Quản
lý blog: Khả thi đến đâu?
Doanh
nhân Online - Thứ Tư, 31/12/2008
Sau nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến đóng góp, Thông tư
số 07 về hoạt động cung cấp thông tin trên trang điện tử cá nhân đã được Bộ
Thông tin-Truyền thông ban hành. Như vậy là đã ngã ngũ.
Cốt lõi của Thông tư 07 là 5 điều cấm ở Mục 3 đối với
các hành vi: 1-Lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi
hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những thông tin vi phạm các quy định tại
điều 6 Nghị định số 97 (Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet). 2-Tạo trang thông tin điện tử cá
nhân giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang thông tin
điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 3-Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm vi phạm các qui định của pháp luật về
báo chí, xuất bản. 4-Sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân vi phạm các
qui định tại Điều 31, Điều 38 Bộ luật Dân sự. 5- Cung cấp thông tin trên trang
thông tin điện tử cá nhân vi phạm các qui định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch
thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vẫn còn có một sân chơi cho các blogger nhưng cũng đã
có những quy định pháp lý cụ thể cho sân chơi này. Thời gian qua, ngay cả những
người “sống thoáng và nghĩ thoáng” nhất cũng phải có lời phàn nàn về blog, rằng
blog với những ngôn ngữ “hủy diệt ngôn ngữ” Việt; là nơi xuyên tạc, nói xấu
nhau; là nơi tạo ra các dư luận không rõ ràng gây nhiễu và hoang mang; blog
cũng là các kênh quảng cáo vô lối và trả thù cá nhân...
Trên thực tế, có thể vận dụng nhiều quy định để xử lý
các hành vi kể trên. Tuy nhiên, phải thấy rằng, cộng đồng blog là một cộng đồng
dễ xôn xao và nhạy cảm, việc xử lý khi chưa có những quy định riêng cho blog dễ
bị hiểu nhầm và xuyên tạc. Dù dư luận đa phần rất bức xúc với không ít blog, và
muốn Nhà nước có sự điều chỉnh nhất định trong lĩnh vực này, đặc biệt đối với
các blog gây nhiễu và thông tin không lành mạnh.
Thế nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem Thông tư 07 sẽ đi
vào đời sống như thế nào, sẽ điều chỉnh được tới đâu hoạt động blog, có đủ mạnh
và chặt đối với hoạt động blog và giới blogger. Bởi vì thực tế Thông tư mới
được ban hành thì đã nhận được không ít phản đối của giới blogger, cho rằng
nhiều quy định dù chặt nhưng khó khả thi.
Chẳng hạn, người nào có hành vi đặt đường liên kết thì
người đó chịu trách nhiệm. Cụ thể, blogger khác nhảy vô blog mình comment để
đặt liên kết đến thông tin xấu thì blogger đó chịu trách nhiệm chứ không thể
bắt mình chịu trách nhiệm được. Các ý kiến này cho rằng quy định của Bộ không
thực tế, và không hiểu hết thế giới blog. Còn nhiều bất cập đến mức, ông Lê
Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho rằng, một thông tư
như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có... văn bản hướng dẫn.
Còn văn bản hướng dẫn đó mà chưa rõ thì lại phải... tiếp tục hướng dẫn nữa.
Khi cơ quan quản lý đưa ra quy định không khả thi thì
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của mình. Thông tư đã hơn một lần nói đến vai
trò và trách nhiệm cá nhân của các blogger. Điều này là rất cần thiết vì
blogger chính là hạt nhân của hoạt động blog. Điều chỉnh hoạt động blog, thực
chất là phải điều chỉnh được hành vi của các blogger. Dư luận vẫn đang chờ xem,
trong thời gian tới, liệu có trường hợp blogger vi phạm nào bị đưa ra xử lý để
làm điển hình răn đe hay không.
Thụy Lâm
---------------
Thực ra nghị định này nhằm "Hợp pháp hóa" việc bắt giữ, kết tội giới Bloger, vi phạm trực tiếp Quyền cơ bản của con người trong hiến chương liên hợp quốc và Hiến pháp 1992 của nhà nước CHXHCNVN là quyền được tự do báo chí, tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến mà thôi.
Trả lờiXóaNếu chính quyền trong sạch, dám điều hành minh bạch, công khai, đúng pháp luật, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân như đã hứa hẹn và tuyên truyền hàng mấy thập kỷ qua, thì lấy đâu "tin bẩn" cho họ chửi? và cho dù có một số Bloger hay "thế lực thù địch" muốn "bôi nhọ, tuyên truyền, nói xấu chính quyền nhằm mục đích gây bất ổn, phá hoại nhà nước của dân và vì dân" cũng không thể làm ai tin và tự các Bloger đó sẽ bị cư dân mạng tẩy chay và đập lại ngay mà chính quyền không cần phải tốn tiền nuôi 1 đội quân hùng hậu gồm các Dư luận viên, An ninh mạng, Công an, Chuyên gia kỹ thuật về công nghệ thông tin.... vào việc săn đuổi, đàn áp Bloger, gây tiếng xấu về Nhân quyền tại VN với thế giới.
Càng ra nghị quyết, càng thấy sự thất bại của nhà cầm quyền trong việc điều hành đất nước và không có khả năng triệt hạ tham nhũng để trong sạch hóa đội ngũ lãnh đạo, đưa đất nước vững vàng đi lên, mà chỉ lo o bế, đàn áp, bưng bít thông tin, lòe bịp nhân dân bằng những Danh từ hoa mĩ, sáo rỗng đã được "kiểm duyệt" trước mà thôi.
Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…”
Điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận như sau :
“1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.”
Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”