* MINH DIỆN
BVB Một buổi
trưa mùa khô 1971, nắng quắt queo giữa khu rừng cao su Lộc Ninh. Mọi người đang
mơ màng trong bầu không khí oi ả, bỗng một tiếng nổ dội lên. Không phải tiếng
bom pháo, mà chỉ là một tiếng lựu đạn đơn độc. Ít phút sau nhiều người đã có mặt
ở nơi phát ra tiếng nổ, dưới gốc một cây cao su, trên bờ con suối cạn giáp ranh giữa phòng chính trị và phòng tham mưu.
Một thi thể bị nát phần ngực, máu ướt đẫm,
khói lựu đạn còn khét lẹt. Đó là thi thể chuẩn úy Vũ Văn Tâm, quản lý bếp
ăn của Phòng tham mưu.
Vũ Văn Tâm đã dùng lựu đạn để tự sát. Chả mấy
chốc chuyện ấy loang ra khắp cơ quan.
Chuẩn
úy Vũ Văn Tâm quê ở Thái Bình, năm ấy 27
tuổi. Anh nhập ngũ năm 1964, vào chiến trường từ năm 1966, đã trải qua rèn luyện,
chiến đấu từ một chiến sỹ lên tiểu đội
trương , trung đội trưởng, lập nhiều
thành tích, được kết nạp đảng, được tặng
Huân chương chiến công . Đầu năm 1971, Tâm
bị thương, sức khỏe yếu, được rút về cơ quan , chờ ra Bắc an dưỡng .
Trong
thời gian chờ đợi, Tâm được bố trí làm quản lý bếp ăn Phòng tham mưu. Tâm rất
nhiệt tình, có nhiều sáng kiến cải thiện đời sống cho đơn vị, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Không ngờ trước khi Tâm lên đường ra Bắc, anh
em phát hiện Tâm dấu trong đáy bồng hơn một
kg bột ngọt. Sự việc được báo cáo lên cấp trên, và thủ trưởng Phòng tham mưu ra
lệnh nghiêm khắc kiểm điểm, xác định kỷ
luật Vũ Văn Tâm. Chưa kiểm điểm thì Tâm đã tự sát, để lại bức thư tuyệt mệnh thay một bản tự kiểm điểm. Tâm thành thật
kể , sở dĩ anh có một kg bột ngọt
là vì mỗi bữa ăn của cơ quan, khi nêm canh, anh ăn bớt một tí gom góp lại. Biết mình sắp được ra Bắc,
được về với gia đình , nên anh mới làm thế, để có chút quà cho cha mẹ . Bây giờ sự việc vỡ lở, chẳng những công lao
thành tích mất hết mà còn bị kỷ luật . Tâm cảm
thấy xấu hổ, ân hận nên quyết định tự
sát, xin đơn vị tha thứ, đừng thông báo
kỷ luật về địa phương .
Hành động
của chuẩn úy Vũ Văn Tâm gây dư
luận sôi sục trong toàn cơ quan, lan xuống cả các đơn vị. Và mặc
dù Tâm đã chọn cái chết để xám hối nhưng
vẫn bị kỷ luật. Trưởng ban tuyên huấn ra
lệnh tờ tin đăng một bài về “một cái
chết không được công nhận liệt sỹ” để cảnh tỉnh những người khác.
Bấy giờ
Ban tuyên huấn, có trung úy Mẹo quê
Thanh Hóa, được ra Bắc cùng đợt với Vũ
Văn Tâm . Anh ở tổ báo chí , câu lạc bộ với tôi, Hữu Đượi, Mai
Cát, và Huỳnh Thiện Hùng . Chỗ chúng tôi
quản lý một kho đài bán dẫn , Radio
Cassete ...
Trước khi lên đường đến trạm giao liên tập
trung hành quân ra Bắc, Mẹo đắn đo
mãi, rồi nói với chúng tôi: “ Đài cũ nhiều lắm,
chúng mày cho tao xin một cái đi đường nghe và mang về làm quà được không?”
Chúng tôi bàn nhau nhất trí dấu cấp trên , cho Mẹo chiếc đài National 2 băng cũ, loại chiến lợi phẩm, mất cả
bao da và chóp Anten. Nó chẳng đáng bao nhiêu tiền, và các thủ trưởng cũng không biết Câu lạc bộ có bao nhiêu chiếc đài
như thế.
Trung úy Mẹo được chiếc đài cũ thích lắm, lau chùi , gói
gém cẩn thận như cục vàng. Nhưng khi Mẹo
đang ở
trạm giao liên Bù Đốp, thì sảy ra trường hợp Vũ Văn Tâm, và thế là đang đêm Mẹo cuốc bộ 40 km từ Bù Đốp về Lộc Ninh trả lại chiếc đài bán dẫn cũ. Anh nói với
chúng tôi: “ Thôi , đếch dại! Chết cả
nút!”
Nghe câu chuyện trên chắc có người
không tin, cho rằng tôi bia đặt . Không, đó là sự thật, nhiều đồng chí
ở phòng Tham mưu và phòng chính trị Đoàn 25 công binh ngày ấy bây giờ vẫn
còn nhớ.
Tôi kể lại chuyện cũ (không lấy
tên thật hai nhân Tâm và Mẹo) không phải
để xới lên nỗi đau của đồng đội, mà chỉ vì
nó gắn với vấn đề hiện tại chúng ta đang
quan tâm, đó là cuộc đấu
tranh chống suy thoái đạo đức và tham nhũng hối lộ .
Chỉ vì một kg bột ngọt mà chuẩn úy Tâm tự sát, và tác động dây chuyền đến trung úy Mẹo,
đang đêm cuốc bộ 40 km về trả lại chiếc đài cũ.
Qủa thực đó là một trường hợp rất hi hữu, nhưng không phải ngẫu nhiên. Nó bắt nguồn từ chuẩn mực đạo đức, từ ý thức chấp hành kỷ luật quân đội của người lính nói chung, cán bộ đảng viên thời kỷ đó. Trong khó khăn, gian khổ ngoài mặt trận, đối mặt với cái chết, ngoài việc rèn luyện ý chí thì tính kỷ luật được đặt lên hàng đầu. Chính kỷ luật tạo lên chuẩn mực đạo đức và ngược lại, chuẩn mực đạo đức duy trì ý thức tổ chức kỷ luật.
Qủa thực đó là một trường hợp rất hi hữu, nhưng không phải ngẫu nhiên. Nó bắt nguồn từ chuẩn mực đạo đức, từ ý thức chấp hành kỷ luật quân đội của người lính nói chung, cán bộ đảng viên thời kỷ đó. Trong khó khăn, gian khổ ngoài mặt trận, đối mặt với cái chết, ngoài việc rèn luyện ý chí thì tính kỷ luật được đặt lên hàng đầu. Chính kỷ luật tạo lên chuẩn mực đạo đức và ngược lại, chuẩn mực đạo đức duy trì ý thức tổ chức kỷ luật.
Chuẩn mực đạo đức của người lính miền Đông Nam bộ ngày ấy, được cụ thể hóa trong chiếc bồng và
chiếc giây lưng đeo trên người. Trong bồng ngoài hai bộ quần áo là một kg gạo và một gói muối . Quanh chiếc giây
lưng có một bình tông nước , một cái võng , một cái tăng , một con dao găm,
một chiếc đèn dầu tự chế . Tài sản vẻn vẹn có vậy. Anh nào “ngon hơn” thêm chiếc đèn pin cổ vịt mà chúng tôi gọi là
đèn ngoéo.
Không phải không có cơ hội để vơ
véo, kiếm chắc. Mỗi trận đánh thắng thu về rất nhiều chiến lợi phẩm. Tôi nhớ
chiến dịch Chen la II, đánh nhau với quân Lon Non bên Campuchia, khi chiếm sở huy một lữ đoàn địch
ở Konpong Chàm, tiểu đoàn 5, Sư 7 phát
hiện những bao tiền Miên , bọn chỉ huy chưa kịp phát lương cho binh lính. Chỉ cần quơ một xấp
tiền mệnh giá 500 ria, nhét vào túi quần, là thả sức tiêu sài, vì một lạng thuốc rê có 5
ria, một chiếc Radio Cassete chưa tới 1.000 ria. Nhưng lúc đó tuyệt nhiên không cán
bộ chiến sỹ nào động đến những bao tiền cũng như chiến lợi phẩm khác. Ý thức
kỷ luật đã vượt lên , chế ngự lòng tham.
Ai cũng sợ kỷ luật. Sợ còn sống
bị phê bình, cảnh cáo, thậm chí ra tòa án binh , sợ lúc hy sinh , đồng đội kiểm tra quân tư trang thấy
có “ đồ cổ” mang tiếng xấu xuống mồ.
Trong bài “ Lần cuối gặp tướng
Trần Độ” đăng trên Blog Bủi văn Bồng, tôi đã kể lại chuyện ông từ chối nhận chiếc
máy Cassete Phòng chính trị Công binh tặng
, với lý do : “ Đó là xương máu cùa anh
em mình nhận sao được!”
Từ người lính đến vị tướng đều
có ý thức kỷ luật, giữ chuẩn mực đạo đức cũng là chuẩn mực cuộc sống như vậy.
Nhưng hình như chuẩn mực ấy bắt đầu sụp đổ rất nhanh từ ngày
Sài Gòn giải phóng.
Ngày ấy, khi những người lính từng đổ
mổ hôi và máu trên mặt trận, từ Nam ra Bắc với chiếc ba lô lép , thì một dòng người từ Bắc
vào Nam, trong đó không ít kẻ lúc còn chiến tranh “ Ăn tiểu táo, áo Tô Châu,
núp hầm sâu, phiếu Tôn Đản”. Họ rất
không ngoan, lọc lõi, như những con rận trong chăn, hăm hở
vào Sài Gòn vơ vét thượng vàng hạ cám.
Tôi còn nhớ một cán
bộ, cỡ vụ trưởng thôi, đưa vợ con vào
chiếm ngôi biệt thự của một bộ trưởng chính phủ Việt Nam cộng
hòa,diện tích hàng trăm mét vuông, trang
trí nội thất hiện đại và đầy đủ tiện nghi sang trọng như TV,tủ lạnh, xe hơi,
đàn Piano. Ông ta vẫn chưa thỏa lòng,
còn bắt lính đi gom thêm của cài các nơi
khác về .
Hàng ngàn cán bộ như thế chứ không phải vài người. Những người lính ra đi từ những mái
tranh nghèo, mang theo theo hoài bão tốt
đẹp được giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, bỗng cảm thấy mình ngớ ngẩn
, đần độn trước sự thật diễn ra trước mắt, hàng ngày. Cái bản năng bắt chước của loài khỉ truyền
sang người rất nhanh, và chuẩn mực cuộc sống tuột dốc, vì tính kỷ luật bị phá vỡ
từ đó.
Năm 1950, cả nước chỉ có một quan tham lộ diện là Trần Dụ Châu, bây giờ không thể đếm hết bao nhiêu “Trần Dụ Châu”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “ Tham nhũng
, tiêu cực nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có” . Còn theo Chủ tịch
Trương Tấn Sang, thì bọn tham
nhũng đã là : “ một
bầy sâu ăn hết phần dân!”
Mấy hôm trước, Uỷ ban trung ương đảng đã đưa ra cảnh báo , hiện tượng liên kết để trục lợi ngày càng tăng, tinh vi hơn , sảy ra với tất cả các loại hình và quy mô
doang nghiệp. Theo thanh tra Chính phủ,thì
năm 2012, có tới 40% doanh nghiệp đã móc nối với cán bộ từ trung ương đến địa phương để trục lợi. Một ví dụ được nêu lên: Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bình Phước đã bán 323 héc-ta cao su lấy tiền làm đường, với giá
353 triệu đồng một hec-ta , nhưng sau đó quyết định giảm giá 30% cho một
doanh nghiệp liên kết, gây thiệt hại nhà
nước 25 tỷ đồng. ( Nguồn VTVI và báo Đất Việt)
Có lẽ 25 tỷ đồng ở Bình Phước chả thấm tháp gì với hàng
ngàn tỷ đồng ở những nơi khác. Người được
giao quản lý tài sản của Nhà nước lại chính là kẻ ăn cắp của Nhà nước. Họ ăn cắp
của chính mình !
Nikolai Ryzhkov, nguyên Thủ tướng
Liên Xô, đã nói về tệ nạn đó trong giai
đoạn cuối Liên Bang Sô Viết : “ Chúng ta ăn cắp từ chính bản thân chúng ta, nhận
và đưa hối lộ, láo khoét trong báo cáo, láo
khoét trên các diễn đàn, trên báo chí, đằm mình trong trong láo khoét rồi trao
huân chương cho nhau!”.
Một cảnh trong vở kịch "Đêm Trắng" |
Thực ra điều đó không mới. Cách
đây hơn nửa thế kỷ , Trần Dụ Châu đã là một điển hình về loại người “ Ăn cắp từ
chính bản thân mình và đắm mình trong láo khoét”. Ông ta sinh năm 1906 tại Nghệ
An, từng làm thư ký cho Tòa sứ Pháp, viết báo , và công chức hỏa sa . Năm 1945, ông ta đã hiến cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa một số lớn tài sản và tham gia hoạt động cách mạng. Ngày
19-3-1947, ông ta được
Hồ Chủ tịch cử giữ chức Cục trưởng quân nhu và phong quân hàm đại tá.
Trần Dụ Châu bắt đầu biến chất
khi nắm quyền hành, vật chất trong tay không bị giám sát. Ông ta dùng thủ đoạn lừa trên dối dưới đề ăn cắp
của cải nhà nước phục vụ cho cuộc sống xa hoa của bản thân và bè cánh mình.
Ngày ấy , người phát hiện và tố cáo Trần Dụ
Châu không phải lực lượng công an, thanh
tra mà là một nhà thơ. Chính nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã viết một bức thư cho Hổ Chủ tịch , trong đó
có đoạn : “ Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình
trong anh em quân đội. Châu đã dùng quyền lực ban phát vật chất, gây bè cánh và
giở trò ăn cắp công quỹ để sống xa hoa. Cứ mỗi cái màn Châu ăn bớt hai tấc vải xô, nên
cứ ngồi là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn
thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết nhưng không dám ho he.
Cháu và đoàn nhà văn đi thăm bộ đội
vừa đi chiến đấu trở về, cháu đã khóc nấc
lên khi thấy thương binh thiếu thuốc men, bông băng, hầu hết chiến sỹ rách rưới
võ vàng vì đói rét chỉ còn mắt với răng.
Cháu được Trần Dụ Châu mời dự tiệc
cưới của một cán bộ dưới quyền, tổ chức ngay ở khu. Trên dãy bàn dài tít tắp xếp
kín chim quay, gà tần,vây, bóng, giò, chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây ,
cốc pha lê sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa tươi Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp mang lên, ban nhạc
Cảnh Thân từ Khu Ba cũng được mời tới tấu
nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá đi ngựa tới dư!”
Bức thư
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ không bị cơ quan nào kiểm duyệt, không bị chặn
lại vì tố cáo, khiếu nại vượt cấp, không bị chuyển về cho các cấp xem xét giải quyết theo thẩm quyến như bây giờ, mà Hồ Chủ tịch đích thân tiếp nhận. Ông đọc thư và gọi thiếu tướng Trần Tử Bình ,
Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng thanh tra quân đội đến, nói : “ Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho
bác. Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau
lòng!”
Hồ Chủ tịch giao bức thư cho Trần Tử Bình, một vị tướng nổi tiếng công tâm và trong sạch : “ Chú hãy giải quyết ngay, xử
công khai để toàn quân toàn dân biết!”
Thiếu tướng Trần Tử Bình trực tiếp điều tra vụ
án , và một phiên tòa công khai đã được
mở để xét xử Trần Dụ Châu. Với tội trạng gây ra, ông ta phải lãnh bản án tử
hình.
Trần Dụ Châu hy vọng được Hồ Chủ
tịch tha tội , viết đơn xin ân xá. Sau một
đêm thức trắng , Hồ Chủ tịch đã bác đơn của Trần Dụ Châu, dù biết ông ta
đã từng hiến số tài sản rất lớn cho cách mạng, là người có tài
, có công và chính tay mình ký quyết định
phong quân hàm đại tá cho ông ta.
Ngày ấy nhà thơ Đoàn Phú Tứ được
đích danh đại tá Trần Dụ Châu mời dự tiệc, nghĩa là rất được ưu ái. Nếu như
Đoàn Phú Tứ giữ mối quan hệ ấy, viết vài bài thơ ca ngợi viên đại tá Cục trưởng
quân nhu, chắc chắn ông được ban phát không thiếu thứ gì. Nhưng Đoàn Phú Tứ
không bán rẻ lương tâm, bẻ cong ngòi bút kiếm ăn, ông dành trái tim đầy mẫn cảm
cho những người lính “võ vàng vì đói rét, chỉ còn mắt với răng”. Ngay trong bữa tiệc, ông đã đứng dậy đọc hai
câu thơ sắc như dao chém vào mặt Trần Dụ Châu và đồng bọn: “Bữa tiệc chúng ta sắp
chén đẫy hôm nay. Được dọn bằng máu xương chiến sỹ!” Rồi ông bỏ ra về, thức suốt
đêm viết bức thư gửi Hồ Chủ tịch.
Trong những năm qua cũng đã có nhiều “Đoàn Phú
Tứ”, nhưng đáng tiếc, những bức thư tâm huyết chưa tới được đúng địa chỉ. Và nếu
có tới được thì..thư vẫn chỉ là thư, kiến nghị vẫn là kiến nghị nghị mà thôi!
Đã qua rổi cái thời một chuẩn
úy như Vũ Văn Tâm, phạm sai lầm, dù nhỏ, đã lấy cái chết để sám hối. Đã qua rồi
cái thời một trung úy như Lê Văn Mẹo nghe bứt dây sợ động rừng mà cảnh tỉnh!
Tính kỷ luật và trọng danh dự không còn tồn tại, chuẩn mực đạo đức và cuộc
sống đã xuống cấp nghiêm trọng. Bởi thế, chừng nào những bức thư, như bức thư cùa nhà thơ Đoàn Phú Tứ đến đúng tay
người nhận, chưa được người có đủ quyền lực và trách nhiệm với lòng dũng cảm, với
tâm vị dân vi nước quan tâm, , thì những
“ Trần Dụ Châu” bất trị, còn mở tiệc thoải mái!
M.D
----------------
Ngày xưa, một ông nhà thơ quèn có thể gửi thư cho chủ tịch nước.
Trả lờiXóaNgay nay không có chuyện đó dù là gửi email hay gọi điện.
ngày xưa, chủ tịch nước nhận được thư tố cáo là xem xét giải quyết ngay,không ngâm tôm hay kính chuyển.
Ngày nay, chủ tịch nếu nhận được thư tố cáo sẽ lờ đi vì ngại đụng chạm,mất đoàn kết,rối nội bộ.
Ngày xưa, từ lính đến quan đều sợ, khong dám và không muốn tham ô dù cái kim sợi chỉ. Họ sợ kỉ luật cũng có nhưng chủ yếu họ nghĩ đến vấn đề đạo đức
Ngày nay, từ cán bộ đến nhân viên nếu chấm mút, xà xẻo được tý của công lại cho như thế là năng động, tháo vát,thành đạt,ngu gì không ăn,thằng nào chẳng thế từ lớn dến bé. Không ăn thì lấy đâu mà giàu thế.
Ngày xưa tự thấy tham ô là tội lỗi , là đáng khinh, đáng chết.
Ngày nay tự thấy tham nhũng được là đáng tự hào, sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi là được.
Ngày xưa tội tham ô bị xử rất nặng
Ngày nay, tội tham nhũng có thể được tha vì nhân thân tôt, gia đình có truyền thống cách mạng.
Ngày xưa....
Ngày nay....
Thế là hiểu vì sao ngày nay tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có.
Thế cho nên bây giờ mới phải phát động "học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"!
XóaMỗi tội chỉ thấy đảng viên thường (kể cả các cụ 4 -50 năm tuổi đảng) là học, còn cán bộ thì chỉ lo ...dạy. Ai "làm" thì ...chịu.
Cái anh Bí thư đảng ủy, chi bộ này-kia lên bục dạy về Tư tưởng đạo đức HCM lại là vi phạm nhiều nhất, các đảng viên ngồi bên dưới muốn phỉ nhổ vào mặt, nhưng lại sợ bị đì, khổ con cháu, sợ bị trù úm, mất danh hiệu đảng viên, sợ "khai trừ đảng".
XóaBây giờ mà nghiêm túc như ngày ấy, lấy ai làm việc?
Trả lờiXóaMột câu nói trơ tráo, nham nhở, nham hiểm điển hình! Bởi vậy kẻ nào cũng hăng hái theo gương Trần Dụ Châu "vĩ đại"! Ăn cắp bây giờ là "lý tưởng" cụ thể của mấy cha rồi! Rồi đến lúc ung nhọt vỡ bung, kiểu nào cũng chết. Đại họa đến với gương mặt nào đây? Mọi người nín thở chờ!....
XóaBây giờ mà nghiêm túc như ngày ấy, lấy đâu ra biệt thự, xe hơi, gái gú trụy lạc, bụng to, mặt nhãy mỡ phởn phơ?!
XóaKệ cho dân khổ, ta sống đúng "lý tưởng" quyền, tiền!
Ngày xưa, của tham ô, tham nhũng, ăn cắp của công giáu kín...
Trả lờiXóaNgày nay: Thi nhau bày ra biệt thự, đua nhau xây biệt thự, dinh thự cao sang hoành tráng, khoe trang trại, sắm xe, tiện nghi đắt tiền, rửa tiền ăn chơi, khoe xem ai tham nhũng được nhiều hơn!
Một bài báo tuyệt vời! Cam ơn Minh Diện - Bùi Văn Bồng
Trả lờiXóaChủ nghĩa Mác -Lê Nin vô địch muôn năm.Mừng Đảng -mừng xuân. bao giờ hết.
Trả lờiXóaÝ đảng, lòng dân? Hai phạm trù này ngày càng xa rời - toát lên một sự đau xót! Người dân ngày càng trở nên teo tóp. Off the rains - trật đường ray; hỗn loạn, vô tổ chức!
Trả lờiXóaNhững lãnh đạo VN hiện nay hầu hết không còn liêm sỉ. Khi bị lộ chúng
Trả lờiXóađều như chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô mà thôi. Tại sao dân VN vẫn bây giờ vẫn phải còn từ bỏ đất nước ra đi?
Tại sao Gạo VN giá rẻ?
Tại sao Lao động VN giá rẻ?
Tại sao Gái VN giá rẻ?
Tại sao thi cử ở VN như Đồi Ngô?
Những quả đấm thép tan chảy + hàng triệu tỉ đồng nợ xấu + Hàng vạn dân oan...
Trách nhiệm thuộc về ai?
Đảng đấy!!!Dân Việt được như bây giờ là nhờ ơn đảng...
XóaTrách nhiệm thuộc về "lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội",là lực lượng "đạo đức và văn minh",là lực lượng "đỉnh cao của trí tuệ" chứ còn ai vào đây nữa !!! Thương quá Việt Nam ơi,bao giờ mới có Dân chủ đích thực !!!!
XóaNhững lãnh đạo VN hiện nay hầu hết không còn liêm sỉ. Khi bị lộ chúng
Trả lờiXóađều như chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô mà thôi. Tại sao dân VN vẫn bây giờ vẫn phải còn từ bỏ đất nước ra đi?
Tại sao Gạo VN giá rẻ?
Tại sao Lao động VN giá rẻ?
Tại sao Gái VN giá rẻ?
Tại sao thi cử ở VN như Đồi Ngô?
Những quả đấm thép tan chảy + hàng triệu tỉ đồng nợ xấu + Hàng vạn dân oan...
Trách nhiệm thuộc về ai?
Những lãnh đạo VN hiện nay hầu hết không còn liêm sỉ. Khi bị lộ chúng
Trả lờiXóađều như chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô mà thôi. Tại sao dân VN vẫn bây giờ vẫn phải còn từ bỏ đất nước ra đi?
Tại sao Gạo VN giá rẻ?
Tại sao Lao động VN giá rẻ?
Tại sao Gái VN giá rẻ?
Tại sao thi cử ở VN như Đồi Ngô?
Những quả đấm thép tan chảy + hàng triệu tỉ đồng nợ xấu + Hàng vạn dân oan...
Trách nhiệm thuộc về ai?
Co nhung viec ai cung biet ,cung nhin thay ma ong Trong,ong Sang khong nhin thay.Vi du:Ong Nong Duc Manh.Ong ta nuoi con gi?Trong cay gi?Ma giau the de co tien xay biet thu hang may tram ty tai Vong Thi.Kiem tra di,Tham nhung day chu dau.Nhung ai kiem?Kiem ai?Toi noi that Dang csvn da den ngay mat van.Tat ca chi la bon tham nhung thoi tha,mac du cach nay 30 nam toi da dung tron hang ngu ay.
Trả lờiXóaAnh viết truyện này nên em nhớ lại khi đang học ở trường CSND tại Suối Hai ba vì Hà Tậy.
Trả lờiXóaVào dịp sắp tết năm 1977 Một học viên của trường đại học CS lấy cắp của bạn cùng lớp 1 chiếc bút máy kim tinh (Do Trung Quốc sản xuất) so với giá tiền bây giờ vào khỏang 150.000đ.
Khi bị phát hiện nhà trường cho họp lớp kiểm điểm và quyết định kỷ luật buộc thôi học trả về địa phương. Cuộc họp kết thúc 9 giờ tối hôm nay thì sáng hôm sau mới 5 h sáng người bị kỷ luật đó đã chạy ra bờ suối bỏ lại quần áo dài và đôi dép nhựa trên bờ rồi bơi ra giữa suối tự tử chết chìm dưới suối...Tới khi đơn vị điểm danh thấy thiếu đổ xô đi tìm và thấy quần áo cùng đôi dép mọi người nghi ngờ chết dưới suối, nhà trường thuê thuyền chài thả câu vương và tìm thấy thi thể anh ta giữa suối...
Thời đó đói nghèo nhưng danh dự và lòng tự trọng của người ta lớn lắm.
Thời này các quan mặt dày lắm. Tham ô hàng tỷ. Đưa ra tòa xử vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Những người còn chưa bị bại lộ vẫn còn lớn tiếng dạy đời rất hay và bài bản nữa....
Những chuyện ngày trước nay trở thành cổ tích ta kể lại con cháu nghe chúng cho là bịa đặt. Mọi thứ đã thay đổi. Có nuối tiếc cũng đã qua. Chia sẻ cùng anh .
An cap va lao khoet la hai thuoc tinh cua cong san.Chung dam minh trong lao khoet tang boc nhau gan huan chuong cho nhau va phong cap tuong cho nhau.Do huu ca noi khoet ma len tuong do..Phuc tai nha bao lao thanh Minh Dien da ly giai mot van de mot cach nogic khong the ban cai.Cam on blog Buivanbong da co nhieu bai bao hay
Trả lờiXóaMừng xuân dâng đảng, Đảng là mùa xuân - 3 tháng, còn 9 tháng không có Đảng à?
Trả lờiXóaĐảng cộng sản quang vinh muôn năm! Nhìn một năm, thâm chí trong ngày với các vị lãnh đạo tham nhũng khoắc áo đảng đã thấy biết bao sai lầm, mất uy tín, không thấy quang vinh gì! Sao có Muôn năm?
Ngay nay:Thi nhawu bày ra biệt thự,đua nhawu xây biệt thự, dinh thự cao sang hoành tráng, khoe trang trại, săm xe, tiện nghi đắt tiền, rửa tiền ăn chơi, khoexem ai tham nhũng nhiều hơn. VÀ thi nhawu xây nhà thờ họ xây nhà thờ tổ tiên.
Trả lờiXóaBài này hay quá, phải gửi cho 3X đọc chứ. Nhưng mà làm vậy sợ 3X "tâm trạng".
Trả lờiXóaNên gửi cho Ban chỉ đạo chống tham nhũng của Trọng Lú để đọc.
Đảng CSVN hay dở chiêu bài học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, kỳ thực ra chúng nó có học đâu mà bắt dân học. Chỉ cần học môt bài xử Trần Dụ Châu của Bác Hồ là làm được việc chống tham nhũng.
Nhưng mà CSVN sợ học theo Bác Hồ lắm. nếu lấy bài học xử Trần Dụ Châu của Bác Hồ ra soi lại thì người giống Trần Dụ Châu nhất là 3X, cũng từ một cán bộ cốt cán CS, mà bây giờ thoái hoá biến chất 100%.
Tiếp đó là 14 vị trong BCT (trừ bác Trọng Lú ra, bác ý thanh liêm thực) sau đó là hầu như 99% các ông bà UV TW đảng CSVN.
Nhưng mà làm vậy thì bác Hùng hói lại la to là "kỷ luât hết lấy ai mà làm việc?".
Vậy thì nên thay đảng đi chứ, thay bằng một đảng khác tiến bộ hơn?
Đọc xong bài này, ngày mai..lựu đạn nổ rầm trời như..sâm banh!!!
Trả lờiXóaMột đi không trở lại...
Trả lờiXóaMẹ già đừng chờ mong...
....
Người ơi, đi nhớ đừng về
Khóc cho vận NƯỚC thương gì đảng ta
Chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta. Khát,khát,khát ...vọng sa mạc !
Trả lờiXóaBài báo sau sắc quá ! Hàng triệu Trần Dụ Châu bất trị . Đảng cộng sản Việt Nam sinh ra một đống con cháu chắt chút Trấn Dụ Châu. Mỗi năm đảng lấy hàng trăm tỷ tiền thuế của dân tổ chức học tập Hồ Chủ tịch , nhưng càng học càng sinh ra nhiều Trấn Dụ Châu. Hỏng hết rồi!
Trả lờiXóaNhững Trần Dụ Châu hôm nay béo tốt, sang trọng bằng mấy Trấn Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước!Cứ nhìn các Uỷ viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng mà xem.
Trả lờiXóaBọn trẻ bây giờ đâu có theo gương ông Hồ mà theo gương Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh. Hai thằng cha ấy tẩm bổ sống dai và cường dương gấp vạn Trấn Dụ Châu ngày xưa. Dỗ Mười gần trăm tuổi vẫn sinh con. Nông Dức Mạnh gần tám mươi vẫn lấy vợ trẻ. Một đảng độc quyền lãnh đạo, đứng trên hiến pháp mà như vậy thì dân ta khổ là đúng rồi, chưa đến mức chỉ thấy răng và mắt là may.Cám ơn nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng đã có một bài báo rất hay,rất sau sắc .
Trước năm 1975 ,moỵ ông tướng Israel(Do Thái)sau khi đi thị sát mặt trận Nam Việt Nam đã tuyên bố:Cộng Sản sẽ thắng trong chiến tranh ,nhưng sẽ thua trong hòa bình!Người Cộng Sản khi vào đến Sài Gòn,nhìn thấy cảnh đời sống sung túc của dân miền Nam ,họ so sánh với đời sống cực khổ của nhân dân miền Bắc,lòng họ oải ra ,họ không còn có tâm để tuân theo kỷ luật láo khoét của đảng !Có người sĩ quan về Bắc thăm nhà mua chục cân miến đem về làm quà cho gia đình,anh về đến cổng làng ,bị chận xét ,bị lập biên bản tịch thu ,anh phải giở súng ra đòi bắn bỏ người nào muốn tịch thu miến của anh,anh nói:Người ta đi chiến đấu gian khổ có vài cân mien mà bọn nguờì bần tiện cũng không tha!Dân phòng hãi quá phải lẳng lặng cho anh đi.
Trả lờiXóaBây giờ tràn ngập Trần Đụ Châu. Chúng đua nhau xâu xé đất nước khốn khổ này! Không còn bao lâu nữa đâu!
Trả lờiXóaCám ơn hai nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng đã cho tôi đọc bài rất sâu sắc, để hiểu bức tranh xã hội hiện tại.
Trả lờiXóaTôi nghe anh bạn kể một câu chuyện đáng ngẫm như thế này:
Trả lờiXóaKhoảng thời goan năm 78 - 80, thời ảnh ở đơn vi Sư 968 (?) hoạt động ở Hạ Lào. Có một anh nuôi ăn cắp một thùng lương khô đem chôn dấu ờ ven rừng, có người theo dõi phát hiện được, bí mật đặt kíp mìn bên dưới. Anh nuôi ra lấy, kíp nổ bị thương, rồi đơn vị kiểm điểm kỷ luật. Sau đó, người này đào ngũ, gia nhập Phỉ Lào, một thời gian lên làm trùm phỉ, lấy 2, 3 con vợ Lào. Hắn tuyên bố bắn bất cứ thằng bộ đội nào trừ ông bác sĩ đã cứu hắn. Tên này thường xuyên tổ chức phục kích người, xe của quân ta, làm chết, bị thương mấy chục người (?). Đơn vị truy quét mãi không diệt được vì hắn nắm rõ quy luật hoạt động của bộ đôi ta, cán bộ cấp trên Sư về phê phán chỉ huy đơn vị đó, vì miếng ăn mà xúc phạm nhân phẩm nặng nề, dẫn đến bao mạng người phải trả giá...
Như chuyện La Phoneten, phịa 100/00
XóaNếu bây giờ tham nhũng mà cứ xử bắn như vụ Trần Dụ Châu thì tôi e là phải nhập khẩu thêm đạn thôi!
Trả lờiXóaTôi đọc bài báo của Minh Diện định viết mấy dòng comment, nhưng khi đọc các coment đến ý của Thợ cạo thì tôi phân vân quá. Căn cứ bài viết của MD thì những địa danh trong chiến tranh tôi cũng đã đi qua và chiến đấu! Sau này khi xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc tôi lại lên biên giới, Bây giờ tuổi cao sức yếu không thể như hồi còn trẻ, nhưng nếu đất nước có giặc tôi vẫn có thể cầm súng với khả năng của mình không sợ kẻ thù.Từ người lính tôi trở thành người có tí chữ nghĩa, con cái tôi cũng được học hành và thành đạt nhưng tôi vẫn dạy con làm người tốt trong điều kiện XH như bây giờ đừng vì tiền bạc mà dánh mất nhán cách. Người có tài đức mà liêm khiết trong thời buổi nhiễu nhương sẽ khó khăn nhưng trước sau cũng không khổ mãi...
Trả lờiXóaChuyện của Thợ Cạo nêu trên là có thật, nhưng dù gì chúng ta không thể sợ bọn ăn cắp mà chùn tay nếu thế XH càng xuống cấp , có lẽ dân mình có một phần sợ sệt như ý Thợ Cạo muốn cảnh tỉnh người chông tham nhũng (chăng? ). Tôi tin là nhân dân ta không đến nổi hèn nhát thế, chẳng qua là "giặc nhà khó đánh"Hơn nữa khi người Việt nam tỉnh giấc họ không sợ ai đâu, họ biết sẽ làm gì.Đề phòng tôi hiểu sai ý THỢ CẠO ai minh mẫn hơn xin chỉ giùm với!
Bài viết mang tính thực tiễn rất lớn. Hãy làm sao cho ông Trọng, ông Sang đọc được bài này !
Trả lờiXóaKhông đọc thì mấy ông đó cũng biết hết, biết kỹ và sâu hơn người viết bài này nữa kia. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, do lắm yếu tố, do hàng đống chất chồng chi phối, nên giải quyết phải "khách quan, biện chứng". Cuối cùng, đi đến 6 chữ vàng, mà vàng thật 100% nguyên chất: "Cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe"! Rồi bồi thêm cái chân kiềng (3 ông núc) Rút Kinh Nghiệm!
XóaBài viết của anh Diện đúng sự thật đấy. Ngay từ trong chiến tranh, tôi làm công tác quân y ở chiến trường Nam Bộ có nghe chuyện này. Thương anh quản lý ấy quá, chỉ vì một ký bột ngọt thôi mà phải tự sát.
Trả lờiXóaNgày ấy tuy có chiến tranh, nghèo khó nhưng xã hội lại có kỷ cương, lính ta rất có kỷ luật, có nhân cách. Hễ ai chót dại, ăn bớt của công một tý sẽ bị kết tội “tham ô” hoặc có quan hệ nam nữ bất chính (Mặc dù họ rất yêu nhau, yêu nhau thật sự) thì sẽ bị mang tiếng “hủ hóa” và rất xấu hổ, không dám nhìn mọi người, không thể trơ lỳ như đá được. Đơn vị có người vi phạm kỷ luật cũng khổ lắm, họp hành kiểm điểm liên miên, không khí nặng trĩu…
Ngày ấy quân tư trang của lính ta na ná giống nhau, gói gọn trong ba lô hay chiếc bồng đơn giản, thỉnh thoảng đơn vị lại tổ chức “điểm nghiệm quân, tư trang” thực chất là khám đồ của mỗi người. Anh nào cất giữ vật dụng của công thì không tránh khỏi tai vạ. Không anh nào dùng đến cái khóa cả vì cá nhân không ai có rương, tủ và lán trại cũng không có cửa.
Đọc bài viết của anh Diện lại thấy buồn. Sao thời buổi bây giờ tham nhũng (thực chất là trộm cướp…) nhiều đến thế, trầm trọng đến thế! Dân mình còn khổ sở đến bao giờ nữa?
Thượng tá Cựu chiến binh Phan Liên Khê
Dung nhu thuong ta Phan Lien Hoa noi ngay ay thinh thoang lai diem nghiem quan trang quan dung thuc ra la de xem co anh nao tham o chien loi pham khong.Nguoi linh ngay ay trong sang va tin tuong cap tren vi cap tren dang hoang hin bay gio nhieu co phai khong thuong ta? Rat mong anh Dien anh Bong co nhieu bai bao neu hien thuc cuoc song cho ban tre ngay nay hieu them lop chien sy chung toi ngay xua nhu chuyen nay.Dau lam nhung ma tham
Trả lờiXóaBây giờ VN tràn ngập Trần Đụ Châu. Chúng đua nhau dày xéo nhân dân và đất nước VN. Thế mà chúng vẫn mặt trơ tặng bằng khen, huân chương cho nhau.
Trả lờiXóaLãnh đạo VN hiện nay hầu hết không còn liêm sỉ.
ĐƠN TỐ CÁO NHỮNG TỘI ÁC THAM NHỮNG, CỬA QUYỀN KHÔNG PHẢI NGƯỜI DÂN SỢ KHÔNG GIÁN VIẾT, MÀ CHÁN KHÔNG MUỐN TỐ CÁO ! TAỊ SAO VẬY ? VÌ CÁI LUẠT PHÁP CỦA TA ĐẶT RA NHƯ LÀ ĐỂ BẢO VỆ THAM NHŨNG CỬA QUYỀN VẬY. ĐỜI THỦA NHÀ AI ĐƠN TỐ CÁO LẠI QUY ĐỊNH PHẢI GỬI CHO KẺ BỊ TỐ CÁO XEM XÉT BAO GIỜ, NGHE NHƯ TRÒ ĐÙA MÀ LÀ CHUYỆN CỦA QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP VIỆT NAM TA. CÁI QUY ĐỊNH NGƯỢC ĐỜI ẤY TỒN TẠI BAO NHIÊU NĂM RỒI MÀ ĐẾN QH CŨNG KHÔNG THẤY BẤT HỢP LÝ. HUYỆN (THẰNG CON) LÀM SAI THÌ PHẢI TỐ CÁO LÊN TỈNH (THẰNG BỐ)ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐÚNG SAI VÀ TRỪNG PHẠT, ĐẰNG NÀY LẠI TRẢ ĐƠN VỀ CHO THẰNG CON TỰ GIẢI QUYẾT ! NHƯ VẬY NGƯỜI TỐ CÁO SẼ BỊ NÓ ÁM HẠI CHỨ CÒN GÌ. CỨ BẢO MẤT LÒNG TIN Ở ĐÂU, CHÍNH LÀ Ở SỰ BAO CHE ĐÙN DẨY ẤY ĐẤY! CAI VỎ BỌC CHO THAM NHŨNG RÀNH RÀNH NHƯ VẬY MÀ CHẲNG THẤY QUAN LỚN NÀO PHÁT HIỆN, LẠ THẬT.
Trả lờiXóaNặc danh lúc 23g41 phút đêm qua nói đúng. Luật pháp Việt Nam bây giờ làm ra để bảo vệ tham quan chứ không phải để chống tham nhũng. Nếu ngày xưa bức thư của Đoàn Phú Tứ bị chuyển ngược lại cho Cục quân nhu giải quyết như bây giờ, thì Trấn Dụ Châu không chết mà Đoàn Phú Tứ chết. Chúng sẽ bao che bảo vệ nhau .
Trả lờiXóaMột đảng lãnh đạo mà bao che dấu diếm khuyết điểm là một đảng hỏng! Hồ Chủ tịch đã nói như vậy .Đảng cộng sản VN hiện nay là như vậy. Họ giành hết quyền lãnh đạo, đứng trên hiến pháp, pháp luật,bao che nhau cướp hết miếng cơm manh áo của dân , huy động cả quân đội để đàn áp một gia đình anh Đoàn Văn Vươn, rồi bỏ tù người ta vì tội giết người.Một bị cả thế giới khinh bỉ, mất hết niềm tin của nhân dân rồi mà vẫn luôn mồm tự ca, tự sướng vĩ đại, quang vinh thì thật là điên khùng. Chả khác gì kẻ thủ dâm.
Cấp trên cao nhất có đủ thẩm quyền, được dân tin gửi đích danh thì vô cảm, quan liêu, lười nhác, chuyển văn phòng, chuyển cho co quan, bộ máy "xem xét giải quyết" rồi đi dự tiệc, đi phát biểu hô khẩu hiệu. Bộ máy như vớ được cơ may, liền bào ngay cho kẻ bị tố cáo biết, khống chế, tâng công, và nhất là được dịp moi tiền. Thế là Đoàn Phú Tứ bị công an bắt....theo điều 258, lại quy thêm tội nói xấu đảng, nhà nước. Đời nay cứ thấy nhan nhản những khốn nạn thế đây!
XóaBao giờ VN lại có ông Hồ, ông Tử Bình mới để xử bọn sâu mọt có chức quyền cao. Có thể những năm mới lập nước việc này dễ xử vì chỉ có vài kẻ sâu bọ chúng dễ bị xã hội, cộng đồng phát giác và lên án. Còn nay bọn sâu mọt hại dân hại nước chúng kết bè kéo cánh, leo cao luồn sâu vào mọi ngành mọi cấp, đồng lòng ăn cắp đục khoét rồi khoe khoang hợm hĩnh thì sự thể đã khác xa nhiều so với thời cách đây 60 năm. Tương lai vẫn tăm tối như cái hũ nút chưa tìm thấy lối ra.
Trả lờiXóa