BVB
– Ông nội của người láng giềng ra đi khi tuổi ‘hưởng dương’, mới 40 tuổi, từ
năm 1916. Khi đó, đèn dầu cũng chưa có, dân làng muốn có ánh sáng ban đêm phải đốt
hạt thầu dầu, hạt trẫu, trái mù u, hoặc dùng đuốc. Nhà nào sang mua được nến để
thắp sáng, đã coi như ‘văn minh Âu hóa’. Cả làng , cả xã đi bộ. Lý trưởng,
địa chủ có xe ngựa là như sắm xe 4 bánh loại sang hiện nay.
Thế nhưng, mỗi kỳ giỗ ông nội, người hàng xóm của tôi
mua những loại hàng mã loại xin, cao sang như tivi, tủ lạnh, xe 4 chỗ hiệu Mỹ, hiệu Nhật, xe máy tay ga, cả máy vi tính, laptop, nói là cụ vào mạng cho đỡ buồn…
Nghĩ mà buồn cười cái ‘nhiệt tình, thành tâm’ lố bịch,
lạc lõng ấy. Ông cụ ra đi từ thời ấy, nay nếu như nhìn những thứ được cúng, đốt khói bay mù trời, thì biết là cái gì? Thế mà họ vẫn cứ …thi nhau cúng, rồi thi nhau
sáng tạo ra đủ thứ hàng mã hấp dẫn, model, thời thượng…Lại còn đủ thứ tiền,
có cả đồng đô-la, đồng ơ-rô…Thế nếu như ở ‘dưới đó’ ông Diêm Vương đã đổi tiền
khác rồi, thì sao, giá trị gì?...
Tác giả Đức Huệ gọi đó là:
… bôi nhọ thần linh
* ĐỨC HUỆ
Không chỉ hối lộ thần linh trực tiếp bằng những đồng
tiền cúng tiến đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, hiện tượng đốt hàng mã một
cách tràn lan theo kiểu “tốt lễ dễ kêu” cũng đang là một vấn đề nhức nhối về
văn hoá tâm linh.
>Đốt
vàng mã: Đừng xúc phạm cõi âm / “Phố
hình nhân” nhộn nhịp cuối năm / 'Hối
lộ thần thánh' - Chuyện buồn chốn cửa thiền
Giải thiêng
nhận thức xưa
Trên các ban thờ tại các gia đình, từ trước đến nay
vẫn thường để sẵn những tập vàng mã, tiền âm vừa phải hay những đồng xu để đi
đò dành cho người chết. Việc để sẵn những thứ hàng mã này vốn có ý nghĩa tích
cực, sự tôn trọng và quan tâm tới thế giới bên kia của người đời. Những ngày
rằm tháng bảy, ngày tuần trong năm, con cháu vẫn thường đốt vàng hương gửi tới
tổ tiên. Theo PGS-TS. Trần Lâm Biền, việc đốt vàng hương, hàng mã là cần thiết,
vừa phải là văn hoá nhưng quá mức lại là hành động bôi nhọ thần linh.
Nhìn
những đồng tiền in nhoè nhoẹt, những đồng đô la âm phủ được đặt ngồn ngộn trên
những ban thờ, những chiếc ô tô, những ngôi nhà cao tầng, những hình nhân làm
người hầu kẻ hạ cho người chếtđược người đời thi nhau đốt, những người có tâm
và có hiểu biết không tránh khỏi chạnh buồn. Chưa nói đến giá trị quy đổi ra
tiền thật của số hàng mã đó có thể làm được những gì cho người đời mỗi năm, chỉ
xét trên góc độ văn hoá, hành động đốt quá mức này dần trở nên phản cảm, thô
thiển và giải thiêng nhận thức xưa.
Đốt vàng mã
quá mức là bôi nhọ thần linh.
Một ví dụ mà PGS-TS. Trần Lâm Biền đưa ra là việc nếu
trong một ngày giỗ cha, hai anh em ở cách xa nhau, người ở bên Mỹ, người ở Việt
Nam cùng lễ một giờ thì cùng một lúc người cha đã có khả năngđáp ứng sự kêu gọi
của hai anh em cùng lúc bởi sự vận chyển của người chết mang tính ngay tức thì
và có khả năng phân thân tán thể. Cho dù tốc độ nhanh như máy bay, tàu vũ trụ
cũng không thể sánhđược, nay đem đốt những thứ đó bằng giấy thì thật vô nghĩa.
Chính việc không hiểu được tính ngay tức thì của thế giới bên kia mà con người
đã vô tình hạ cấp những kiếp đời đã qua, hạ cấp thần linh, bắt ép thần linh phải
chịu những ràng buộc như con người. Vậy thì, thờ thần linh để làm gì?
Điều thứ hai trong nhận thức của người xưa: Thần linh
ở tầng trên khổng lồ, ở giữa là nhân gian, còn tầng dưới là âm ti địa phủ, là
nơi của những kiếp đời đã qua nên rất nhỏ bé. Chính vì vậy, ởTây Nguyên trước
đây những tượng dành cho người chết thì rất là nhỏ bé. Hiện nay, khi nhìn những
đồmã nhiều và to, khi đốt đi vô tình đã gán cho những vật vô tri này một thứ
linh hồn để hầu hạ người chết, nhưng càng to thì lại càng trở thành khổng lồ và
đe doạ họ chứ đâu phải để phục vụ. Vì không hiểu những điều đó mà vô tình họ đã
hành động đẩy những kiếp đời đã qua vào một ứng xử không gian xấu.
Chỉ
tư lợi cho... người trần mắt thịt
Ý nghĩa của việc đốt nhang nằm ở chỗ khi khói bốc lên
trời, người ta gửi gắm được những thôngđiệp của trần gian tới thế giới thượng
tầng, tới ông bà, tổ tiên của mình. Việc đốt nhang là cần thiết vì đó là chiếc
cầu nối giữa trần gian và thần linh nhưng nếu cứ nhìn vào một không gian nghi
ngút khói hương, người đi lễ nước mắt giàn dụa không phải vì xúc động mà vì cay
nhoè, thần linh sẽnhận được bao nhiêu sự gửi gắm chân thành?
Vào những dịp lễ tết, rằm tháng bảy, lễ đầu năm, ngày
tuần, hương hoả con cháu gửi đến các cụ tổtiên được tập trung thì cũng là dịp
để các cửa hàng đồ mã hoạt động sôi nổi. Người sống sử dụng cái gì thì lập tức
người ta làm ngay những thứ ấy bằng giấy, từ ti vi, tủ lạnh, bếp ga, điều
hòa..., thậm chí là laptop, máy nghe nhạc điện tử. Người ta vô tình quên mất
rằng, người chết đã từng phải sống một cuộc sống với quá nhiều vất vả, toan
tính, khi bước sang thế giới bên kia người ta chỉmong một cuộc sống thanh thản
hơn. Cố tình áp đặt mô phỏng thế giới trần gian xuống thế giới cõi linh vô tình
cũng là một suy nghĩ có tội với tổ tiên.
Đ.H
---------------
Cuối cùng chỉ béo mấy ông sản xuất hàng mã thôi còn dân ta đã nghèo còn đốt tiền (để mua mấy đồ đó),cũng như bao điều nghịch lý ở xã hội ta .Không biết bao giờ mới khá lên được .
Trả lờiXóaChia sẻ cùng Nặc danh17:59 Ngày 20 tháng 5 năm 2013:
Xóa“Theo PGS-TS. Trần Lâm Biền, việc đốt vàng hương, hàng mã là cần thiết, vừa phải là văn hoá nhưng quá mức lại là hành động bôi nhọ thần linh”. Loại u mê thế này mà cũng là PGS-TS. Chẳng biết học giả/học thật thế nào mà cổ xúy đốt vàng mã thế này. Mảnh bằng PGS-TS này đem lót ổ cho gà đẻ còn ích nước hơn. Thật là loài phản quốc!!! TS - nhục quốc thể!!!
Lại sắp đến “Lễ vu oan” rồi. Tổ tiên có tội gì mà phải “xá tội vong nhân”? Chả nhẽ vu cho tổ tiên có tội rồi xá tội là BÁO HIẾU đó sao?!!! Chỉ khổ dân cày tốn tiền nuôi béo loại gà thiến thôi. BÁO HIẾU tổ tiên cha mẹ thành BÁO HẠI đó!
Tôi không có ý kiến. Ngay cả những việc trên trần thế ta còn không biết hết, huống chi ở cõi trên, cõi dưới. Nhà "ngoại cảm" BH cũng khẳng định người chết không nhận được đồ mã, vì bà ta đã "nói chuyện" với họ về vấn đề này. Bà ta nói mình tiếp xúc thường xuyên với người cõi âm. Nhưng ở vụ xe khách bị trôi xuống sông Lam năm 2010, bà này được mời tới để "trò chuyện" xem xe khách chứa người chết đang ở khúc nào? Bà ta loay hoay, rồi... bó tay. Sau đó người ta phải dùng tàu kéo lưới rà mới tìm ra.
Trả lờiXóaNhu cầu tâm linh là tự nhiên, không thể có ý kiến kiểu suy đoán biện chứng.
Trước đây các nghi lễ truyền thống đều ở trong phạm vi có thể chấp nhận, Nhưng bây giờ nó thành cuộc "chạy đua vũ trang" trong xã hội, người đua người, nhà đua nhà, họ đua họ, làng đua làng. để xem ai đốt "đống của" to hơn. như thế mới "hãnh diện", có quyền "ngẩng cao đầu" với mọi người. Bỏ tiền thật ra mua tiền giả để đốt thành tro: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI!!!
Trả lờiXóaTrò mê tín là một cách kiếm ăn của bọn “buôn thần bán thánh”, lợi dụng lòng tin mù quáng của người khác thôi mà! Mấy tháng trước, trên blog của Phạm Viết Đào có 2 bài do chính ông Đào viết, nhằm “đánh bóng” cho người gọi là “nhà ngoại cảm Bích Hằng”. Mình có 2 comment phản hồi quyết liệt, nhưng ông Đào không dám cho hiện lên để mọi người đọc và kiểm chứng...
Trả lờiXóaChia sẻ cùng Nặc danh05:29 Ngày 21 tháng 5 năm 2013:
XóaNhà ngoại cảm Bích Hằng thì cả cuộc đời coi như bị lừa. Cú bị lừa ngoạn mục nhất là ĐƯA VONG BỐ MÌNH VÀO CHÙA. Bây giờ thiên hạ đua nhau làm theo. Thật là phản dân hại nòi!!!. Vì họ thấy BH giỏi thế mà đưa bố mình vào chùa thì ta phải theo thôi. 10 năm trước trong cuộc khảo sát của các đơn vị có trách nhiệm, vong được gọi lên đã khuyên “Đừng đưa vong cha mẹ vào chùa”. BH là người khiếm năng lực “thần kinh” tức thiểu năng khi ở cảnh giới nên mới bị lừa thế. Làm mà không hiểu mình làm gì và vì sao mình làm được - tức là MÊ.
Thực tế bây giờ người tin vào cõi âm nhiều hơn cõi dương. Cạnh nhà tôi có tiệm bán đồ mã. Người "mê tín" thì không nói gì; người không "mê tín" cũng mua đồ mã, rồi phân bua: "Chẳng biết người chết có nhận đuợc không. Cứ đốt đại." Ông lão chủ tiệm trả lời một câu như sau: "Vậy theo bà có người đã chết không? Hay là không hề có họ? Bà đừng mua nữa là tốt nhất."
Trả lờiXóaKết luận: một việc ta không biết (và không thể biết, cho đến khi ta đã "tới đó") thì ta không nên khẳng định một cách võ đoán, không thuyết phục được người khác đâu. Đây là trường hợp "Theo quan điểm riêng của tôi..."
Nếu con gà để cúng trên bàn thờ, một lúc sau chỉ còn xương thôi thì không cần phải đoán!
Xóa16:00 nói kiểu "biện chứng" rồi. Nếu như vậy, bạn chạy mất dép! Cha mẹ tôi (đã mất) chẳng làm vậy bao giờ.
XóaVới Nặc danh09:10 Ngày 21 tháng 5 năm 2013:
Xóa"người không "mê tín" cũng mua đồ mã, rồi phân bua:... ",
Thế nghĩa là không có người "không mê tín" rồi bạn ơi. Còn mua còn đốt là MÊ còn gì. Đến GS TS như Tr Lâm Biền, LV Lan còn MÊ thì trách gì dân đen. Thật là loại người bôi nhọ Quốc học, quốc thể!!!.
tôi chi coi đo la tao vic lam cho nguoi lam hang ma .cung nhu công ty san suat thuôc la . con nguoi bit đôc hai nhung vân dung.
Trả lờiXóa