Tháng Giêng năm 1961, Trung tướng Trần Văn Trà, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phổ biến Thông báo 09/TQU ngày 23/01/1961 của Tổng quân ủy cho các quân khu ủy về việc thành lập các Tòa án quân sự theo Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự.
Tại tỉnh Thủ Dầu Một và Tân Uyên, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban quân sự tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho các đơn vị vũ trang tập trung, khi cần thiết sẽ tổ chức Hội đồng xét xử tội phạm. Nhiều vụ án gián điệp đã được triệt phá, xét xử bằng những bản án nghiêm minh...
Vụ Xã đội trưởng bị "nữ tình báo viên nằm vùng" mê hoặc
Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Tòa án trong thời kỳ 1945-1975 là xét xử tội mật thám phá hoại cách mạng. Thời kỳ đó, nhiệm vụ bảo vệ trong sạch chính trị nội bộ, an toàn cơ quan, nhất là cơ quan đầu não, bảo vệ phong trào cách mạng nhân dân rất cấp thiết, trong đó có nhiệm vụ chủ động tấn công vào lực lượng gián điệp đang tăng cường đánh phá.
Thời điểm giữa cuộc chiến từ 1960 - 1975, đặc điểm mô hình tổ chức của Tòa án nhân dân tại nhiều tỉnh miền Nam là không có cơ quan chuyên trách ở tỉnh, huyện mà chỉ thành lập Hội đồng xét xử khi có yêu cầu của cách mạng. Tùy theo đối tượng bị xét xử mà lập Hội đồng xét xử nhân dân, Hội đồng xét xử công nhân, Hội đồng xét xử quân sự. Đây là giai đoạn Hội đồng xét xử quân sự tại Thủ Dầu Một giải quyết nhiều vụ án rất lớn.
Trước năm 1965, do mất cảnh giác nên một nữ tình báo viên của Ty cảnh sát Bình Dương (chế độ Việt Nam Cộng hòa) đã nằm vùng ở xã Tân An, huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (giai đoạn 1957-1975), dưới lốt nữ hộ sinh, người dân gọi là “mụ Sáu đỡ đẻ”. Nữ tình báo nằm vùng đã mua chuộc được Xã đội trưởng Ba Bê. Bê nhiều năm bí mật làm tay sai cho Ty cảnh sát Bình Dương nhưng chính quyền cách mạng chưa phát hiện ra.
Ba Bê vốn xuất thân từ nông dân nghèo, sau ngày đồng khởi, y tham gia du kích, làm Xã đội phó rồi lên Xã đội trưởng và được kết nạp vào Đảng. Do mất phẩm chất cách mạng, Ba Bê bị nữ gián điệp “mụ Sáu” mê hoặc và cam tâm làm nội gián. Từ đó, Ba Bê bí mật cung cấp nhiều tin tức quan trọng của ta cho địch. Hành vi “nối giáo” trên đã gây nhiều tổn thất lớn cho cách mạng. Địch từng phục kích, bắn chết nhiều du kích, cán bộ cách mạng về xã Tân An, Định Hòa hoạt động. Chúng còn mở rộng bao vây đánh phá căn cứ ta nhiều lần gây nhiều thiệt hại nặng nề.
Ngoài ra, Ba Bê còn tổ chức được 12 người khác vào nhóm nội gián gồm các tên Hương, Cúc, út Nga... làm nhân viên đánh máy văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một. Những người này có hoạt động lẻ tẻ, gây nghi ngờ trong nội bộ.
Vào khoảng tháng 3/1965, Công an huyện Châu Thành đến xã Tân An cùng Cấp ủy địa phương củng cố lại tổ chức, hoạt động của an ninh xã và phát động phong trào làm sạch nội bộ cơ quan xã. Qua phân loại, nhiều nguồn tin phát hiện Xã đội trưởng Ba Bê có dấu hiệu làm tay sai cho địch. Tin tức được đồng chí Ba Hoài, Bí thư chi bộ kiểm tra, xác định có căn cứ. Ngay lập tức, kẻ phản bội Ba Bê bị bắt giam, y khai nhận đã thực hiện những tội ác nêu trên. Hội đồng xét xử đã tuyên án tử hình Ba Bê về tội nội gián và phạt giam 12 tên khác tại xã Tân An.
Tòa án góp phần "diệt ác trừ gian"
Ngoài vụ án Ba Bê, tại huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một còn tổ chức nhiều phiên tòa xét xử gián điệp. Trong đó có vụ xử tử hình hai đối tượng Mừng, Thú đều làm gián điệp tại xã An Phú. Hai tên này là cán bộ xây dựng nông thôn đã từng phá hoại cơ sở cách mạng. Dân làng ai cũng oán ghét tên Thú, còn tên Mừng quê ở nơi khác nhưng theo vợ về xã An Phú hoạt động gây tội ác.
Nhiều phiên tòa xét xử các đối tượng phản cách mạng khác được tổ chức tại huyện Tân Uyên, tỉnh Thủ Dầu Một trong tháng 5/1965 làm nức lòng quần chúng. Tại xã Bình Mỹ, Tòa án cách mạng xét xử vụ án Sáu Cụt và 4 đồng phạm khác.
Sáu Cụt là tình báo của "Sở nghiên cứu chính trị" Sài Gòn đưa vào hoạt động vùng Phú Giáo, Tân Uyên, chỉ điểm, bắt bớ và giam cầm nhiều gia đình cách mạng, gây ra nhiều tội ác với đồng bào hai xã Bình Mỹ, Tân Bình. Sáu Cụt rất lộng hành vì y nghĩ rằng lúc đó có 1 lữ đoàn bộ binh Mỹ vào xây dựng khu quân sự tại thị trấn Phước Vĩnh, quận Phú Giáo, lực lượng cách mạng yếu thế không hoạt động được. Tuy nhiên, Sáu Cụt đã lầm, y bị bắt và đưa ra tòa. Trước Hội đồng xét xử và khoảng 200 đồng bào đến dự, bị cáo Sáu Cụt cúi đầu nhận tội chết.
Thiếu tướng Tô Ký, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương giai đoạn 1965-1967 |
Đầu mùa khô 1970, tại huyện Dầu Tiếng, Tòa cũng xét xử vụ án, tuyên tử hình vắng mặt bị cáo Nguyễn Văn To. To đã chỉ điểm bắt 30 người ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng. Hắn còn gài hơn 20 trái mìn diệt đoàn dân công đi lấy gạo nuôi quân. Do ta chưa bắt được To để thi hành bản án vì nhà y ở gần đồn địch. Sau bản án, các chiến sĩ an ninh giải phóng cải trang làm cảnh sát đột nhập vào nhà To. To bị tiêu diệt với bản án tử hình để trên ngực nhằm cảnh cáo các đối tượng ác ôn khác.
Năm 1972, Tòa án cũng mở phiên tòa tại huyện Dầu Tiếng xét xử và tuyên tử hình tên Quí. Quí từng có thời gian tham gia quân giải phóng, sau đó “trở cờ”, đầu hàng giặc, phản bội nhân dân. Quí trở thành nhân viên tình báo cho Mỹ - Ngụy ở chi khu, phụ tá an ninh hoạt động ở ấp 6. Hắn làm chuồng cọp nhốt tù chính trị cả ngày lẫn đêm dưới trời nắng mưa bất kể, tra tấn đánh đập những người kháng chiến bị bắt, tổ chức mật thám ở ấp 2, vây bắt cán bộ ta về thăm gia đình. Sau cùng, Quý bị bắt và đã phải đền tội.
Tháng 10/1973, Tòa án quân sự khu Miền Đông tổ chức phiên tòa tại quận Dầu Tiếng tuyên án Nguyễn Văn Đực về tội "Đầu hàng phản bội làm tay sai cho địch" với án phạt giam 20 năm tù. Đực từng làm Tiểu đội trưởng thuộc Huyện đội Dầu Tiếng. Ngày 6/11/1969, khi đi chuyển gạo với đoàn, gặp địch Đực quá hoang mang, không dám chiến đấu, y bỏ chạy và làm mất 1 khẩu súng AK.
Do sợ bị kỷ luật nên Đực ra đầu hàng địch tại cầu Đục quận Dầu Tiếng. Kẻ thù sử dụng Đực làm tay sai chỉ điểm, nhiều lần đánh phá cơ sở, lấy vũ khí của du kích. Tháng 6/1971, Đực trở thành thám báo cho địch và tìm cách chui vào hàng ngũ cách mạng hoạt động bí mật. Đực được bố trí vào làm ở một bộ phận của Công binh Khu, nhưng nhờ tinh thần cảnh giác, chính quyền cách mạng đã phát hiện tên này 2 lần lén lút báo cáo địch bằng văn bản. Đực biết sẽ bị bại lộ nên bỏ trốn, nhưng không thoát và phải nhận mức án 20 năm tù giam.
Các phiên tòa trong những tháng ngày kháng chiến hào hùng chưa có số liệu tổng hợp đầy đủ nhưng có ít nhất 27 vụ án hình sự với 98 phạm nhân, trong đó có 6 nữ bị cáo được đưa ra xét xử tại Bình Dương. Có 42 tên làm gián điệp; 2 tên phản bội đầu hàng và hàng chục tên khác làm tay sai, giết người cướp tài sản, cửa quyền, tham nhũng. Tòa đã tuyên phạt tử hình 38 tên, phạt giam 35 tên, cảnh cáo 23 tên, đặc biệt có 2 người tuyên “trắng án”, không phạm tội. Địa điểm thi hành án ở 23 nơi trong đó có 2 nơi ở vùng bị địch chiếm, còn lại 21 nơi ở vùng căn cứ.
Những vụ án xét xử trong thời chiến của Tòa án cách mạng đã gây hoang mang tinh thần đối với bọn tay sai, “nối giáo cho giặc”. Hoạt động của Tòa án giai đoạn này đã góp phần vẻ vang vào thắng lợi chung trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(From: Congly.vn)
--------------
Có nghĩa thời các cụ nguyên tốt hơn tử tế hơn bọn đương?
Trả lờiXóaĐọc bài viết này quá lạc lõng . Biết Cộng Sản LỪA thì đã Quá muộn , bây giờ Ác Ôn hơn trăm ngàn lần chế độ VNCH . Thế mới đau .
Trả lờiXóaCCB
Tòa án góp phần "diệt ác trừ gian"?
Trả lờiXóaVậy yêu cầu cấp thiết tái lập tòa án này! Vì bọn gian ác nay đầy rẫy trong xã hội VN, mà nguy hiểm là chúng đang ở vị trí chóp bu - bu Chóp Tham Nhũng!
tòa tè gì? khi điều tra, xét xử đều làm theo lệnh của đảng thì làm gì có công lý mà tòa với tè?
Trả lờiXóabài viết có những từ mà đến nay thì không đáng được sử dụng nữa vì nó chỉ gây lên sự tranh cãi không cần thiết như:"thắng lợi chung trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước"? Trong đó, thực chất "thắng lợi"?;"giải phóng" ;"thống nhất..." là những ngụy từ lừa bịp người dân mà thôi.
bài viết theo quan điểm mác-lê-dao-vồ (súng đẻ ra chính quyền)này chỉ sử dụng cho người xem khi người ta còn chưa hiểu bản chất của cuộc cướp quyền bất chính bằng bạo lực được ngụy danh để mê hoặc và lôi kéo người dân với khẩu ngữ "thắng lợi chung trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" mà thôi.
Cựu binh BTTM
RẤT LÀ ĐÚNG.
XóaNếu đối chiếu với ngày nay thì không khác chi bọn IS chặt đầu các nhà báo mà chúng cho là gián điệp.
Trả lờiXóaCòn mấy vụ giả cảnh sát rồi bí mật vào nhà "xử tử hình" là hành vi của những kẻ khủng bố đích thực.
tỏa những ô có treo và ở chỉ có tử hình
Trả lờiXóaKhông biết cách mạng đã làm gì mà những nạn nhân phải cúi đầu nhận "tội". Cái "tội" yêu đất nước VIỆT NAM CỘNG HOÀ của họ ư...? Chỉ biết "truyền thống" man rợ đó đã được phát huy đến đời Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén... Sau này...
Trả lờiXóa"các chiến sĩ an ninh giải phóng cải trang làm cảnh sát đột nhập vào nhà To. To bị tiêu diệt với bản án tử hình để trên ngực nhằm cảnh cáo các đối tượng ác ôn khác..." Giờ có người đột nhập vào nhà, giết những tên côn an đánh đập vu khống người biểu tình, những cán bộ cướp đât, triệt đường mưu sinh của dân, những tên tham nhũng, hút máu, mồ hôi tiền thuế của dân, tài nguyên của quốc gia... Thì có được gọi là anh hùng thời nay không nhỉ...?
Trả lờiXóaAnh hùng Hồ Xuân Mãn ở xứ Huế và bọn IS ở Trung đông phải gọi mấy ông này bằng bố...
Trả lờiXóaĐúng là mồm loa, mép giải... Thắng được miền Nam bèn coi tất cả là "giặc" chỉ có cộng sản là giỏi, là tài... Cũng may cho nhân dân thế giới ít nơi nào phải chịu ác nô lệ cho tư bản đỏ như ở Việt Nam ta...
Trả lờiXóaNói chung là cứ thoải mái bắn, giết, ám sát, khủng bố ... nhân danh cách mạng, yêu nước và giải phóng. Dùng ngôn từ gì thì cũng chỉ một bản chất!
Trả lờiXóaVậy là rõ rồi nhé... Các người đã công khai tội ác tại miền Nam rồi nhé...
Trả lờiXóaNên học tập & phát huy, nhân rộng các phiên tòa trong những ngày tháng hào hùng cho ngày hôm nay để bảo vệ thành quả cách mạng . Việc đầu tiên là cấm cửa bọn luật sư để chúng không thể bào chữa cho đám phản cách mạng hiện đại . Kế tiếp là mở rộng mô hình tòa án nhân dân từ thời Cải cách ruộng đất . Truyền thống đấu tố, một nét đẹp của văn hóa Đảng, may quá vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhưng cần nhân rộng hơn nữa . Cuối cùng, tôi tán thành các kiểu tử hình những tên phản động, chống phá cách mạng, kẻ thù của nhân dân như ngày xưa, nhất là xử án giữa chợ rồi đeo bảng "kẻ thù của nhân dân, cách mạng".
Trả lờiXóaChánh án ngày nay nên học Thiếu tướng Tô Ký tính quả quyết, không từ một hành động khủng bố bẩn thỉu nào nếu điều đó có lợi cho sự nghiệp cách mạng .