Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Biển Đông : Mỹ cần áp dụng một loạt biện pháp mới chống Trung Quốc

Các tàu nạo vét của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn.
Ảnh chụp từ phi cơ trinh sát P-8A Poseidon
của Hải quân Mỹ ngày 21/05/2016.
Nhân cuộc điều trần hôm 21/09/2016 tại Hạ Viện Mỹ, ba chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Biển Đông đã phê phán các thiếu sót trong đối sách của Mỹ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Điểm lý thú là các chuyên gia này đã đề xuất nhiều biện pháp rất cụ thể, cả về pháp lý, chính trị hay quân sự, được cho là có tác dụng răn đe Bắc Kinh nhiều hơn.
Về pháp lý, tiến sĩ James Kraska, giáo sư luật quốc tế tại Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ (US Naval War College) cho rằng chính quyền Obama đã hoàn toàn sai lầm khi chỉ gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là « quá đáng », mà không dám gọi thẳng đó là « phi pháp ».
Đối với giáo sư Kraska, Hoa Kỳ cần phải làm rõ vấn đề cách gọi, vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không chỉ là « quá mức » mà là « bất hợp pháp ». Do vậy ông Kraska đề nghị : « Chúng ta phải nói thẳng, phải loại bỏ các từ ngữ quá ngoại giao, vì điều đó chỉ nuôi dưỡng sự mơ hồ và hoài nghi, có lợi cho Trung Quốc ».
Còn bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, thì nhấn mạnh trên tác hại của thái độ quá thận trọng của chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong thời gian qua. Đối với chuyên gia này, vì rụt rè, Hoa Kỳ đã không được Trung Quốc coi trọng.
Bà Glaser nêu bật việc chính quyền Obama đã dành ưu tiên hợp tác với Trung Quốc trong lãnh vực biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran, vì thế đã không dám cứng rắn đối với Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.
Thế nhưng theo chuyên gia này, chính quyền Mỹ đã sai lầm khi cho rằng quá cứng trên vấn đề Biển Đông sẽ hại cho các hồ sơ khác cần sự hợp tác của Trung Quốc. Đối với bà Glaser Mỹ hoàn toàn « có thể làm cả hai việc cùng một lúc, và nhất thiết phải nói nói rất rõ cho Trung Quốc biết rằng hành vi của họ không thể chấp nhận được. »
Về phương diện quân sự, các chuyên gia đều chỉ trích thể thức « qua lại vô hại » (innocent passage) mà Hải Quân Mỹ đã áp dụng trong ba chuyến tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa.
Đối với giáo sư luật Kraska, Hoa Kỳ không nên dùng thủ tục yếu nhất để thách thức đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc, vì rõ ràng là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không công nhận lãnh hải chung các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Giáo sư Kraska đề nghị là Hoa Kỳ phải cho phi cơ bay qua các đảo nhân tạo trong tay Trung Quốc ở Trường Sa, chẳng hạn như qua Đá Vành Khăn (Mischief Reef), và tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn vì quyền tự do hàng hải trong khu vực, một mình hay với nước khác.
Đấy cũng là khuyến nghị của bà Glaser, muốn Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tuần tra một cách thường xuyên hơn để phá vỡ chiến thuật ngăn chặn tàu Mỹ của Bắc Kinh.
Riêng tiến sĩ Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc cũng thuộc Học Viện Hải Chiến Mỹ, thì phê phán các quan chức Mỹ không dám thừa nhận một cách công khai là ngoài lực lượng Hải Quân và Hải Cảnh, Trung Quốc còn có một lực lượng thứ ba đang giúp Bắc Kinh thâu tóm Biển Đông : Đó là lực lượng « dân quân biển ». Đối với chuyên gia này, Washington phải cấp tốc đề ra một chiến lược toàn diện hơn để đối phó với Bắc Kinh.
Trong chiến lược toàn diện này có vấn đề pháp lý và giáo sư Kraska gợi ý rằng nếu Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, thì các nước vẫn có thể kiện Trung Quốc ra các tổ chức quốc tế khác về các vi phạm mà Tòa Trọng Tài nêu bật.
Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế có thể xét xử vụ Hải Cảnh và dân quân biển Trung Quốc vi phạm các quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS), Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế có thể xử lý các vi phạm mã số bay, và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc có thể phán quyết về việc biến tàu cá thành công cụ của quân đội.
(RFI)
-----------

7 nhận xét:

  1. Trung quốc tuy là nước lớn nhưng rất tiểu nhân,rất hèn ,võ học ,bất chấp luật pháp Quốc tế .Vì thế không thể nói suông với nó được .Phải dùng sức mạnh đấm vỡ mồm nó ra ,may ra nó mới biết .

    Trả lờiXóa
  2. Phân tích , nhận định , kết luận hành động phi pháp của T.Q tình hình ở biển Đông và phê phán thái độ quá ngoại giao của chính phủ Hoa kỳ rất đúng . Nhưng có thể Chính phủ Mỹ còn tính toán khác về lợi ích lâu dài và trước mắt chỉ có thể đối phó mức độ đó đối với T.Q. Mặt khác còn phải xem xét thái độ và hành động của lãnh đạo Đảng và nhà nước VN đối với T.Q đến đâu. Ban lãnh đạo ĐCSVN , TBT Nguyễn Phú Trọng thì rất thân thiện với T.Q và cam chịu làm tay sai cho chúng.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng mong nước Mỹ
    Cần mạnh tay hơn lwn
    Ô Ba Ma bác ấy
    Có vẻ như quá hiền

    Trả lờiXóa
  4. Âm mưu của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông nhưng không thể chiêm hết biển của các nước láng giềng-đó là một thực tế.Trung Quôc muốn làm chủ ở Biển Đông là đẻ đuổi Mỹ xa dần Đông Nam á,đó là một tham vọng có thật.Nhưng nếu Mỹ chưa muốn từ bỏ siêu cương số một thì Trung Quôc chỉ nằm mơ giữa ban ngày,nhưng Mỹ không muốn ở lại thì bộ phận còn lại của thế giới cũng đàng phải chấp nhận chứ làm gì được.

    Trả lờiXóa
  5. Thiện Ý à,cách sắp xếp cán bộ theo A-B-C như Thiện Ý viết chỉ là giai đoan đầu thôi,chứ sau đại hội IV,V thì ở miền Nam cơ cấu cán bộ theo luật bât hành văn "NHẤT TRỤ,NHÌ KHU,TAM TÙ,TỨ KẾT".Ngay từ khi hòa binh mới trở lại,nhân dân miền Nam cũng như cán bộ miền Nam đã ý thức đượu,dự báo được tương lai của đất nước,những người tập kết ra Bắc về lại chỉ được xếp hạng 4 trong bộ máy,cảnh giác thế mà sau hơn 4 chục năm sau hòa bình,trước đại hội 12 ông Trọng còn phát biểu:Tổng bí thư phải là người miền Băc' đó sao.

    Trả lờiXóa
  6. Con chó dại TC đang lồng ;ộn giờ giẫy chết

    Trả lờiXóa
  7. Mong gì mà mong, chúng tao là chủ nhà mà còn câm như hến nữa là...Bọn mày cách xa vạn dặm đừng xía vào, hỏng cục to(đại cục) của 2 đảng anh em chúng tao...

    Trả lờiXóa