Cần phải xử lý nghiêm minh những người đã đuổi đánh phóng viên Quang Thế trên cầu Nhật Tân. ảnh: HN |
Tiến sĩ, Luật sư Vũ Thái Hà nói thẳng, hành vi
đấm, đá, đánh đập nhà báo, đánh đập người dân chỉ có thể là hành vi của những
kẻ coi thường pháp luật.
Vụ việc hai cán bộ thuộc lực lượng Công an huyện Đông
Anh (Hà Nội) hành
hung phóng viên Quang Thế (Báo Tuổi trẻ) trên cầu Nhật Tân đang thu
hút sự chú ý đặc biệt của dư luận suốt 3 ngày qua.
Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi xem những hình
ảnh hãi hùng này và đặt ra câu hỏi: Nhà báo cũng bị hành hung giữa ban ngày thì
liệu còn có chuyện gì họ không dám làm?
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ,
Luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH
YouMe cho rằng, những hành vi coi thường pháp luật, coi thường nhân dân
phải xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai.
Trước hết, nhìn nhận sự việc ở góc
độ là một công dân Thủ đô, TS.Vũ Thái Hà chỉ rõ: “Cho dù họ là ai, ở
vị trí nào thì hành vi đấm, đá, đánh đập, hành hung người khác đều không thể
chấp nhận được. Những người nghiêm khắc còn gọi đó là hành vi của những kẻ
thiếu học thức.
Là con người với nhau, lại cùng đang thực hiện nhiệm
vụ, người ta không thể cư xử với nhau bằng bằng những hành vi hung đồ như thế.
Hành vi đánh phóng viên, nhà báo khi tác nghiệm của
một số người được cho là công an mà báo chí nêu vừa qua là những hành vi coi
thường pháp luật, coi thường nhân dân và đương nhiên phải bị xử lý nghiêm minh
theo các quy định của pháp luật”.
Cụ thể, việc đánh đập, hành hung người khác, nói
chung, tùy vào tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu
xử lý hình sự.
Nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng người
khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
“Trong vụ việc này, thiệt hại về sức khỏe hay thiệt
hại về vật chất có thể là không lớn. Tuy nhiên, cái lớn chính là vấn đề phẩm
chất đạo đức, hình ảnh vốn tốt đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân bị một
số cá nhân làm cho xấu đi trong mắt người dân.
Không ai có thể chấp nhận việc những người được nhân
dân tin tưởng giao phó nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân
dân lại đi xâm hại chính những người đã tin tưởng và giao phó nhiệm vụ cho mình.
Theo quy định của Luật Công an nhân dân, ngoài các
tiêu chuẩn về sức khỏe, học vấn... để được đứng trong đội ngũ công an nhân dân,
người được tuyển chọn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất
đạo đức.
Tôi cho rằng, những người ở trong ngành công an mà có
hành vi đánh nhà báo như vừa qua đều không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chính trị,
phẩm chất đạo đức.
Vì thế, họ không đủ tiêu chuẩn và không xứng đáng đứng
trong đội ngũ công an nhân dân”, TS Hà phân tích.
Trên thực tế những năm vừa qua đã có rất nhiều
vụ việc cán bộ công vụ nhà nước ngăn cản, thậm chí hành hung nhà
báo, phóng viên trong lúc tác nghiệp theo quy định của luật báo chí.
Khi những vụ việc ấy xảy ra, dư luận đã tỏ rõ
thái độ phản ứng hết sức phẫn nộ, nhưng những vụ việc như vậy vẫn
chưa chấm dứt.
Nhà báo được Luật báo chí bảo vệ, nhưng thực
tế họ vẫn đang là nạn nhân của cả những kẻ côn
đồ (theo nghĩa đen) và cả một số người gắn mác thực thi công vụ.
Trong thời gian vừa qua, các sự việc mang tính bạo lực
có chiều hướng gia tăng. Các vụ việc hành hung không chỉ giới hạn trong
giới báo chí mà còn lan sang nhiều giới khác, trong đó có cả giới luật sư.
Nhà báo, luật sư là những người được cho là có hiểu
biết pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhưng vẫn bị hành hung. Điều đó cho thấy
những kẻ mang danh công vụ thực sự rất coi thường pháp luật, tha hóa và mất tư
cách đạo đức.
TS.Hà nêu quan điểm: “Nhà báo hay luật sư vẫn bị hành
hung vì nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do chúng ta đã không xử lý
nghiêm minh đối với những hành vi này.
Dân đánh cán bộ thì dân đi tù, với cái tội chống người
thi hành công vụ. Cán bộ đánh dân thì có khi chỉ vài lời xin lỗi rồi ỉm đi là
xong, cùng lắm là áp dụng một hình thức kỷ luật nào đó, trừ trường hợp đánh
chết người.
Chúng ta thiếu sự minh bạch, thiếu kiên quyết trong
việc xử lý những hành vi hung hãn thì sẽ còn nhiều nhà báo bị hành hung”.
Cũng theo Luật sư Vũ Thái Hà, bản thân những người là
lãnh đạo, có thẩm quyền xử lý đối với những người có hành vi này hầu như đều có
xu hướng nói đỡ cho thuộc cấp của mình, rút kinh nghiệm, xin lỗi và cuối cùng
là xí xóa.
“Chúng ta có pháp luật, có chế tài, nhưng lại thiếu sự
minh bạch, thiếu sự nghiêm minh trong quản lý, điều hành và thường không đi tới
cùng khi xử lý đối với những trường hợp này nên mới bị ‘nhờn thuốc’.
Để tình trạng này không tiếp diễn, cần phải nghiêm
khắc khi xử lý và điều quan trọng là phải làm cho những người đang thực thi
nhiệm vụ nhân dân giao phó hiểu ra rằng họ có vị trí, có chức vụ là do nhân dân
giao cho.
Vị trí đó, chức vụ đó là để phục vụ nhân dân, chứ
không phải đứng trên nhân dân, quản lý nhân dân”, TS.Hà bình luận.
Kết thúc cuộc trao đổi, phóng viên đã đặt ra câu hỏi
nếu phải đối diện với những hành vi bạo lực như vậy của những cán bộ cơ quan công
quyền thì luật sư sẽ làm gì?
TS.Vũ
Thái Hà cho biết, trong hoạt động nghề nghiệp nhiều năm qua luôn gặp những cán
bộ công an có phẩm chất tư cách đạo đức rất tốt.
“Tuy nhiên, một vài tình huống ở tư cách là một công
dân thì tôi cũng đã chứng kiến hành động không đẹp của những người trong ngành
công an.
Những vụ việc hay xảy ra tình trạng cư xử không đúng
mực thường diễn ra ở cấp xã, huyện, nơi mà sự am hiểu pháp luật của nhân dân
còn chưa đầy đủ.
Đó là nơi mà sự nhiều cán bộ tự cho rằng mình có chức
vụ là có quyền quản lý nhân dân theo ý muốn của họ”, TS.Hà cho biết.
Diệu
Linh/GDVN
-----------
Cách đây mấy năm,một cô gái trẻ đã tát vào...mủ bảo hiểm của một anh Con Sâu Gặm Tiền (CSGT).
Trả lờiXóaVà đảng đã tặng cho cô gái trẻ ấy 9 tháng tù giam.
Nhắn nhe các bác báo đài
Trả lờiXóaThấy dân bị đánh các ngài nói đi
Con đườngg lũ khốn sẽ đi
Là cha mẹ chúng có khi chẳng trừ
Phải đưa thằng côn đồ trên hình đang đánh nhà báo ra tòa án không để chìm xuồng.
Trả lờiXóaTIN RẤT NÓNG: HÀNG NGÀN NGƯ DÂN BIỂU TÌNH KIỆN FORMOSA Ở NGHỆ AN ĐANG BỊ ĐE DỌA ĐÀN ÁP:
Trả lờiXóaAN NINH VÀ CÔN AN THƯỜNG PHỤC QUAY PHIM GHI HÌNH NHẬN DẠNG ĐỂ BẮT NGUỘI NGƯỜI ĐẤU TRANH, CẤM CẢN NGƯỜI DÂN GHI HÌNH PHẢN ÁNH TỘI ĐÀN ÁP NGƯỜI DÂN CỦA ĐẢNG CSVN:
Hành trình Ngư dân Miền Trung đi gửi đơn khởi kiện Formosa
GNsP
26.09.2016 - 2:09pm
16 giờ 30: Bà con giáo dân lần chuỗi Mân Côi ngay trước cổng tòa án, cầu xin cho những người “cầm cân nảy mực” hướng một lòng bảo vệ người dân nghèo đang lao đao khốn khổ vì mất cơ nghiệp.
Các cán bộ cấm người dân quay phim, chụp hình nhưng họ lại cầm máy quay phim và chụp hình những người đang có mặt tại Tòa án.
Một số an ninh mặc thường phục, đeo khẩu trang đã tháo chạy khi bị bà con phát hiện.
15 giờ 35: Bà con ngư dân đã vào bên trong tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Phóng viên GNsP có mặt ở hiện trường cho biết, những người đàn ông đội nón cối, đã “chỉ đạo” cho những người mặc thường phục len lỏi vào đoàn biểu tình và giám sát đoàn. Một người đàn ông đứng tuổi, tay cầm điện thoại, vừa nghe vừa nói “bám sát những người cầm điện thoại quay phim, chụp hình”.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/09/tuong-thuat-hanh-trinh-ngu-dan-i-gui-on.html
Công an cũng như quân đội, là lực lượng vũ trang, hoạt động với kỷ luật "sắt". Nếu cấp dưới không tuân lệnh trên, sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì vậy bọn côn (đồ đội lốt công) an chắc chắn đã được lệnh rõ ràng là phải đàn áp tàn bạo những người dân mà chúng không "ưa thích". Nếu không gây tội ác, chúng sẽ bị mất miếng ăn! Vậy ai là cấp trên của chúng?
Trả lờiXóaMới đây báo đài đưa tin rầm rộ về việc Tổng Bí thư đảng đã về sinh hoạt ở đảng ủy bộ Côn an!
nước ta làm gì có pháp luật mà bảo coi thường , luật do bọn ma phi a quy định
Trả lờiXóaĐảng cho phép công an khủng bố những người dám bày tỏ chính kiến. Một bộ máy công quyền ngồi xổm trên pháp luật.
Trả lờiXóa