Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

RẬM RÌ ‘RỪNG LUẬT’ (!)

Sự chồng chéo về luật, thông tư, nghị định đã làm cho luật pháp nước ta phức tạp là điều đương nhiên. Cái "đương nhiên" vô lý đó còn bị cộng hưởng bởi các văn bản giải thích mà mỗi địa phương, ban ngành đều vận dụng sự giải thích theo cách chẳng ai giống ai.
Phát biểu tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật VN đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, tổ chức tại Thành phố HCM ngày 16/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói rằng “Không có nước nào có hệ thống pháp luật phức tạp như VN, quá nhiều cơ quan được Quốc hội ủy quyền lập pháp. Vì chúng ta ở trong “rừng luật” nên việc chấp hành pháp luật của người dân càng khó khăn hơn. Cấp quản lý, cán bộ khi được hỏi một vấn đề nào đó chưa chắc trả lời ngay và chính xác được thì làm sao đòi hỏi người dân phải thông, phải hiểu pháp luật” (Thanh Niên, 16/5).
Mê hồn trận
Bộ trưởng Tư pháp đã nói khá rõ rằng nguyên nhân chủ yếu là do có quá nhiều cơ quan được ủy quyền lập pháp. Cha ông cũng nói rõ cái gì quá đều không tốt, kể cả cái sự tốt – ‘thái quá bất cập’.
Vậy, biết rõ như thế tại sao lại không đổi thay?
Từ thuở có nhà nước, các nhà lập pháp cổ xưa đã nhấn mạnh rất rõ và rất kỹ rằng luật pháp được sinh ra khi mỗi cá nhân (mỗi cơ quan) phải chấp nhận cái thiệt thòi riêng để phục vụ cho mục đích chung. Sự chồng chéo về luật, thông tư, nghị định đã làm cho luật pháp nước ta phức tạp là điều đương nhiên. Cái ‘đương nhiên’ vô lý đó còn bị phức tạp cộng hưởng bởi các văn bản giải thích mà mỗi địa phương, ban ngành đều vận dụng sự giải thích theo cách chẳng ai giống ai.

'Rừng luật' càng rậm, càng dễ làm theo 'Luật Rừng'
Chẳng hạn, tỉnh Đồng Nai đã vận dụng ‘vô cùng linh hoạt’ Luật Môi trường nên mới có chuyện dở khóc và cười ra nước mắt như bây giờ: Lấp sông thì đã lấp rồi, ‘móc đất’ lên hay cứ để đó ‘phục vụ du lịch’ như cách giải thích của chủ ngôi nhà lấn chiếm trái phép trên núi Hải Vân, là câu chuyện nhiều kỳ.
Hay như  Điều 140 Luật Hình sự quy định ở khoản 4, mục (a) rằng nếu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân. Câu hỏi đặt ra là, nếu 500 triệu thì phạt tù 12 năm, vậy bao nhiêu là 20 năm, bao nhiêu là chung thân thì chỉ có quan tòa mới tự trả lời được(?)
Dẫn chứng mới nhất, một cơ quan huyện chi sai gần 01 tỷ đồng đi tham quan nước ngoài, 03 năm rồi chưa đòi lại được một đồng nào thì xử sao đây, hay lại ‘thả gà ra đuổi’, bởi chưa thấy ai cho rằng đó là một trong những cách thức để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà chỉ giải thích là… chi sai (Đất Việt, 04/05)! Chi sai dẫn đến mất cả tỷ đồng tiền dân, của nước được đặt bên cái án ‘lạm dụng tín nhiệm’ làm mất 500 triệu phải chịu ít nhất 12 năm tù, quả là điều chập chênh khó chấp nhận…
Làm thế nào để xóa bỏ sự chồng chéo?
Chuyên môn hóa – chuyên trách hóa đại biểu Quốc hội là yêu cầu đầu tiên và, cũng là đòi hỏi đổi thay quan trọng nhất. Nó cho phép ĐBQH chuyên tâm, chuyên trí thực hiện vai trò chủ yếu của mỗi đại biểu là lập pháp. Như thế sẽ bớt đi sự ‘ủy quyền’.
Tất nhiên, đại biểu chuyên trách phải kèm theo điều kiện bắt buộc là phải tốt nghiệp ngành luật. Nếu không có chuyên môn về luật, làm sao có thể làm ra các điều luật theo đúng những đòi hỏi khe khắt, cẩn trọng của luật? Dĩ nhiên, vẫn tồn tại một số đặc thù trong cơ cấu của QH nhưng các ĐB đặc thù đó chỉ là số ít trong tổng số ĐBQH. Nước ta có 23.600 cơ quan có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trong đó cấp địa phương là 23.000), nhưng các văn bản đó luôn có tỷ lệ sai chiếm đến 13-14%, làm ảnh hưởng, xâm phạm đến lợi ích công dân (Thanh Niên, 16/5)!
Thứ hai, rất ít nước khi ban hành luật lại có văn bản, thông tư hướng dẫn. Lý do thật giản dị: Ngôn từ trong luật pháp phải ít mơ hồ nhất; các chế tài của mỗi điều luật phải được lập ra ngắn gọn nhất, khung hình phạt hẹp nhất; các quy định  hay phạm vi khái quát của luật phải đạt đến mức độ đầy đủ nhất có thể và, cụ thể nhất có thể.
Thứ ba, khó có thể hình dung hàng chục ngàn cơ quan có thẩm quyền làm ra luật pháp. Sự chồng chéo, vênh nhau giữa các bộ, ngành, địa phương là không thể tránh khỏi. Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền đòi hỏi với cấp độ ưu tiên cao nhất là phải quy về một mối. Chỉ có ĐBQH mới có quyền đề xuất dự luật và dự luật đó sẽ được xem xét, nghiên cứu từ các tiểu ban đến toàn thể QH.
Ba yêu cầu trên, nếu được thỏa mãn, sẽ không cần bất kỳ một sự hướng dẫn nào bởi đã có giải thích, hướng dẫn là có vận dụng.
Sự ổn định, vững mạnh của chính quyền chỉ có thể có được trên nền tảng luật pháp minh bạch. Chừng nào luật nhiều, phức tạp như một cánh rừng thì không thể nào dứt bỏ hết các loài “dây leo” chằng chịt làm cản trở mọi sự lưu thông, tạo ra những ách tắc không đáng có. Hành lang pháp lý thiếu, chồng chéo, phức tạp là nguyên nhân đầu tiên tạo nên cơ chế phức tạp, cồng kềnh làm cho bộ máy hành chính luôn phải vận hành trên những con đường gập ghềnh…
Thịnh Hà/VnN
---------------

7 nhận xét:

  1. "RẬM RÌ ‘RỪNG LUẬT’ Tại sao ?. Tại sao ?. Tại sao ?????????.

    Tại vì cái hệ thống chính trị của xhcn VN nó phải như vậy !. Có như vậy quan chức mới dễ đục khoét !. Có như vậy nên dân tộc VN mới không ngóc cổ lên được !. Có như vậy nên người công dân nước cộng hòa xhcn VN mới đi làm osin cho cả hành tinh này !!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Chung quy lại là tại “LỖI HỆ THỐNG”
    Nếu chế độ dân chủ đa nguyên thì tất tần tật mọi thứ đều “ngô ra ngô khoai ra khoai”, người tài phát huy, kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
    Chế độ độc tài đang kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội, vì nạn con cháu nối ngôi, mua quan bán chức, dẫn đến lãng phí nhân tài, người ngu chỉ huy người giỏi và tệ hại hơn nữa là cái lý thuyết Mác Lê lỗi thời vẫn bị áp đặt lên toàn dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Đã đến lúc phải cải tổ triệt để quy trình lập pháp. Nhưng cơ sở để cải tổ là cái gì? Tưởng dễ, nhưng ai biết được cải tổ như thế nào trong cơ chế này? Đây là lỗi hệ thống. Bây giờ nhắc đến nỗi hện thống mà anh Nguyễn Văn An nguyen Chủ tich QH cũng đã nói người ta không sợ bị quy chụp là "thế lực thù địch" như trước kia nữa, nhưng tự do nói thì lại bị các đ/c AN tự do ...giám sát.
    Nói như vậy cũng không phải do AN, mà là do hệ thống đã có nhiều vấn đề. Một trong các vấn đề đó là lý luận về lập pháp. Việc lập pháp ở nước ta không được quy định là xuất phát từ cuộc sống, mà quy định là pháp luật là văn bản cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng. Đây là lỗi hệ thống chủ yếu nhất, cơ bản nhất làm cho nước ta có một "rừng luật", chồng chéo giẫm đạp lên nhau.
    Chúng ta vẫn duy ý chí cho rằng đường lối, chủ trương, chính sách của đảng là đúng đắn, nên việc việc làm luật dựa trên nó thì không sai. Hãy điểm lại từ năm 1954 đến nay đảng ta có những đường lối, chủ trương, chính sách nào đúng, đl,ct,cs nào sai? Những cái đúng thì pháp luật theo nó có đúng không? có được thực thi trong cuộc sống không? những đl, ct, cs sai thì pháp luật sai, hậu quả của việc pháp luật sai với thưc tiễn khách quan và đòi hỏi của cuộc sống đã gây ra những hậu quả gì? Nên chăng Bộ tư pháp phải tổng kết lại để từ đó đè xuất thay đổi quy trình làm luật, là phải xâất phát từ cuộc sống, từ thực tế khách quan đòi hỏi để làm luật chứ không hẻ dựa trên các đường lối, chính sách, chủ trương được viết ra trong phòng lạnh của những nhà "nghị quyết học". Đảng vẫn nói là chống quan liêu, thì đây việc xây dựng PL căn cứ vào những nghị quyết được xây dựng bởi những con người không có thực tế, giáo điều, không hiểu gì về nông dân, công nhân về thực tiễn quy luật khách quan của sự phát triển. Điển hình là luật bảo hiểm. Chính cũng xuất phát từ chủ trương của đảng mà QH đã ngồi trên mây khi bấm nút thông qua. Chính cái không phù hợp đó đã làm cho hàng vạn công nhân biểu tình phản đối. Chưa hết, tình hình tướng tá nhiều như quân Nguyên hiện nay cũng là một vấn đề làm nhức nhối những người ở khu vực ăn lương từ ngân sách. Nó mất cân đối nghiêm trọng giữa sức lao động của các đối tượng hương lương,. Người làm ra sản phẩm vật chất, hàng hóa và trí tuệ thì lương thấp, còn một bộ phận công chức khu vực đảng, công an, quân đội không tạo ra sản phẩm vật chất và trí tuệ thì lại ngốn ngân sách khủng khiếp. Nguy cơ vỡ bảo hiểm là có thật. Những người hưởng lương cao như tướng tá khi về hưu thì lương vẫn gấp đôi, thập chí gấp ba một công chức, một chuyên viên chính còn tại chức. mà đa số cấp tá trong quân đội, công an lại vè hưu trước tuổi 60.
    Vì thế, tư duy lập pháp phải thay đổi triệt để, nếu không "rừng luật" sẽ ngày càng đông đúc các "cây luật" mọc chen chúc nhau, phủ nhận lẫn nhau, tranh nhau hiệu lực.


    Trả lờiXóa
  4. Bài viết đọc rất bổ ích...Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  5. Một xã hội tốt được vận hành bằng sự lương thiện trong tâm mỗi người. Chứ không phải luật này nọ. Nhất là khi do bọn đểu giả làm ra!

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 06:07 25 tháng 5, 2015

    Đồng ý với các còm. Cái thời "Luật là tao.Tao là luật" đã qua. Cái thời mà chỉ một lệnh miệng "bắn" là bà Nguyễn Thị Năm phải chết.....đã vào dĩ vãng .
    Chẵng nhẽ 90 triệu dân Việt hèn đến nỗi để điều đó tiếp tục xãy ra ?.

    Trả lờiXóa
  7. Hảy nghe Nguyễn Hòa Bình viện trưởng Viện Kiểm Sát tối cao giải nghĩa "quyền im lặng" để biết thế nào là "tối cao dốt nát".
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10200465399515196&set=a.1027400382939.3935.1763201593&type=1&theater
    http://infonet.vn/su-dung-quyen-im-lang-bi-cao-se-phai-bo-quyen-khac-post164910.info

    Trả lờiXóa