: * SIMON GALICKI
Lời tựa: Như châu Âu nhìn nhận Ukraina, vùng Viễn Đông hồi sinh mâu thuẫn cũ. Diễn
biến trên vùng biển này là Trung Quốc và Việt Nam, là các đối thủ xưa-nay. Đông
Nam
Á sau tranh chấp của họ với sự gia tăng lo lắng.
Một số người tin rằng cuộc xung đột
Trung-Việt là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh ở Đông Á –
như trước kia vấn đề phức tạp của Bắc Triều Tiên, tranh chấp Nhật-Nga ở đảo
Kurile hoặc sự cạnh tranh của Trung Quốc và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của
Mỹ.
Châu Á “cổ
họng chiến lược”
Mặc dù các diễn biến
chính trong sự kiên này, mà cốt lõi của tranh cháp là sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở Biển Đông – là Trung Quốc và Việt Nam, cũng như sự quan tâm của một
số nước khác, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Vương quốc Hồi giáo Brunei. Và
mặc dù vào năm 1992 Trung Quốc đã công bố toàn bộ diện tích Biển Đông và lãnh
hải là của họ, trong đó bao gồm cả vùng biển chủ quyền của Việt Nam và các nước khác tiếp giáp lãnh hải.
>>Video Clip - Tàu Kiểm ngư 951 bị 5 tàu Trung Quốc vây ép, đâm va
>>Video Clip - Tàu Kiểm ngư 951 bị 5 tàu Trung Quốc vây ép, đâm va
Trục chính của
cuộc xung đột liên quan đến Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong hải phận các
quần đảo này quả thực rất giàu dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, Biển Đông có tầm
quan trọng chiến lược lớn là: không chạy qua các tuyến đường thương mại quan
trọng. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành một trung tâm kinh tế toàn
cầu – trong khi đó, người điều khiển các eo biển Malacca, Sunda và Makasarską,
cũng có thể kiểm soát nền kinh tế của khu vực.
Đặc biệt, eo
biển Malacca là một thế giới đường thủy quan trọng – được so sánh với eo biển
Hormuz giữa Iran
và bán đảo Ả Rập, “chiến lược cổ họng” để cung ứng dầu (và còn cho thương mại
toàn cầu về nguyên liệu thô).
“Nguy cơ xung
đột và rối loạn lưu thông hàng hóa sẽ có tác động không thể đoán trước về các
nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nó thậm chí có thể đảo ngược xu hướng
rời khỏi nền kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng, “- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
của Việt Nam cho biết tại
Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á tại thủ đô của Philippines vào cuối tháng. Tôi nhớ
rằng có đến hai phần ba thương mại thế giới đi qua Biển Đông.
Căn cứ dã
chiến
Căng thẳng bắt
đầu vào đầu tháng năm. Sau đó, người Trung Quốc kéo ra và lắp đặt ngoài bờ biển
của quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giàn khoan khổng lồ “Hải Dương 981″ và
công bố công việc sẽ bắt đầu vào tháng Tám.
Quần đảo Hoàng
Sa là một quần đảo của các bãi đá gần như không có người ở – 330 km về phía nam
đảo Hải Nam của Trung Quốc và 320 km về phía đông của bờ biển Việt Nam. Sử học
Trung Quốc cho rằng các thủy thủ Trung Quốc phát hiện ra chúng vào 2000 năm
trước đây. Bút chiến Việt Nam
nói rằng lãnh hải các đảo do tổ tiên của họ tìm ra và cai quản. Tôi chỉ ra một
thực tế rằng những hòn đảo là một phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa của Việt
Nam .
Tranh chấp “biên
giới” của cả hai nước diễn ra trong một thời gian dài – điều đó không ngăn cản
Bắc Kinh có mặt ở Hà Nội để hỗ trợ những người cộng sản trong cuộc chiến của họ
với dân chủ miền Nam Việt Nam (được hỗ trợ từ của Hoa Kỳ). Nhưng vào năm 1974,
đã có một cuộc xung đột vũ trang ngắn xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hải quân
Trung Quốc giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (Paracelski) sau đó. Năm
1979, có một làn sóng can thiệp của Việt Nam
ở Campuchia, cùng năm xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu giữa Trung
Quốc và Việt Nam
đã giết chết hàng chục ngàn người. Năm 1988, Bắc Kinh và Hà Nội đã chiến đấu
một trận hải chiến ngắn ngoài khơi bờ biển của quần đảo Trường Sa, mà kết thúc
chiến thắng thuộc hạm đội Trung Quốc.
Ngày nay Hà Nội
nhanh chóng yêu cầu ngừng xâm lấn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin
Reuters rằng “Việt Nam
mạnh mẽ sẽ bảo vệ chủ quyền của mình.” Một số tàu Việt Nam đã cố gắng
để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh điều đến khu vực đội tàu mạnh hơn: hơn
một trăm tàu. Nhưng ở Việt Nam
có tin đồn về việc ngư dân Việt Nam
bị giết,cả tàu thuyền của họ bị đánh chìm mà chính quyền im lặng.
Bắc Kinh ngay
lập tức cáo buộc Hà Nội tăng thêm căng thẳng trong khu vực. “Xuyên tạc sự thật,
vu khống Trung Quốc và mang lại những lời buộc tội vô lý” – một phát ngôn viên
của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. – “Ai vẫn còn xâm hại chủ quyền của nước
khác? Ai gây ra căng thẳng trên biển? Người trên trái đất, phá hủy hòa bình và
ổn định ở Biển Đông? Các sự kiện tự nói sự thật” .
Chống Trung
Quốc hay chống chính phủ?
Nhưng trên biển,
cảnh xô đẩy vẫn chưa kết thúc.
Ở Việt Nam Cộng
sản, nơi mà người dân không thể tiến hành tự thu thập và chứng minh chính sách
hiếu chiến của Trung Quốc, đã khơi dậy lòng yêu nước chống Trung Quốc được
chính phủ ngầm bật đèn xanh.
Kế đến,đám đông
người Việt Nam đến các nhà máy của Trung Quốc và cả những nơi được coi là của
người Trung Quốc, nhưng trên thực tế có Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.Nếu
không có sự can thiệp của công an, thì đã không có bạo loạn,đụng độ với công
nhân Trung Quốc, phá hoại, trộm cắp, đốt phá và phá hủy các nhà máy. Ước tính
ít nhất có 20 người bị giết và hàng trăm người bị thương.
Sau các cuộc bạo
loạn, chính quyền Việt Nam
đã bắt giữ khoảng 600 người, và Trung Quốc sơ tán từ Việt Nam về 3000
công nhân của mình; hàng ngàn người đã chạy sang nước láng giềng Campuchia cũng
có. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi kêu gọi Hà Nội để ngăn chặn các bài
phát biểu thù địch.
Ở Việt Nam , người loan tin về mọi việc chỉ có các
blogger bất đồng chính kiến, mà có lẽ đó là các nguồn đáng tin cậy duy nhất của
tin tức từ Việt Nam .
Hai trong số họ, nổi tiếng nhất – Nguyễn Hữu Vinh và Minh Nguyễn Thị Thúy – đã
bị bắt giữ. Xem báo chí và bật truyền hình của chính phủ vẫn không thể hiểu sự
im lặng của Việt Nam .
Không có cách nào để thông báo về các cuộc mít tinh,biểu tình yêu nước “tự
phát”. Có lẽ điều đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ nhà nước phong
kiến với người dân.
- Chính phủ ngậm
miệng ăn tiền, bởi vì họ đã bán sạch choTrung Quốc một nửa đất nước và nhồi túi
riêng của họ. Nó là một con rối tham nhũng của Bắc Kinh, vì vậy người dân Việt
Nam không thích .Một doanh nhân 30 tuổi đến từ Hà Nội muốn giấu tên cho biết: –
Ít nhất tôi nghĩ rằng người dân bình thường,rất tiếc, những người hướng sự tức
giận của họ chống lại các ông chủ, kết quả dẫn đến hàng chục nghìn việc làm đã
bị mất và lúc đó chỉ có người nghèo Việt Nam thấm thía. Dân tộc nổi giận với
chính phủ vì thiếu một phản ứng cụ thể với các chính sách của Trung Quốc. Về phía
mình, chính phủ sợ rằng mọi chuyện với Trung Quốc có thể quay sang chống lại
chính phủ trong lĩnh vực nội bộ – anh nói thêm.
Còn những gì về Việt Nam ?
Với 90 triệu dân
dưới chế độ như Việt Nam ,
các cuộc phản kháng cương quyết và cảnh lộn xộn là một chấn động trên thang
điểm chưa từng thấy trong nhiều năm. Sức mạnh ngầm cho phép công chúng bày tỏ
sự thất vọng về lòng yêu nước, đồng thời thất vọng về các vụ cướp chưa từng
thấy ở đây và thậm chí về các vụ giết người tội lỗi của công nhân Trung Quốc.
Cùng một lúc, nhà cầm quyền không thông báo cho công chúng về những sự kiện
này, cố gắng che giấu sự thật.
Trong khi điều
này có thể là một ý kiến cực đoan,
có vẻ như nhiều người Việt Nam xem xét các cuộc xung đột hiện nay với Trung
Quốc như một khúc dạo đầu cuộc xung đột mở với chính quyền của mình, bất lực và
tham nhũng – ở đây đặc biệt là đối với những người trẻ, và họ chiếm đa số dân
số trẻ. Người ta cảm thấy bị lừa dối và bị xô đẩy như kẻ thù lớn mạnh và truyền
kiếp, Trung Quốc, cũng như Đảng Cộng sản riêng của họ, đất nước bị cảnh sát và
mật vụ bêu xấu. Ngày nay tại đây
thường có các nhận định, các ý kiến so
sánh hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông với hành động của Nga ở Crimea (Crưm
của Ukraina).
- Tôi nghĩ phản
ứng yếu nhược của chính phủ Việt Nam xuất phát từ vị thế bị động và
tâm lý lo sợ sức mạnh quân sự của Trung Quốc – người bất đồng chính kiến nổi tiếng 32 tuổi và là
blogger Nguyễn Thanh Paulo cho biết. – Đặc biệt, chính phủ cảm thấy cô đơn và
bất lực trên trường quốc tế. Ngoài ra, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam không
thống nhất được thái độ đối với chính quyền Trung Quốc, bị phân hóa bởi một bên
gắn liền lợi ích với Trung Quốc và một bên gắn lợi ích với các giá trị phương
Tây
Anh tin rằng
cách duy nhất cho Việt Nam
hôm nay sẽ là một liên minh với Mỹ và dần dần đưa đất nước theo hướng dân chủ
hơn – điều đó có thể làm cho đất nước lớn mạnh hơn. Tất nhiên, chúng ta sẽ
không nghe thấy một ý kiến như vậy
trên phương tiện truyền thông của chính phủ.
Tiếp theo sẽ là
gì? Rất khó để dự đoán. Một điều chắc chắn: nếu tình hình ở Biển Đông, để giải
quyết được, ta sẽ cảm thấy cả thế giới, dân chủ và phi dân chủ.
Trung Quốc:
cuộc chiến cướp đảo
Quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa không phải là vùng biển châu Á duy nhất – ở phía Nam và đông
Đông – trong số đó Bắc Kinh vẫn chưa giải quyết tranh chấp với các nước láng
giềng. Một cách chính xác hơn: không chỉ là những hòn đảo, mà còn là các vùng
biển xung quanh có thể giàu tài nguyên.Thêm vào đó, không chỉ có nguyên liệu
(dầu mỏ và khí đốt) và thủy sản,mà diễn ra ở đây còn là địa chính trị và uy tín.
Các chuyên gia
cho rằng trong nhiều năm, Trung Quốc đã cố tình leo thang xung đột lâu dài lãnh
thổ, đất và biển, lịch sử biện minh cho yêu cầu của mình – rằng khu vực tranh
chấp đã từng thuộc về Trung Quốc hoặc từng là nơi sinh sống của người Trung
Quốc,điều thường diễn ra một vài trăm năm trước …
Và vì vậy, cách
đây vài tháng đã có một sự leo thang chính trị và quân sự trong quan hệ của Bắc
Kinh-Tokyo, may mắn là đã không kết thúc bằng cuộc đối đầu vũ trang – mặc dù
đôi khi tàu bè và máy bay của hai nước xích lại gần nhau ở khoảng cách nguy
hiểm gần. Tranh chấp quần đảo Senkaku (cách gọi của người Nhật) hay Điếu Ngư
(cách gọi của Trung Quốc khi họ muốn). Dưới đáy biển xung quanh các đảo đá và
không có người là trữ lượng dầu khí. Các đảo thuộc về Nhật Bản từ cuối thế kỷ
XIX; sau năm 1945 dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, trong năm 1972, Hoa Kỳ đã cho
họ một lần nữa tại Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc -cũng như chính phủ của
Đài Loan tuyên bố – đó là lãnh thổ lịch sử Trung Quốc, như các tài liệu đầu
tiên bằng văn bản về các quần đảo này là do các thủy thủ Trung Quốc (năm 1372) viết,
và kể từ thế kỷ thứ mười sáu, hòn đảo này đã được xác định trên bản đồ như
Trung Quốc.
Đòi hỏi của
Trung Quốc đã vấp phải đòn đáp trả áp đảo không chỉ của Nhật Bản: trong chuyến
đi tháng Tư đến châu Á, Tổng thống Barack Obama khẳng định rằng hiệp ước an
ninh Mỹ-Nhật Bản cũng áp dụng đối với quần đảo Senkaku.
S.G (Từ Sài Gòn)/BS
——
(Nguyên bản bài báo
tiếng Ba Lan – Người dịch: Lê
Văn Tuynh)
-----------------
Bài viết thật có giả trị và đáng nghiền ngẫm ! Xin cám ơn 2 vị - đại tá chủ nhân blog Bùi văn Bồng & tác giả Simon Galicki.
Trả lờiXóalối hành xử của 2 tên cướp.......
Xóagặp người tử tế như Mỹ, bố bẩu không dám cướp
tay tác giả ngoại quốc éo hiểu
Trả lờiXóacướp cạn, cướp đất, cướp sạch.....gặp cướp biển..........
"Năm 1988, Bắc Kinh và Hà Nội đã chiến đấu một trận hải chiến ngắn ngoài khơi bờ biển của quần đảo Trường Sa"
Trả lờiXóaCái sự hiểu nhầm của người nước ngoài vì ta cũng hay "nhầm": TS năm 1978, HQVN đâu có được nổ súng mà bảo là "hải chiến". Chỉ "tôn vinh" không công cho giặc Tàu!
Các học giả nước ngoài có bài viết phân tích, nhân xét, đánh giá, nhìn nhân các nhân vật sự kiện trung thực và hay hơn các nhà sử học quốc doanh VN về chính đất nước VN?
Trả lờiXóaNGLUY
Người chỉ huy quân đội năm 1988 đã từng ra lệnh cho binh sĩ ta không được nổ chống lại giặc Tàu xâm lược,để đến nổi giặc bắn chết 64 binh sĩ ta trên đảo Gạc-ma là ai ? tại sao không truy tố tên này ra tòa án binh để lãnh án tử hình ???
Trả lờiXóaNó là thằng tướng chột lê đức anh chứ ai !
XóaCảm ơn Nặc danh 22:39,bây giờ tớ mới biết, trời ạ ! ông bà ta có câu"còn miệng ăn hết miệng nói" là thế này đây !!!
Trả lờiXóa