*
LÊ MAI
Căn nhà nhỏ những canh khuya vời vợi
Vẫn lo toan tháo cởi những bất hòa
Trái tim lớn đêm ngày quên mệt mỏi
Dệt dải hồng chắp nối bạn gần xa
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Việt Phương nói đến
Hồ Chí Minh luôn “lo toan tháo cởi những bất hòa?”. Ta hiểu, bất hòa là nói về
mâu thuẫn nội bộ, không phải mâu thuẫn địch – ta. Nội bộ “ta” có bất hòa sao?
Trên bình diện quốc tế, những năm tháng ấy, trong nội
bộ phe XHCN, hai “ông anh lớn” là Liên Xô và Trung Quốc tranh cãi nhau kịch liệt,
hơn thế, có khi còn đụng nhau sứt đầu, mẻ trán ở biên giới nữa. Hồ Chí Minh đã
làm rất nhiều việc quên mệt mỏi nhằm đoàn kết Xô – Trung, đoàn kết quốc tế, giữ
cho Việt Nam
ở vị thế có lợi nhất.
Còn trong nước thì sao? Ý thơ Việt Phương dẫn tôi đến
Hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ được
cho là của Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng. Hồi ký này có kể ra mười
(thực ra chỉ kể 8) nỗi đau của Hồ Chí Minh.
“Nỗi đau thứ
bẩy là sự bất hoà giữa mấy người lãnh đạo của ta. Không phải mọi việc đều êm
đẹp cả. Họ nhất trí với nhau về quan điểm đánh Mỹ, nhưng quan điểm quốc tế
không thống nhất, về quan hệ cá nhân với nhau không thuận lợi…Bác cho làm cơm và
nói mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra, không
nên để bụng… Họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì.
Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn
phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương…Có thể có một vài hiện
tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan
tâm…”
Không biết thực hư những chuyện đó như thế nào, nhưng
trước mắt tôi là hai cuốn sách viết về Hồ Chí Minh. Tác giả hai cuốn sách này
là Vũ Kỳ, người thư ký tuyệt đối trung thành và gần gũi – một “tiểu đồng” thực
sự của Hồ Chí Minh.
Cuốn sách thứ nhất có tên Càng nhớ Bác Hồ, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1999. Cuốn
sách gồm ba phần. Phần thứ nhất: Bác
Hồ từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc. Phần
thứ hai: Bác Hồ viết Di chúc. Phần
thứ ba: Những bức thư kể chuyện Bác Hồ. Cuốn sách thứ hai có tên Bác Hồ
viết Di chúc, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1999.
Ta thấy gì trong hai cuốn sách do hai Nhà xuất bản đã
nói ở trên ấn hành?
Đây là một đoạn trong Bác Hồ viết Di chúc (Càng nhớ
Bác Hồ, trang 152, Nhà xuất bản Thanh niên):
“Đúng hẹn, đồng chí Lê Duẩn sang gặp, cũng vừa lúc Bác
đánh máy xong tài liệu “Tuyệt đối bí mật” vào lúc 16 giờ ngày 14 tháng 5 năm
1965. Nhưng Bác đánh máy dòng chữ “Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 1965″ trước chữ
ký Hồ Chí Minh.Bên cạnh, phía trái, là chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn.
17 giờ, anh Cả sang ăn cơm với Bác, báo cáo cụ thể về
chuyến đi công tác ngày mai” (hết trích).
Cũng viết về nội dung trên, nhưng đây là đoạn trong Bác
Hồ viết Di chúc (trang 34, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia):
“Đúng hẹn, đồng chí Lê Duẩn sang gặp, cũng vừa lúc Bác
đánh máy xong tài liệu “Tuyệt đối bí mật” vào lúc 16 giờ ngày 14 tháng 5 năm
1965. Nhưng Bác đánh máy dòng chữ “Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 1965” trước chữ
ký Hồ Chí Minh.
17 giờ, anh Cả sang ăn cơm với Bác, báo cáo cụ thể về
chuyến đi công tác ngày mai” (hết trích).
Ta đã rõ hai đoạn đó khác nhau chỗ nào?
Mấy câu thơ gợi ý cho tôi đọc lại những cuốn sách viết
về Hồ Chí Minh, trong đó, tôi đọc rất nhiều lần những tác phẩm của nhà văn Sơn
Tùng. Có lẽ, không một nhà văn, nhà nghiên cứu nào viết về Hồ Chí Minh với một
tấm lòng ngưỡng mộ, sùng bái, kính trọng, yêu thương Hồ Chí Minh như Sơn Tùng.
Có thể nói không quá lời, Sơn Tùng đã dồn tất cả tình cảm của mình vào từng
dòng, từng chữ ngợi ca Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt, Sơn Tùng để rất nhiều tâm
huyết, công sức sưu tầm, gặp gỡ, nghiên cứu các tư liệu về Hồ Chí Minh.
Và đây là một đoạn trong cuốn Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí
Minh (Sơn Tùng, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, ấn hành năm 2005, trang 81):
“Sau phút thổn thức lắng vào, giọng nói anh Vũ Kỳ âm
vang từ trái tim mình:
- Tối hôm ấy, mồng 1-9, Bác lại đau kịch liệt. Bí thư
thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp… ở bên giường Bác. Cấp cứu
tận đêm khuya mà cơn đau chưa giảm! Đồng chí Lê Duẩn khẽ gọi anh Vũ Kỳ ra hành
lang, đứng dưới hàng cây ảo mờ ánh đèn vàng vọt. Một bầu ẩm đạm trùm cả khu
vườn, cây cối im phăng phắc, mặt ao tĩnh lặng không tăm cá!
Đồng
chí Lê Duẩn hỏi:
- Bác có viết gì để lại không?
- Có ạ! Anh Vũ Kỳ đáp mà mắt vẫn hướng vào phía giường
Bác!
Im
lặng! Cái phút im lặng trong thời mệnh này như dài vô tận! Đồng chí Lê Duẩn lại
hỏi:
- Bác có viết điều gì về Liên Xô, Trung Quốc và về
quốc tế không?
- Có ạ! Anh Vũ Kỳ đáp lẹ và thầm nghĩ, nếu đồng chí Lê
Duẩn đòi xem ngay Di chúc của Bác thì ứng xử thế nào…Nhưng đồng chí Lê Duẩn sau
cái im lặng nặng nề nói:
- Hãy biết vậy. Ta đi vào…” (hết trích).
Ý thơ Việt Phương tiếp tục đưa tôi sang một chuyện
khác. Nước Việt Nam
vừa giành được độc lập ba tuần lễ thì thực dân Pháp trở lại đánh chiếm thành
phố Sài Gòn. Hồ Chí Minh không chọn ai khác mà giao miền đất lửa của Tổ quốc
cho Nguyễn Bình – thủ lĩnh đệ tứ chiến khu Đông Triều. Nguyễn Bình rất xúc động,
thưa với Hồ Chí Minh rằng mình chưa phải là Đảng viên Cộng sản. Giọng Hồ Chí
Minh như đanh thép: Đảng viên Cộng sản ư? Tổ quốc trên hết!
Năm 1948, Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ, được phong
Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ đứng sau Đại tướng
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Vẫn theo Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh (trang 18):
“Cụ Vũ Đình Huỳnh bùi ngùi nhớ lại:
- Vào một ngày mưa hạ tuần tháng 5.1951, mây mù ảm đạm
cả núi rừng Tuyên Quang. Bác Hồ nhận một cái tin đau buồn: Trung tướng Nguyễn
Bình bị phục kích chết tại chỗ trên đường ra Bắc theo điện của Bác Hồ và Trung
ương gọi? Sau phút bàng hoàng, Bác nói với tôi “Lạ quá! Sao lại có chuyện gọi
chú Nguyễn Bình ra Việt Bắc. Làm sao có chuyện một Trung tướng Nguyễn Bình tung
hoành giữa Sài Gòn, lại bị bắn chết trên đường?” Và bên anh Năm (đồng chí
Trường Chinh), anh Văn cũng không biết là ai điện vào Nam Bộ gọi Trung tướng
Nguyễn Bình ra Trung ương?” (hết trích).
Đến đây, ta càng thấm thía lời dặn dò của Hồ Chí Minh
trong Di chúc:
“Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải
giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
(hết trích).
Tư
tưởng, tầm nhìn của Hồ Chí Minh cao đến thế!
Tôi xin kết thúc với câu nói nổi tiếng của Hồ Chí
Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
L.M /Nguồn: phamvietđao /
----------------
Mấy năm trước, tình cờ đọc trên báo một dòng tin ngắn báo tin Bà Hoàng Thị Thanh phu nhân Trung tướng Nguyễn Bình mất tại nhà dưỡng lão Thị Nghè thọ 80 tuổi . Một kết cục buồn
Trả lờiXóaPhải chăng có sự ghen ghét trong Đảng. Một người không vào Đảng mà được phong chức cao. Nội bố vốn dĩ bị chia rẽ và lợi ích nhóm. Bác có biết hay cố tình không biết.
Trả lờiXóaNhững kẻ đang nhân danh Hồ Chí Minh ( đạo đức - tư tưởng ) đang làm nhục và bôi nhọ Người. Cụ Hồ Chí Minh cũng là một con người bình thường , nhưng tư tưởng và đạo đức xứng đáng được tôn vinh . Hãy để Cụ được siêu thoát , những bất hạnh của cuộc đời Cụ cần phải được công khai rõ ràng . Đừng lợi dụng Cụ , đừng bôi nhọ Cụ .
Trả lờiXóaNguoi boi nho cu dau tien chinh la Le Duan .
XóaChính xac, Thị Nông nói đúng, ai cũng biết, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ muốn nhảy lên tranh công cụ Hồ, đã bôi nhọ cụ và 'diệt' hết những người được cụ tin cẩn như : Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Vũ Đình Huỳnh... còn - nghe nói- cố tình "cho" cụ chết vào đúng ngày 2-9 đẻ cào sạch luôn). Sau 1975 lại phủ nhận cụ để tranh công bằng việc đổi tên nước, đổi quốc ca, đổi tên đảng...Ôi, thảm kịch, tai họa của đất nước. Hai tay Nhà Lê này tội lớn lắm, thâm độc, nham hiểm, thủ đoàn đầy mình! Còn mấy tay nhà Lê sau này, thủ đoạn ngấm ngầm hơn, nhưng cũng ghê...
XóaÔi sao bọn ta cảm thấy quá buồn!
XóaMời cả nhà đọc bài:"Hồ Chí Minh với việc khẳng định những giá trị cốt lõi trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở VN" của ông đại tá- tiến sĩ Nguyễn xuân Trường, trên báo QĐND.
Trả lờiXóaTrích"...một sự thật lịch sử là trong khi một mô hình chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, thì chế độ XHCN lại được củng cố và phát triển ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..."
Lãnh đạo "sung độ" nhờ Bảo Long, vậy mà khi Bảo Long gặp nạn hổng thấy ai cứu?
Trả lờiXóahttp://tranhung09.blogspot.com/2013/05/lanh-ao-sung-o-nho-bao-long-vay-ma-khi.html
chu nghia cong san chi danh an va tranh cong thoi
Trả lờiXóaỞ báo Đại Đoàn Kết, người ta đang Đại Mất Đoàn Kết. Vậy là không Thành Công rồi.
Trả lờiXóaBáo đấy mới đổi tên là "Đại Toàn Chết".
XóaQuân lợi ích nhóm tư bản đỏ .
Trả lờiXóaChia rẽ thì chết lẻ tẻ .
Đoàn kết "ăn bẩn" thì chết chùm .
Bác Lê Mai ơi, "con ngươi của mắt mình" trong đảng đã được mổ theo phương pháp FACO rồi, đã lắp thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo rồi, nên không còn nguyên vẹn như thời Bác Hồ lãnh đạo và dẫn dắt nữa rồi.
Trả lờiXóaHơn chục năm nay - thời kỳ nhìn nhận rõ nét nhất - người ta chỉ coi chủ trương của Bác "đoàn kết trong đảng" là câu KHẨU HIỆU để che đậy, lấp liếm những "thâm cung, bí sử" hòng thủ lợi sau những mưu toan - mà mưu toan thì không có giới hạn. Thế nên mới ra cảnh khốn đốn, lo âu đến bạc trắng tóc vì "sự tồn vong của chế độ, của đảng".
Chỉ có thể "xóa cờ làm lại" thôi, bác Lê Mai ơi.
"Đoàn kết...đại; Thành công ...đai..." Suốt hai nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc Hội, lại tiếp ngoi lên Hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư, mất 20 đất nước chịu họa...nhân sự, hỗn quân hỗn quan, ông Nông đi đâu cũng hô thuộc lòng, mạnh mồm: "Đoàn kết...ĐK, đại ĐK, Thành công, TC, đại Thành công". Nhưng thời ông ta đương chức (2 thập niên) là đoàn kết kém nhất, nát nhất, và thất bại, hại nước, chẳng có gì Thành Công cả! Ôi, cái vận hạn đất nước, ông Trời cho xuống địa giới lão Nông để phá ngang và làm nhiều chuyện bậy!
XóaỒ! Lúc Bác sắp mất, đ/c nào cũng hồi hộp mong Bác di chiếu truyền ngôi! Bác chẳng truyền ngôi, mới nảy ra tranh giành, hãm hại nhau tàn khốc.
Trả lờiXóaThật ra các vị chóp bu chẳng ai vì đại nghĩa cả. Năm 1979, ủy viên Bộ Chính trị, học trò cưng của Bác - ông Hoàng Văn Hoan chạy sang Tàu, bị kết án tử hình vắng mặt. Bây giờ lãnh đạo đảng lại ôm đít Bắc Kinh, tụng niệm hoài "4 tốt", "16 chữ vàng".
Xem ra, cái ngai vàng quan hơn dân, hơn nước!
Hãy để sự tôn kính Người trong lòng mỗi người dân nước Việt. Đừng bày trò xây tượng đài, đền thờ, khu tưởng niệm....hoành tráng làm xấu đi hình ảnh giản dị của Người. Một số thế lực đang nương nhờ hình tượng Người để trục lợi kể cả chính trị và kinh tế, đó là bọn " Ăn mày dĩ vãng".
Trả lờiXóaĐến Di chúc của Hồ Chủ Tịch người ta còn vi phạm thì hy vọng gì hả Trời?!
Trả lờiXóaBản Di chúc hồi tháng 5-1969 không công bố rộng rãi, mà ông Duẩn ký chứng kiến, có tin được không? Hành văn, diễn đạt ấy có phải của Cụ Hồ không? KHi mà ông Duẩn từ lâu chỉ lăm le 'hạ bệ' cụ. Ai mà tin được?
Trả lờiXóaMình thật không hiểu sao người ta tôn vinh và thần tượng hóa Hồ Chí Minh đến thế. Ai cũng biết năm 1945 ông muốn thể chế dân chủ, nhưng sau đó một năm thì ai cũng biết ông tuân lệnh Liên Xô và Trung Quốc để tuyên chiến với Pháp, đồng thời thủ tiêu các lãnh tụ các đảng phái khác. Năm 1951 ông tái tập hợp và công khai đảng cộng sản với cái tên Đảng Lao Động "của nhân dân lao động, giai cấp lao động công nhân và nông dân". Sau chiến tranh, cải cách ruộng đất dưới quyền của ông, và theo chỉ thị của Trung Quốc. Sau đó, năm 1959, một hiến pháp mới bắt đầu, theo thể chế cộng sản, dân chủ tập trung, kinh tế hợp tác xã ... để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hai đảng Dân chủ và Xã hội chỉ là các nhóm chính trị như kiểu Mặt trân tổ quốc, đều thuộc quyền quản lý của đảng cộng sản, do Hồ Chí Minh đứng đầu. Như thế ai có thể nói bác Hồ là con người dân chủ ? Nói thế không sợ xúc phạm đến chính con người Bác ? Hay đó lại là bác Hồ giả ? Tại sao lại có Bác Hồ dân chủ với Hiến Pháp 1946 và những lời nói hay, dân chủ, tôn trọng chính kiến và tự do chính trị, trong khi đó lại có Bác Hồ khác theo chủ nghĩa cộng sản và độc tài ? Không hiểu nỗi. Không lẽ chúng ta lại tiếp tục lừa gạt nhau mãi mãi sao ?
Trả lờiXóaĐúng thế, Bác Hồ giản dị, người của dân lao động, bình dân như người lao động, ước mơ cũng giản dị, thiết thực với người dân Việt: 'Đừng ai thần thánh hóa tấm gương Người", hoặc 'mượn danh người để mong trở nên thần thánh:
XóaNGƯỜI - HIỆN THÂN
GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Bác Hồ xắn quần lội ruộng
Áo nâu tươi ấm nắng mai hồng
Cùng nông dân gieo trồng
Cùng nông dân gặt hái
Nhổ từng cây cỏ dại
Thăm từng bông lúa thơm
Xắn quần lên ra đồng chống hạn
Chân đạp guồng nước
Tát gầu sòng gầu dai
Chòm râu dài
Phất phơ gió đồng gọi mưa vẫy gió
Đâu khác “lão nông tri điền”!
Xắn quần lội suối băng rừng
Như người thợ sơn tràng, như ông già bản Kéo
Người nhẩn nha gọt đẽo
Cái cán cuốc bên nương
Xắn quân lên cuốc đất trồng rau
Chăm chút đọt bí dây bầu, lội ao sâu bắt cá
Nâng niu cành non tưới cây vú sữa
đánh bóng chuyền
đào công sự
Lội suối, trèo non vẹt mòn dép lốp
Nhiều khi Người đi chân đất
Ở đâu Người cũng sống rất thật
Nhìn rộng lo xa những được và mất
Hồ Chí Minh – hiện thân giữa nhân gian
Bay bổng như cung đàn
Nồng nàn như hương nắng
Trong trắng pha lê
Bình dị nét quê lề đất…
Người chỉ nói về dan tộc và nhân dân
Người nói về dân nghèo lao động
Ước mơ giản dị nhưng đầy ắp nhân sinh, tình người:
“Độc lập, Tự do, Cơm ăn, áo mặc, học hành…”
Người ít nói về Chủ nghĩa xã hội…
Nhưng nói rất nhiều lần: Đảng cho ra đảng…
Người cũng không nóivề Xã hội chủ nghĩa
Biết đâu, xã hội đó chỉ thuộc về ‘thứ Chủ nghĩa’
Không phải xã hội của dân…
Người là Đảng viên Lao Động
Đừng ai mượn danh Người làm thần tượng ngụy trang
Đừng ai thần thánh hóa tấm gương Người
Người hiện hữu giữa đời thường rất thật
Người thích mặc áo nâu tươi màu đất
Người hiển hiện bên ta muôn đời
Người – là Người nhất.
B.V.B
Những người thần thánh Bác là những người có vấn đề, hoặc là lợi dụng, hoặc là không biết gì.
Trả lờiXóaBác rất tài giỏi và biết trước mọi việc. Bác tới LX, nhưng Bác không dừng ở đó mà lặn lội qua Mỹ xem xét tiếp. Nhưng cái số nước ta nó gian khổ...
Trả lờiXóaCốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết: Đoàn kết, đoàn kết, đậi đoàn kết-Thành công, thành công, đại thành công; sẵn sàng chấp nhận đa nguyên đa đảng. Tư tưởng đó được biểu hiện rõ nhất khi Cụ được toàn quyền hành động, không bị giám sát, không bị ảnh hưởng bởi TQ và LX. CP đầu tiên của Cụ là một chính phủ thực sự đa đảng.
Trả lờiXóa(https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_Li%C3%AAn_hi%E1%BB%87p_L%C3%A2m_th%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)
Ngoài Tướng Nguyễn Bình, Cụ Hồ còn dùng Kĩ sư Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ) là cục trưởng quân giới quyết định thành bại của chiến tranh khi ks Trần Đại Nghĩa chưa phải Đảng viên, mới chỉ chân ướt chân giáo từ Pháp về nước. Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên là một người ngoài đảng. Trong Tư tưởng của Cụ CN M-L chỉ là một phần. Ý nghĩa của "Việt Nam dân chủ cộng hòa - Đọc lập tự do hạnh phúc", đó không phải một phần dựa trên khái niệm Tam Dân của Tôn Trung Sơn (Dân tộc độc lập-Dân quyền tự do-Dân sinh hạn phúc) sao?
Nên nhớ là LX và các nước XHCN Đông Âu chỉ công nhận VNDCCH vào năm 1950 mà thôi. Đó cũng là lúc Cụ Hồ bắt đầu phải dựa vào TQ và LX để tổ chức kháng chiến chống Pháp. Cũng từ đó Cụ không còn được rảnh tay làm theo ý Cụ nữa.