* TS. DƯƠNG DANH HUY
Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn
khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu
chữ tại LHQ.Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai
hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công
hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng
như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ
sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
Ngày 9/6/2014 Việt Nam
gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu
cá Việt Nam .
Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ
một “văn bản về lập trường”.
‘Giành thế
thượng phong’
Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn
ghi Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống, cũng như đưa ra những vấn
đề như công hàm Phạm Văn Đồng, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền
thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa
là của Trung Quốc.
Phản công mạnh mẽ của Trung Quốc đã đạt được ba thành
công quan trọng cho họ.
Thành công thứ nhất là nó làm cho một số nhà bình luận
nghiêng về phía Trung Quốc, hay ít nhất không còn nghiêng về phía Việt Nam như trước.
Chúng ta chỉ có thể dự đoán nó có ảnh hưởng gì với thế giới.
Thành công thứ nhì là nó đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi
phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào
phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, nơi có rủi ro pháp lý cho Việt Nam, trong
khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền.
Với hai thành công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt
hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư
luận trong suốt tháng trước đó, nếu không muốn nói rằng Trung Quốc đã giành
được thế thượng phong.
Thành công thứ ba là, với việc nêu ra công hàm Phạm
Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH, Trung Quốc đã đánh một đòn tâm
lý mạnh vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt.
Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang chần chừ về việc kiện
Trung Quốc thì đòn này có thể đã làm cho họ thêm bối rối và mất tinh thần, mặc
dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng
Sa là của nước nào.
Đòn này cũng làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy,
khả năng đối phó của Việt Nam
trong vấn đề giàn khoan HD-981 bị sút giảm đi nhiều.
Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao
hàm một số rủi ro cho họ. Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện
trước LHQ. Phản biện của Việt Nam
có thể có ba mũi nhọn.
Mũi nhọn thứ nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc
về công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH.
Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng
bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không
thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó
chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam .
Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì
việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng
lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại
phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.
Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác
bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.
Rủi
ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt
Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng
Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.
‘TQ đã sa
bẫy’
Do đó, có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ,
và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy.
Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công
hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam
mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở
LHQ, và họp báo.
Những phản ứng đó rõ ràng là nhẹ ký hơn chính thức đưa
ra lập luận phản biện trước LHQ, và cùng lắm chỉ cho thể là biện pháp tạm thời,
không thể thay thế được việc đó. Thế giới sẽ có câu hỏi, “Tại sao Việt Nam
không chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ?”
Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận
pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định.
Nếu
Việt Nam quyết định không phản biện ở LHQ thì Trung Quốc đã “có gan làm giàu”
và sẽ chuyển bại thành thắng, trong khi Việt Nam sẽ đi từ thắng và cơ hội đến
bại.
Một trong những hệ quả là Việt Nam sẽ bị mất niềm tin
của những nước và những người ủng hộ mình trên thế giới, và lãnh đạo Việt Nam
sẽ bị mất nhiều niềm tin của người Việt. Như thế, tương lai sẽ càng khó khăn
thêm cho Việt Nam .
Có lẽ bất cứ người Việt nào quan tâm về Hoàng Sa,
Trường Sa và Biển Đông cũng mong muốn Việt Nam có công hàm phản biện chính thức
trước LHQ. Có lẽ họ đều cho rằng đó là nghĩa vụ của chính phủ trong việc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ.
Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức
trước LHQ – nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm
điều đó cho họ.
Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là
câu hỏi mở.
Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó
với Trung Quốc dường như là “nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im”. Nhưng
chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của
Trung Quốc là “đấm, xoa, đấm, xoa” cho đến khi họ giành được hết.
Trung Quốc đã “đấm” bằng giàn khoan HD-981, cũng như
họ đang “đấm” lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam . Việt Nam
đã “la”, nhưng Trung Quốc “la” lại lớn hơn. Và Trung Quốc đã gửi Ủy viên Quốc
vụ Dương Khiết Trì sang “xoa”.
Đáng lẽ Việt Nam
phải giật sập bẫy bằng cách gửi công hàm phản biện đến LHQ, nhưng phải chăng
thay vào đó Việt Nam
sẽ cúi đầu?
Bài
viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành
viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông.
(Nguồn: BBC)
-----------------
Mặc dù ta vẫn phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, nhưng đầu tư cho lĩnh vực pháp lý phải là biện pháp ưu tiên số một. Đó là thuê các chuyên gia trong nước và ngoài nước như Úc, Mỹ, Nhật, Nga, Pháp, Anh v.v. Tập hợp họ lại thành một hội đồng lý luận để đưa ra một văn bản tuyên bố khẳng định tuyệt đối về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam. Bác bỏ dứt khoát cái gọi là Đường lưỡi bò vô lý và phi pháp. Thế giới sẽ ủng hộ ta. So với chiến tranh, tốn kém người và của, biện pháp kiện ra quốc tế, rẻ và văn minh hơn nhiều. Hãy thuê các luật sư, cả Ta và Tây. Còn đợi chờ gì nữa?
Trả lờiXóa" Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở"
Trả lờiXóaĐây chính là điều lo ngại nhất vì Việt Nam có phong cách giải quyết bằng " ý chí " ( Duy ý chí ) hơn là giải quyết theo pháp luật một cách công khai
Trong điều kiện Hội nhập thì việc xây dựng quan hệ quốc tế bằng pháp luật là cơ sở của Hoà bình - thân thiện chứ không phải là việc thân thiện kiểu " anh - em" trong một nhà !
"Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở."?
Trả lờiXóa(Chú Phỉnh)
Trung quốc có quá nhiều thủ đoạn để chơi lại Việt nam : Cơ hội, bằng chứng (thật và ngụy tạo), sức mạnh quân sự, tài chính... Cái họ thiếu duy nhất là chính nghĩa nhưng thắng, thua nhiều khi lại không phụ thuộc vào việc có chính nghĩa hay không. Có chính nghĩa như VN mà lại cứ phụ thuộc vào " quá trình chính trị " để đưa ra quyết định thì thua là điều rất dễ xảy ra.
Trả lờiXóaVẫn biết tranh chấp quốc gia thì không thể phản ứng như hai ông hàng xóm bình thường hay đập chết luôn như kẻ trộm chó. Phải thận trọng, khôn khéo, văn minh, đàng hoàng, biết nó, biết ta. Phản ứng của VN thời gian qua, tiếc thay lại không thể hiện rõ quan niệm đó, chỉ thấy đó là phản ứng rụt rè, nhún nhường như vừa đấu vừa run sợ. Có vài tuyên bố mạnh miệng nhưng ngay sau đó lại co vào chờ đợi sự "biết điều" của con cáo.
Không ai muốn chiến tranh nhưng tránh xung đột kiểu VN vừa qua chỉ thể hiện tâm thế yếu hèn, bỏ lỡ quá nhiều thời cơ. Thế giới muốn ủng hộ VN cũng thấy khó. nhân dân muốn ủng hộ chính phủ cũng thấy khó luôn.
Đảng, nhà nước VN sợ gì ?
- Sợ TQ phản thùng, công bố tất cả tài liệu, chứng cứ "đi đêm".
- Sợ phản ứng của người dân có thể dẫn đến bạo loạn, lật đổ.
Chỉ có hai nối sợ ( suy diễn ) đó thì mới "đấu tranh" kiểu dấm dớ như vậy với TQ. Không đúng với truyền thống mềm dẻo nhưng kiên cường vốn có của VN.
Ta điện đàm rất nhiều lần để trao đổi về tình hình BĐ mà nó không tiếp vậy mà nó tự đến ta lại tiếp như một thượng khách,đến lỗi tổng lú cũng phải tiếp đón .Thật nhục nhã cho đất nước này ,có những vị lãnh đạo như thế .Đảng viên @gmai.com ./.
Trả lờiXóa‘TQ đã sa bẫy’ : Ok , nhưng vấn đề là VN có đủ bản lĩnh xử lý cái bẫy này hay không thôi chứ còn theo ông TBT Trọng thì vấn đề này " rất tế nhị và biện chứng , không cẩn thận sẽ rối " , và đến lúc này còn đồng chí đồng rận thì mọi người thế nào thì tôi kg biết chứ riêng tôi thì chán ngấy "bộ phận nhỏ " này rồi!
Trả lờiXóaCái trò "đấm", "xoa" rồi lại "xoa", "đấm" này thì tụi Tàu cộng hậu sinh của Tôn Tử quá xảo quyệt.
Trả lờiXóaMọi thứ đã rõ bét rồi, cần gì phải nói thêm; vấn đề còn lại là ở chỗ ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng ai bốc thuốc cho ổng uống vào lúc này???
Cu tri ca nuoc can len tiieng voi dai bieu QH de nghi QH ra nghi quyet kien TQ ra co quan quoc te dong.thoi. QH kien nghii. Dang cung dong thoi ra nghi quyet.. Neu nhieu dai bieu len tieng thi.lanh dao khong the thoai thac. Mat khac tren kenh dan hoi bo truong tra.loi Dan hay dat cau hoi cho TBT Nguyen phu trong.
Trả lờiXóacaí văn bản phản biện nên giao cho đại biểu quốc hội Văn Như Tiên soạn vì thấy ông góp ý về hoa hậu còn trinh rất hùng hồn ...?
Trả lờiXóaLý của mình mạnh mà ý Đảng không muốn thắng thì cũng chịu thôi. Cái cốt lõi là ở chỗ nầy.Và cái đau xót cho Tổ Quốc cũng ở chỗ nầy.
Trả lờiXóaPhải chăng "Cọng-Sản" là cái hình phạt mà Thượng Đế dành cho đất nước Việt-Nam?-
Bài viết nầy của TS Dương Danh Huy hay.
Trả lờiXóaĐứa con đang khóc toáng lên thì mẹ cho bú, thì đã có người sang cho bú rồi và..... rồi nó lại nín bặt thôi. chán nghe lắm rồi!
Trả lờiXóamat bien dao thi Csvn van chem che tren ghe, neu chong Tq se mat che do cs thi chung no chay tron di dau?
Trả lờiXóa