Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Kịch bản TQ 'cắt quan hệ' kinh tế với VN

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường
Liệu sức nóng từ giàn khoan HD-981 
có làm rạn vỡ quan hệ kinh tế Trung - Việt?
Việt Nam cần chuẩn bị các phương án, kể cả 'kịch bản xấu nhất' để đối phó trong trường hợp quan hệ thương mại và đầu tư Trung - Việt bị cắt đứt do hậu quả của cuộc xung đột từ vụ giàn khoan HD-981 nói riêng và xung đột biển đảo nói chung, theo một nhà phân tích về chính sách công từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 22/5/2014, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam) nêu hai kịch bản có thể đang được Việt Nam cân nhắc.
"Kịch bản thứ nhất đưa ra là có thể phải huy động hết mức mọi nội lực có thể được, bao gồm cả những dự trữ ngoại tệ, bao gồm nội lực những doanh nghiệp, tất cả cộng đồng xã hội có thể làm được để giảm bớt những thiệt hại khi tình hình kinh tế xảy ra xấu hơn," ông Thọ nói.
"Và người ta đương nói phải làm sao đấy cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất rồi nền kinh tế trong đó có nông nghiệp, thủy sản, đánh bắt cá v.v... được đẩy mạnh, tăng cường lên, có nghĩa là làm sao cho hoạt động tích cực lên để đối phó với những khó khăn này,
Theo ông Thọ với kịch bản này, Chính phủ Việt Nam sẽ phải 'nỗ lực hết sức' để tạo điều kiện tăng nội lực cho các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam.
 "Kịch bản thứ hai có lẽ là phải tìm những mối quan hệ kinh tế khác, tất nhiên là đôi bên cùng có lợi, nhưng nếu trong tình hình hiện nay về phía Trung Quốc gây một sức ép lớn, thì phải tìm đối tác kinh tế khác," ông Thọ nói thêm.
"Cụ thể là phải thúc đẩy nhanh những hiệp định đã ký với các nước, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, là hai đối tác đầu tư có thể có những cam kết lâu dài hơn, ổn định và cũng tin cậy hơn trong thời gian vừa rồi,
"Hơn nữa việc thúc đẩy Hiệp định TPP - Hiệp định (Đối tác Thương mại) Xuyên Thái Bình Dương cũng phải hết sức khẩn trương, Việt Nam hiện nay đang làm hết sức tích cực."
Nhà phân tích cho rằng hiệp định này sẽ có thể là một nội dung được bàn bạc trong một cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng của Việt Nam và - Hoa Kỳ tới đây tại Mỹ.
Ông Thọ nói: "Có thể Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ sang Mỹ với lời mời của ông John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ, bàn rất nhiều vất đề, trong đó có cả vấn đề về Hiệp định này nữa, để làm sao cởi mở hơn."
"Tất nhiên là phải tìm những con đường khác nữa, ngoài ra, một số hoạt động ngoại giao khác, vị dụ như là xích lại gần hơn đối với kinh tế của Asean, đặc biệt của Indonesia, Philippines, cũng như một số nước khác..., Không ngoại trừ xích sang gần hơn đối với EU (Liên minh châu Âu) nơi có thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng khá lớn."

'Nối lại đối tác cũ'

Theo nhà phân tích đây là những hướng mà Việt Nam phải cần 'tích cực' thực hiện bằng cả con đường ngoại giao và con đường ký kết những hiệp định để tăng cường nội lực nhằm 'giảm bớt những khó khăn', đồng thời Việt Nam cũng phải tính tới việc nối lại quan hệ với một số đối tác quan trọng ở Đông Âu và Liên Xô cũ một thời.
"Đối với một số nước cũng đang rất khó khăn như là Nga hoặc một số nước, các nước Đông Âu cũ, cũng có thể đặt lại, nối lại một số vấn đề kinh tế, nhưng mà họ cũng đang rất khó khăn cho nên có vẻ không có nhiều lựa chọn lắm...,
"Có nghĩa là (quan hệ với ) những nước Đông Âu hoặc các nước cộng hòa Nga cũ có thể được nối lại, có nghĩa là những gì đã mất, quan hệ trước đã mất, thì bây giờ phải tiếp tục nối lại dù nó có thể ít thôi,
"Nhưng có thì vẫn là hơn vì trong đường lối ngoại giao ngoài việc tuyên truyền ủng hộ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, không ngoại trừ mục đích kinh tế và mục đích kinh tế bây giờ cũng được đặt ra là rất quan trọng."
Nhà phân tích nhấn mạnh việc Việt Nam xử lý bài toàn được cho là "lệ thuộc" rất lớn vào kinh tế của Trung Quốc trong nhiều năm nay, ông nêu lên bốn điểm đang được cân nhắc.
"Kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc có sự ràng buộc rất lớn, và thậm chí nói rằng kinh tế của Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc, thông qua mấy khía cạnh, thứ nhất là xuất nhập khẩu, cán cân thâm hụt thương mại luôn luôn nghiêng về phía Việt Nam, tức là gần 20 tỷ đô-la mỗi một năm," ông Thọ nói.
"Hơn nữa, một loạt những công trình rất quan trọng về năng lượng, về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam rất lớn, và thứ ba, không ngoại trừ, người ta nói đến thương mại tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng nghiêng lợi thế về phía Trung Quốc,
"Và thứ tư người ta hiện nay đang nói đến là kinh tế ngầm, đó là một số hoạt động buôn bán có tính chất làm tổn hại đến nền kinh tế, thông qua việc mua nông sản hoặc hải sản dẫn đến làm cho thiệt hại về nông nghiệp hoặc về hải sản cũng như một số nguồn lợi về tài nguyên khác."

'Ba biện pháp trước mắt'

Lao động Trung Quốc 'sơ tán' khỏi Việt Nam
Lao động Trung Quốc 'sơ tán' khỏi Việt Nam sau các vụ biểu tình 'bạo lực'.
Theo ông Thọ, Việt Nam đang cân nhắc một số biện pháp đối phó trước mắt, ông nêu ba điểm trong đó:
"Thứ nhất, người ta phải lường trước vấn đề nhập siêu, đặc biệt là các nguyên phụ liệu về dệt may, da giày, và một số máy móc thiết bị, thì khả năng phải chuyển sang tìm kiếm các thị trường khác, các đối tác khác để thay thế,
"Thứ hai có thể phải lường trước một số công trình mà Trung Quốc có thể ngừng cung cấp thiết bị hoặc các chuyên gia, hoặc các tư vấn gì khác, thì phương án này cũng đang được bàn đến, tất nhiên nó cũng có thể gây nên những chi phí, những quan ngại hoặc những khủng hoảng...,
"Thứ ba nữa là tác động tâm lý hoặc có thể có những tác động thực tế là nó sẽ rối loạn về tỷ giá, ngoại tệ, cũng như về vàng..., hiện nay Việt Nam cũng đang có những chính sách đó, chính sách ổn định đồng tiền cũng như ổn định về thị trường vàng,
"Bởi vì không chỉ làm việc với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mà còn đang có những phương án dự trữ, nếu như cần thiết có thể can thiệp, thí dụ như đấu giá vàng, hoặc can thiệp bằng dự trữ ngọai tệ Việt Nam."
Bên cạnh ngắn hạn, theo nhà phân tích, Việt Nam đang cân nhắc một điều chỉnh chính sách dài hạn, ông nói:
"Phải đặt lại vấn đề làm sao cho kinh tế Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc, bởi vì nếu cứ lệ thuộc như thế này, sẽ rất nguy hiểm cho kinh tế Việt Nam về lâu dài,
"Đó là bối cảnh chung của các nhà hoạt động chính sách cũng như ở Việt Nam cũng đang rất quan tâm đến làm sao chính sách của Việt Nam có tính chất độc lập, tất nhiên khi quan hệ hợp tác kinh tế, thì đôi bên cùng có lợi,
"Nhưng thời gian vừa rồi (người ta) cho rằng là kinh tế của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, cho nên cần có những bước đi ngay lập tức, để đối phó với tình hình, cũng như về lâu dài phải có những chính sách chủ động hơn mà đôi bên cùng có lợi, theo hướng bớt dần sự phụ thuộc này."

'Bình tĩnh xem xét lại'

Nội các Nguyễn Tấn Dũng
VN cần cân nhắc điều chỉnh lại chính sách được cho là 'lệ thuộc' mạnh vào TQ.
Hôm 20/5, một nhà quan sát kinh tế Việt Nam, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đưa ra bình luận với BBC cho rằng nếu Trung Quốc đình chỉ quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với Việt Nam, Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn.
Bà nói: "Việt Nam hiện có rất nhiều dự án do Trung Quốc làm thầu. Nếu Trung Quốc có những động thái gây khó cho Việt Nam bằng cách khiến các dự án đó không tiến hành được như bình thường thì điều đó sẽ làm cho Việt Nam khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phát triển của mình. Các dự án đó cũng sẽ gây tốn kém vì bị trì trệ."
Tuy nhiên, khi bình luận về khả năng Trung Quốc có thể 'trả đũa' và dùng ảnh hưởng kêu gọi các nước khác trên thế giới rút đầu tư trực tiếp (FDI) ra khỏi Việt Nam, bà Phạm Chi Lan nó
"Trong thế giới hiện nay thì khó có chuyện Trung Quốc kêu gọi các nước rút các dự án đầu tư ra khỏi Việt Nam cũng như ngăn cản việc buôn bán, làm ăn với Việt nam. Mặc dù Trung Quốc là một thị trường rất lớn, rất mạnh và hầu như các thị trường đều quan tâm, muốn làm ăn với Trung Quốc."
Còn hôm 21/5, một nhà quan sát khác, kinh tế gia Bùi Kiến Thành, cũng bình luận về vấn đề 'lệ thuộc' kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc, cũng như đề nghị Việt Nam có thể nhân các sự kiện đang diễn ra từ vụ giàn khoan HD-981, để có cái nhìn 'bình tĩnh' xem xét quan hệ kinh tế, thương mại song phương từ trước tới nay với Trung Quốc, đặc biệt trên khía cạnh liên quan an ninh, quốc phòng.
"Cán cân mậu dịch giữa hai nước nghiêng về hướng thặng dư xuất khẩu cho Trung Quốc rất nhiều. Chúng ta rất lệ thuộc vào Trung Quốc về vấn đề nhiên liệu sản xuất. Sản xuất hàng may mặc bao nhiêu chục tỷ đô-la nhưng đa phần là vật liệu từ Trung Quốc,"
"Trung Quốc cũng trúng thầu tất cả những nhà máy điện lớn nhất tại Việt Nam. Tất cả những chuyện đó phải bình tĩnh xem lại rằng chúng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, kinh tế Việt Nam như thế nào," ông Thành nói với BBC

15 nhận xét:

  1. Nói,nói và nói...nghỉ tí đi để lấy sức nói tiếp chứ,xùi bọt mép rồi !!!

    Trả lờiXóa
  2. Khi CSVN cố bám theo thắt cà vạt đỏ (để chứng tỏ điều lạc hậu gì?) thì TQ nó đã thắt cà vạt xanh...

    Trả lờiXóa
  3. Bức ảnh có thật không? Sao lại có bản đồ Lưỡi Bò sau lưng Thủ Vẹt?
    Tiêu rồi! Tiêu rồi!

    Trả lờiXóa
  4. "Phân công thế này... Ông phải giả bộ mạnh miệng một chút cho dân đen nó sướng lỗ tai! Ta vẫn ngồi yên. Có xi nhan với 'ông anh' vĩ đại rồi... Đại cụk đâu vẫn hoàn đó. Ha ha... Bọn dân tễu phỗng dễ bị lừa lắm. Khoản nham hiểm đâu bằng chúng ta..."

    Trả lờiXóa
  5. Trung quốc cứ cắt đi , cắt đi càng tốt , dân VN chịu khổ quen rồi . Trung quốc cắt để dân VN thấy khổ mà vươn lên .

    Trả lờiXóa
  6. Lịch sử dân tộc VN,đây là lúc đen tối nhất !!!

    Trả lờiXóa
  7. Ông phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Quý Thọ mơ ngủ giữa ban ngày à?
    Chủ trương lớn của đảng là "dù thế nào cũng giữ vững tình hữu nghị đã có từ lâu đời với nước láng giềng Trung Quốc", "16 chữ vàng và 4 tốt" vẫn là mơ ước lâu đời của ta, phải giữ ổn định hợp tác kinh tế song phương v.v...
    Vậy mà ông dám khuyên đảng ta tìm đối tác kinh tế khác ngoài Trung Quốc à? Sao ông to gan thế? Hay là ông "nhận tiền của nước ngoài" để nói xấu đảng? Hay là ông đang bị "các thế lực thù địch" lôi kéo?
    Chết chết chết ông ơi. Giờ này mà ông dám nói khác với nghị quyết của đảng, quả thật là ông đã uống mật gấu rồi.
    Ấy là chưa kể khi biển của ta chưa có cái giàn khoan ấy, dân ta cũng vẫn phải "thắt lưng buộc bụng" đến mức da bụng dính da lưng từ lâu rồi, vậy mà ông còn bảo "phải huy động hết mức mọi nội lực có thể được, bao gồm cả những dự trữ ngoại tệ, bao gồm nội lực những doanh nghiệp, tất cả cộng đồng xã hội có thể làm được để giảm bớt những thiệt hại khi tình hình kinh tế xảy ra xấu hơn" thì có lẽ ông là "thằng phản động" thật rồi, vì làm như ông bảo thì dân sống sao nổi chứ? Dân mà chết hết thì đảng lấy đâu ra người mà hàng ngày "tuyên truyền chấp pháp cách giàn khoan 20 đến 25 hải lý" hả ông?
    Càng ngày dân càng thấy kế sách của các ông thật là tuyệt... vọng!
    Nghĩ ra kế sách khác đi ông tiến sĩ ơi, chứ kế sách này nó... sai chủ trương đường lối KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA của đảng lắm, coi chừng bọn côn đồ nó bắt cóc ông rồi xử án tội "có những lời lẽ không hay về Trung Quốc" thì khốn nạn thân ông đấy.
    Ông dù có to đến đâu cũng luôn phải nhớ ở bất cứ chỗ nào cũng phải hô khẩu hiệu "đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" để mà yên thân, nghe chửa?

    Trả lờiXóa
  8. Việt Nam là thị trường béo bở, đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận kếch xù cho Trung Quốc. Làm gì có chuyện Trung Quốc cắt đứt quan hệ MD với Việt Nam , Chơi với quân Ba Tàu chỉ có thiệt thôi. VN nên chủ động thoát khỏi Trung Quốc, chủ động dừng làm ăn buôn bán với TQ sớm ngày nào hay ngày đó.

    Trả lờiXóa
  9. Kinh tế cái gì...ì ! Mất nước đến đít rồi mà lo suy giảm à!Kinh tế làm chậm 1 tí không sao.40 năm rồi ngó lại vẫn còn đang đội sổ thì ráng làm cái gì !Lo tập trung đối sách giữ biển đảo cái đã.Gạc Ma nó mà hình thành rồi thì lạy nó nó cũng đạp lên đầu.Đảng và Quân Đội của thế hệ này sẽ là tội nhân của Dân Tộc đến Thiên Cổ,tên tuổi của lũ này sẽ là vết nhơ của Dân Tộc đến muôn đời.Nhân Dân Việt Nam sẽ nguyền rủa chúng mày đến muôn đời!Con cháu chúng mày sau này sẽ là trâu,là chó cũng không chuộc lại được tội lỗi của chúng mày!Với Dân thì chúng mày quá tàn ác,với đất nước thì mạnh thằng nào thì thằng vơ vét,với giặc thì chúng mày tôn thờ.Bưng bít, lừa dối,hãm hại dân để hậu quả sắp mất nước rồi mà vẫn như điếc như mù.

    Trả lờiXóa
  10. Toàn những cái mặt hình tam giác...

    Trả lờiXóa
  11. Sức nóng m.ẹ gì?
    mấy triệu ngư dân, nhân dân hải đảo....đang lập bàn thờ....thờ cái giàn khoan.....
    cứu nhân độ thế cho dân miệt biển đấy.......

    Trả lờiXóa
  12. Chính quyền CHXHCNVN vẫn anh em với TQ , thì làm sao muốn cắt cái quan hệ kinh tế . Còn TQ thì lại càng không , đang lợi sao lại cắt khi ở thế mạnh .

    Kịch bản này do Nhà nước ta quyết định , nhưng chắc không bao giờ xảy ra .....!

    Trả lờiXóa
  13. Lý Khắc Cường sao cái mặt thâm xì vậy nhỉ? Chắc là hậu duệ của Lý Thông.

    Trả lờiXóa
  14. Tàu cộng mà cắt quan hệ kt với vn tôi xin cúng tạ con gà,trước hết là không lo ăn phải đồ độc hại của tàu,không lo lái buôn tàu sang mua vét hàng hóa vn,về khó khăn thì vẫn khó khăn chứ có bao giờ thuận lợi đâu, thật vô lý là khi kiếm đc ít đô nào từ mỹ và châu âu về lại cúng cho tàu cộng.quan trọng hơn là cắt được vòi bạch tuộc tham nhũng từ các công trình dự án do tàu cộng đầu tư và cấp vốn cũng như vật tư kỹ thuật và lao động của tàu cộng.mât thị trường tàu thì sẽ có các thị trường khác van minh hơn,thân thiện hơn,hàng hóa chất lượng hơn!

    Trả lờiXóa