(tiếp theo)
... Người
cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì
biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói
dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên
hỏi lại nói thế là thật hay không thật…
Mọi
cái khác với chính thống đều bị lên án, mọi cái giống nhau đều được tuyên
dương. Vì những cái khác nhau rất khó tạo ra sự nhất trí, còn những cái giống
nhau sẽ dễ nghe theo, làm theo mọi mệnh lệnh.
Nhà
văn Nguyễn Khải đau đớn đặt ra một câu hỏi : “một môi trường xã hội ngột ngạt
vì cái bóng quyền lực phủ lên tất cả, quyết định tất cả thì số phận những cá
nhân sẽ ra sao? Vị tướng Trần Độ trả lời câu hỏi đó trong những trang Nhật
ký viết ở chặng sắp kết thúc một cuộc đời dấn thân trọn vẹn cho lý tưởng cao cả
từ thuở đầu xanh cho đến lúc tóc bạc để đúc kết vào chỉ mỗi một câu thôi :
“ Đây
là nỗi niềm cay đắng của một cuộc cách mạng, và của một kiếp người“.
Tôi
mượn câu này làm một nén hương lòng thắp trước di ảnh của ông nhân ngày Giỗ của
người mà tôi kính mến. Tôi là kẻ hậu sinh, quen biết ông quá muộn, được ông xem
là bạn vong niên đã là một niềm cảm kích lớn, xin chỉ gợi lại một kỷ niệm nhỏ
với ông. Hôm ông đến chơi, ông trách tôi : “anh tệ thật, không thèm gửi sách
cho tôi”, vừa nói ông vừa đến bên giá sách và chỉ vào cuốn “Khảo sát xã hội học
về phân tầng xã hội” đã in cách đó 5 năm. Tôi choáng người, vội xin lỗi và
thanh mình : “Chết tôi rồi, tôi đã gửi biếu anh ngay sau khi nhận được từ nhà
xuất bản về. Tôi còn nhớ rõ, cuốn đánh số 4“. “Sao? Đánh số? lại số
4″, ông ngạc nhiên hỏi…(Theo GS.Tương Lai – “Nghĩ về hiện tượng Trần Độ”).
(Tiếp
Nhật ký…) - II- Hãy Tìm Một Lối Ra:
- Thực ra trong những người có ý kiến khác về đường
lối, không có ai chống chủ nghĩa xã hội cả. Ai cũng có lòng muốn đem lại hạnh
phúc cho nhân dân, thì việc gì phải chống chủ nghĩa xã hội. Có ý kiến khác nhau
chỉ là do nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội khác nhau.
Tôi thấy:
- Có một cách hiểu chủ nghĩa xã hội thô
thiển và nóng vội: chỉ cần xoá tư hữu và thực hiện công hữu thì có chủ nghĩa xã
hội. Cách hiểu đó ngược lại tinh thần chủ nghĩa Mác. Mác thấy rằng sức sản xuất
xã hội cần phát triển ở mức cao, cao đến độ không xã hội hoá không được, cao
đến mức của cải thừa mứa, cần tổ chức sự phân công cho công bằng hợp lý. Lúc
ấy, cần thực hiện những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và lúc ấy mới có chủ
nghĩa xã hội, còn nếu cứ gượng ép có chủ nghĩa xã hội trước khi đủ điều kiện
thì chỉ có một chủ nghĩa xã hội nghèo nàn bất công.
- Có một cách hiểu chủ nghĩa xã hội khác, một cách
hiểu bình tĩnh hơn, khoa học hơn. Đó là đến được với chủ nghĩa xã hội còn là
một con đường xa tít tắp, lâu lắm. Trung Quốc nói thời kỳ quá độ dài đến hàng
100 năm. Cách nói đó cũng không đúng; quá độ là từ cái gì “quá độ” sang cái gì
chứ ? Mác nói đó là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thế mà ở
ta đã có chút chủ nghĩa tư bản nào đâu. Ta chỉ có từ nghèo khổ lạc hậu phát
triển lên giầu có và văn minh chứ không có quá độ nào cả. Mà nếu có quá độ thì
phải có cái quá độ này:
- Phải: quá độ từ tiền tư bản chủ nghĩa lên thẳng hậu
tư bản chủ nghĩa, từ tiền công nghiệp lên thẳng hậu công nghiệp, không qua chế
độ tư bản chủ nghĩa (đúng hơn là không qua chính quyền tư bản chủ nghĩa). Tình
thế thời đại hiện nay buộc ta phải bước quá độ (hay là bước như vậy).
Đại hội IV nêu khẩu hiệu xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên cả nước. Đó là khẩu hiệu bốc đồng, duy ý chí, là kết quả của sự bốc đồng
của Lê Duẩn, quá say sưa về thắng lợi độc lập thống nhất, ngược lại với di chúc
của Bác.
Nếu sau 1975, ta tập trung nỗ lực vào sự hàn gắn vết
thương chiến tranh, giải quyết các yêu cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo sự
yên bình và bình thường hoá cuộc sống như việc giảm thuế, chăm lo cho thương
binh liệt sỹ và gia đình v.v… để bù lại 30 năm gian khổ hy sinh của dân, rồi từ
đó đặt kế hoạch từng bước phát triển đất nước. Thì như thế tốt hơn nhiều, và
thiết thực hơn nhiều. Sau những năm 90, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết đã
thất bại (rõ là thất bại chứ không phải thoái trào hay tiến trào gì cả), chủ nghĩa
xã hội phải tự điều chỉnh. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản cũng đang tự điều
chỉnh, và ngày càng tiến đến hậu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không thể
đế quốc, phát xít hơn như Mác hoặc Lê nin, dự đoán, mà tự nó muốn cứu nó thì nó
buộc phải dân chủ hơn. Thực ra, chưa ai hình dung được sau chủ nghĩa tư bản thì
xã hội loài người là thế nào, và chủ nghĩa xã hội cần điều chỉnh như thế nào ?
Nhiều học giả thế giới, trong đó có những nhà dự đoán thiên tài, đều thấy rằng,
phải chờ có đủ yếu tố mới vẽ được ra cái xã hội tương lai đó, và mới đặt tên
được. Tình hình thời đại đã và đang biến động lớn như thế, xã hội Việt Nam cũng biến
động lớn. Việt Nam
từ một xã hội thuộc địa tiểu nông lạc hậu dưới hai tầng thống trị của thực dân,
phong kiến đã trở thành một xã hội của một đất nước được thống nhất, độc lập và
tự do. Từ một dân tộc hầu như mù chữ đã trở một dân tộc đầy trường học, có hàng
trăm trường đại học, có hàng vạn giáo sư tiến sỹ, cử nhân, hàng triệu tú tài,
hàng năm đều có gần 100% trẻ em 7 tuổi đến trường.
Những biến động thế giới trong nước như vậy mà không
có sự phân tích nghiêm túc, cứ cố hô những khẩu hiệu từ cách đây ít ra 50 năm
rồi, hò hét kiên trì, kiên định. Đó là một sự trì trệ khủng khiếp, đã không
đúng với duy vật biện chứng của Mác-Lênin mà lại còn tự hào là giữ vững quan
điểm lập trường. Đó là một thứ tư duy trì trệ lạc hậu cổ lỗ rất kém thông minh.
Nói cho sang trọng: đó là một sự ngu trung (nghĩa là trung thành một cách ngu
xuẩn).
Bây giờ phải làm gì ?
Sự thật không có gì khó khăn, và không có gì đảo lộn
cả. Các vị lãnh đạo đã nói được nhiều điều tốt đẹp. Những điều tốt đẹp đó cũng
là nói theo dân mà thôi. Dân căm ghét tham nhũng thì lãnh đạo cũng phải hò hét
“kiên quyết chống tham nhũng”. Dân thấy tình hình đang bê bết, lãnh đạo phải
nói tự phê bình, và các văn kiện đều phải nói về sự yếu kém nhiều hơn. Dân yêu
cầu dân chủ và kêu ca tình trạng thiếu dân chủ thì lãnh đạo cũng phải thêm chữ
dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược.
Nhưng nói thêm chữ thêm nghĩa vào chỗ này chỗ khác thì
tốt đấy, nhưng hầu như chưa có ý nghĩa gì. Vì ta vốn đã có một thói tệ trầm
trọng là nói một đàng, làm một nẻo. Cứ căn cứ vào chủ nghĩa thì ta có bao nhiêu
là tốt đẹp. Ví như để trả lời điều nhận xét là ta kém dân chủ, thì một nhà lãnh
đạo (hoặc một người phát ngôn thay mặt lãnh đạo) nói trên diễn đàn rằng nước
tôi có đầy đủ dân chủ, chứng cứ là các quyền dân chủ ghi đầy đủ ở Hiến pháp và
các bộ luật, có cả một văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sỏ. Và thế
là các vị lãnh đạo đã “yên chí lớn” về nền dân chủ của nước nhà. Trong khi đó,
những người trí thức và người dân thường, từng ngày từng giờ cứ phải tiếp sức
với sự bưng bít thông tin, cứ phải đối phó với công an, thuế vụ, và dân phòng,
Vậy thì họ chỉ thấy những lời nói tốt đẹp kia là vô nghĩa.
Quả thật là đất nước ta, xã hội ta đang ở tình trạng
không yên. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ ai cũng có thể nghe thấy
những lời phàn nàn về tham nhũng, về đạo đức, về tệ nạn và về mất dân chủ.
Xét cho cùng thì cũng là do thiếu dân chủ.
Nhân dân (và nhất là giới lão thành và giới trí thức)
có rất nhiều ý kiến hay. Nhưng vì không có dân chủ, nên không thu hút được
những ý kiến hay, bổ ích, thiết thực đó. Vì vậy, phải giải quyết từ vấn đề
đường lối. Đại hội IX đã qua rồi và không giải quyết vấn đề đường lối. Vậy thì
Ban Chấp hành Trung Ương phải bắt tay vào chuẩn bị vấn đề đường lối (có thể cho
Đại hội sau).
Đường lối sắp tới, theo ý tôi phải là đường lối dân
chủ hoá.
Dân chủ hoá không phải là một số công tác, một số
quyết định luật lệ. Dân chủ hoá phải là vấn đề đường lối, vấn đề chiến lược,
vấn đề chính trị xã hội. Ta biết có những nhà trí thức quan trọng đã vẽ ra một
bức tranh xã hội tươi đẹp cho nước ta ngay trước mắt, không cần phải định
hướng, cũng không cần xã hội chủ nghĩa.
Bức tranh xã hội đó là: Một xã hội có 4 yếu tố thiết yếu và quan trọng sau:
1. Thực hiện một xã hội công dân, tức là một xã hội mà trong đó mỗi người dân thực sự làm chủ thân phận, cuộc sống của mình, có một sự độc lập tương đối trong làm ăn và sinh sống. Nó khác hẳn hiện trạng xã hội ta ngày nay, một xã hội mà trong đó mỗi người dân chỉ là một người tuân phục. Xã hội ta bây giờ chỉ có thần dân, không có công dân.
Bức tranh xã hội đó là: Một xã hội có 4 yếu tố thiết yếu và quan trọng sau:
1. Thực hiện một xã hội công dân, tức là một xã hội mà trong đó mỗi người dân thực sự làm chủ thân phận, cuộc sống của mình, có một sự độc lập tương đối trong làm ăn và sinh sống. Nó khác hẳn hiện trạng xã hội ta ngày nay, một xã hội mà trong đó mỗi người dân chỉ là một người tuân phục. Xã hội ta bây giờ chỉ có thần dân, không có công dân.
2. Một nhà nước pháp quyền. Đó là một nhà nước có kỷ
cương tinh nhuệ, không phải là một nhà nước cồng kềnh và bất lực như hiện nay.
nhà nước đó phải thực sự là công bộc của nhân dân, phục vụ từng người dân, chứ
không phải là một nhà nước chỉ biết cai trị dân, sai bảo dân, và tìm cách đục
khoét của dân.
3. Một nền kinh tế thị trường. Đó là một nền kinh tế hoàn chỉnh chứ không cần định hướng gì hết. Nền kinh tế đó có đủ các yếu tố của thị trường và được vận hành theo quy luật vận động của nó. Nền kinh tế này sẽ kích thích phát triển xã hội nhanh chóng tức là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sức sản xuất. Rồi mỗi khi có một bước phát triển khách quan của nó thì lại có chính sách thích hợp cho nó phát triển, khắc phục mọi yếu tố kìm hãm. Vì vậy càng không nên “định hướng”.
4. Là một nền dân chủ thật sự. Nền dân chủ này bao gồm cả xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Nhưng một điều nữa là bảo đảm tất cả mọi quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế. Chủ yếu nhất là thực hiện ngay (thực hiện chứ không phải ban bố) quyền tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử, và quyền tự do lập hội.
3. Một nền kinh tế thị trường. Đó là một nền kinh tế hoàn chỉnh chứ không cần định hướng gì hết. Nền kinh tế đó có đủ các yếu tố của thị trường và được vận hành theo quy luật vận động của nó. Nền kinh tế này sẽ kích thích phát triển xã hội nhanh chóng tức là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sức sản xuất. Rồi mỗi khi có một bước phát triển khách quan của nó thì lại có chính sách thích hợp cho nó phát triển, khắc phục mọi yếu tố kìm hãm. Vì vậy càng không nên “định hướng”.
4. Là một nền dân chủ thật sự. Nền dân chủ này bao gồm cả xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Nhưng một điều nữa là bảo đảm tất cả mọi quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế. Chủ yếu nhất là thực hiện ngay (thực hiện chứ không phải ban bố) quyền tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử, và quyền tự do lập hội.
*
Như vậy, rõ ràng là Dân chủ là vấn đề bao trùm lên mọi
mặt của xã hội, về chính trị, về kinh tế và văn hoá, tất cả đều quy vào vấn đề
dân chủ.
Dân kêu ca hàng ngày, kêu ca ở mọi nơi mọi chốn về sự thiếu dân chủ, kém dân chủ. Còn lãnh đạo thì trên diễn đàn cũng như trên văn kiện đã công khai thừa nhận kém dân chủ cả ở trong Đảng và ở ngoài xã hội. Đại hội IX đã ghi thêm vào, khẩu hiệu chiến lược: “… Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một xã hội như thế quả thật cần có 4 yếu tố như trên đã nói (bốn bánh xe của một cỗ xe), đúng là không đủ 4 yếu tố đó (4 bánh xe) thì xã hội không vận hành được. Vậy thì vấn đề dân chủ là vấn đề chiến lược, vấn đề đường lối, chứ không phải là vấn đề một số công tác cụ thể như kiểm tra, như lấy ý kiến, như bầu cử có đa số, thiểu số v.v… Muốn thúc đẩy sự phát triển đất nước, phải xây dựng được một nền dân chủ, nói cách khác, phải có một chiến lược, một đường lối dân chủ hoá. Đường lối dân chủ hoá hiện nay, cần phải có, gồm:
Dân kêu ca hàng ngày, kêu ca ở mọi nơi mọi chốn về sự thiếu dân chủ, kém dân chủ. Còn lãnh đạo thì trên diễn đàn cũng như trên văn kiện đã công khai thừa nhận kém dân chủ cả ở trong Đảng và ở ngoài xã hội. Đại hội IX đã ghi thêm vào, khẩu hiệu chiến lược: “… Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một xã hội như thế quả thật cần có 4 yếu tố như trên đã nói (bốn bánh xe của một cỗ xe), đúng là không đủ 4 yếu tố đó (4 bánh xe) thì xã hội không vận hành được. Vậy thì vấn đề dân chủ là vấn đề chiến lược, vấn đề đường lối, chứ không phải là vấn đề một số công tác cụ thể như kiểm tra, như lấy ý kiến, như bầu cử có đa số, thiểu số v.v… Muốn thúc đẩy sự phát triển đất nước, phải xây dựng được một nền dân chủ, nói cách khác, phải có một chiến lược, một đường lối dân chủ hoá. Đường lối dân chủ hoá hiện nay, cần phải có, gồm:
1-
Một mặt, phải đặt
ra nghiên cứu, cải cách lại toàn bộ hệ thống chính trị hiện có, xoá bỏ chế độ
Đảng độc tôn lãnh đạo. Phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Các bộ máy khác phải
được xác định đúng vị trí, chức năng, theo hướng sau:
• Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất, có chức
năng lập pháp.
• Chính phủ phải là cơ quan quyền lực đầy đủ để thực hiện hành pháp.
• Đảng có thể là tổ chức chính trị quan trọng nhất, là người đề xuất và kiến nghị những vấn đề đường lối, chính sách để Quốc hội và Chính phủ quyết định. Nhưng nghị quyết của Đảng không có giá trị chấp hành ở chính quyền hay toàn dân. Toàn dân không phải học nghị quyết của Đảng mà chỉ chấp hành những quyết định của chính quyền, tuân theo luật pháp của nhà nước.
• Chính phủ phải là cơ quan quyền lực đầy đủ để thực hiện hành pháp.
• Đảng có thể là tổ chức chính trị quan trọng nhất, là người đề xuất và kiến nghị những vấn đề đường lối, chính sách để Quốc hội và Chính phủ quyết định. Nhưng nghị quyết của Đảng không có giá trị chấp hành ở chính quyền hay toàn dân. Toàn dân không phải học nghị quyết của Đảng mà chỉ chấp hành những quyết định của chính quyền, tuân theo luật pháp của nhà nước.
• Các đoàn thể xã hội trong Mặt trận Tổ quốc và ngoài
Mặt trận Tổ quốc thực hiện đúng những quy chế về tổ chức xã hội, có hoặc không
có trợ cấp của nhà nước, không được biến thành một bộ máy hành chính và can dự
vào các việc hành pháp. Như thế mới thực hiện được tinh giảm biên chế, giảm
được tệ nạn quan liêu, và như thế Đảng cộng sản không mất đi lịch sử và vai trò
của mình, trái lại sẽ có uy tín nhiều hơn và được yêu mến hơn…
(còn tiếp)
----------------
Trần Độ đã từng là cán bộ cao cấp trong bộ máy đảng, chính quyền.Đương nhiên cũng đã từng là đảng viên đảng csvn.
Trả lờiXóaNhững ý kiến của ông không phải là những lời nói chơi của mấy ông rỗi việc,chén tạc, chén thù ngồi nói chuyện chính trị. Càng không phải là ý kiến của đội lập,phia bên kia: hằn học, vu khống, phản động,gây chia rẽ,phá hoại.
Quan điểm TĐ nếu được tiếp thu, nghiên cứu, áp dụng một cách nghiêm túc thì chắc chắn VN bây giờ đã khác rất nhiều rồi. Ít nhất cũng không bế tắc, mất niềm tin,không đến nỗi phải đặt ra vấn đề nguy cơ tồn vong của chế độ.
Chỉ là một cuốn nhật kí,nhưng nội dung, lí luận, lập luận hơn hẳn tất cả những "văn kiện" của đảng csvn, những "tư tưởng HCM", những nghị quyết đại hội, hội nghị 1,2,3...n của Đảng. Nói vậy vì tư tưởng TĐ xuất phát từ thực tế, tư tưởng của một người trăn trở vì đất nước vì nhân dân, Nó rất dễ đi vào lòng người.
Chưa làm thử thì chưa thể khẳng định đúng hay sai. Nhưng những cái đang làm, đang là kim chỉ nam thì rõ ràng là chưa hay. Thực tế đã minh chứng điều này, Đảng, nhà nước vẫn loay hoay tìm cách khắc phục, tháo gỡ, chấn chỉnh. 30 năm rồi mà vẫn chưa xong.
Là người "trong nhà" , mà là người lớn, có học, có uy tín, có trách nhiệm cao, biết thấu tỏ sai, đùng, trắng, đen, nói thẳng nói thật để xây dựng cho Đảng tố, mạnh hơn lên, cho dân-nước được nhờ, cùng là động cơ muốn tăng uy tín đảng, nhưng lại quy tội chống đảng, chống chế độ, làm hại uy tín, sức khỏe và phủi sạch công lao. Thế thì, Đảng này, ché độ này thực chất là gì? Kẻ "trừng trị" ông Độ, và những đảng viên trung kiên khác tương tự, mới chính là kẻ Phản động, phản cách mạng. Kẻ đó mới chính là đối tượng cần thanh lọc ra khỏi đảng, mới cần trừng trị, xử tội!
XóaĐó chính là sự bất hạnh quá lớn cho dân tộc Việt. Bây giờ nói đến Đảng là phải nói rõ là Đảng nào, Đảng của HCM hay là Đảng LỢI ÍCH NHÓM . Đảng bây giờ thì đã hư hỏng hoàn toàn không còn hy vọng gì sẽ sửa đổi. Nói một đằng làm một nẻo, một xã hội chỉ hô khẩu hiệu, phổ biến một lối sống vô cảm, ích kỷ, dối trá và lừa đảo. Chẳng lẽ kết quả của " thành công cách mạng " là thế này ư. Sau gần 40 năm , đất nước hoàn toàn lâm vào cảnh bế tắc, kinh tế suy tàn, đạo đức xuống cấp, tham nhũng tràn lan, độc lập bị đe dọa, con người hoàn toàn mất tự do, mất dân chủ, chịu đựng đủ thứ áp bức, bất công. Thực hiện những điều mà cụ Trần Độ đã chỉ ra là việc hết sức cấp thiết hiện nay, để lâu, e rằng dân tộc trả giá nặng hơn
Trả lờiXóa