn Bác Bồng, một bài tả thực cực hay, chính xác những gì đang diễn ra trên đất nước này

    Trả lờiXóa
  3. Về thực chất thì cả đảng và nhà nước ở VN đã không còn tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Cai trị đất nước bây giờ là nhóm bất lương chóp bu lưu manh cơ hội trục lợi, núp bóng lý tưởng CS, CNXH dối trá, dưới cái ô che chở của quan thầy độc tài Bắc Kinh.
    Bên dưới là hàng triệu cán bộ, đảng viên xếp hàng chạy chọt, lươn lẹo mọi cách để ngoi dần lên cao, mong kiếm bổng lộc hậu hĩnh hơn.
    Dưới đáy vẫn là hơn 80 triệu con dân nước Việt bị đè nén, khủng bố, hăm dọa, bòn rút bóc lột đến xơ xác trong một nhà tù lớn VN.
    Nghẹt thở lắm rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Đó là hiện thực của những năm mới đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN sang cơ chế thị trường. Ngày nay xã hội Việt Nam đã phát triển lên cao hơn là Tư bản rừng rú.Các nhà tư bản đỏ đã hình thành và khống chế toàn bộ chính trị , kinh tế , an ninh và xã hội . Hệ thống chính trị này đang bảo vệ cho một nhóm lợi ích kinh tế và một bộ phận chóp bu có cùng lợi ích . Tuy nhiên sự thao túng vì lợi ích vật chất trước mắt sẽ làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển và cá bệnh hoạn hôm nay còn nhiều hơn 20 năm trước. Chỉ khổ cho nhân dân thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Dang cong san Lien Xo da doi moi va doi moi thanh cong canh nay hon 20 nam.Vay ma dang cong san Viet Nam van bao thu khong chiu hoc theo ma doi moi.

    Trả lờiXóa