Vị trí xây dựng dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận. Photo Courtesy
Sau thảm họa Formosa người dân trở nên dị ứng với tất cả các dự án mà môi trường bị de dọa, trong đó dự án nhà máy thép tại Cà Ná đang được Tôn Hoa Sen vận động thực hiện khiến cả nước rúng động vì ám ảnh bởi những gì mà Formosa đang để lại. Chuyên gia các lĩnh vực kinh tế, tài chánh, môi trường lẫn luật pháp đều nhập cuộc với các câu hỏi đặt ra cho chính phủ về dự án này.
Tại sao đưa Tôn Hoa Sen vào quy hoạch?
Đó là câu hỏi mới nhất mà dư luận lẫn các chuyên gia đưa ra sau khi ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho biết việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước và ngay cả khi Ninh Thuận không đề xuất Hoa Sen làm, dự án vẫn sẽ được đưa trở lại quy hoạch.
Một trong những phản ứng đến từ TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông Kiêm đưa ra câu hỏi tại sao Bộ Công Thương lại ra quyết đưa dự án thép của Hoa Sen vào quy hoạch trong khi trên thế giới tình hình sản xuất thép đang ứ đọng.
Tiếp đến, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho biết nhận xét của bà vể quy hoạch “trái mùa” này:
“Quy hoạch mà vẫn bám vào quy hoạch đã đưa ra cách đây 10 năm thì đã là một điều hoàn toàn không hơp lý bởi vì quy hoạch đưa ra cách đây 10 năm đó là áp dụng kinh tế vào lúc đó chứ còn vào lúc này khi má thị trường thép cả thế giới đã có sự dư thừa công suất cực kỳ lớn, đặc biệt sự dư thừa đó đang xuất hiện khắp Việt Nam và hôm nay thép Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam như thế nào, gây điêu đứng như thế nào cho các công ty thép đã có tại Việt Nam thì điều đó ai cũng biết rõ.”
Năng lực tài chánh của Hoa Sen?
Khi ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoa Sen tuyên bố rằng sẽ đầu tư vào dự án nhà máy thép Cà Ná gần 11 tỷ đô la, giới hoạt động tài chánh ngay lập tức đặt câu hỏi ông ấy sẽ lấy tiền từ đâu khi mà số vốn của Hoa Sen chỉ vỏn vẹn chưa tới 3.000 tỷ và ngân hàng Công thương là nơi duy nhất hứa cho vay 500 triệu đô la, tức chỉ bằng 1 phần 20 số vốn cần thiết cho dự án.
Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chính Invest Consult nhận xét:
“Chắc chắn năng lực tài chính của Tôn Hoa Sen không đủ để làm một dự án như thế này. Thậm chí huy động vốn trên thị trường Việt Nam thôi cũng không đủ để triển khai dự án cỡ như Cà Ná, cho nên vấn đề tài chính của Tôn Hoa Sen phải nói rằng là vấn đề lớn đòi hỏi phải nghiên cứu rất kỹ chiến lược hay cách thức của tập đoàn Tôn Hoa Sen cho dự án này.
Nghiên cứu tài chính của dự án này tức là nghiên cứu triển vọng thành công của dự án. Không có tiền thật đã khó, có tiền thật chăng nữa cũng rất khó bởi vì nó đưa ra trong một thời kỳ không thuận lợi và trong giai đoạn mà xã hội Việt Nam đòi hỏi rất khắc khe bảo vệ môi trường. Cho nên gọi vốn cho dự án này là việc không hề dễ.”
Theo cách nói của ông Lê Phước Vũ thì người ta đoán rằng số tiền này sẽ đến từ Trung Quốc song song với trang thiết bị mà ông Vũ khẳng định chỉ có thể mua của Trung Quốc mới có lời.
Máy móc lạc hậu vào Việt Nam bằng cách nào?
Về câu hỏi tại sao Tôn Hoa Sen nhập máy móc của Trung Quốc liệu ai là người sẽ kiểm soát các thiết bị này cho phù hợp với quy định của Bộ Công thương. GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghệ và Khoa học cho biết kinh nghiệm của ông về việc này:
“Trong quy trình duyệt dự án trong lúc tôi còn làm việc thì Bộ Công nghệ là một trong các bộ phải có chữ ký về máy móc công nghiệp. Có chữ ký thì nghiệm thu mới bắt đầu. Khi tôi làm có luôn phần môi trường nữa bây giờ nó đã tách ra cho Bộ Tài nguyên Môi trường. Có một điều là quy định của pháp lý về vấn đề này khá là chặt chẽ, tiêu chuẩn nói chung cũng chặt chẽ, khá đầy đủ tuy nhiên nó cũng không hoàn chỉnh và khâu kiểm tra thực hiện lại rất lỏng lẻo.”
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia về Trung Quốc lý giải việc thiết bị lạc hậu lỗi thời được đưa vào Việt Nam bởi sự thiếu trình độ của người trách nhiệm và không loại trừ khả năng tham ô để các máy móc ấy lọt sổ:
“Ở đây có thể có hai lý do chính. Một là không đủ trình độ về người, về trang thiết bị để nhìn nhận và đánh giá thiết bị đó có đủ mức hiện đại hay không hay mức độ lạc hậu đến như thế nào vào vùng cấm mà Việt Nam không cho phép nhập khẩu hay không. Không phải cơ quan khoa học công nghệ có đủ trình độ đánh giá tất cả các mặt được.
Một mặt khác nữa cũng về phía nhà cung cấp có thể đi đêm với các nhà thẩm định của Việt Nam bằng cách đút lót hay nhiểu cách khác để che giấu vì hối lộ thì người Trung Quốc họ quá rành trong chuyện làm ăn với Việt Nam theo cách nào đó có lợi cho họ.”
Nhóm lợi ích trong các ban tham mưu chính phủ?
Câu hỏi đặt ra liệu các ban tham mưu của chính phủ có dính gì tới việc chấp thuận cho dự án này, ngay cả ban tư vấn cho Thủ tướng liệu có đủ khả năng và trung thực để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho chính phủ hay không.
Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành, cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, được thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về tư vấn đưa ra nhận xét:
“Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước. Đảng với nhà nước cũng rất nhức nhối đã đưa ra bao quyết định phòng chống tham nhũng này nọ nhưng mà có giải quyết được đâu? Vẫn tham nhũng vẫn bị mua chuộc, do đó cái khả năng các nhóm lợi ích nó đem tiền ra ảnh hưởng quyết định của các cơ quan là điều mà có nguy cơ xảy ra.
Việt Nam mình không phải mấy ông tư vấn bị mua chuộc. Chính các người tư vấn có thật sự người ta có đủ tài năng để mà có ý kiến hay không nữa cơ. Tư vấn đó là tư vấn gì, tư vấn ở đâu ra, những người tư vấn đó khả năng của người ta tới đâu để nghiên cứu vấn đề thì chúng ta cũng chưa thấy.
Trong các bộ các ngành, trong các tổ chức gọi là tư vấn hay tham mưu cho các bộ nó có nhiều vấn đề lắm. Có nhiều khi tổ chức tham mưu cho chính phủ nói một đường nhưng chính phủ làm một nẻo. Chúng ta đã biết các nhà máy điện của Việt Nam bây giờ ngay các nhà máy đang xây dựng lên thì 100% do Trung Quốc thầu và trúng thầu. Công nghệ của Trung Quốc thì lạc hậu làm nhà máy điện chưa xong thì đã lạc hậu rồi thì tại sao nhà nước, tập đoàn điện lực Việt Nam lại chấp nhận cho công ty Trung Quốc thầu hết các nhà máy điện lớn của Việt Nam thì đó là cả vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ, tại làm sao như thế?
Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to. Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy.”
Vậy nên hay không nên?
Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chánh Invest Consult người viết nhiều cuốn sách phân tích tình hình chính trị, kinh tế tài chánh Việt Nam chia sẻ về việc chính phủ không nên chấp nhận cho dự án Cà Ná vì thời điểm và lòng người dân hiện nay:
“Tôi không thấy có biểu hiện rõ rệt nào về sự ủng hộ một cách tích cực của chính phủ. Dự án cụ thể này thì có những thông tin rất khác nhau. Ngày hôm qua thì UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết không có gì vội vàng, không có phê chuẩn nào mà mới chỉ là ý đồ chứ chưa phải là sự phê chuẩn nghiêm túc nào cả.
Riêng cá nhân tôi thì tôi cho rằng phải rất thận trọng trong việc ủng hộ một dự án như thế này, kề cả sự thận trọng ấy từ phía chính phủ. Thái độ của chính phủ đối với dự án Formosa thì nó cũng rõ rồi vì thế cho nên từ dự án này sang dự án khác có cùng quy mô có cùng chất lượng, có cùng công việc thì bắt buộc phải thận trọng chả có cách nào khác.
Tôi nghĩ chính phủ dù có ủng hộ mấy thì cũng phải thận trọng. Cái sự phân công một cách rõ ràng, sự khẳng định một cách rõ ràng, hay sự phê chuẩn một cách rõ ràng đều chưa có thành ra tôi không có phát biểu gì về thai độ của chính phủ. Nếu có lời tư vấn nào. Một lời khuyên nào cho chính phủ thì tôi cho là chính phủ phải rất thận trọng đối với loại dự án như thế này.”
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Ban quản trị tập đoàn Tôn Hoa Sen khẳng định rằng sẽ mời ban tư vấn môi trường từ Hoa kỳ hay Âu châu kiểm tra các thiết bị nhà máy thép tại Cà Ná và ông đảm bảo rằng sẽ không xảy ra một Formosa thứ hai tại Ninh Thuận.
Tuy nhiên câu hỏi dư luận đặt ra cho ông Vũ và cho chính phủ ngày một nhiều hơn trong vấn đề môi trường, liệu một ban tư vấn cho dù kinh nghiệm đến từ Mỹ hay bất cứ nước nào, thế nhưng khi họ ra về ai là người trực tiếp trách nhiệm với những tư vấn mà họ đưa ra nhưng chủ doanh nghiệp không tuân thủ vì tốn kém và vượt khả năng tài chánh?
Báo chí dẫn lời ông Heyno Michael Smith đại diện của Công ty GMC nơi được Hoa Sen chọn làm nhà tư vấn cho siêu dự án Cà Ná nói rằng tất cả các khu liên hợp cán thép đều có hại cho môi trường bất kể máy móc của họ như thế nào.
Xác định này không mới nhưng đối với UBND Tỉnh Ninh Thuận câu hỏi đặt ra sẽ là có cần thiết phải đầu tư thép với bất cứ giá nào khi mà bài học Formosa vẫn còn đó?
Chất thải rắn, đổ đi đâu?
Nhà máy thép sẽ thải ra chất thải rắn từ xỉ than, quặng cùng các chất vô cơ khác. Các chất này không thể tái chế để dùng và biện pháp duy nhất là chôn lấp như Formosa đã làm và bị phát hiện lúc gần đây. Đó cũng chính là lý do khiến ông Phạm Văn Chi nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp nhận cho Tập đoàn Posco của Hàn Quốc được mở nhà máy thép tại vịnh Vân Phong vào năm 2007 do lo sợ ô nhiễm môi trường khi chôn lấp chúng.
Phương pháp chôn lấp thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.
Tỉnh Ninh Thuận với những khó khăn không kém Hà Tĩnh tuy cơ sở hạ tầng chưa có gì chắc chắn trong việc kiểm tra môi trường từ xả thải lẫn chất thải rắn nhưng trong niềm khao khát đầu tư, tỉnh đã đưa ra các ưu tiên cho Hoa Sen từ chính sách thuế cho tới giải tỏa mặt bằng, cũng như nhanh chóng xây dựng nhà máy cung cấp nước ngọt cho Hoa Sen trong khi người dân sống trong khô hạn.
Chất thải rắn một khi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật sẽ gây hại vô bờ cho người dân. Ai là người trách nhiệm? Tôn Hoa Sen hay UBND tỉnh Ninh Thuận?
Ngay đối với Formosa báo chí cho biết dù đã trải qua 20 bộ, ngành thẩm định nhưng vẫn xảy ra sự cố môi trường vậy Ninh Thuận sẽ rút kinh nghiệm gì về kiểm tra chất lượng môi trường của Tôn Hoa Sen khi nó đi vào vận hành?
Trình độ, năng lực của cán bộ môi trường, một câu hỏi lớn
Bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế và từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận xét về năng lực của các cán bộ môi trường như sau:
“Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam tôi nghĩ chỉ vài địa phương là còn có thể có được đội ngũ hoặc là những người có thể làm được công tác kiểm định môi trường thôi chứ tôi không tin họ có trình độ thật sự, tôi không tin họ có trình độ để hiểu nỗi các công ty đầu tư nước ngoài ai là ai”
Trong khi đó GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cho rằng máy móc kiểm tra môi trường có thể tương đối nhưng ý thức tôn trọng môi trường của các nhà đầu tư mới là vấn đề, trong đó Trung Quốc vẫn là nước hàng đầu có hệ thống xử lý môi trường tồi tệ nhất, ai đảm bảo Tôn Hoa Sen không theo cách mà Trung Quốc đang làm để hạ thấp nhất giá thành sản phẩm?
“Ở Việt Nam về mặt công nghệ kiểm soát ô nhiễm thì các trang thiết bị nói chung là được, tốt. Có nhiều cơ quan thực hiện quan trắc chất lượng môi trường. Có thể nói tổng thể là như thế này, những doanh nghiệp đặc biệt là Trung Quốc hay Đài Loan thì tính tuân thủ của họ thấp hơn. Còn Nhật hay Mỹ hay các nước Tây Âu thì cao hơn. Doanh nghiệp như Trung Quốc và một số các nước Đông Nam Á tính tuân thủ thấp hơn nhiều. Đây là vấn đề nóng và nan giải trong điều kiện của ta hiện nay.
Bộ Tài nguyên Môi trường đang dốc sức rất nhiều trong vụ Formosa cũng như một số các vụ khác. Về chất thải rắn thì hiện nay như vụ Nghi Sơn thì chúng ta phải trả giá. Chúng ta phải kiểm soát cách nào và phải xử phạt cho nó nghiêm minh và thứ hai nữa phải động viên các đơn vị cho người ta tuân thủ”
Có nên tin vào lời hứa?
Tuy môi trường là yếu tố hàng đầu nhưng các tỉnh nghèo như Hà Tĩnh trước đây và Ninh Thuận hiện nay vẫn khát khao nhà máy thép. Có lẽ những thuyết phục của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Hoa Sen Group phần nào làm siêu ý chí của tỉnh Ninh Thuận qua các nhận định mà ông Vũ đưa ra trên hệ thống truyền thông đại chúng khi nói:
“Chúng ta phải hiểu như thế này: Bây giờ chúng ta trồng một cây ổi chẳng hạn, thấy người khác leo lên hái ổi bị té mà chúng ta không dám leo. Cái cơ hội vàng để chúng ta có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ còn 20 năm nữa và chưa bao giờ chúng ta có cơ hội vàng như hiện nay. Chúng ta không thể tăng trưởng chỉ bằng nông nghiệp bằng thủy hải sản mà chính là công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đây là giai đoạn vàng và chúng ta phải thấy Formosa là một bài học để từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp phải thấy được đây là trách nhiệm hàng đầu.”
Trách nhiệm hàng đầu mà ông Lê Phước Vũ tuyên bố thuộc về ông thì ít mà thuộc về UBND tỉnh Ninh Thuận thì nhiều hơn gấp trăm lần. Bởi khi có sự cố xảy ra người dân Ninh Thuận sẽ tìm tới chính quyền địa phương, nơi ký giấy cho ông Vũ hoạt động. Giống như Formosa người dân 4 tỉnh miền Trung không cách gì có thể đổ lên đầu Formosa mọi trách nhiệm mặc dù đơn vị này đã bồi thường một số tiền chiếu lệ.
Trả lời báo chí về biện pháp chế tài nếu đơn vị doanh nghiệp nào vi phạm môi trường Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết sẽ xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy thép không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Tuyên bố này không làm vơi đi nỗi sợ hãi của dân chúng sinh sống trong các khu vực có nhà máy thép hoạt động bởi qua kinh nghiệm của Formosa cho thấy biện pháp mà Phó Thủ tướng nói dù có thực hiện đi chăng nữa thì mọi tai họa cũng đã đổ ập lên đầu dân chúng rồi.
Cam kết, liệu có giá trị pháp lý?
Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Ban quản trị tập đoàn Tôn Hoa Sen từng cam kết rằng “nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển”
Báo chí đặt rất nhiều câu hỏi về tính chất khà tín của lời cam kết này và đưa ra ví dụ các cam kết tương tự của các doanh nghiệp khác trong vấn đề giữ lời hứa với chính phủ. Thế nhưng đối với cái nhìn của các chuyên gia kinh tế thì lời hứa của ông Lê Phước Vũ không có giá trị gì bởi ông hoàn toàn không có khả năng giữ lời khi tập đoàn mà ông quản trị có hàng ngàn cổ đông và những cổ đông ấy không ai dại gì tuân theo một lời hứa để mất những số tiền riêng của mình. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế là người có nhận xét như thế:
“Lời hứa của ông Chủ tịch tập đoàn nhưng mà tập đoàn là của các cổ đông đến lúc cổ đông không đồng ý thì làm thế nào được? Đó là chưa kể về sau này ổng huy động vốn từ các nơi khác ví dụ như ngân hàng cho ông ấy vay vốn thì ngân hàng họ có chịu toàn bộ tài sản giao cho nhà nước thì họ mất luôn phần vốn của họ hay không? Đấy là những việc hoàn toàn có thể xảy ra. Lời hứa như vậy chỉ để trấn an vào lúc đó thôi chứ đừng nghĩ là mọi người có thể tin dễ dàng vào lời hứa của ông ấy.”
Ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chánh từ Hoa kỳ về làm việc tại Việt Nam nhận xét về giá trị số vốn mà ông Vũ có để bảo kê cho cam kết của mình:
“Cái quan trọng nhất đối với Việt Nam là vấn đề môi trường. Một nhà máy thép thì nó sẽ tác động môi trường rất lớn nếu làm gần biển thì xả chất thải thì độc hại như vừa rồi Formosa nó đã tác hại như thế nào thì chúng ta cũng đã biết. Ông Hoa Sen ổng nói rằng sẽ đảm bảo với chính phủ rằng sẽ không tác hại môi trường, ổng lên TV nói là nếu tác hại môi trường thì ổng hiến dâng cả nhà máy thép cho chính phủ luôn. Nói là như thế nhưng cái vốn của ổng có bao nhiêu trong số cả chục tỷ đô la mà hiến dâng cho chính phủ?”
Về mặt pháp lý cam kết của ông Lê Phước Vũ hoàn toàn không có chút giá trị gì để nhà nước có biện pháp chế tài. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giảng viên Luật và chính sách công, quản trị nhà nước Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết:
“Một cá nhân anh tuyên bố như thế nhưng sau này gây thiệt hại rất là lớn và lâu dài thì cá nhân ấy làm sao chịu trách nhiệm được vì không có năng lực chịu trách nhiệm. Một cá nhân tuyên bố như thế thì chịu trách nhiệm cách nào? Thành ra những tuyên bố như vậy rất ít giá trị về mặt pháp lý.”
Do đâu Formosa thoát hiểm?
Để chế tài một cá nhân vi phạm Bộ luật hình sự có thể bị truy tố trước pháp luật nếu cá nhân có hành vi vi phạm các điều luật về môi trường tuy nhiên đối với việc chế tài cả một công ty hay một doanh nghiệp thì Bộ Luật hình sự mới đã bị quốc hội đình chỉ bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 2016, đây là lý do Formosa thoát hiểm trong khi hàng chục tổ chức xã hội dân sự đang nỗ lực kiện doanh nghiệp này ra tòa.
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa giải thích thêm về chi tiết này:
“Bộ luật hình sự mới sửa đã đưa vào trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây cũng có thể khởi tố cá nhân các vị lãnh đạo tức là con người cụ thể, tức là ông Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu đã bị xử lý hành chính rồi đã được nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm thì cá nhân cụ thể vẫn có thể bị truy tố. Thế còn mới đây Bộ luật hình sự có thể truy cứu trách nhiệm của một công ty với tư cách như một thực thể pháp lý chỉ có điều khởi tố công ty do Bộ luật hình sự mới nó lại bị dừng thi hành từ 1 tháng 7 năm nay thành ra toàn bộ các công ty phải chờ Bộ luật hình sự mới bao giờ nó tiếp tục thi hành thì mới khởi tố được.”
Nếu sự cố môi trường mà công ty Tôn Hoa Sen gây ra cho người dân như Formosa từng làm thì nhân dân Ninh Thuận cũng khó mà khởi kiện cá nhân ông Lê Phước Vũ mà chỉ có công an là có chức năng khởi tố ông ta trong một vụ kiện dân sự mà thôi. PGS.TSPhạm Duy Nghĩa giải thích:
“Cá nhân người dân làm sao mà khởi kiện? Nếu muốn khởi tố thì phải làm đơn tố cáo lên công an rồi công an họ điều tra. Nếu là hình sự thì cá nhân chỉ có thể gây sức ép lên cơ quan điều tra. Khởi kiện dân sự thì hay hơn, tức là công ty gây thiệt hại theo luật Việt Nam có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp này đã xảy ra với công ty Vedan sản xuất bột ngọt ở sông Thị Vải tỉnh Đồng Nai, khoảng 9 nghìn hộ dân họ đã khởi kiện công ty Vedan dẫn đến vụ dàn xếp khá lớn cách đây 4-5 năm.”
Ông Lê Phước Vũ chấp nhận chính phủ tịch thu toàn bộ tài sản của Tôn Hoa Sen nếu tập đoàn này vi phạm môi trường. Đây cũng là một lời cam kết không giá trị bởi lẽ trang thiết bị của nhà máy thép Hoa Sen vận hành tại Cà Ná đều mua từ Trung Quốc thì giá trị tài sản cố định không đáng là bao so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Chuyên gia Phạm Chi Lan đưa ra nhận xét:
“Nhà nước không dễ dàng lấy lại cái thiết bị bỏ đi đó làm gì cả kể cả bán sắt vụn. Mà bán đi thì được bao nhiêu, ai mua cái đống sắt vụn ấy còn mắc công đem đi đâu đấy để tiêu hủy. Vả lại cho dù nhà máy còn chút giá trị thì làm sao nhà nước lấy mà vận hành tiếp được? Và chi phí bán được có đủ để bồi thường cho môi trường bị ô nhiễm hay không?”
Giải pháp nào cho môi trường và phát triển?
Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay biện pháp ngăn chặn vi phạm hay nhất là kiểm tra hệ thống xả thải cũng như chôn lấp chất thải rắn song song với việc xây dựng nhà máy như các nước phát triển đang làm. Không thể vì lo sợ mất đầu tư mà địa phương làm ngơ cho doanh nghiệp tự do trong khi thiết kế, thi công. Nếu địa phương không đủ kinh nghiệm, khả năng lẫn thiết bị theo dõi thì Bộ chủ quản phải trực tiếp phân công chịu trách nhiệm trong viêc giám sát cũng như quan trắc môi trường.
Không thể chạy theo đầu tư mà mất môi trường cũng không thể lo sợ môi trường mà chậm đường phát triển. Vì vậy giải pháp theo dõi và kiểm soát từ những ngày đầu có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để vừa không mất môi trường mà vẫn giữ được các nhà đầu tư chân chính và có khả năng thật sự.
Mặc Lâm/RFA
------------
Dài nhở?
Trả lờiXóaĐơn giản hóa đi thôi, thằng sen là đồng hao với thằng trưởng bô công & thương
Dự án thép Cà Ná hay dự án khủng đường cao tốc Bắc Nam , khõi cần phải suy nghĩ , đều biết liền đó là do TQ chỉ đạo , để đưa đất nước đi sâu vào bao tử TQ .
Trả lờiXóaGiá thép đang xuống giá , nhà máy thép khắp thế giới đang khốn khổ muốn vở nợ phá sản , họ không cần vì mục đích của họ là chiếm đất lập căn cứ quân sự , di dân . Công trình thì cứ sẽ chậm hoàn thành , nhưng nhà cửa , đô thị , di dân thì đã hoàn thành chớp nhoáng .
Ví như đường cao tốc vay nợ Nhật , Nhật hoàn toàn đảm nhiệm , tuyệt đối không dính líu tới TQ , thì tất cã dân VN hoàn toàn ủng hộ , nợ nần chẳng phải lo . Còn đối với TQ thì không phải vậy , họ thuê đất rồi thành đất của họ vĩnh viễn , mà cã nước cũng bị mất luôn , mới là chuyện dân VN hải hùng .
Mà dù hải hùng hay mackeno như thái độ vô cảm của dân VN đối với thảm cãnh diệt vong đã đến bên bờ vực như hiện tại thì cuối cùng thực tế cũng sẽ đi đúng quỹ đạo đã vạch ra từ lâu .
Đúng là thằng Tàu đâu có ngu gì chiến tranh Hải quân với Mỹ trên biển Đông , nó thu tóm các nước , VN là chủ yếu , Lào , Campuchia , Thái Lan , rồi ngay cã thao túng Philipin là tự động Mỹ hết đất để dừng chân , phải cuốn gói đi chổ khác chơi . Lúc đại cục hoàn thành , dân VN nào không biết nói tiếng Tàu thì chịu chết đói vì không xin việc của các ông chủ TQ được . Đảng tài ba , biết trước nên mới lên phương án cho các học sinh tiểu học , Trung học bắt đầu học tiếng Hán .
Để hiệp đồng tác chiến lừa thiên hạ cùng CSVN, tay Lê Phước Vũ lại Bịp rằng: "Đừng thấy Formosa mà sợ. HSG sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa".
XóaĐây cũng là một phát biểu bịp bợm, láo khoét và ngu dốt.
Công nghệ luyện than thành coke trên thế giới vẫn đang xả ra những khối lượng chất thải độc hại khổng lồ trên trái đất. Tiến trình luyện cốc nào chỉ sản sinh ra nhiệt mà hoàn toàn không có chất thải (rắn, lỏng, khí) độc hại từ lò luyện coke; không có xỉ than, khói than, bụi than, khí độc, nhựa than, dầu than; không có những hoá chất độc hại như phenolic, cyanide, aromatic, heterocyclic, sulfide, polycyclic organics, inorganics, ammonium và ammonia?
Công nghệ "không thu hồi hóa chất" này sẽ được thực hiện bởi nhà thầu nào? Hãy nghe Lê Phước Vũ Bịp rằng: “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ châu Âu thì làm gì có lời.”
Và "Trung Quốc" đó là ai? Xin thưa, đó là nhà thầu CISDI. Đây là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation / Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc) - nhà thầu chính tại Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh, thủ phạm trực tiếp tàn sát môi trường biển vừa qua.
Vũ lại tiếp tục bịp: “Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển”.
Không chảy ra biển thì "giọt nước" ấy đi về đâu? Đi vào cái hồ 20 ha xử thải chỉ đủ để chứa số nước thải ra trong 4 ngày?
"Đừng thấy Formosa mà sợ!" Thấy Formosa đã sợ rồi, nhưng nghe Lê Phước Vũ bịp thì cá đang phơi bụng chết vì chất thải FSH cũng vùng dậy để mà sợ thêm!
CSVN đang liên minh với lũ tư bản Việt trọc phú để lòe bịp dân VN!!!
Cá nhân Lê Phước Vũ lấy tư cách gì để giao "tài sản" trong đó còn có vốn cổ đông, vốn mượn từ ngân hàng, vốn hỗ trợ từ nhà nước cho một dự án đầu tư lên đến 10,6 tỷ USD?
Xóa- Vốn đầu tư cần cho giai đoạn hiện tại là 500 triệu USD, tương đương khoảng 11.150 tỷ đồng. Ngay trong 11.150 tỷ đồng này thì Hoa Sen chỉ có 2.500 tỷ đồng là vốn tự có. Còn lại là phải chạy đi vay.
- Chỉ với 2.500 tỷ đồng tương đương với khoảng 110 triệu USD vốn tự có mà Lê Phước Vũ ngạo nghễ tuyên bố dâng hết dự án 10,6 tỷ USD tiền của bá tánh cho nhà nước?
- Và dĩ nhiên, từ 2.500 tỷ đồng tương đương với 112 triệu USD làm cò mồi cho cho dự án 10,6 tỷ USD được sự bảo trợ của CSVN thì chưa nói đến "công đoạn" cá chết hàng loạt, tới lúc giao "tài sản" của thiên hạ cho nhà nước thì trước đó đường cống đô la đã chảy vào túi tên Vũ và tập đoàn bảo kê CSVN này bao nhiêu?
Từ trò bịp bợm có bảo kê của CSVN, lừa đảo về công nghệ, vốn đầu tư kiểu mượn đầu heo nấu cháo... bào ngư, hệ quả việc làm của liên minh Bịp-Bợm này không chỉ nằm ở con số đô la; nó cũng không chỉ dừng lại ở một hiểm hoạ môi trường khác tại một trong những vùng biển xinh đẹp nhất Việt Nam. Nó còn tiếp nối một hiểm họa khác, giống như Formosa: thêm một căn cứ địa sát cạnh Cam Ranh cho kế hoạch tiêu diệt môi trường và con người Việt Nam của Tàu cộng.
Mỗi khi có quan mới sau những kỳ Đại hội Đảng , thì cũng phải có những dự án khủng đi kèm . Không có thì thuộc hạ tham mưu cũng phải nghỉ cách cho có . Không có những dự án để xét duyệt , để bôi trơn , để bù đắp lỗ lã , sẽ không có xe con , không có biệt thự giá tiền tỷ tỷ !
Trả lờiXóaKhông cần biết lợi hại , lời lỗ . Chỉ cần dự án càng nhiều , càng to , nhà Đảng Quan càng ấm cật .
Bởi thế sau khi lên ghế Thủ Tướng , quan Phúc vội đi một chuyến Nam du nhằm thúc đẩy những tỉnh phía Nam đề xuất quy hoạch dự án , gọi là mở mang kinh tế làm giàu cho địa phương . Thực chất chỉ nhằm có cái mới để tham nhũng , hối lộ nhằm nuôi sống cả một đội hình nhà nước bằng con đường bất chính khi đồng lương chỉ đủ cho buổi điểm tâm .
Hậu quả của các dự án nhìn lại chỉ toàn thất bại , thua lỗ mang đến thâm thủng ngân sách khiến nhà nước hôm nay ôm một đống nợ trăm tỷ đô la .
Thế nhưng nhìn vào bề xã hội khó ai tin rằng VN là một nước chậm phát triển , nghèo đói . Tất cả cũng vì đồng bạc bất chánh làm ra quá dễ , mọi người đều cùng phung phí mà quên mất cái đất nước này đã bị cầm cố , khai thác đến độ rỗng ruột , nợ nần chồng chất đầy đầu .
Một ngày không xa , khi nhà nước phá sản , nguồn ngoại hối cạn kiệt lúc ấy giới lao động làm sáng ăn chiều sẽ là con vật bị hy sinh trước tiên cho thuế má và giá cả sinh hoạt tăng vùn vụt , hàng hoá tiêu dùng đột nhiên khan hiếm trầm trọng . Lúc ấy hiểu chuyện Đảng hại mình thì quá muộn , thấy được cái tài tình lãnh đạo của Đảng là phá hoại và vơ vét thì quá trễ .
Cho nên trước mắt vụ Formosa lời lổ , độc địa chết người hay an toàn tuyệt đối không quan trọng . Quan trọng còn Formosa thì các quan Đảng trung ương còn điều kiện rúc rỉa cả hai phía đời sống quần chúng địa phương và chủ đầu tư dự án . Đấy là những cổ phần , cổ đông của dự án được biếu sống như ông Trọng được hai căn nhà Capture ở Hà Nội đã sang tay hay một tượng vàng Bác do ông Cự thay thế Formosa thân tặng .
Dân chết mặc dân , dự án tiếp tục mọc lên như nấm mới cần thiết vì chính nhờ nó mà các nhà lãnh đạo có cơ hội trở thành tư bản đỏ , kéo theo một chế độ công chức nô bộc ăn bám vào đảng vào dân không ngớt lời ca tụng Đảng , bảo vệ đảng , đục khoét phá hoại đất nước đến tàn mạt .
Một lũ uống thuốc liều!
Trả lờiXóaKhông biết đã là lằn ranh đỏ chưa?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cha con nhà Trần Đức Lương có tội trong vụ này.
Trả lờiXóaVô lý, thậm vô lý cho một Dự án Quy hoạch.
Luyện thép mà qựang thép lấy ở ở đâu chưa biết?
Thằng Lê Phước Vũ xuất thân lái xe, bảo vệ, trình độ văn hóa lóp 5. Hắn từng lên điện chùa Hoàng Phát nói nhờ Phật bà quan âm hiện hình giúp hắn thoát cảnh chất đói....Bây giờ hắn lên TV phách lối, bảo ngu mới không làm thép. Địt mẹ thằng mặt lợn,có ngu mới làm thép ở Ninh Thuận nghe mầy!
Trả lờiXóaNgày 13.9, Tuyên giáo TƯ đã ra lệnh cho báo chí lề đảng ngưng việc đưa tin và bài vở về dự án Liên Hợp Luyện Cán Thép Hoa Sen tại Cà Ná - Ninh Thuận. Thông báo này được ký bởi Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo gửi cho giới báo chí qua thư điện tử. Bọn tuyên giáo chỉ là bọn tay sai của cái đảng lưu manh, tham lam, giết dân, bán nước.
Trả lờiXóaFormosa / ông Dũng ! Thép Cà Ná / ông Phúc ! =>" giết giết nữa,bàn tay không phút nghỉ !" (giết dân) rõ không còn gì để nói ! nguy hiểm và tàn độc đến là cùng !
Trả lờiXóaRõ ràng là tq lại tiếp tục lũng đoạn để thâu tóm vn thông qua hệ thống tư bản mại bản đỏ mới mà le phước vũ là một trong nhiều tư bản mại bản đỏ mới đang ra sức vơ vét và phá hoại kt đất nước, dự án thép ca na của vũ nhằm chiếm đất trọng điểm cho tq làm căn cứ qs trá hình đồng thời như một quả bom qs,môi trường uy hiếp sg và toàn mền nam!
Trả lờiXóakhônh phải bàn nhiều , không phải phântích nhiều , nhất định không là không , hãy đê Cà ná cũng như bãi biển Việt nam dành cho phát triển du lịch , dó là nguồn lợi không hề nhỏ . hãy chấmn dứt tâds cả các dự án công nghiệp tại bở biển m không phải nước nào c ũng được ưu đãi biển dẹp và kh í hậu ấm áp nắng quanh năm như ở Việtnam, Chấm dứt ngay các dự án gây phá hoại đất nước
Trả lờiXóaBấy lâu nay bị đói
Trả lờiXóaKhông dự án lớn nào
Bây giờ bán Cà Ná
Đảng lại đầy hầu bao
For mô sa Dũng bán
Trả lờiXóaGiờ Cà Ná Phúc theo
Cây đo la khủng thế
Có ngu không hái trèo
Hỏi gì cứ việc hỏi
Trả lờiXóaPhúc né đã duyệt rồi
Tiền lót tay đẫy túi
Muốn dừng còn lôi thôi
Mạc Lâm có muốn hỏi
Trả lờiXóaHỏi Phúc né kia kìa
Đang định bán cả nước
Nhà Mỹ rồi, Né đi
Thông báo quí vị tin mới , nóng đây: Thời Bắc thuộc lần thứ 2 bắt đầu từ 2020. Ai không tin thì hỏi TTg Nguyễn Xuân Phúc vừa mới sang nhận chỉ thị của Tập Cẩm Bình về. Dự báo : Sẽ cải cách giáo dục về chữ viết, bắt buộc phải viết, nói tiếng Trung Quốc Bắc Kinh; thành lập Viện Khổng tử ở tất cả các trường Đại học VN; Các dự án xây dựng cơ bản đều phải lấy công nghệ, thiết bị vật liệu sản xuất tại T.Q.. thiếu vốn có T.Q rót tiền sang. Bộ chính trị ĐCSVN phải khẩn trương thanh trừng những thành phần chống T.Q, ngả theo Mỹ và phương Tây ; kết hợp chống tham nhũng " đả hổ,diệt ruồi" củng cố thế lực của phe hữu hảo với ĐCS T.Q. .. Tin hay không thì tùy quỳ vị, nếu còn lăn tăn xin cứ hỏi anh Đinh Thế Huynh và anh Võ Văn Thưởng!
Trả lờiXóaHOA SEN KHông VỐn, có khoảng hơn 100 triệu Dô .Toan là di vay Ngân hang và của TRUNG cộng.Thiệt bị lạc hậu ,thế giới đang quá dư thừa thép .Trung cộng thừa thép đang xuất rẻ sang Viet nam và khắp nơi.Công ty xây nhà máy ở formosa lai đên xây ở Cà ná Ninh thuân là của Trung cộng . Trung cộng và bọn tư bản đỏ VN đang bán đất và biển Việt nam .Hãy phản đôi .Chúng quá tàn bạo với dân tộc. chúng ta cực lực phản đôi dự án lừa đảo này.
Trả lờiXóa