* TRÀ MI
Những khuyến
nghị Hà Nội bác tập trung vào các quan ngại của quốc tế lâu nay về thực trạng
nhân quyền Việt Nam như: Vấn đề tù nhân lương tâm; việc thành lập cơ quan nhân
quyền quốc gia theo nguyên tắc Paris; việc sửa đổi các điều khoản thường được
áp dụng đối với những tiếng nói chỉ trích nhà nước và những người bất đồng
chính kiến ôn hòa như 258, 79, hay 88 trong Bộ luật Hình sự, hay mời các báo
cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc và các chuyên gia độc lập về nhân quyền
tới Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói khước từ những kêu
gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân thành trong các lời cam kết tôn
trọng nhân quyền của Hà Nội.
Việt Nam khước từ 45 khuyến nghị về cải thiện nhân
quyền tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thông qua báo cáo
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR hôm 20/6 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Truyền thông nhà nước dẫn lời đại diện thường trực của
Việt Nam tại Liên hiệp quốc, đại sứ Nguyễn Trung Thành, tuyên bố 45 khuyến nghị
Hà Nội bác bỏ là do ‘không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội, và văn hóa của
Việt Nam, hoặc dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.’
Giới hoạt động nhân quyền trong nước và quốc tế nhận
xét các khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận hầu hết trong các lĩnh vực ít gây
tranh cãi như nữ quyền, quyền trẻ em, cải thiện dân sinh hướng tới các mục tiêu
Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc trong khi những điều Hà Nội chối bỏ là các
khuyến nghị cụ thể giúp nới rộng các nhân quyền căn bản và bảo đảm quyền tự do
chính trị cho công dân.
Những khuyến nghị Hà Nội bác tập trung vào các quan
ngại của quốc tế lâu nay về thực trạng nhân quyền Việt Nam như: Vấn đề tù nhân
lương tâm; việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia theo nguyên tắc Paris;
việc sửa đổi các điều khoản thường được áp dụng đối với những tiếng nói chỉ
trích nhà nước và những người bất đồng chính kiến ôn hòa như 258, 79, hay 88
trong Bộ luật Hình sự, hay mời các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc và
các chuyên gia độc lập về nhân quyền tới Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói
khước từ những kêu gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân thành trong các
lời cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội.
Vẫn theo Human Rights Watch, các cam kết bảo vệ nhân
quyền của Việt Nam trái ngược với thực tế những gì đang diễn ra là nhà nước
Việt Nam tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các nhân quyền quan trọng bao
gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do tụ họp, tự do lập hội, tự do tôn giáo,
quyền của người lao động, quyền đất đai, và quyền được xét xử công bằng.
Phó giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch,
ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:
“Các quan ngại cốt lõi của chúng tôi vẫn như trước.
Việt Nam rất cần phải nhìn vào các quyền căn bản này vì đó là các quyền về dân
sự và chính trị then chốt của con người trên toàn thế giới có trong các công
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Đây chính là những lĩnh vực để nhìn vào và đánh
giá là Việt Nam
có tiến bộ về nhân quyền tới mức nào."
Human Rights Watch nhắc nhớ rằng hiện có từ 150 đến
200 người đang bị bỏ tù ở Việt Nam
vì thực thi các nhân quyền căn bản này mà đáng tiếc là Việt Nam lại từ chối
những lời kêu gọi phóng thích rất chính đáng.
Việt Nam
tuyên bố 182/227 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận (trên 80%) chứng tỏ
sự nghiêm túc, cởi mở và quyết tâm của Hà Nội trong việc thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền.
Tuy nhiên, Human Rights Watch nói quan trọng là chất
lượng chứ không phải số lượng. Ông Phil Robertson:
“Hãy nhìn vào những điều mà Việt Nam bác bỏ, đó
những điều then chốt hết sức quan trọng trong các quyền của con người khi người
ta bị bắt, bị bỏ tù chỉ vì thực thi ôn hòa các quyền căn bản như bày tỏ tư
tưởng. Những điều Việt Nam khước từ là những khuyến nghị cụ thể chẳng hạn như bỏ
điều luật 258 trong Bộ luật Hình sự vốn trái ngược với chính những cam kết của
Hà Nội với quốc tế. Làm sao có thể nói một người bị tù vì ‘lợi dụng các quyền
tự do dân chủ’ trong khi nhà cầm quyền đã tự nguyện cam kết tôn trọng các quyền
này trong các văn bản quốc tế?”
Theo đánh giá của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế
này, Việt Nam
đã không thực thi được nhiều lời cam kết đưa ra từ cuộc kiểm điểm nhân quyền
đầu tiên năm 2009.
Human Rights Watch khuyến cáo nếu muốn tham gia một
cách xây dựng vào tiến trình UPR, Hà Nội phải ngừng đưa ra các tín hiệu sai lạc
cho thấy các luật lệ trấn áp và bỏ tù những tiếng nói chỉ trích là cách hồi đáp
của nhà cầm quyền Việt Nam trước những nhu cầu ôn hòa đòi hỏi quyền tự do căn
bản cho con người.
Blogger-nhà báo tự do Phạm Lê Vương Các thuộc phái
đoàn đại diện 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập từ trong nước sang Thụy Sĩ tham
dự phiên họp UPR của Việt Nam hôm 20/6, nhận xét 45 khuyến nghị Hà Nội bác bỏ
cho thấy ‘nhà nước Việt Nam không tạo điều kiện giải quyết các vi phạm nhân
quyền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc tế không thể giúp Việt Nam nỗ
lực hơn trong cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ nhân quyền.’
T.M
----------------
Tình hình đất nước bi đát trên mọi phương diện. Là một công dân, mình rất buồn và rất lo.
Trả lờiXóaNhững khuyến nghị mà VN bác bỏ là những khuyến nghị cơ bản và cốt lõi nhất của vấn đề !
Trả lờiXóaTrong Trại Súc Vật thì làm gì có nhân quyền!
Trả lờiXóanói theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" là : thằng nào bầu tao vào hội đồng nhơn quyền???? mình phải như thế nào thì người ta mới như vậy chứ??
Trả lờiXóaNói chung cái bọn dãy mãi không chết, cáo già bỏ m.ẹ......
Trả lờiXóachúng nó biết tỏng các đấng đỉnh cao trí tuệ, đang ngự trên thiên đường
người ta cũng chẳng thèm dây với hủi
tự cắn nhau, bè cách phe nhóm ăn cắp tham nhũng rồi tự chết......
Có người sẽ hỏi vậy bao giờ chết?
Khi nào không còn gì để ăn cắp ăn cướp thì chết.
Thật bất hạnh cho dân tộc VN, để bọ mất dạy đè đầu cưỡi cổ
Trả lờiXóaXứ VN này thì chỉ có đảng CSVN quyền, hoặc môn phái Vịnh xuân quyền, Hoa mai quyền... chứ làm chó gì có hai chữ nhân quyền. Giả sử, bạn có đi sang Mỹ, Anh, Pháp, Úc...và hàng mấy chục nước tự do dân chủ khác, thì bạn mới thấy nhân quyền (là quyền tự do của con người) gần như tuyệt đối, muốn làm gì thì làm, dĩ nhiên trừ các thứ như ma túy, chém giết, khủng bố!
Trả lờiXóaVí dụ: bạn muốn thành lập một giáo phái, một đạo giáo nào đó, ở Mỹ chẳng hạn, bạn cứ tha hồ mang vác các loại cờ quạt, bàn ghế, đồ thờ cúng, hình tượng, biểu tượng ấy về nhà. Và tha hồ rủ bạn bè anh em, ăn uống, ca hát, khấn vái, tụng niệm, muốn làm gì thì làm, không ai quấy rầy. Nhưng thử ở VN mà xem! Làm gì có chuyện đó. Đến việc làm từ thiện, làm vệ sinh - hốt rác đường phố, cũng phải "thông qua bọn chó cấp ủy", có nghĩa là ở VN thì cục phân cũng do đảng quản lý, chó má không chịu nổi! Đảng CSVN quá tàn ác, vô trách nhiệm, gian lận, tham lam, hèn kém...đã làm mất lòng dân, dân căm ghét hơn cả giặc, không thể đoàn kết chống giặc được nữa, mặc dù Trương Tấn Sang mới hôm qua đang "thay mặt" đảng CSVN kêu gào dân cùng nhau giữ chủ quyền!
Như vậy, cần khẳng định rằng : Bọn mất dạy đang chễm chệ ghế lãnh đạo thì nhiều, bọn đảng viên láo lếu thì đầy, bọn tham lam khoác áo đảng CSVN thì đếm không hết, chứ làm gì có nhân quyền ở VN!
dang csvn nhu vay la qua tot roi con gi bang nua thua cac ban.mot osin thoi hien dai,chuyen an uon,di lai,tieu tien,dai tien,v.v..,cai gi ma chung no khong nhung tay vo giup suc,mien la chung ta tra tien cho no la dc.
Trả lờiXóa