Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

TIỀN TƯƠI CHỮ HÉO!

Chạy đua vào 'TRƯỜNG ĐIỂM'
              * MINH DIỆN
                Ông Nhuận có đứa cháu gái bảy tuổi, học lớp hai, một trường trong quận nội thành thành. Trường điểm, lớp chọn đàng hoàng. Để vào được trường  ấy, bố mẹ cháu đã phải chạy đôn đáo cửa dưới, cửa trên, của sau, cửa hông, tốn khá nhiều rượu ngoại, phong bao.
Cả nhà ông Nhuận vui mừng, nghĩ con cháu mình đã được học một trương tử tế, không ngờ ngay trong ngày khai giảng ông đã thất vọng vì bị moi tiền. Cô giáo gợi ý tặng phong bao thay hoa, và độ dày của phong bao quyết định sự quan tâm của cô giáo tới học trò.
                - Chạy trường, chạy lớp rồi, lại phải chạy chỗ ngồi !
                Ông Nhuận  nói với tôi như vậy, và  nhích mép cười mỉa mai.
             Vốn dè xẻn ăn nói, nhưng ông Nhuận bảo không thể nín được, vì cái cảnh “Tiền tươi chữ héo” trong ngành giáo dục hiện nay. Bên ấm trà đậm chát, ông  nói tiếp :
               - Tôi bảo không tặng phong bì, nuông thói hư. Con dâu tôi nói: “ Làm thế  thì con con  sẽ phải ngồi  ở hàng cuối, cô giáo không thèm ngó tới ạ! Đã cho con vào trường điểm, lớp chọn mà tiếc vài trăm ngàn để nó bị phân biệt đối xử hay sao?”. Thế là nó bỏ phong bao 500 ngàn. Kết quả con bé được ngồi bàn thứ 3. Như vậy là có người còn tặng cô nhiều tiền hơn...   
               Cháu ông Nhuận học lớp bán trú, mỗi tháng phải đóng hơn một triệu đồng, thời gian học từ bảy giờ sáng đến bốn giờ chiều, trưa ăn uống tại trường.   Ông nghĩ, với kiến thức lớp hai và với sức lực của một đứa bé bảy tuổi, học như vậy là quá tải và quá sức . Nhưng  hôm nào cũng vậy, đúng bốn giờ chiều, vừa  tan lớp, cháu lại phải  học thêm. Nơi học thêm chỉ cách  lớp cháu vừa học không đầy hai trăm mét. Và thật  trớ trêu, người dạy thêm không phài ai xa lạ, mà chính  là cô giáo chủ nhiệm của cháu. Vừa dạy bên kia xong, chạy qua bên này dạy tiếp, cũng trò ấy , cũng bài học ấy.  Từ cô chủ nhiệm  lớp điểm trường công đạo mạo, thoắt  biến thành  gia sư chạy sô.  Vẫn bộ áo dài mềm mại , vẫn  chiếc thẻ đeo trên ngực, chỗ  trái tim cao quý  “người giáo viên nhân dân”. Những đứa trẻ bảy tuổi, đang ham chơi, sức lực mỏng manh  bị nhồi nhét  những bài học  cũ, mệt mỏi, chán ngán, nhìn cô giáo bằng đôi mắt rất thiếu thiện cảm. Cô giào có nhận ra không?  Vì tiền cô không nhận ra điều đó,  nói đúng hơn, cô bất cần quan tâm đến diều đó, đạp phăng lên  cả nhân cách của  mình.
              Quan hệ giữa cô giáo với phụ huynh nhẽ ra phải rất thiêng liêng, nhưng khi đã chạy sô dạy kèm như cô giáo lớp hai kia, thì chả khác gì hai người bình thường mua bán với nhau. Hãy nghe  một cuộc  đối thoại  giữa phụ huynh và cô giáo, lúc  thanh toán tiền dạy thêm.
               Cô  giáo  nói với phụ huynh, ngay trước mặt học sinh của mình:
              - Tháng này tiền học thêm  cùa bé  năm trăm  sáu chục ngàn!
              Phụ huynh nhẩm tính  và nói:
              - Trong tháng có ba ngày lễ , cô nghỉ dạy, sao không trừ?
              - Trừ đi bốn chục  rồi ?
               Mẹ  đang ngần ngừ, bé gái học trò  nhanh nhẩu lên tiếng:
              - Mỗi buổi học thêm ba chục ngàn, ba buổi chín chục ngàn ạ!
              Cô giáo nói với phụ huynh:
              - Thế thì  còn  năm trăm mốt!
              Phụ huynh  đưa xấp tiền cho cô giáo, nói:
              - Đây là năm trăm năm chục ngàn, cô thối lại  bốn chục!
              Cô giáo đếm lại tiền , bỏ vào túi xách, làm bộ lục túi , rồi cười:
              - Không có tiền lẻ,  thiếu  lại bốn chục nghe!
              Phụ huynh  chưa kịp nói, thì học sinh  phản ứng:
              - Tháng trước cô còn thiếu  hai chục chưa trả!
              Cô giáo bậm môi, móc túi lấy sáu chục trả lại phụ huynh. Học sinh nhận ra cô giáo nói dối, vì  trong  túi  có  tiền lẻ!  
               Tôi không nêu tên trường, tên lớp, tên  cô giáo ông Nhuận kể ,bởi đâu  phải cá biệt, mà là  là phổ biến . Nói không ngoa,  đó  là sản phẩm  đúc ra từ  một  cái lò  giáo dục nước nhà. Có lẽ  không ở đâu   có thứ sản phẩm kém chất lượng đến thế!
               Những sản phẩm bị méo mó, vênh váo, ngay từ trong cái khuôn méo mó!  Có ở đâu trên thế giới này, từ khi đứa trẻ hai tuổi, cha mẹ đã  phải chạy trường lớp.  Cái gọi là  trường mẫu giáo với các lớp mang tên: Mầm Non, Chồi Xanh, Lá Biếc, nghe vừa dịu dàng vừa gợi mở tương lai, xem ra lại qúa hào nhoáng, màu mè.  Nhưng ngay cái cánh cửa đầu tiên bước vào đời ấy đã có sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Quả là một thứ 'dịch vụ’ hợp pháp của ngành giáo dục. Cái kiểu cứ như thế này thì mầm, chối, lá bị héo hết mất thôi! Người ta bày ra trường điểm, trường thường, trường công, trường tư. Phương tiện thông tin không tiếc lời quảng cáo, kích thích  đua chen. Gọi trẻ như mầm non, và không ngớt lời ca tụng lòng yêu trẻ, nhưng những mầm nón ấy không được ươm trên cùng một mảnh đất! Con cháu quan chức, người giàu   ươm nơi  đất tốt, là những  trường điểm . Quan càng to, đại gia càng nhiều tiền, trường càng đẹp, đầy  đu tiện nghi, thầy cô giáo giỏi. Con cháu công chức bình thường  phải vào những trường loại thấp . Con  cháu  công nhân,  những người lao động tự do, và  dân nghèo đừng mơ tới những mái trường khang trang. Các nhà giáo dục có bao giờ nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ và biết xấu hổ không? Nếu còn biết xấu hổ thì xin đừng  rêu rao câu “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người!”.
               Mẫu giáo đã vậy, lên  lớp một cuộc chen lấn càng quyết liệt hơn. Những tuyến nọ, tuyến kia,  chuẩn này,  chuẩn nọ, với các chỉ tiêu úp  mở. Vì những khái niệm đó mà cha mẹ học sinh phải chạy vạy, dẫm đạp lên nhau. Cổng trường chả khác cổng chợ,  buôn bán tiền tươi để rồi đưa ra những mớ ra chữ héo!  Một luật bất thành văn, là thày này, cô nọ, sếp kia, được mấy suất  học sinh trái tuyến, hoặc lớp điểm, trường chuyên, với cái giá có khi lên tới chục triệu một suất.
              Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,rồi đại học! Quãng thời gian dài dằng dặc như gánh nặng đè lên đôi vai học sinh, sinh viên và cha mẹ các em .  Không thể kể  hết những tiêu cực . Tiền học phí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong  các khoản tiền cha mẹ học sinh phải đóng góp. Khoản thu nào cũng được coi là chính đáng  nhân danh quyền lợi của học sinh, nhưng thực tế vào túi thầy cô và các quan chức ngành giáo dục .
              Các nước tư bản như Mỹ, Pháp, Anh, Đức học phổ thông không mất tiền, thậm chí còn được cấp học bổng. Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt,  các khoản tiền chi phí cho một  học sinh từ tiểu học đến đại học,  là gánh nặng nhiều người  không kham nổi. Bình quân mỗi học sinh một năm  hơn năm triệu đồng. Những trường điểm mỗi tháng hai, ba triệu. Những trường Tây dỏm  năm, sáu trăm đô...
              Cái cảnh tiền thật chữ giả, tiền tươi chữ héo ấy phơi bày lộ liễu không dấu giếm.Trên nhiều trang Blog, đăng công khai học thuê 50 ngàn một buổi, thi thuê mỗi môn 7 điểm 700 ngàn, 9 điểm 900 ngàn,  bán  luận án thạc sỹ, tiến sỹ với giá thỏa thuận. Nạn học già bằng thật tràn lan. Đạo đức thầy cô và học tró xuống cấp kinh khủng.
              Người ta nói “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo nhà nghèo”, nhưng thực tế không phải như vậy. Thời buổi này, nhiều nhà văn, nhà báo giàu sụ nhờ bẻ cong ngòi bút bợ đỡ quan tham, nhiều nhà giáo phất lên nhờ bán chữ. Thầy Th, ở khu phố tôi, mua xe hơi, xây nhà lầu bằng tiền luyện thi đại học. Ông ta vừa xây một ngôi nhà ba tầng, mở ba lớp luyện thi, mỗi tháng thu gần 100 triệu. Ông hiệu trưởng Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, anh hùng thời đổi mới Tạ Xuân Tề, bị chính con  mình tố lên trang mạng, là “Bố chỉ cần ngồi ghế hiệu trưởng thêm hai năm là có thêm 100 tỷ”. Thử hỏi có nghề nào kiềm tiền dễ như vậy không.
              Mớ kiến thức học sinh, sinh viên Viêt Nam phải mua giá đắt, bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt và cả xương máu của cha mẹ giá trị tới đâu? Ông  bộ trưởng  giáo dục Phạm Vũ Luận  thừa nhận, đó là “Kiến thức và víu, thiếu thực tế, trình độ ngoại ngữ, tin học kém cỏi”.   Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên nhân là : “ Thiếu thầy cô tốt”.
             Ông Trần Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, nói mỗi năm nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ biên tập sách giáo khoa, nhưng thật mỉa mai, khi học sinh Việt Nam lại phải học tô lá cờ Trung Quốc trong sách giáo khoa, và đến năm học 2013, vẫn chưa cập nhật chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào môn lịch sử. 
             Cách đây vài năm, tia hy vọng lóe lên khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, vội vàng tung ra con bài 'Hai không', rồi lại hùng hồn tuyên bố '4 không', dấn lên 'chiến lược' 5 không: “Không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp, không đào tạo không theo nhu cầu”. Kết quả, chằng khác gì ném hòn đá xuống ao bèo, chút sóng lặng nhanh, bèo lại khép kín. Ông Nguyễn Thiện Nhân lên Phó Thủ tướng, được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú, vào Bộ chính trị, bỏ lại ngành giáo dục phìa sau vẫn như xưa! Ông hăng hái đầy chủ quan và nhằng thêm cái đuôi quan liêu, mở cuộc gọi là 'cải cách', 'đổi mới' giáo dục, như thẻ Bộ này đất để ông được dịp trỗ tài dụng võ. Nhưng khác nào như cuộc thi rầm rộ chạy một vòng quanh sân vận động, mệt tốn kém, rối tung rối mù lên, rồi cuối cùng lại trở về vị trí cũ!
              Ngày  22-3-2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận: “Hết nhiệm kỳ này chất lượng giáo dục có khởi sắc không?”.
              Bộ trưởng Phạm Vũ Luân trả lời: “Xin hứa với Chủ tịch và các đại biểu Quốc hội, sẽ đem hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành giáo dục, toàn dân, triển khai các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện đổi mới căn bản  toàn diện nền giáo dục. Hy vọng chất lượng giáo dục nước nhà từng bước thay đổi, có sự nâng cao chất lượng!”...
             Lời hứa cùa ông Bộ trưởng giáo dục trước ngưỡng cửa các phòng thi sắp mở để đón 1.700.000 thí sinh đại học. Liệu họ có được thi cử nghiêm túc, học hành tử tế, khi ra trường có việc làm, hay vẫn chịu cái cảnh “Tiền tươi chữ héo?” thưa ngài Bộ trưởng!
             Và chúng ta có nên tin và hy vọng không nhỉ? Câu trả lời giành cho các bạn.
M.D                                                                 
-----------------

24 nhận xét:

  1. Cái học ngày nay đã hỏng rồi.
    Bắt mầy phải học, chẳng cho chơi.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết của Minh Diện nói về sự tệ hại ngành Giáo dục, nưng nó lột tả bản chất chế độ hiện hành. Xin cám ơn Minh Diện,

    Trả lờiXóa

  3. Cốc Cốc toong toong .. . chú thoòng Baidu cu cu .. . ..

    ========================================================



    Cốc Cốc toong toong .. .

    chú thoòng Baidu cu cu .. . ..

    Cốc Cốc như Thầy làng thước gõ vào đầu trẻ !

    Tham vọng sẽ vượt mặt Gú Gầu miền Tiên Lãng chận che !

    Truyền thông chuyên chính - Báo chí Lề phải bao Tường lửa

    Cốc Cốc cóp chép từ mô hình Trung Quốc như trang Baidu

    Thị trường tìm kiếm Việt Nam là một thị trường cực kỳ hấp dẫn

    Sẵn lòng lọc những gì chế độ toàn trị muốn

    Nhận ưu đãi không thiếu tiền trong làm ăn kinh tế


    *


    Cốc Cốc toong toong .. .

    chú thoòng Baidu cu cu .. . ..

    Cốc Cốc như Thầy làng thước gõ vào đầu trẻ !

    Chắc chắn hợp tác với nhà nước độc đảng kiểm duyệt khắt khe

    Cốc Cốc - con cưng của Hà Nội ngăn chặn trang web nhạy cảm

    Cục cưng Cốc Cốc sẵn sàng kiểm duyệt kết quả tìm kiếm

    Như cô chị Tàu Baidu làm ăn bên Trung Quốc

    Chẳng hạn câu thơ lật mặt nạ để đời

    « Bác Hồ ta đó – chính là bác Mao ! »

    Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc sẽ không cho ra kết quả !

    Cũng như « Nhà viết tiểu sử Trần DâM Tiên là Đại ca caca ! .. .. »

    Chắc cục cưng Cốc Cốc cũng chẳng tìm ra


    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    (1) Baidu hiện là công cụ tìm kiếm hàng đầu ở Trung Quốc


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nào vào trang này cũng được đọc coment của bác Triệu Lương Dân nhưng chẳng hiểu nổi bác này nói gì? Bác Minh Diện đang nói về giáo dục bỗng TLD lại xiên sang công nghệ thông tin.Mà bác này lại rất hay làm thơ, mình trình độ thấp đọc văn chương uyên thâm chẳng hiểu gì
      Trang của BVB rất hay và mạnh dạn, có những comment hay lại càng thêm sức hút độc giả,ngày nào mình cũng ghé thăm và thấy mở mang nhận thức khá nhiều.Cám ơn anh Bồng

      Xóa
    2. Đúng là độ này bác Triệu Lương Dân rảnh rỗi quá nên vào blog nào cũng thấy comment vừa dài lại vừa thể hiện mình nhiều quá nên không hiểu nổi bác định trao đổi cái gì. Tôi về hưu mà cứ nhìn thấy tên bác là phải lướt đi không thì lại mụ mị cả đầu óc!
      Xin cùng chia sẻ!

      Xóa
    3. Cho nên, dù 'mất công' nhưng BVB cũng gắng đọc. Từ hôm nay, nếu comment nào của TLD hay tác giả khác có vẻ lằng nhằng, dông dài, khó hiểu cũng (xin phép) không post lên!

      Xóa
    4. Nghe ra thì ý bác TLD đang nói về trang Cốc Cốc của Việt Nam đang muốn cạnh tranh cùng Google ở VN ta như trang Baidu bên Tàu, theo BBC thì nguồn vốn bên Nga... nhưng cũng có tin Thủ tướng NT Dũng định chi 2trawm để lập mạng xh... chỉ bấy nhiêu thôi, nếu chịu suy thì còn dài chuyện.

      Xóa
  4. Thua bac Minh Dien.Em da tat ngam niem tin va hy vong tu lau roi bac a.Thang nao len lam bo truong cung deu an tuc,noi phet.

    Trả lờiXóa
  5. văn hay, nên viết dễ, nguyên liệu còn nhiều hơn thời ngô tất ccó, nam cao...cũng phải ganh tỵ

    Trả lờiXóa
  6. “ Làm thế thì con con sẽ phải ngồi ở hàng cuối, cô giáo không thèm ngó tới ạ! Đã cho con vào trường điểm, lớp chọn mà tiếc vài trăm ngàn để nó bị phân biệt đối xử hay sao?”.
    Đúng quá,giống với một trường tiểu học nổi tiếng ở Hải Phòng chỗ tôi quá.Con tôi phàn nàn hồi này không có tiền chăm sóc cô nên con nó cứ phải ngồi bàn cuối nhìn chữ trên bảng không rõ. Khổ thế
    Giáo dục và y tế là hai tiêu trí hàng đầu đánh giá tính ưu việt của chế độ mà ở nước mình hai cái này đều hỏng vô phương cứu chữa rồi, còn ra rả kêu xây dựng CNXH cái gì nữa

    Trả lờiXóa
  7. Nghỉ ngơi, giải trí, có tác dụng ngang với học tập và rèn luyện. Học kiểu này thì đầu trẻ con rỗng tuếch, khi trẻ mệt mỏi, đói, muốn chơi, thì có nhồi nhét cũng chẳng vào chữ nào! Những nhà khoa học tương lai của đất nước, được học tập bằng phương pháp phản khoa học! Không ngờ nền giáo dục VN bệnh hoạn đến mức này.

    Trả lờiXóa

  8. Bô xít: đừng tranh cãi mãi

    THÔI đừng tranh cãi mãi về CHUNG VÔ DIỆM Bô xít

    Bô xít: đừng tranh cãi mãi

    THÔI đừng tranh cãi mãi về ĐẮC KỶ Bô xít

    Bô xít: đừng tranh cãi mãi

    THÔI đừng tranh cãi mãi về LIÊU TRAI Bô xít có thể
    đại họa ĐẠI HỒNG THỦY chôn sống cả Dân tộc Việt
    vì cái MÁI NHÀ ĐÔNG DƯƠNG như TRÁI BOM SINH
    HỌC Ô NHIỄM đang bị TÀU KHỰA treo toòng teng
    TRÊN ĐẦU trên sinh mệnh SỐNG CÒN của
    Dân tộc Việt



    Bô xít: đừng tranh cãi mãi ĐỂ THÂN MỜI QUÝ VỊ THAM GIA


    CHƯƠNG TRÌNH đố dzui để học VIỆT SỬ CẬN ĐẠI ....

    Thân mời QUÝ BẠN ĐỌC giải mã cho các con số trong ngoặc (x)

    ĐÍNH CHÍNH TRƯỚC để chóng TÌM RA ĐÁP ÁN bài
    viết sau chắc KHÔNG DÀNH ch 2 NGƯỜI ĐẸP GIÁNG
    TRẦN Phó Chủ tịch NGUYỄN THỊ DOAN và Ủy viên Bộ
    Chính Chị TÒNG THỊ PHÓNG .... vì em là trai rất sợ
    ....phỏng ....GIẢI PHÓNG...



    Cái đầu đề rất hợp gu với THỜI SỰ như đại hội 7 "TỰ
    DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" bên trong "thòi" ra CHỈ 1
    ĐÓA HOA HỒNG "Kim Ngân" ....





    ==============================


    Cánh HOA HẬU nào rồi cũng "TỰ DIỄN BIẾN" thành đóa HOA CUỐI ...


    =============================




    Mến gởi H.K.L.. . ..




    Hoa cuối tan tác tan

    Trong Phố cổ Nam Hàn

    Hán Thành « đang giãy chết » ! ? (0)

    Sao không đến Bắc Hàn ?

    KIM CHI thật chân chính ? ! ! ! (1)

    Nữ văn công Việt Nam !...

    Sao em qua đọ dáng ?

    Du lịch đến Nam Hàn

    Con phố cổ trầm mặc

    Người Hà Nội cổ trang

    Hoài Thăng Long man mác

    Diên Hồng đường thênh thang

    Em chắc thôi hoài niệm ?

    Lệ « cung oán ngâm khúc » (2)

    Một khúc đời sang ngang !

    Chân dài thường ngắn óc ! ?

    Giầy cổ cao ngỡ ngàng

    Tưởng « dép râu » Nội (x) vẽ ? (3)

    Chân bách chiến bách thắng !

    Em chẳng dám chào hàng !

    Dép lốp vào Vũ trụ !

    Kụ (4) thò lò cửa hang

    Sơn nữ Xuân (5) bên chàng !

    Trong Phố cổ xứ Hàn

    Lưu vong triều Vua Lý (6)

    Lưu đày kiếp Dân Nam

    Trong Phố cổ xứ Hàn

    Vẫn còn mùi khói súng

    Nội chiến phá Bắc-Nam (7)

    Nay vẫn còn Quốc-Cộng

    Vẫn Dòng nước phân ngang (8)

    Bến Hải giờ đã lấp

    Nhưng Sông Gianh ẩn tàng (9)

    Bắc-Nam còn ly cách ! ? ?

    Đại Ziên Hồng (10) giải tan !

    Trong Phố cổ xứ Hàn

    Vẻ đẹp ngoài ngắn ngủi

    Nét đẹp trong vĩnh hằng

    Rồi Hoa Hồng Đất Việt

    Như hoàng hôn chiều tàn .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  9. Tại sao báo lề Đảng lại không có những bài viết chân thực như thế này nhỉ? Họ cứ sơn son thếp vàng lên cái ghế đã mục ruỗng đến tận ruột rồi. Một nền giáo duc tiển tươi chữ héo và đạo đức xuống cấp như thế thì tương lai đất nước ra sao? Tôi đọc đi, đọc lại bài báo này ba lần và cảm thấy bức xúc vô cùng. Đảng cộng sản có tài ăn nói nhưng không có tâm . Trên thế gii người ta chỉ gọi nhà giữ trẻ , Việt Nam gọi lớp Mầm, lớp Chồi, Lớp Lá rất hay như bài báo viết, nhưng chất lượng của họ trên trời còn của mình dưới đất đen.Vậy mà chỗ nào cũng đục khoét, moi bằng hết mấy đồng tiền còm cùa dân? Đau đớn quá!
    Xin cám ơn hai nhà báo chân chính Minh Diện-Bùi Văn Bồng ( Vũ Cao Phan,CCB Đại tá QĐNDVN , Cư xá Bắc Hải tp HCM)

    Trả lờiXóa
  10. Bác Minh Diện ơi ! Sao bác hay nói thật thế ! cứ như con ma xó trong ngành giáo dục vậy. Một nền giáo dục thối nát hết chỗ nói rồi thì tiền tươi chữ héo là lẽ đương nhiên. Chữ thì héo mà lại đắt kinh khủng để cho ra một lũ người quá rẻ mạt. Nền giáo dục mấy chục năm nay càng cải cách càng đểu, càng chỉnh lại càng đốn. Những búp măng non thì oằn lưng vì cặp sách, lúc nào cũng hoảng hốt vì học thêm, lúc nào cũng thèm chơi vì lo sách vở mà học vẫn dốt. Những cây tre già thì cong vênh lên nhờ học giả bằng thật. Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nhiều như chó con,mà đất nước đến cái kim khâu cũng chưa làm được... Áy là chưa kể bao kẻ có học nhổ vào lịch sử, không cần ông bà tổ tiên, chẳng thích đạo lý. Một nền giáo dục không vị nhân mà vị danh vị quyền, vị tiền hỏi sao đất nước này, chế độ này không suy đồi ?

    Trả lờiXóa
  11. Tôi cũng thấy rất buồn lòng vì nền giáo dục của ta và buồn thay cho con trẻ của chúng ta!
    Ai phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng này nhỉ! Trước đây đã trông đợi ở BT Nguyễn Thiện Nhân bao nhiều, giờ có thể hy vọng gì ở ông ấy không?

    Trả lờiXóa
  12. Nhà tôi có hai thằng con, thằng lớn học lớp 8, đi họp phụ huynh cô giáo cũng chẳng buồn điểm danh tên cháu; đưa nhỏ học lớp 2 ngồi bàn cuối góc ngoài cùng, hôm rồi nó đưa về tờ giấy kiểm tra mắt của bệnh viện mắt Liên doanh, khám bằng máy khám, họ ghi cháu có thị lực 4/10, một mắt cận, một mắt loạn thị và ghi chú: Có thể máy trắc nghiệm chưa đủ độ tin cậy, đề nghị gia đình đưa cháu đến viện mắt của Liên doanh khám... Tất cả cũng chỉ vì bà xã tôi không chịu bỏ ra một đồng nào, mặc dù ban đầu đã phải chạy vào trường điểm, bà ấy bảo còn tốt hơn vạn các trường ở quê. Biết mà không nói ra được, cảm ơn bác M.Diện đã nói hộ chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô giáo cũng muốn nhắn nhe phụ huyh rằng, phải sáng măt nhìn chung quanh, người ta 'cống', 'cúng' cô cả, sao ông bà phụ huynh này lờ di, hay là không thấy?

      Xóa
  13. Họp giao ban trên Thiên Quốc khác hẳn dưới trần. Hễ đến phiên Thần Tài báo cáo là bị cử tọa chửi xiên xỏ, thấm chí chửi thẳng. Ngọc Hoàng la:
    - Sao mất trật tự thế? Có chuyện gì?
    - Thưa Ngọc Hoàng Thượng Đế. Lão Thần Tài xuống trần với vẻ hào nhoáng, thật ra làm toàn chuyện xấu để loài người phải khổ đau!
    - Thần Tài chính là phép thử của ta đối với hạ giới mà. Ai tu thân tốt sẽ được lên đây. Bằng không thì ngược lại.
    - Ngọc Hoàng Thượng Đế chơi khó cõi ta bà quá. Cứ để họ lên đây. Thiên Đàng còn rộng chán.
    - Các ngươi tính địa ngục hóa Thiên Đàng à?!
    - À há!

    Trả lờiXóa
  14. Cái định hướng XHCN nó đẻ ra như vậy đấy !
    Nhục !

    Trả lờiXóa
  15. Bên báo TN dùng cụm từ "Giáo Tặc"! Chí lý! Chí lý!

    Trả lờiXóa
  16. Loạn từ lâu - giáo dục VN bệnh hoạn xuống cấp từ lâu. Thi cử như Đồi Ngô từ lâu rồi. Chỉ vì tiền và bệnh thành tích của các quan mà thôi
    VN phê chuẩn “công ước quyền trẻ em”cho oai thôi. Đa số trẻ em VN bị hành hạ - nhồi nhét học trên 10 giờ mỗi ngày với những khoản đóng góp “tự nguyện”rất nặng

    Trả lờiXóa
  17. Muốn vào lớp Một,Trường LĐC, Q3,TP/HCM phải mất 1000 đô (theo thời giá năm 2010 là 17 triệu). Ngay cả tài xế trường này mỗi năm cũng được hai suất. Muốn biết hãy hỏi bất cứ phụ huynh nào có con em học trường này.

    Trả lờiXóa
  18. Cả dân tộc hăng hái chiến đấu giành độc lập rồi thành tâm xây dựng cái XH "tươi đẹp gấp vạn lần XH tư bản" như thế. Bây giờ nó bộc lộ tất cả sự thối nát nhưng người ta cố bịt mũi, chưa kể nhiều kẻ vẫn khen thơm. Những người nghĩ đến việc làm lại, thay máu thì bị quy là "phản động", "suy thoái", kẻ cầm quyền căm ghét, người bình thường xa lánh. Bác không nên trách cô giáo nọ, đó chỉ là cục phân trong cái chuồng phân CNXH. Những quả chín thơm ngon vào đó cũng thành phân hết. Không thành phân mới là lạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Những quả chín thơm ngon vào đó cũng thành phân hết." -> Cà độc dược.

      Xóa