Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Thông tin Pháp và biên giới Campuchia - VN

Thứ trưởng Việt Nam Lê Hoài Trung tham dự cuộc họp tuần này
 với phía Campuchia về vấn đề biên giới
Thông tin của Pháp từ thời thực dân “rất quan trọng” để xác định các điểm biên giới gây tranh cãi giữa Campuchia và Việt Nam, Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Campuchia (CISS) nói.
Tiến sỹ Kung Phoak, nhà đồng sáng lập và chủ tịch viện nghiên cứu CISS, đặt ở Phnom Penh, bình luận về cuộc họp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung và Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới Campuchia Var Kimhong từ 29 -30/8.
Ông nói với BBC: “Hai bên trình bày vấn đề của mình. Phía Campuchia thì cho rằng họ đang bị xâm phạm đến phần lãnh thổ mà họ cho là của họ. Còn phía Việt Nam họ cũng đã đồng ý xem xét vấn đề này và sau đó quay lại thảo luận.”
Viện CISS có trụ sở tại Phnom Penh là nơi tập trung các nhà nghiên cứu về chính trị, chiến lược về các vấn đề liên quan đến Campuchia.
Trong cuộc họp hôm 30/8, Bộ trưởng Campuchia Var Kimhong nói phía Việt Nam nêu ra danh sách bảy điểm cần Pháp trợ giúp, nhưng phía Campuchia chỉ đồng ý được hai điểm và cho rằng năm điểm còn lại cần phải được giải quyết trực tiếp mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Thông tin từ thời thuộc địa
Nhận định về vai trò của Pháp trong các thương thảo biên giới này, ông Poak nói: “Pháp đã đô hộ Đông Dương gần 100 năm vì thế một số vấn đề quay lại thời thực dân Pháp và tôi tin rằng Pháp cũng sẽ có một số thông tin mà họ bỏ lại sau thời gian đó.”
“Thông tin đó có thể được cả hai bên sử dụng để giải quyết vấn đề biên giới."
“Tôi nghĩ cũng rất quan trọng khi có một bên thứ ba có sự hiểu biết căn bản và cả thông tin về vấn đề biên giới này. Họ có thể giúp làm rõ một số khoảng cách trong sự hiểu biết giữa hai bên.”
Ông Phoak gọi đây là “vấn đề phiền toái” mà cả hai nước “có thể giải quyết được” bằng cách “tìm ra các giải pháp, tiêu chuẩn mà quốc tế đồng thuận.”
Nhật báo Campuchia ngày 30/8 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao nước này nói phía Việt Nam bác bỏ cáo buộc xây dựng trên các "vùng trắng" chưa được phân định dọc biên giới, nhưng sẽ xem xét các khiếu nại của Phnompenh.
(BBC)
-----------

5 nhận xét:

  1. Mình phải như thế nào người ta mới như thế chứ

    Trả lờiXóa
  2. Với nước láng giềng Căm Pu chi a trong vấn đề Biên giới nên đàm phán giải quyêt công bằng theo luật pháp giữ gìn tình hữu nghị,để:
    Quan trên trông xuống,người ta trông vào.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu Liên bang Đông Dương không bị bể thì chẳng những chuyện này không xảy ra mà chắc còn khối "thằng" sợ! Nếu Hiệp định sơ bộ năm 1946 được ký tắt giữa HCM và Xanh-tơ-ny đước phê chuẩn... Rất tiếc gã Charle De Gaul đã tham lam đến mức mù quáng!

    Trả lờiXóa
  4. Lại toan bành trướng chứ gì
    Giống nòi cộng sản có đi đằng trời
    Đất mình bị lấn im hơi
    Lại lo đi lấn của người cạnh bên

    Trả lờiXóa
  5. Tưởng là nuôi lớn Hun- Xen
    Bây giờ đe nẹt thằng em cúi đầu
    Quên mình tiền hết trong bâu
    Giở trò gia trưởng chó nào nó nghe

    Trả lờiXóa