Các nước lớn sẽ chặn
TQ bành trướng Biển Đông
vì lợi ích của
chính họ
GDVN - Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ can thiệp
nếu Trung Quốc có những động thái leo thang quá mức. Các nước lớn sẽ can thiệp
để bảo vệ lợi ích của chính họ ở Biển Đông chứ không phải vì ai khác, và chúng
ta cần làm sao để phối hợp, hợp tác tốt với họ.
Sau phần chia sẻ với Báo điện tử
Giáo dục Việt Nam về thủ đoạn mới, Trung Quốc có thể phái lính cải trang ngư dân đánh chiếm một số
đảo, bãi đá của ta ở quần đảo Trường Sa cũng như một số đánh giá về phản
ứng của Việt Nam, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy tiếp tục trao đổi và phân tích
xung quanh vai trò của ASEAN cũng như các cường quốc trên thế giới tại Biển
Đông, cụ thể là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Nhà NC Dương Danh Dy |
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy khẳng
định, Biển Đông đang trở thành vấn đề cốt lõi phản ánh sự đoàn kết cũng như khả
năng thống nhất nội khối ASEAN, các thành viên ngày càng tích cực “kéo” Trung
Quốc vào bàn đàm phán. Với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, ông Dy nhận định các nước này
sẽ ngăn chặn Trung Quốc bành trướng và độc chiếm Biển Đông vì chính lợi ích của
họ, Việt Nam cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ với ASEAN cũng như các nước lớn
có lợi ích và quan tâm tới Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích hợp pháp
của ta tại đây.
PV: Về mặt ngoại giao, ngoài việc kiên quyết
phản đối các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo ông,
ta nên tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ASEAN như thế nào?
NNC Dương Danh Dy: Tiếng nói của bạn bè quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc ngăn chặn âm mưu, tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc
biệt là ASEAN và các nước lớn trên thế giới có lợi ích và quan tâm tới Biển
Đông. Chúng ta hoàn toàn có thể và cần tận dụng tối đa sự ủng hộ của cộng đồng
quốc tế để ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đối với ASEAN, đang trong xu thế
hình thành một cộng đồng chung thống nhất thì vấn đề Biển Đông vừa trở thành
điểm nóng, vừa là mối quan tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. ASEAN có trở
thành một khối thống nhất và thịnh vượng hay không được phản ánh rất lớn qua
cách ứng xử cũng như quan điểm của từng nước thành viên và toàn khối đối với
vấn đề Biển Đông.
Thời gian vừa qua, ASEAN đã vượt qua nhiều trở ngại, rào
cản và đạt được những nhận thức chung quan trọng trong vấn đề Biển Đông, trong
đó đặc biệt đáng chú ý là những nỗ lực đưa Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán
Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt
chẽ hơn. Đây là bước tiến mới quan trọng khi Brunei đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân
phiên ASEAN năm 2013 .
-PV: Tuy nhiên, trong khối ASEAN có một số nước
gần như không liên quan trực tiếp đến biển Đông. Liệu chúng ta có tìm được sự
đồng thuận từ những nước này không?
NNC Dương Danh Dy: Tôi thấy cần nhấn mạnh rằng, ASEAN là một tập thể 10 quốc gia thành
viên có thể chế chính trị, trình độ phát triển, văn hóa, lịch sử khác nhau. Đặc
biệt, mối liên hệ của mỗi quốc gia thành viên với vấn đề Biển Đông cũng khác
nhau. Hiện tại ngoài Việt Nam ,
Philippines , Malaysia và Brunei có tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc, Đài Loan ở Biển Đông - Trường Sa, các nước còn lại hầu như không
liên quan trực tiếp tới Biển Đông.
Vì vậy sự quan tâm của mỗi thành
viên đến vấn đề Biển Đông cũng như quan điểm của họ có sự khác biệt. Đó là chưa
kể đến những chiêu bài của Trung Quốc dùng tiền, dùng sức ép ngoại giao, chính
trị nhằm tác động, ảnh hưởng, phân hóa các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Cho nên chúng ta không thể đòi hỏi một sự thống nhất tuyệt đối đối với tranh
chấp Biển Đông của các quốc gia khác mà nên đặt mình vào vị trí của họ để lựa
chọn cách ứng xử phù hợp. Không nên nghĩ ASEAN không đoàn kết, thống nhất trong
vấn đề Biển Đông, mà nên tích cực khai thác những đồng thuận, những nhận thức
chung của toàn khối như những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua
- PV: Hiện tại, ngoài ASEAN còn có nhiều cường
quốc trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn
Độ, Úc, Nga. Theo ông điều này sẽ tác động, ảnh hưởng như thế nào đến các nước
cờ tiếp theo của Trung Quốc?
NNC Dương Danh Dy: Đầu tiên phải khẳng định rằng, Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải
quan trọng, huyết mạch hàng đầu của thế giới, nó ảnh hưởng trực tiếp tới an
ninh kinh tế - thương mại của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều
nước khác.
Mặt khác, Việt Nam lại có vị trí
địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Biển Đông và Đông Nam Á. Biển Đông hiện đã
trở thành nơi tìm kiếm, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới,
mà nổi bật là Trung Quốc Mỹ, Nhật Bản …, những nước công khai tuyên bố họ có
lợi ích, lợi ích cốt lõi và mối quan tâm đặc biệt ở Biển Đông.
Đây là một thuận lợi cho ta trong
việc tìm kiếm sức mạnh từ bên ngoài để đối phó với Bắc Kinh. Việc các cường
quốc tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông là hoàn toàn có
thể, và họ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc có những động thái leo thang quá mức.
Các nước lớn sẽ can thiệp để bảo vệ lợi ích của chính họ ở Biển Đông chứ không
phải vì ai khác, và chúng ta cần làm sao để phối hợp, hợp tác tốt với họ.
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc |
-PV: Thưa ông, ta có thể tận dụng lợi thế này ra
sao trong việc đối phó, ngăn chặn âm mưu của Bắc Kinh hòng độc chiếm Biển Đông?
NNC Dương Danh Dy: Đối với Mỹ, Biển Đông hiện nay là tiêu điểm tranh giành ảnh hưởng với
Trung Quốc ở Đông Nam Á, là trọng tâm trong hoạt động chiến lược châu Á - Thái
Bình Dương. Từ tháng 7/2010 Mỹ đã công khai khẳng định họ có lợi ích ở Biển
Đông - đó là an ninh hàng hải, và điều đó cần hiểu là không phải Trung Quốc muốn
làm gì thì làm. Từ đó đến nay mặc dù Bắc Kinh luôn tỏ ra khó chịu, muốn Mỹ
không "nhúng tay" vào Biển Đông, nhưng điều đó đã không hề xảy ra.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, Biển
Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của nền kinh tế, nơi rất nhiều hàng hóa xuất
nhập khẩu của họ phải đi qua. An ninh Biển Đông tác động và ảnh hưởng trực tiếp
tới an ninh kinh tế - thương mại của hai quốc gia này.
Thời gian qua ta đã chứng kiến
những hoạt động tăng cường hợp tác quan trọng giữa Nhật Bản với các nước thành
viên ASEAN, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam. Trung Quốc đã tỏ ra lo
ngại về các hoạt động này và đang ra sức tuyên truyền rằng Nhật Bản "câu
kết" với các nước ven Biển Đông để "bao vây Trung Quốc"?!
Đối với Ấn Độ, một khi Trung Quốc
độc chiếm Biển Đông với cái gọi là 'đường lưỡi bò' phi pháp thì không sớm thì
muộn, Bắc Kinh có thể sẽ còn tuyên bố chủ quyền với cả các vùng biển trên Ấn Độ
Dương chỉ vì “đô đốc Trịnh Hòa của họ đã từng đi qua khu vực này”.
Mặt khác, Biển Đông là tuyến hàng
hải huyết mạch thông Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, nơi Ấn Độ đang muốn tăng
cường ảnh hưởng của mình như một cường quốc ở châu Á, họ không thể bỏ qua.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang có những quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông khi cùng với
Việt Nam hợp tác khai thác
dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam . Việc Trung Quốc bành trướng
trên Biển Đông với cái gọi là "đường lưỡi bò" sẽ uy hiếp trực tiếp lợi
ích của Ấn Độ.
PV: Xin chân thành
cảm ơn ông!
Viết Cường
/ Nguồn: GDVN /
Trả lờiXóaNhà Nước ĐẠI HÁN bá quyền ăn cắp ăn trộm trên mọi chuyện ! .. ..
=========================================
Nhà Nước ĐẠI HÁN hải tặc với ngư dân
Chúng ăn cắp sở hữu trí tuệ bản quyền !
Mỗi năm hơn hai trăm tỉ đô từ Nước Mỹ
Khai thác không vét tài nguyên châu Phi
Đánh cá trộm trên khắp biển quốc tế
Nguyên liệu thành sản phẩm dỏm giả quá đi
Nhà máy thế giới xuất khẩu sang khắp nước
Loài Người nay giật mình thấy đại họa chu di !
TỶ LƯƠNG DÂN
Mỹ mất mỗi năm 300 tỉ đô la về ăn cắp sao trộm sở hữu trí tuệ mà TRUNG QUỐC là thủ phạm chính đã đánh cắp từ 50 % đến 80 % (240 tỉ đô la !!!! )
Propriété intellectuelle : 300 milliards de pertes par an pour les Etats-Unis
Le Monde.fr avec AFP | 23.05.2013
http://www.lemonde.fr/asie-pacifique/article/2013/05/23/propriete-intellectuelle-300-milliards-de-pertes-par-an-pour-les-etats-unis_3415668_3216.html
Đâylà chủ đề trong thượng đỉnh MỸ- TRUNG vào ngày 7 và 8 tháng 6 giữa TẬP CẬN BÌNH và OBAMA
TRUNG QUỐC là thủ phạm chính đã đánh cá trộm từ 3,4 tấn cá đến 6,1 tấn cá khoảng giữa năm 2000 và 2011.
Trong khi đó BẮC KINH chỉ tuyên bố trung bình có 368 000 tấn cá theo Quỹ lương thực Liên Hiệp quốc nhỏ thua hàng chục lần số lượng cá bắt trộm
Trị giá TRUNG QUỐC đánh cá bắt trộm nhất là tại vùng biển châu Phi kên đến
8,9 tỉ đô la mỗi năm !!!!!
Comment la pêche chinoise pille les océans de la planète
Le Monde.fr | 04.04.2013
Par Martine Valo
http://www.lemonde.fr/planete/article/2013/04/04/comment-la-peche-chinoise-pille-les-oceans-de-la-planete_3154101_3244.html
Trong lịch sử, Anh quốc họ đi chinh phục khắp thế giới, nhưng không hề thấy họ tuyên bố chủ quyền những vùng biển mà họ đi qua? phải cảnh giác tên bành trướng to béo nhưng hay ăn vạ.
Trả lờiXóaNgoài chiếm Hoàng Sa và phần lớn Trường Sa, TQ chỉ dừng ở mức "cà khịa" với Japan, Philippines. India,...
Trả lờiXóaTa đừng hòng thấy chiến tranh giữa TQ và các nước này thực sự xảy ra. Ta cũng không nên mong như vậy, vì bao nhiêu sinh mạng sẽ phải lìa đời vì lợi ích của lũ cuồng điên!
TQ mà dám đánh Nhật thì nó đã đánh rồi. Có đầy đủ hải lục không quân rồi đó? Không dám xuất quân, thế thôi. Quá đơn giản mà nhiều người không hiểu, cứ tin vào mấy tay nhà báo chém gió.
Trả lờiXóa