Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

THUA ĐAU VÌ 'CHƠI' VỚI ĐẠI GIA NGOẠI


* MẠNH HÀ
Kỳ vọng hợp tác với các ông lớn ngoại dần biến thành nỗi thất vọng bởi kết quả không diễn ra như mong muốn, thậm chí đi ngược lại với mục đích ban đầu. Nhiều DN Việt giờ đây đang hối hận sau chuỗi ngày ngắn ngủi bắt tay với cổ đông nước ngoài.
Đứt chân vì đối tác ngoại
Chỉ khoảng 6 năm sau khi bắt tay với Coca Cola, các đối tác nội trong liên doanh như Vinafimex và Nước Giải Khát Đà Nẵng đã lần lượt bị ông trùm đồ uống Mỹ cho ra rìa.
Kỳ vọng của các DN nội ban đầu có lẽ rất lớn khi mà thị trường nước giải khát trong nước bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đối tác của họ sở hữu một thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhưng đến nay, có lẽ quyết định bán cổ phần cho Coca Cola là một điều đau đớn, là bài học điển hình thất bại khi liên doanh với nước ngoài.
Sau gần 20 năm, Coca Cola Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn ở thị trường nội địa nhưng đại gia đồ uống này cho đến nay vẫn chưa đóng một đồng thuế TNDN nào do liên tục khai lỗ.
Đại diện của Coca Cola cho rằng, tầm nhìn của tập đoàn này ở Châu Á - Thái Bình Dương là 2020, những khoản đầu tư mới chỉ mang ý nghĩa xây dựng vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng, tập đoàn này sẽ tiếp tục mở rộng, doanh thu tiếp tục tăng nhưng sẽ vẫn lỗ. Đây là lý do khiến cho đối tác Việt Nam trong liên doanh chịu không nổi phải bán cổ phần cho đối tác với giá rẻ và rút lui.
CocaCola được cho là một nỗi xấu hổ đối với DN FDI Việt Nam.
Việc DN nội bị loại ra khỏi liên doanh hay bị thâu tóm diễn ra khá phổ biến ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam. Cuối năm 2012, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI), một thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam cũng đã buộc phải quyết định giải thể do thua lỗ triền miên. Mọi hoạt động của Tribeco Sài Gòn sẽ do Tribeco Bình Dương tiếp nhận.
Theo quyết định, sau khi giải thể, cổ đông TRI nhận về khoản tiền 2.300 đồng/cổ phiếu. Đây là một khoản tiền bèo bọt nhưng đành phải chấp nhận khi vốn chủ sở hữu cả âm trăm tỷ đồng.
Các nhà đầu tư đều biết rằng đây là một vụ thâu tóm. Thương hiệu Tribeco với 20 năm phát triển đã rơi vào tay Tribeco Bình Dương, vốn do nhà đầu tư nước ngoài nắm 100% vốn. Trong khoảng 5-6 năm liên tục, Tribeco đổ tiền vào xây dựng Tribeco Bình Dương cũng là lúc một cổ đông nước ngoài đầy kinh nghiệm Uni-President Việt Nam giành quyền kiểm soát tại Tribeco và kiểm soát toàn bộ Tribeco Bình Dương.
Tribeco Bình Dương do Uni-President chi phối đã biến Tribeco Sài Gòn thành nhà bán hàng thuần túy, không sản xuất. Tiền của Tribeco được đổ ra ồ ạt xây dựng hệ thống bán hàng, quảng bá sản phẩm... trong khi nhà sản xuất lại là Tribeco Bình Dương. Việc thua lỗ triền miên, bỏ cuộc trong một cuộc chơi đầy toan tính như vậy là khó tránh khỏi.
Sai lầm khó sửa chữa
Trong trường hợp của Tribeco hay các đối tác nội trong liên doanh Coca Coca Việt Nam, kết cục đã rõ. Sự thua thiệt của "bên" nội là không phải bàn cãi. Trên thực tế, vẫn còn nhiều DN hiện tiến thoái lưỡng nan với mối lương duyên nội-ngoại như trên. Trước thềm đại hội cổ đông 2013, đại diện Bibica (BBC) đã phải thừa nhận sai lầm khi hợp tác với tập đoàn Lotte của Hàn Quốc.
"Cuộc chiến" giữa BBC và Lotte chưa đến hồi kết do một cổ đông lớn khác là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) không tham dự đại hội, chưa bày tỏ chính kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn dường như đã lên rất cao khi mà ban lãnh đạo còn không tin tưởng lẫn nhau và muốn một bên thứ ba độc lập kiểm phiếu.
Việc đối tác ngoại (nắm giữ 38%) muốn đổi tên Bibica thành Lotte và kiểm soát hệ thống phân phối cho thấy tập đoàn này muốn biến Bibica thành công ty con của họ. Kỳ vọng về sự hợp tác toàn diện giữa Bibica - Lotte, từ quản lý, công nghệ đến kỹ thuật, xuất nhập khẩu... giờ đây thực sự đã trở thành nỗi thất vọng.
Bibica hối hận về mối quan hệ với Lotte.
Không chỉ Bibica, giới tài chính trong nước trong thời gian gần đây tỏ ra khá lo ngại về hiện tượng các doanh nghiệp Việt bị ngoại hóa, bị thâu tóm. Cơ sở để nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo này là dòng vốn ngoại M&A đang chảy vào thị trường trong nước rất mạnh mẽ, tập trung vào nhiều ngành trong đó có vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, bánh kẹo, nước, cà phê...
Trường hợp gây ra nhiều lo ngại là ngành nhựa trong nước với động thái một đại gia ngoại PCL liên tục gia tăng cổ phần tại Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh. Chưa biết kết quả như thế nào, nhưng rất có thể đây là bước đầu trong chiến lược trở thành nhà sản xuất và phân phối nhựa hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh thị trường Thái Lan, nơi TPC nắm 50% thị phần. Hay như sự thống trị của đối tác ngoại và sự lép vế của nội trong hoạt động của đại gia BigC như hiện nay.
Không chỉ rót tiền vào các thương vụ lớn (như SCG vào Prime, TPG và KKR vào MSN, Semen Gresik vào Xi măng Thăng Long...), các tập đoàn lớn cũng như quỹ đầu tư nước ngoài đang rót tiền cả vào các doanh nghiệp nhỏ trong nước. Hoạt động đầu tư tài chính đôi khi trở thành các thương vụ thâu tóm, sáp nhập.
Việc thu hút vốn ngoại là cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp nội thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm quản lý... Tuy nhiên, điều quan trọng có lẽ nằm ở khâu chọn đối tác. Việc đưa ra các ràng buộc như cổ phần tối đa, nguyên tắc thị trường trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, đầu ra... có thể là cần thiết để đảm bảo sự an toàn, sự ổn định của doanh nghiệp và hạn chế khả năng thao túng của các cổ đông lớn, tránh vết xe đổ của các sự vụ đau lòng vừa qua.
M.H
>(Nguồn:   Dân Trí )
------------------

12 nhận xét:

  1. Khong phai loi cua cac ong lon ( dai Gia ngoai ) ma loi chinh la loi cua cac doanh nghiep . Qua dot + Tham
    Hay nhin nhung cong ty lon ho thanh cong nhu the nao tren the gioi .Thi moi ket luan !


    Trả lờiXóa
  2. Lịch sử kinh doanh với tư bản nước ngoài ở VN có gàn 200 năm rồi.Các NHà TƯ SẢN VN không có bài học này là không đúng.Chắc chắn là anh ngu xuẫn.
    Chúng ta nên nhớ là không bao giờ lấy được bí quyết công nghệ của HỌ,và không bao giờ lợi dụng tiền vốn của họ được.HỌ cũng rất hay không lấy không của ta,mà họ đã trả cho ai đó tự xưng là đại diện của nhân dân.
    Từ tháng 5/1964 về trước tôi từng làm ăn với tư bản nước ngoài,rất rõ về họ,cuối tháng 5/1964 VP huyện ủy nuôi CIA chỉ điểm tôi bị bắt và năm sau ra vùng giải phóng,ở tù cấp tỉnh đấy nhưng có tiền là ra tù thôi.
    Tiếc rằng nay không thể góp gì,vì thấy các nhà tư sản VN và cả chính phủ quá ngu ngơ.Các trang WEB kinh tế quá khờ khạo làm tiền trên xác chết dân tộc.Các ông ăn chơi mua bằng cấp xưng chuyên gia,tiến sĩ lên đài báo ăn nói lung tung chả biết xấu hỗ,chả kể hại nước hại dân thế nào,có phong bì là nói tuốt.
    Tiếc thay hàng chục triệu người các thế hệ đã đổ máu không chút nao núng,thà chết không hàng để có ngày nay dân tộc phải sống trong ổn định của hỗn loạn triền miên,ổn định chính trị trong mục ruỗng ngay trong trái tim mình.Dân chủ trong toa rập của phe nhóm.
    Kinh tế phát triển rầm rầm trong thay thế quyền làm chủ của tư bản nước ngoài.
    Đành rằng tư bản nước ngoài họ điều khiển cả các chính phủ,không chấp hành họ giật dây thì MỸ,Châu ÂU chết đứng như hiện nay.Nhưng TA phải học BÁC HỒ trong vận động HỌ,làm bạn với HỌ,đó là đúng nhất.Làm con HỌ quá tồi,nhưng làm cha HỌ chắc chết...
    Đất hẹp,DÂN đông,từ đống tro tàn đi lên mà phải nuôi cả mấy bộ máy ăn không ngồi rồi như kiến thì còn sống như hôm nay là phúc lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy có nghĩa là phía đối tác nước ngoài cố tình bán hàng giá thấp hơn giá thành . Cố tình kinh doanh thua lỗ, làm cho các cổ đông Việt nam ít vốn không chịu được nhiệt phải tháo chạy, rút khỏi doanh ngiệp và phải chịu lỗ thay cho ông chủ nước ngoài. Khi ông chủ ngoại quốc kia đã thâu tóm được 100% cổ phiếu đương nhiên trở thành độc quyền điều hành sản xuất kinh doanh, họ thoải mái tăng giá bán sản phẩm để thu lời...Một chiêu không mới. Trò này Liên doanh Xi măng Nghi Sơn Nhật Việt đã áp dụng tại Thanh Hóa từ hơn 10 năm nay.
    Muốn khống chế được các đại gia này phải có sự vào cuộc của chính quyền bằng chính sách thuế và can thiệp vào thị trường tiêu thu sản phẩm trong nước áp dụng cho các doanh nghiệp làm ăn bát nháo kiểu này..

    Trả lờiXóa
  4. Thay may to bao noi hang Coca tron thue ma buon cuoi !
    ...that la bao voi chi .?

    Trả lờiXóa
  5. đồng ý với bác
    "Đất hẹp,DÂN đông,từ đống tro tàn đi lên mà phải nuôi cả mấy bộ máy ăn không ngồi rồi như kiến và ĐỘC TÀI: "... là lực lượng LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC và xã hội" (điều 4 hiến pháp), thì còn sống như hôm nay là PHÚC lắm."

    Trả lờiXóa
  6. Làm ăn với ngoại quốc là điều tốt nhưng thiếu hiểu biết về kinh doanh, tài chánh và luật lệ liên quan lại tôn sùng ngoại quá đáng (cho nó nói cái gì cũng đúng, cũng hay đến khi nhận ra sai thì đã trễ) thì thất bại là phải. Ngay cả bọn họ khi chung vốn với nhau cũng đôi khi có kẽ sức đầu mẽ trán vì thiếu hiểu biết, huống gì VN mới chập chững TB hơn 20 năm nay.

    Nói Coca trốn thuế mà không bằng chứng, nó kiện cho mà mất mặt. Nên nhớ Coca là tên hiệu quốc tế. Đối với tư bản, bị kết tội trốn thuế ảnh hưởng lớn vô cùng vì đó là tội hình sự, ngay cả người dân, chứ đừng nó DN, dính tội trốn thuế là sống dở chết dở, khổ sở vô cùng, không đơn giản, làm ăn không phải để nói cho sướng miệng hay lấy tiếng. DN VN thiếu hiểu biết nhưng hay làm ra vẻ tay đây nên thua ngay tại sân nhà thì nên trách mình trước trước khi trách nguời.

    Còn học cách bác Hồ đem ra vận động họ thì không có gì làm họ vui hơn vì làm ăn với thằng dại thì không có cách nào mà lỗ được. Xin mời! xin mời.

    Trả lờiXóa
  7. Tụi Tây vào VN làm ăn, thằng nào bất mãn với cung cách của ta sẽ le lưỡi, bĩu môi, rồi bye-bye xứ ta ngay. Còn thằng nào chịu ở lại là chấp nhận "đi với ma mặc áo giấy". Kết luận, nó cũng thành con ma! Nói dông dài mà làm chi.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã từng là nhân viên của Coca-Cola, họ rất sòng phẳng trong các khoản lương, thưởng. Đúng ngày, đúng giờ là chuyển (có khi sớm hơn do ngày nhận lương trùng với các ngày Lễ hoặc Chủ nhật). Đặc biệt các Sếp rất tuân thủ những qui định của nhà nước, cty có hẳn một bộ phận Pháp lý, họ nghiên cứu rất kỹ Luật pháp của VN.
    Việc họ không đóng 1 đồng thuế nào cũng do cơ chế lỏng lẽo, luật pháp còn quá nhiều lỗ hổng để họ khai thác mà thôi.
    Đừng vội kết luận họ như thế này thế khác.
    Hãy xem lại chính mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lương bổng nội bộ bọn Âu Mỹ nó không bao giờ ăn quỵt, do nó lấy từ... bên ngoài!

      Xóa
  9. DN VN muốn có cái đầu cao bằng DN ngoại thì họ phải kê mấy hòn gạch để đứng, thế nhưng DN ngoại họ bước lên phía trước thì DN VN không thể bước theo!Vì muốn bước theo họ thì lại bị thấp hơn!Thua lỗ trong làm ăn là bài học kinh nghiệm cho tất cả các DN.

    Trả lờiXóa
  10. “Các ông ăn chơi mua bằng cấp xưng chuyên gia, tiến sĩ lên đài báo ăn nói lung tung chả biết xấu hổ, chả kể hại nước hại dân thế nào, có phong bì là nói tuốt”. “Con người mới xã hội chủ nghĩa VN”như vậy thật buồn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng nào cũng như thằng nào, chúng nó không cảm thấy xấu hổ. Còn dân, chúng nó coi như rác, chẳng thèm để ý!

      Xóa