Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

XUÂN DIỆU - "Ma với nhau..."

                
* MINH DIỆN
             Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối năm. Năm ấy phân u-re được  Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu, công ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng  bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải  Seviot  may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong bì 50 đồng  nghe!”.  Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một của tôi, hơn nữa  có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt theo tiêu chuẩn phân phối .
Cánh phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn viên Câu lạc bộ Hội nhà văn thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức ‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự Hội nghị tổng kết cuối năm với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi mở cặp, lấy tờ  giấy mời viết, đưa cho Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi được vinh dự tháp tùng nhà thơ  lớn nổi tiếng, rất hãnh diện.
                Một phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp chúng tôi, phát cho mỗi người một  bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng trong túi  với tờ lịch của công ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm soi,  rồi hỏi  :
             - Thế quà đâu?
              Anh Bằng nói:
             - Qùa sẽ đưa sau ạ!
             Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.
              Hội trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi, sân khấu, loa phóng thanh đầy đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng hàng trăm lao động tiên tiến của công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt tác!   Một tràng pháo tay rất dài, có ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng.
                Nhà thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt Caravate, đeo kính dâm, tóc xòa kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt, nghiêng người đón tràng pháo tay, rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
               - Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du ,để  rồi: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố Như!”.  Không, hôm nay tôi không  nhỏ lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát với văn chương ấy, mà cùng mọi người cất tiếng hát, tiếng reo vui  giữa rừng thơ Tố Hữu...
               Xuân Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ ran lên, ông mỉm cười đón nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi  mọi người yên lặng , ông cất tiếng  đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “ Sáng tháng năm”  
               Bọn tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ của Tố Hữu và mấy bài thơ của mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội nghị, nào ngờ ông thao thao bất tuyệt phân tích tính đảng, tính quần chúng, tính hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính nghệ thuật trong  thơ.  Cái đầu ông lắc lư, hai tay vung vẩy, hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.  
               Chín giờ, rồi chín  giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.
               Ông Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông Bé thời chiến tranh, lúc đó làm Tổng cục trưởng cao su, ngồi  trên hàng ghế đầu nhập nhổm như bị kiến cắn! Cái trán hói bóng lưỡng  đỏ tía lên. Ông  đã không hài lòng khi anh Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời nhà thơ bình thơ trong Hội nghị tổng kết, giờ  thấy  nhà thơ  Xuân Diệu chiếm sân khấu nói tràng giang đại hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai  Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi, mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm Micro bình thơ.
              Một tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy, xăm xăm bước lên sân khấu, giật phắt chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi lũi bước xuống, không có tiếng vỗ tay nào.
             Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
             Xuân Diệu là một người như vậy. Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một cái nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy: “Xuân Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy tám bài, nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.
             Trong bảy, tám bài tủ của  Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là thành viên trong  nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng bổng lộc.
              Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã  nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ Nguyễn Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền lực trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.
              Lợi lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ đơn cử vài thứ làm bằng chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê bình rất nhiều khiếm khuyết,  ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm để dự thi.  Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong Ban giám khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.
              Trong những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số phân nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ lại: “Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì  Xuân Diệu hơn  hớn  hưởng hạnh phúc.
                Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Vân Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.
                Ngày ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu, nơi có những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào những vần thơ tình  cho một người con gái ông đang yêu:
                     “Tôi cầm mùi dạ lan hương.
                     Trong tay đi đến người thương cách trùng.
                     Dạ lan thơm nức lạ lùng.
                     Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương!”
                Dù đã 40 tuổi,và mang ‘thuộc tính BĐ”, bất lực trong quan hệ nam nữ, ông vẫn tham cái hạnh phúc trời không cho mình hưởng. Sự tham lam ấy đã được  một quan chức cao cấp, ông  Hoàng Tùng , Tổng biên tập báo Nhân Dân, nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ . Và ông đã  cưới  một cô gái trẻ đẹp là phóng viên của báo Nhân Dân làm vợ. Để rồi làm người con gái ấy phải qua một đời chồng chỉ trong vóng 6 tháng!
               Ngày đó đi nước ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên tục. Những  “Ký sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết quả của những chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc, nơi náo ông cũng được đi.
              Các nhà văn nhà thơ khác, lên kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in chung một tác phẩm, Xuân Diệu viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba thi hào dân tộc” 1959, “Riêng chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu thơ”1960, “Một khối hồng”...
             Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình. 
           Nếu Xuân Diệu nịnh hót  chỉ để kiếm  chút bổng lộc như vậy, dù không hay  ho, cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè đồng nghiệp.
             Đầu năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng vể , sôi nổi phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật chưa phong phú, không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc bén, thì Xuân Diệu khen hết lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ là một bìa sách sáng tươi, trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng tập sách gọn gàng kia quả là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước Việt Nam”.  
             Xuân Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên với cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở lối dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng lầy tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới” mơ mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca tranh đấu!”.
            Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.
Trong khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay khóc mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết cùa Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của nhân dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.
             Xuân Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự cho những kẻ cầm bút chúng ta. Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký sự Ngụy Nguy, thấy chỉ trong chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ sỹ ưu tú như thế!”.
             Bài diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong cuộc tranh luận, củng cố niềm tin vũng chắc  vị trí giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu , đồng thời tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của một số đồng nghiệp. Trần Dần, Tử Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm trong cuộc phê bình đó.
              Trung Quốc nổ ra phong trảo: “Bách hoa vận động” (Trăm hoa đua nở), và bầu không khí cởi mở từ Trung Quốc  đã tràn sang Việt Nam. Những văn nghệ sỹ  trong nhóm nhân văn  như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung, Hoàng Cấm...phấn khởi, cho tái bản Giai phẩm mùa Xuân, rồi cho ra đời Giai phẩm mùa Thu, Giai phẩm mùa Đông và báo Nhân Văn .
               Nhà thơ Trần Dần cho đăng bài  “Nhất định thắng” với những câu thơ đa nghĩa :
                                “Tôi đi giữa trời mưa đất Băc
                                  Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
                                  Bỗng nhói ngang lưng
                                  máu nhỏ xuống bùn
                                  Lưng tôi có tên nào chém trộm?
                Hoăc:
                                 “Tôi bước đi
                                   không thấy phố
                                   không thấy nhà
                                   chỉ thấy mưa sa
                                   trên nền cờ đỏ!”
                Và Lê Đạt có những câu thơ  nhạy cảm:
                               “Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
                                 Y như một dãy bình vôi
                                 Càng sống càng tồi
                                 Càng sống càng bé lại!”
                    Hay:
                                “Nhưng đem bục công an
                                  đặt giữa tim người
                                  bắt tình cảm ngược xuôi
                                  theo luật lệ đi đường nhà nước!”
                Văn nghệ sỹ cả nước mửng rỡ, cứ tưởng được cởi trói. Nhưng đó là lần mừng hụt phải trả giá đau đớn nhất của họ. Cái gọi là “Bách hoa vận động”, Mao Trạch Đông cho dấy lên ở Trung Quốc lả cái để lừa phe tạo phản. Khi bọn Tào Ngu, Tề Bạch Chính lộ mặt, lập tức cái bẫy của Mao sập xuống, dìm vào bể máu.
              Tác động dây chuyền sang Việt Nam, Huy Cận, người bạn thân  nhất của Xuân Diệu được cử sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm về áp dụng dẹp nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”.
               Liên tiếp các cuộc kiểm điểm, đấu tố được tổ chức ở Thái Hà ấp, rồi những bài báo lên án “ Nhân văn - Giai phẩm” được đăng trên các tờ báo, đài phát thanh,  những cuộc mít tinh của quần chúng phản đối “ bọn phản động  Nhân văn - Giai phẩm” rầm rộ, và công nhân nhà in tổ chức bãi công không in báo Nhân Văn.
               Khi “Trăm hoa” đang  “đua nở” , Xuân Diệu tạm nằm yên ít lâu chờ thời, giờ ông lại vùng dậy múa gươm chém xối xả. Trong số 30 bài báo tập trung đánh nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”,  tờ  Văn Nghệ của Hội nhà văn, do Xuân Diệu làm biên tập chính, đăng liên tiếp 6 bài trong 12 số báo, cứ hai số một bài. Những bài báo sắc lẻm như lưỡi dao chém thẳng vào những người từng là bạn bè như  Quang Dũng, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Văn Cao, Đặng Đình Hưng...
              “Xuân Diệu cho đăng những bài báo theo sự chỉ đạo trực tiếp của anh Lành. Có bài anh Lãnh trực tiếp sửa tứng câu!”.
              Năm 1996, nói chuyện với Nhật Hoa Khanh ở biệt thự 76 Phan Đình Phùng, Hà Nội, nhà thơ Tố Hữu - anh Lành - khi đã hết quyền hành, tâm sự: “Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sỹ Hoàng Cầm về những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thực của anh bốn mươi năm trước”. “Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sỹ Đặng Đình Hưng, đối với tôi cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật!”; “Văn Cao là một trong những nhạc sỹ lớn nhất!”; “Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thề kỷ 20, sau Quang Dũng là Hoàng Cầm, Trần Dần, cũng là cây bút hạng nặng. Ngoài ra còn phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt, Phùng Quán là ba nhà thơ,  ba vẻ khác nhau, nhưng cũng sắc sảo, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn. Nhà văn Phùng cung cũng cần phải được minh oan với truyện ngắn “Con ngựa già của Chúa Trịnh” , không có ẩn ý gì xấu như bốn mươi năm trước đã bị một số người lầm tường”…
               Người ta bảo: “Tố Hữu là kẻ muối mặt nói dối không biết ngượng”.
               Ngày ấy, không ai khác mà chính là Trường Chinh và Tố Hữu ra tay đánh “Nhân văn - Giai phẩm”. Chủ trương đánh rất bài bản, theo cách đánh của Mao Trạch Đông, chứ không “lầm tưởng” như ông nói. Trường Chinh đánh vì mục đích chung, Tố Hữu còn vì “trả thù những người chê thơ mình, và không muốn nhà thơ nào làm thơ hay hơn mình” .  Tố Hữu đã kết tội nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” là: “Chúng vu khống Đảng ta là chủ nghĩa phong kiến, là phi dân chủ, chúng muốn lật đổ chính quyền cách mạng của chúng ta!” và  kêu gọi: “Lấy đường lối văn nghệ của Đảng lao động Việt Nam làm vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên tiêu diệt tận gốc đường lối văn nghệ phản động của nhóm ‘Nhân văn - Giai phẩm”.
             Theo lệnh Tố Hữu, Xuân Diệu xông lên, lấy diễn đàn làm trận địa, Micro làm vũ khí, trổ tài hùng biện của mình, tiêu diệt tận gốc nhóm “Nhân văn – Giai phẩm”.
                Trên diễn đàn Xuân Diệu phê phán:“Những tác phẩm mắc bệnh sơ lược”. Ông nói: “Nhưng tác phẩm đó đã gây tác hại là làm cho người ta hiểu sai thực tế, tưởng cách mạng toàn tô hồng, gây chủ quan và thiếu lý tưởng” . Ông đổ  tội cho nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” : … “ Họ cho rằng bệnh sơ lược là do bản chất cùa nền văn học mới của chúng ta, cũng như nói tệ sùng bái cá nhân là bản chất của chế độ Xô Viết. Họ gián tiếp muốn nói rằng, Đảng lãnh đạo nhúng tay vào văn học nên văn học mới mắc bệnh sơ lược như thế này, nếu cứ để văn nghệ sỹ hoàn toàn tự do thì văn nghệ đã vô cùng phong phú!”… 
               Xuân Diệu cho rằng nhóm “Nhân văn- Giai phẩm” đòi hỏi sự thật là một cách ngụy biện, đi ngược lại đường lối văn hóa văn nghệ của đảng mà Tố Hữu đã trình bày. Nói cách khác đó là muốn bôi đen chống đảng.
               Xuân Diệu lại múa may, quay cuồng, trên sân khấu Nhà hát lớn, hùng hồn nói về “sự thật” như sau: “Chúng ta nói những sự thật là có một mục đích, mục đích làm công tác tư tưởng bằng văn học. Nên ta không phải là cầm cái máy ảnh tốt  rồi bất cứ cái gì cũng chụp ảnh, cũng in ra. Chúng ta không hoàn toàn theo chủ nghĩa thành thật. Vì chủ nghĩa đó chỉ đúng có một nửa. Nhất định những thơ văn nào chúng ta viết ra đều là tâm huyết của ta, đều là thiết tha,  thành thật với đảng, với Bác Hồ ...” .
              Xuân Diệu kịch liệt phê phán tác các tác phẩm: “Tiếng sáo tiền kiếp” của Trần Duy, “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long, đặc biệt lên án “Nhất định thắng” của Trần Dần; “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” Lê Đạt,  “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, “Những đồi hoa sim” của Hữu Loan.
              Một mình một diễn đàn, không ai có quyền tranh cãi với Xuân Diệu. Xuân Diệu hả hê nói, hả hê cười, hả hê  chiến thắng.
              Lần lượt những trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán,  Trần Lê Văn, Hữu Loan, Trần Duy, Trương Tửu, Bùi Quang Đoài, Trần Công, Tử Phác, Hoàng Huế, Thụy An, Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Nguyễn Viết Lãm, Tất Vinh, Nguyễn Văn Tỵ, Văn Cao, Nguyễn Bính ...bị mất việc, cấm viết, tù đày .
              Giữa lúc bạn bè cũ bị ruồng bỏ như vậy, Xuân Diệu được bầu làm Uỷ viên Ban thường vụ Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nan, ông cùng Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh nổi lên như ba ngọn núi trí thức lớn đầy quyền lực.
              Xuân Diệu là một ông Hoàng thơ tình, nhưng ông Hoàng ấy đã chết từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó chỉ còn lại một Xuân Diệu hồn thơ nhạt, tứ thơ gượng ép lỏng lẻo. Thay vào chỗ khiếm khuyết của thơ, ông nổi lên tài hùng biện nịnh bợ.
              Xuân Diệu không hề biết ngượng khi bị ông Tư Nguyện giật chiếc Micro trên sân khẩu tại Hội nghị tổng kết của công ty cao su Dầu Tiếng ngày nào, vì sau đó ông vẫn vui vẻ nhận phần quà. Về cuối đời, Xuân Diệu có gì như tự nhận diện, như sám hối, như thật vơi slòng mình hơn. Trong bài Đa tình, ông viết:
                                       ... Trong cõi lạnh lan đi bao ấm nóng
                                       Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
                                       Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ
                                       Và trong gió phất phơ đi có bạn …
                                       Kẻ đa tình không cần đủ thịt da

                                       Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma ....
Phải chăng bầu bạn ông đông, ông không hề lẻ loi, như ông viết:
                                   “Hồn đông lắm tôi sợ gì cô độc!
                                    Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau!”
 14-8-2013
    M D
-----------------
+ Bài liên quan:

30 nhận xét:

  1. that bat ngo! cac ky su tam hon da bi khung bo tan bao nhu vay.nhan thang Bay, toi cau nguyen cho nhung oan hon bi truy buc duoc sieu dieu tinh do, ve noi cou Phat.

    Trả lờiXóa
  2. Thật tình, tôi không thấy thơ cách mạng của XD hay một tí nào cả (vì trong trường PT cũng chỉ được đọc thơ CM của ông mà thôi). Nhưng tôi không nghĩ/không ngờ cái nhân cách XD tệ đến vậy. Hay là anh MD có cái nhìn ...méo mó với XD chăng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ lâu tôi đã không thích Thơ Xuân Diệu, chẳng hay mấy, giả tạo, gượng ép, nhiều câu chữ cầu kỳ không phải lối. Bà xã tôi cũng không thích thơ X.Diệu.

      Xóa
    2. Đây là quan điểm của MD,ngày nay chúng ta có nhiều điều kiện để kiểm chứng,không chỉ Xuân Diệu,còn có nhiều nhà văn-nhà thơ mà sau 1945 (Chế Lan Viên,Nguyễn Tuân,Tô Hoài...) đã chìm nghỉm trong cái gọi là văn hóa cách mạng,chỉ đơn thuần là thợ viết tuyên truyền
      Lịch sử sẽ đưa mọi người,mọi việc vào đúng vị trí của từng người,không 1 chế độ nào có thể bóp méo được sự thật,và ngày nay nhiều sự thật đã được phơi bày,tuy còn méo mó,nhưng bao giờ sự thật cũng là sự thật

      Xóa
  3. Thì ra là vậy, Cám ơn anh Diện nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Cũng cần phải công bằng mà nói, bối cảnh thời đấy nó khác, nó hừng hực khí thế Xây dựn XHCN ở MB, những tư tưởng dân chủ, đối lập của các bác Trần Dần, Lê Đạt... Bị bóp nghẹt, săm soi là để cả MB một lòng làm hậu phương vững chắc xây dựng quá độ XHCN và chống Mỹ cứu nước. Tính thời sự của câu chuyện của anh M. Diện cho đến nay vẫn còn nguyên, nhưng ngày nay chẳng còn anh bỉ ổi nào có tài có tầm như ông Xuân Diệu hay ông Lành. Bác M. Diện khi nào viết một bài về câu chuyện Cây táo nhà ông Lành cho mọi người được mở rộng tầm mắt. Chúc bác khoẻ, viết nhiều

    Trả lờiXóa
  5. Thơ tình X.D tui cũng chẳng thích thú gì.Đọc lên nghe nó sáo rỗng làm sao ấy. Không nhẹ nhàng,mộc mạc, dễ hieur... mà hấp dẫn như Nguyễn Bính. Sau cánh mạng tháng tám thì khỏi bàn luôn, thơ X.D khô như ngói, bởi vậy ổng có bài " Ngói mới". Huy Cận thì có bài" Thi nghé". Chán chết luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1979, nhà báo Nhật Tacano đi mạt trận biên giới phía bắc viết các phóng sự về bộ đội VN bảo vệ Tổ quốc. Ngay hôm sau, nhà thơ Huy Cận có bài thơ đăng trên trang Nhất báo Nhân dân, đọc lên là bài thơ "Bút tre", chẳng thấy đâu là của Huy Cân nữa:
      Đồng chí Ta-ca-nô
      Anh lên xứ Lạng quân thù giết anh
      Anh là cờ đỏ long lanh
      Anh là Cộng sản trung thành nên chi
      đê hèn chúng giết anh khi
      tay cầm máy ảnh còn ghi năng chiều
      Ghi ngàn tội ác chúng gieo...
      ...Ôi, một nhà thơ Cách mạng!

      Xóa
    2. 'Tưởng nhớ Nhà báo Nhật Tacano', tôi đã đọc bài này trên trang của Đại tá Bùi Văn Bồng:
      http://bongbvt.blogspot.com/2013/02/tuong-nho-nha-bao-nhat-tacano.html

      Xóa
  6. Xuân Diệu là một con ngưới rất tham ăn và rất bủn xỉn.
    Có một chuyện thế này: Trước khi lên máy bay đi ngước ngoài, Huy Cận nói với lái xe: Cảm ơn nhé! Khi về sẽ có quà cho cậu.
    Sau một tuần ở Pháp , Huy Cận vể nước, anh lái xe hăm hở ra sân bay đón.
    Trên đường từ sân bay về Huy Cân không nói gì. Đền 24 cột cờ,à nhà Huy Cận , Xuân Diệu,sau chuyển hết đố từ trên xe xuống xong, Huy Cận mới hỏi lái xe:
    -Cậu có sài bật lửa không?
    -Dạ có!
    Huy Cận suy nghĩ một lúc lâu rồi nói:
    -Tớ tặng cậu 3 viên đá lửa làm quà !Đá lửa của Pháp tốt lắm.
    Xuân Diệu nghe thấy ngăn lại:
    -Ôi sao Moa phóng tay như vậy, một viên thôi!
    Nói xong đòi lại hai viên đá lửa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua Pháp mà tìm mua được đá lửa thì cũng là Thổ dân rồi. Vậy mà khi tôi phản đối tác giả Bên thắng cuộc, tôi nói là ở MB trước 75 vẫn có đồ tư bản, không phải chỉ sau 4-75 mấy anh bộ đội ở rừng ra vào Sài Gòn mới vơ vét Ti vi, Akai...dân HN không ngu, nghèo vậy đâu. Nhưng có người chửi là nói láo.

      Xóa
  7. Từ lúc tôi được biết thơ tình XD là "tình trai" thì tôi không còn một cảm hứng nào về "ông Hoàng" này!

    Trả lờiXóa
  8. Rau nao thi sau nay. Tinh cach cua Cu Huy Ha Vu giong y nhu Xuan Dieu va Huy Can. Anh nay cung tham lam va doi tra lam. Khi chua noi danh la nguoi dau tranh dan chu Vu da tung kien ong Huy Can gianh nha , kuen ca sy My Linh va tu tien cu minh lam bo truong thong tin roi ung cu dai bieu quoc hoi. Khong duoc moi dau tranh doi dan chu.Vua qua lai bay tro tuyet thuc .Khong an com tu an com vo nuoi ma noi tuyet thuc cai gi.
    Doc bai nay moi hieu Cu Huy Ha Vu cha khac gi bo de bo nuoi. Do do khong nen coi Vu la than tuong ma nham .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cù Huy Hà Vũ dạo đó là Tự ứng cử xin Đảng cho làm Bộ trưởng Văn hóa, muốn nối cao hơn vị trí Cù Huy Cận, không phải Bộ Thông tin - như ND 09:09 đã viết. Không được, mới nổi khùng. Phải xem lại ông này, chứ Tốt lành, nhân cách gì!

      Xóa
  9. Đặc biệt, và vô cùng đặc biệt: Khi ngợi ca, khuyếch kích cho Chuyên chính vô sản, Xuân Diệu viết:
    Tôi đã từng làm thơ về gió về mây,
    Tôi làm thơ về tư tưởng đêm nay.
    Bọn chúng cười ta làm thơ chính trị,
    Nếu hình thức có hơi non một tý,
    Chúng vui mừng la ó vỗ tay ran;
    Mặc chúng kêu rêu lá rụng, hoa tàn,
    Tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính!

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn nhà báo Minh Diện và Blog Bùi Văn Bồng về bài viết "Ông Hoàng thơ tình" Xuân Diệu, giúp tôi hiểu thêm về XD và nhóm NVGP. Tôi nhớ có lần tôi may mắn đuợc ngồi cạnh XD trên chuyến bay Moscow-Hanoi của hãng Aeroflot (Nga)thập kỷ 80. Do tôi không biết uống được rượu nên tôi đã nhưỡng suất rượu vang đỏ của tôi cho XD. Đã thế, tôi lại đề nghị tiếp viên hàng không rót cho XD thêm một suất rượu vang đỏ nữa. XD nói với tôi XD rất thích uống rượu vang, nhất là rượu vang của Pháp và XD rất mê ăn thịt chó, vì thịt chó có nhiều protein, cung cấp nhiều năng lượng.

    Đó là kỷ niệm đáng nhớ của tôi với XD.


    Trả lờiXóa
  11. Suy cho cùng XD cũng là nạn nhân của chế độ XHCN mà thôi. XHCN là mảnh đất màu mỡ cho bọn cơ hội, tệ dối trá và lừa đảo. Những kẻ tầm thường mạt hạng thường được bọc vẻ ngoài thanh tao quý phái và đạo đức.. Nếu sống trong một xã hội tự do và bình đẳng, hẳn XD được trả về đúng giá trị thật của mình, biết xấu hổ, biết tự trọng không để con người trở nên tro trẽn và tục tĩu như vậy, dù ông có là người quét rác nhưng vẫn được người khác tôn trọng. Cám ơn bác Bồng và bác MD đã cho chúng tôi một cái nhìn chân thật nhất về những nhân vật đang gây nhiều tranh cãi này, thể nào cũng có kẻ to mồm gào thét là các bác bêu xấu và xúc phạm tiền nhân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đừng cho rằng XD cũng là nạn nhân của chế độ XHCN. Tư cách của XD là loại tiểu nhân. Vì bổng lộc XD chấp nhận đạp bạn bè xuống. Vì danh lợi XD cam tâm giết bạn bè. Đó là người hèn.

      Xóa
  12. Day la bai bao sau sac nhat ve tu cach cua nha tho Xuan Dieu. Ong tham an tham uong da danh con tim moi cach chen ep nguoi khac .Thoi ky truoc nam 1970 ai muon vao Hoi nha van ma khong co ruou thit cho Xuan Dieu thi dung hong. Xuan Dieu da bi Xuan Quynh chui thang vao mat khi do tro dong tinh voi Luu Quang Vu khong duoc thi tru dap khong ket nap Vu vao Hoi nha van.Di dau Xuan Dieu cung voi an voi tien
    Toi con nho mot lan Xuan Dieu ve Ben Tre duoc Uy ban nhan dan tinh moi an uong chu dao nhung khong co phong bso ong cu can nhan mai cuoi cung Tong bien tap bao Ben Tre phai bo tien tui cho ong 15 dong ong moi vui.Do la vao thang 5 /1980..
    Xuan Dieu nghe thay cho nao co an uong phong bi la di bang duoc..Cam on MD BVB da noi len su that .

    Trả lờiXóa
  13. Xuan Dieu va Huy Can la nha tho va chinh khach xoi thit.Toi nhat tri voi nha bao Minh Dien la ong hoang tho tinh da chet truoc cach mang thang 8/1945 roi. Mot bai bai rat chinh xac va giau tu lieu.Cam on anh Minh Dien va anh Bui Van Bong da lot mat ninh bo Xuan Dieu
    (Trong An dai hoc bach khoa Ha Noi)

    Trả lờiXóa
  14. Công bằng mà nói những bài thơ : Vội vàng , Xuân không mùa , đây mùa thu tới , gửi hương cho gió …..của Xuân Diệu , đã một thời nằm trong sổ tay của nhiều người , nhưng đó là Xuân Diệu trước 1945 .

    Những chuyện lình sình về đời tư như chuyện bà BD bỏ chạy sau vài tháng chung sống với Xuân Diệu khi “ phát hiện “ ra sự thật “ Phũ Phàng “ rằng khối tình trong mộng của bà thật ra không “ to lớn “ như bà vẫn tưởng tượng , mà thực ra nó chỉ nhỉnh hơn …….Quả ớt một chút .

    Những chuyện về Xuân Diệu lấy cảm hứng yêu đương cho mình như bài “ Biển “ đầy thiết tha , mặn nồng là từ “ Nàng “……. Hoàng Cát …v….v..

    Những chuyện đó làm “ Vơi đi ít nhiều “ sự kỳ vọng của người yêu thơ .

    Nhưng những chuyện mà Bác Minh Diện bầy ra hôm nay thật đáng kể , nó làm tôi vỡ mộng thực sự , mới hay tài năng thôi chưa đủ , nó còn đòi hỏi cả nhân cách nữa .
    Với cách Xuân Diệu mạt sát bè bạn và đồng nghiệp của mình như đã nói, thì đây là một kẻ đểu cáng, tiểu nhân và hèn hạ về nhân cách , làm vấy bẩn thơ ca Việt Nam , tên Ông ta không còn xứng đáng để được đặt cho một con đường đẹp bên Hồ Tây – Hãy gỡ nó xuống , vì nó không xứng đáng .
    Cảm ơn hai Bác Bùi Văn Bồng – Minh Diện đã giúp bạn đọc biết được nhiều chuyện hay ho ở đời , xin mời các vị cứ tiếp tục , “ Thiên Hạ “ đang ngóng trông .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  15. Thơ tình VN chắc chỉ có Hàn mặc Tử và Nguyễn Bính. Thơ của hai ông đọc lên thấy tự nhiên, chân thành như hơi thở như cuộc đời của các ông vậy.
    Còn XD, hãy nghe câu thơ nổi tiếng nhất : Anh không xứng là biển xanh...
    Thấy sáo, giả tạo, đúng giọng điệu anh tán gái, si tình cố rặn ra thơ.
    Những bài bình thơ của XD chỉ tồn tại được vào thập kỷ 60-70 do thời thế lúc đó. Bây giờ mà bình kiểu "nâng bi" như vậy đảm bảo bị ném đá vì nó chẳng khác gì anh bán thuốc hôi nách, hắc lào. Nỏ mồm rao hàng.
    Nhờ nỏ mồm như vậy mà CQ đã lấy tên XD đặt cho một con phố ở Hà nội (mạn hồ Tây).
    Chưa thấy có phố Huy Cận, phố Tố hữu, phố Hoài Thanh...Hay có rồi mà không biết ?

    Trả lờiXóa
  16. Cam on anh Minh Dien.Qua bai viet cua anh moi nguoi moi biet bo mat that cua Xuan Dieu,To Huu.Hai con nguoi nay chi la nhung ke co hoi.San sang dap len ban be de song.

    Trả lờiXóa
  17. CHÂN DUNG NHÀ THƠ XUÂN DIỆU

    Hai đợt sóng dâng một khối hồng
    Không làm trôi được chút phấn thông
    Chao ơi ngói mới mà không mới
    Riêng còn chẳng có có gì chung.

    CHÂN DUNG HUY CẬN

    Các vị La Hán chùa Tây Phương
    Các vị gầy quá tôi thì béo
    Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
    Bây giờ tôi hát đất nở hoa
    Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
    Không nên xấu hổ khi nói dối
    Việc gì mặt ủ với mày chau
    Trời mỗi ngày một sáng có sao đâu

    CHÂN DUNG CHẾ LAN VIÊN

    Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
    Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy
    Chim báo bão lựa chiều cơn gió dậy
    Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
    Thay đổi cả cơn mơ
    ai dám bảo con tàu không mộng tưởng
    Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
    Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
    Mặt anh em như suối cạn
    Hội nhà văn

    CHÂN DUNG TỐ HƯU

    Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
    Mắt trông về tám hướng phía trờ xa
    Chân dép lốp bay vào vũ trụ
    Khi trở vế ta lại là ta
    Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
    Trông về Việt Bắc tít mù xa
    Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
    Máu ở chiến trường tho ở đây

    CHÂN DUNG QUANG DŨNG

    "Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi "
    Về làm xiếc khỉ với đời thôi
    Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
    Sống tạm cho qua một kiếp đời
    Aó sờn thay chiếu anh về đất
    Mây đầu ô trắng Ba ví xanh
    Gửi hồn theo mộng vế Tây tiến
    "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
    XUÂN SACH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Đình Hằnglúc 17:03 16 tháng 8, 2013

      CHÂN DUNG TỐ HỮU - nữa:
      Từ Ấy xa rồi, Việt Bắc quên
      Gác bút trang thơ bỗng vắng tên:
      Đã Tô (PVĐồng) còn muốn Tô thêm Sắc (Tố)
      Tuổi xê Hưu rồi, Ngã giá thêm ( Hưu Ngã - Hữu)

      Xóa
  18. Theo Nhà thơ Xuân Sách kể lại:
    Năm 1987 Hội Văn nghệ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo của chúng tôi mở trại sáng tác,tôi mời hai thầy về giảng bài là nhà văn Nguyễn Khải và nhà thơ Chế Lan Viên.
    Nhà thơ đưa theo cô con gái Vàng Anh, tôi cử một cậu nhân viên của Hội đưa Vàng Anh đi chơi và tắm biển.
    Anh em văn nghệ rất vui và hai thầy cũng cũng tận tâm giúp đỡ. Buổi chiều tôi thường đi dạo cùng với thầy Chế dọc bờ biển. Một lần chúng tôi gặp một xác người vượt biên bị sóng biển đánh giạt vào bờ,một ông già. Thi hài được đắp chiếu và một bát hương bên cạnh chờ làm thủ tục chôn cất. Buổi hoàng hôn trước trời biển mênh mông, tôi đột ngột đọc to câu thơ: “Đất nước đẹp vô cùng mà bác phải ra đi”
    Nhà thơ nắm nhẹ tay tôi :
    - Văn chương nhiều khi thật đáng sợ !
    Tôi thẳng thắn tâm sự với ông nhiều chuyện. Thấy ông trầm tư nhiều hơn.
    Hết trại ông hẹn tôi :
    - Khi nào lên Sài Gòn ghé nhà mình, mình ở tận Bà Quẹo, đường ngoắt ngéo lắm, mình đã vẽ sơ đồ đây để Sách dễ tìm.
    Tôi đến nhà ông một căn nhà có thể gọi là tồi tàn so với ông,tôi nghĩ Sài Gòn còn nhiều ngôi nhà tốt hơn dành cho ông. Tôi không hỏi nhưng ông nói :
    - Mình không biết làm phiền người khác, được sao ở vậy,cũng giống Sách ở ngôi nhà chiến khu Đ giữa thành phố du lịch Vũng Tàu đất rộng người thưa.
    Hồi đó tôi cũng chưa có nhà,ở một căn gia binh trong khu đất đầy cây cỏ hoang dại nên anh em gọi đùa là chiến khu Đ.
    Chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm, Chế Lan Viên hỏi :
    - Mình nghe nói, hồi Sách lên Tam Đảo có gặp ông Lành lên đó đọc các tài liệu sưu tập các chuyện tiếu lâm dân gian và ông ấy nhận xét “Cực kỳ phản động, cực kỳ hay”?
    - Đúng, tôi chẳng thể bịa ra được một câu như thế. Câu đó là của hai ông Tố Hữu, một là của ông quan, một là của nhà thơ. Vế trên thì còn phải bàn chứ vế dưới thì hoàn toàn chính xác. Đúng là cực kỳ hay như mấy câu này :
    Tôn Đản là của vua quan
    Vân Hồ là của trung gian nịnh thần
    Đồng Xuân là của thương nhân
    Vỉa hè là của nhân dân anh hùng
    Chắc hồi đó chị Thường cũng phải ra Vân Hồ mua hàng, tôi cũng vậy. Cũng là lớp trung gian nịnh thần, tình đã gian mà lý cũng gian cãi làm sao được với nhân dân anh hùng ngoài vỉa hè...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bác Ngô Viết Tài , không ngờ bài viết của Minh Diện đã nảy ra nhiều chuyện hay thế này , thật đáng đọc , đáng xem .

      Xóa
  19. Ta đang ở giữa ban ngày
    Mà sao giống chốn đi đày xứ xa
    Mỗi lần đọc chuyện người ta
    Lại thêm một nỗi xót xa trong lòng
    Mơ hồ bao chuyện đục trong
    Cái danh kẻ sĩ có còn hay không?
    Thương cho con sáo trong lồng
    Tiếng chim còn cũng bị cong, huống người?
    Ai là nhân cách trên đời
    Xin người hãy giữ cho lời sáng trong.

    Trả lờiXóa
  20. xin lỗi anh. Em là thế hệ sau nên những chuyện như vậy em cũng không tụ mình chứng thực được anh à. Anh nói những lời này có bằng chứng xác thực không hay là do trí tưởng tượng phong phú của anh? :). Nhưng dù sao anh à, XD cũng đã mất rồi, anh hãy để cho người ta yên nghĩ đi. :). Bản thân em nói thật tính cách người ta như thế nào là chuyện của ngta, anh phê phán được ích gì hả?. Mỗi con người không ai là hoàn hảo. Nhưng anh nói vậy là hơi quá lời. Hy vọng anh hiểu điều đó :)

    Trả lờiXóa
  21. Người viết ra cái thứ này rõ là hoang tưởng

    Trả lờiXóa