Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm
nguồn cung cấp trong nước dồi dào, VN quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ
hợp đồng.
GS TS Đặng
Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội nêu quan điểm trước thực
tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt
Lợi ích nhóm
PV: - Một
thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở
thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với
Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp
đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ
bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những
ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?
- GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế nhiều năm qua
Việt Nam phải mua một sản
lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời
điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam .
Trong
điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế
thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối
cung cầu điện.
Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được
tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều
giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu
điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm
tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.
Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam
kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm
chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện
ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong
quan hệ hợp đồng.
Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã
như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc
theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và
cho cả các nhà máy điện nội địa.
Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm
thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi
ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.
Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và
cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.
- PV: - Trong
khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn
đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã
ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực
sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho
nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?
- GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế hiện nay, các
nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của
Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì
yêu cầu của EVN quá cao.
EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung
Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào
phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và
có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị
trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.
Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu
quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ
Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây
thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị
trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong
nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện
nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng
không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây
thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công
thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.
Nguy cơ phụ
thuộc hiện hữu
PV: - Những
ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp
Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt
câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam . Phải
lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất
lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích
nhóm trong việc này hay không, thưa ông?
- GS TS Đặng Đình Đào: - Trung Quốc luôn là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam , chiếm 25,3% tổng kim ngạch
nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100
triệu USD.
Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và
với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho
thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà
máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.
Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém
nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập
khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa
ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu
điện từ Trung Quốc với giá cao.
Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các
nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ,
chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về
"lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.
- PV: - Sự
hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra
nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì
mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay,
trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể
như thế nào?
- GS TS Đặng Đình Đào: - Vì điện thương phẩm mà
Việt Nam nhập khẩu từ Trung
Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam .
Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng
khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy
vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở
nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ
chuyển biến theo hướng tích cực.
Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay
đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của
Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam .
Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay
không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay,
sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc
thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho
chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…
Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu
minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong
việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không
được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ
thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.
- PV: - Có
ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc
quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ,
ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề
này.
- GS TS Đặng Đình Đào: - Tôi hoàn toàn đồng tình
với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản
xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam .
Người
tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế
trong quan hệ mua bán điện với EVN.
Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và
điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không
thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở
nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tâm An (thực hiện) /ĐVO
-------------------
Vì " lại quả" cao, ai cũng vì tư lợi thôi.
Trả lờiXóaNhững kẻ bất tài vô lương tâm đang thống trị đất nước.bọn chúng vì quan thầy phản bội dân tộc ngày nào chế độ độc tài thối nát này còn tồn tại ngày ấy dân ta còn bất hạnh!!!
Trả lờiXóaKhông chỉ EVN mua điện của Trung quốc với giá cao.
Trả lờiXóaTất cả các hợp đồng, các việc mua bán, làm ăn với nước ngoài của các doanh nghiệp cơ quan nhà nước thì "phe mình" bao giờ cũng "hào phóng" nhận phần thua thiệt. Không những thế, phần thua thiệt này bao giờ cũng vĩ đại chứ không nhỏ bé hay do sơ suất đâu nhá.
Mặt mũi các quan cứ hơn hớn còn người lao động ngày càng héo hắt.
Dân tộc mình sáng ngời đạo lý, nhận phần thua thiệt đói khổ về mình cho thiên hạ sung sướng.
Những ai vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân... cấu kết, thỏa hiệp với ngoại bang, xâm hại quyền lợi quốc gia/dân tộc thì những kẻ đó đã phạm phải tội ác lớn nhất của kiếp người: Tội PHẢN QUỐC!
Trả lờiXóaHình phạt duy nhất, thích đáng nhất cho loại người khốn nạn này là: Treo cổ!
Không chỉ với ngoại bang mà với nội bang nhưng thu lợi bất chính ,không minh bạch được tài sản cá nhân thì thảy đều mắc tội PHẢN QUỐC (bởi tham nhũng đã được gọi là giặc)!
XóaDân gian có câu "mua nhầm, chứ bán không sai". Trong trường hợp này người mua cũng không nhầm đâu. Giá báo về là thế, còn giá mua là không thế. Đồng tiền chi ra chả nhẽ đếm "nước bọt" thì "cạp đất mà sống à" ?
Trả lờiXóaNhắc đến EVN thì chán bỏ mẹ đi. Giá điện cứ tăng liên tục mà "ông điện" cứ kêu lỗ mãi, chả ai hiểu ra làm sao. Cuối cùng mới vỡ lẽ ra là "ổng" đem tiền đi đầu tư ngoài ngành: thị trường chứng khoán, bất động sản, và nhất là... viễn thông (EVN-Telecom) bị lỗ chổng vó (mấy nghìn tỉ đồng), phải bán cái bỏ của chạy lấy người. Chẳng biết cái số lỗ (to như cái... lỗ nàng) ấy đã quyết toán được chưa? Nay lại lòi ra vụ mua điện Trung Quốc giá cao, thật là hết chịu nổi.
Trả lờiXóaKhông biết cái "thằng bá quyền" ấy nó bỏ bùa mê thuốc lú gì mà mấy ông nhà mình mê nó thế chứ?
Dân Việt mình còn khốn khổ dài dài.
EVN-Telecom lỗ cái gì, cả vốn và lãi Nhóm lợi ích chia nhau , .rồi kêu lỗ; lại kêu chính phủ tài trợ, cứu doanh nghiệp..Có mà cái lỗ chôn chúng nó!
XóaVì sao ư? Vì Nhân dân..tệ chứ còn vì cái gì nữa? Mong bọn quan tham nghĩ đến quyền lợi quốc gia là điều không tưởng. Đảng lại "nâng bi" cho chúng làm bậy, đáng buồn thay!
Trả lờiXóaVì nhân dân Tệ quên mình!
XóaVì nhân dân Tệ "hy sinh"!
"Anh em" ơi, vì nhân dân Tệ quên mình!
Đoàn Sâu róm chúng ta!
Từ nhân dân Tệ mà ra!
Vì nhân dân Tệ, vì nhân dân Tệ quên mình ình ình ình ình!...
Hì hì...
Đảng đâu có "nâng bi" suông , EVN nó cũng phải lại quả cho Đảng nên mới nhiệt tình "nâng bi" chứ bộ!
XóaVừa ăn tiền boa của TQ vì đã mua giá cao, lại tăng giá điện móc túi dân, ăn nhiều lần kép.
Trả lờiXóaLãnh đạo EVN ,đích thi là Việt gian, phản động.Đây là thế lực thù địch của Nhân Dân VN
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Văn quá bất công!
XóaCó phải một mình lãnh đạo EVN phụng sự nhân dân VN theo cách ấy đâu.
90% (bộ phận không nhỏ) công bộc nhá!
Bài viết nếu đưa ra con số cụ thể xem đắt, rẻ cụ thể là bao nhiêu tiền thì sẽ thuyết phục hơn.
Trả lờiXóaChuyện hợp đồng, làm ăn với TQ rất phức tạp và tế nhi. Khi mình cần ( sản lượng trong nước không đủ ) thì nó không bán, khi không cần nó lại ép mua, không mua dọa "cắt" luôn.
Chung quy cũng tại VN thiếu bản lĩnh, bài bản, nặng tâm lý phụ thuộc. Không phải chỉ do ngành điện, mà từ cấp cao hơn. Không chỉ có điện mà cái gì VN làm ăn, buôn bán, hợp đồng với TQ đều bị nó ăn hiếp. Không thấy có giải pháp khắc phục nào cả. Dân thì tham lợi nhỏ, bỏ cái lợi lớn. Nhà nước thì không có biện pháp ngăn chặn (hoặc có như không), thậm chí còn dung túng, thỏa hiệp. Ban, ngành, bộ, sở... đủ cả nhưng bó tay hết. Chịu, không hiểu nổi. Đối tác tốt là thế ư ?
Một thực tế là các công bộc của ta làm bất cứ một việc gì cũng phải cài cắm, phối kết hợp kỳ được lợi ích của bản thân và cái đó đã thành thông lệ. Nếu bây giờ ông bà nào mà hỏi : Ủa có việc vậy sao? thì ông bà ấy chỉ là những đào kép vụng về.
Trả lờiXóaLương nhà nước hiện nay chỉ cho phép quan lại, công chức ở nhà cấp 4 suốt đời, con cái học trường làng, tích cóp đến lúc về hưu may ra mua được cái xe máy, một năm vài ba lần nhậu nhẹt và chỉ thế mà thôi.
Sự khác nhau giữa mức lương và mức sống của quan lại, chức dịch hiện nay chính là ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG do đảng CSVN dày công rèn luyện giáo dục mà biểu hiện dễ thấy nhất là cái thứ "hào phóng" mà bài viết trên đây đề cập đến.
Nếu như chỉ mua điện của Trung Quốc với GIÁ CAO còn các thứ khác (bao gồm mọi việc làm ăn) thì mua với GIÁ ĐÚNG thì Dân Việt đã có phúc lắm rồi, chẳng có gì phải phàn nàn và EVN cũng chẳng kêu oan được.
Trả lờiXóaTrong đàn Sâu Việt thì EVN chính là Sâu Điện!
Trả lờiXóaTương lai loài người sẽ phát minh ra máy phát điện chạy bằng... diễn văn. Lúc ấy dân VN tha hồ xài điện giá rẻ.
Vì tinh thần quốc tế vô sản.
Trả lờiXóaVì đại cục.
Vì 4 tốt + 16 vàng.
...
Vì cá túi của người mua.
Thêm một bằng chứng cho triết lý của Đảng cộng sản Việt gian, là: “Bòn nơi khố rách (dân nghèo Việt Nam), đãi nơi quần hồng (Trung Quốc)”.
Trả lờiXóaBài báo có ý trách móc chúng tôi (công chức EVN) mua điện của Trung Quốc với giá cao vì dùng tiền của dân chứ gì? Có lại quả cao chứ gì?
Trả lờiXóaThật khó cho chúng tôi (công chức EVN) thanh minh, chỉ có thể công khai với quốc dân đồng bào là toàn bộ việc mua bán ấy diễn ra "đúng quy trình" và CHÚNG TÔI ĐỀU LÀ NHỮNG ĐẢNG VIÊN.
Lãnh đạo EVN không thân Tàu, không phản động với nhân dân mới là điều lạ.
Trả lờiXóaNgày càng rõ ràng. Còn tệ hơn cả bọn phản động. Đây đích thị là bọn Việt gian.
Trả lờiXóaMong Đảng suy nghĩ lại để lãnh đạo giải quyết mọi chuyện.
Thứ đó không bao giờ suy nghĩ đúng đắn được.
XóaMua giá cao là vì Trung Quốc giữ dùm tiền cho mình (cũng giống như Hoàng Sa vậy thôi).Cuối thế kỹ 21,tiến lên CNXH, họ trả lại cả vốn lẫn lời.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaVN nam có thể mua nhữnng thứ khác CỦA tÀU KHỰA chỉ di hại bao nhiêu phần trăm. Nhưng quyết định mua ĐIỆN của Tàu khựa . chỉ có thể :
1 - Mấy bác ĐIÊN.
2 - Mấy bác tham lam nhận tiền của Tàu Khựa..
TAÙ KHỰA ĐÁNH VIỆT NAM CHỈ CẦN LÀM TÊ LIỆT TẤT CẢ HỆ THỐNG ĐIỆN ( TOÁN) TRONG 2 TIẾNG , MỌI CỬA NGỎ VÀO VIỆT NAM XEM NHƯ BỎ NGỎ..
VN mình sẽ trả giá cho 1000 năm sau... HIC HIC !
Đề nghị làm rõ hợp đồng có thời hạn bao nhiêu và những điều kiện chế áp để dư luận rõ
Trả lờiXóaĐây cũng là hậu quả khốn nạn của cơ chế đảng cử dân bầu mà một số đại biểu quốc hội đang đề nghị vứt nó đi để cho nhân dân chọn được người tài phụng sự đất nước , Cán bộ giỏi tất sẽ có dân giàu và dân giàu thì nước sẽ mạnh
Trả lờiXóaĐồng bào ơi,sâu điện làm cho chúng ta khổ nhất đấy !-tăng liên tục và liên tục,bao nhiêu cũng lỗ !
Trả lờiXóaChung qui cũng tại Đảng ta ! ĐỘC QUYỀN ĂN KHÔNG TỪ 1THỨ GÌ/ ĐQ CHIA CHÁC LẠI QUẢ % ?,ĐQ NÓI LÁO NÓI DỐI,? ĐQ LAM ĐIÊU? ĐỘC ĐẢNG ĐỘC TÀI? ĐQ 'YÊU NƯỚC' ĐQ BÁN NƯỚC LÀM TAY TAY SAI CHO TC? OAN CÓ ĐẦU NỢ CÓ CHỦ BAO GIỜ TRẢ ĐƯỢC CHO ND VN...?
Trả lờiXóaNGLUY
"Đề nghị làm rõ"?
Trả lờiXóaVấn đề là hiện nay không có ai minh bạch để làm rõ được.
Phải có cơ chế trừng phạt các cá nhân tổ chức gây thiệt hại cho đất nước.
Trả lờiXóaĐiện là gì?tới tận ngày nay ,chưa một ai biết rõ bản chất điện là gì,ấy vậy mà ta vẫn có thể nhàn tản quyết liệt về điện,thế mới biết VN ta thật anh tài!
Trả lờiXóa"Điện là gì"? > Điện là ĐIÊN NẶNG!
Xóavăn lâm nói gì? Ngày nay người ta đã quá biết điện là sự chuyển dịch các ion dương và âm.
Xóa"Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút."
Chỉ có cái tếu là người ta nói quá nhiều, rất say sưa, về một thứ bánh vẽ - CNXH!
độc quyền mua, độc quyền bán có nhiều cái lợi. đáng ra phải mua với giá 1 đồng thì bỏ 3 đồng ra mua. 1 đồng còn lại chui vào tài khoản bên bán ở trung cuốc, 1 đồng chui vào tài khoản bên mua ở thụy sỹ thế là xong chuyện
Trả lờiXóa