Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

BẢO THỦ, THỰC DỤNG, ĐỚN HÈN KHÓ THOÁT TRUNG

           * TS. PHẠM GIA MINH
1. Lý do đặt vấn đề về Thoát Á, Thoát Hán hay Thoát Trung
Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên khi người ta quan sát thực tiễn đó là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đạt được trình độ phát triển cao về mọi mặt như hiện nay dù mỗi nước theo cách riêng của mình nhưng đều đã lần lượt thoát ra khỏi mô thức phát triển tù túng, gò bó vốn tồn tại hàng ngàn năm trên lục địa này.
Ví dụ như Nhật Bản từ thời Minh Trị cách đây hơn 120 năm đã khởi xướng thành công quá trình “Thoát Á” mà về bản chất là quá trình rũ bỏ gông cùm của hệ tư tưởng phong kiến và lối sống tù túng, ngột ngạt kiểu Trung Hoa vốn đã giam hãm đất nước này trong lạc hậu, chậm tiến và yếu hèn. Những nội dung của trào lưu xã hội “Thoát Á” khi đó chúng ta có thể tìm đọc trong tiểu phẩm “Thoát Á luận” lừng danh của học giả Fukuzawa Yukichi. Cũng tại Nhật, gần như đồng thời với trào lưu “Thoát Á” là phong trào “Âu hóa” diễn ra sâu rộng dưới sự dẫn dắt của giới trí thức có tư tưởng cách tân và được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ do giới lãnh đạo tinh hoa của Nhật đã nhìn thấy hiểm họa to lớn nếu đất nước tiếp tục “ngủ yên” trong mô thức Trung Hoa.
Tại Việt Nam, thời cụ Phan Châu Trinh cũng đã diễn ra trào lưu xã hội mang hơi hướng “Thoát Á” nhưng rất tiếc là giới trí thức Việt Nam lúc đó chưa đủ mạnh, chính quyền thực dân và triều đình phong kiến đã không vượt qua nổi tầm nhìn thiển cận và tham lam nên đã dập tắt phong trào đúng nghĩa là xã hội dân sự này.
- Vậy tại sao mô thức phát triển Trung Hoa lại bị các quốc gia lân bang phê phán và muốn từ bỏ?
Vì đó là mô hình xã hội toàn trị kiểu phong kiến, con người bị giam hãm trong mọi không gian: chính trị, kinh tế, văn hóa và riêng tư gia đình. Trong mô thức đó động lực cá nhân bị thui chột hoặc méo mó dẫn đến kết cục là cả xã hội bị trì trệ, khủng hoảng triền miên. Điều này giải thích vì sao phương Tây đã thắng thế trong cuộc chinh phục phương Đông trong hơn 100 năm qua và các quốc gia lạc hậu ở Châu Á đã nhận thức được rằng con đường đúng đắn phải là thoát Á (đồng nghĩa với thoát Trung Hoa) và học tập Tây phương. (các độc giả có thể tham khảo bài viết “Thoát Á mới có thể thoát thân” và “Quốc gia “tự nâng mình” theo chuẩn mực thế giới” của Phạm Gia Minh trên tuanvietnam).

2. Thế nào là thoát Trung đối với Việt Nam?
Câu trả lời có thể sẽ rất phong phú và đa dạng bởi lẽ nếu nói một cách văn hóa, nhẹ nhàng thì cái bóng của Trung Hoa đã từng phủ lên Việt Nam hàng ngàn năm nay trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và nhân chủng. Một cách trực diện và sát thực tế hơn thì móng vuốt của con sói Trung Hoa luôn muốn ghì chặt đất nước và dân tộc Việt này trong vòng tay lông lá của nó trong suốt chiều dài lịch sử.
Vậy thì thoát Trung đối với Việt Nam ta phải vừa làm sao để móng vuốt của con sói không dám đụng vào lãnh thổ vừa làm sao vượt ra khỏi sự che phủ của Trung Hoa lên mọi mặt cuộc sống để dân tộc được hưởng ánh sáng mặt trời.
Những cuộc kháng chiến thắng lợi quét sạch quân xâm lược phương Bắc đã góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng chính là hành động đánh đuổi con sói, thế nhưng để ra khỏi cái bóng đen lừng lững của Trung Hoa thì dân tộc ta đã làm được chưa? Tôi xin đặt câu hỏi với các bạn tại đây.
Theo thiển ý của cá nhân tôi thì dân tộc ta chưa bao giờ thoát ra khỏi cái bóng đó trừ một vài thời khắc ngắn ngủi trong lịch sử. Dẫn chứng cụ thể là các vị anh hùng áo vải Việt Nam được nhân dân yêu nước ủng hộ tiến hành kháng chiến thắng lợi nhưng khi đã nắm quyền thì lại chưa hề biết xây dựng lên MÔ HÌNH XÃ HỘI TIẾN BỘ HƠN TRUNG HOA VỀ CHẤT và kết cục là MÔ HÌNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỜNG NHƯ LÀ MÔ HÌNH PHONG KIẾN TRUNG HOA THU NHỎ.
Và ngày nay với khẩu hiệu 16 chữ vàng, 4 tốt thì Trung Quốc và Việt Nam là tương đồng về mô thức phát triển và thể chế kinh tế - chính trị - xã hội.
Do vậy THOÁT TRUNG ngày nay chắc chắn phải lấy nội dung CẢI CÁCH THỂ CHẾ làm mục tiêu hàng đầu.
Tuy nhiên bên cạnh sự tương đồng đó Việt Nam ta còn có thêm một số điểm yếu khác do hoàn cảnh lịch sử để lại đó là căn bệnh quan liêu - bao cấp kiểu Liên Xô và lề thói tư duy, hành động tiểu nông. Những căn bệnh này chắc chắn sẽ tạo thêm khó khăn cho quá trình THOÁT TRUNG.

3. Những bước đi của cải cách thể chế
Theo cách hiểu chính thống hiện nay thì thể chế là tập hợp những quy tắc cùng các chế tài được viết thành văn (chẳng hạn như Hiến pháp, các bộ Luật, quy chế, nghị định…) và bất thành văn (ví dụ như các quy tắc đạo đức, ứng xử chịu ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống…) do con người lập nên, được chia sẻ trong cộng đồng nhằm hướng hành vi con người theo những lộ trình tương đối dễ tiên đoán, qua đó tạo ra một mức độ trật tự nhất định.
Người ta phân chia ra thành hai loại thể chế đó là:
- Thể chế bên trong: là hệ thống các quy tắc hình thành bởi kinh nghiệm lâu dài và được số đông trong cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và trở thành truyền thống. Văn hóa là một thành tố quan trọng của thể chế bên trong.
- Thể chế bên ngoài: là hệ thống các quy tắc được thiết kế, được định rõ trong các bộ Luật, các quy định, đồng thời được áp đặt chính thức bởi một cơ quan quyền lực như Chính phủ chẳng hạn.
Giữa hai loại hình thể chế có mối tương tác, thực tiễn cho thấy hiệu lực của thể chế bên ngoài phụ thuộc vào liệu chúng có phù hợp, bổ trợ cho các thể chế bên trong không.
Như vậy để THOÁT TRUNG và hội nhập với cộng đồng các quốc gia văn minh, dân chủ và thịnh vượng thiết nghĩ cần có những biện pháp cụ thể nhằm
1/. Cải cách thể chế bên ngoài: đó là xây dựng bản Hiến Pháp tiên tiến (ở đây tôi cho rằng Kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức về sửa đổi Hiến pháp có nhiều nội dung phù hợp cần quan tâm) và các bộ Luật đáp ứng đòi hỏi hiện nay như Luật Trưng cầu Dân ý, Luật về Hội, Luật biểu tình, Luật tiếp cận thông tin, v.v.
Việc xây dựng những bộ quy tắc mới, sửa đổi để hoàn thiện các quy tắc, Luật, biện pháp chế tài hiện hành là việc có thể làm được ngay trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nếu như các cơ quan công quyền có quyết tâm.
2/. Cải cách thể chế bên trong: quá trình này không thể có kết quả trong ngắn hạn vì nó chịu ảnh hưởng của tập quán, lối nghĩ và truyền thống văn hóa. Hơn thế nữa vai trò của các cơ quan công quyền trong việc tạo chuyển biến tích cực đối với lĩnh vực này sẽ rất hạn chế và đòi hỏi chi phí xã hội cao nếu như không biết kết hợp với các hoạt động phong phú của xã hội dân sự.
Người nông dân khi nhận thức được hiểm họa của việc đào gốc hồ tiêu, quế hay nuôi ốc bươu vàng, đỉa, v.v. đem bán cho thương lái Trung Quốc thì bằng những mạng lưới mang tính xã hội dân sự như cơ cấu dòng họ, đồng hương hay nhóm sinh hoạt tổ hưu, cựu chiến binh… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống truyền thông xã hội lên nhiều lần.
Rõ ràng hiện nay đang có tình trạng “xơ cứng” ở thể chế bên ngoài thể hiện qua việc chậm ban hành hoặc thiếu các quy định mang hơi thở cuộc sống và chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hành động phá hoại kinh tế của các thương lái Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, khai thác khoáng sản và nông, lâm, ngư nghiệp.
Đối với thể chế bên trong thì tâm lý “chuộng hàng ngoại” trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã và đang góp phần bóp chết sản xuất nội địa. Tật xấu thiếu tính hợp tác, nâng đỡ nhau trong giới doanh nhân Việt đã là nguyên nhân khiến hàng Việt khó trụ vững trên thương trường quốc tế. Và còn muôn vàn những ví dụ sinh động khác như tệ nạn đề đóm, cờ bạc, mê tín dị đoan, trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung, trọng nam khinh nữ, thiếu tính kỷ luật, ăn cắp vặt, gây gổ, say rượu, v.v. cho thấy trong văn hóa truyền thống Việt Nam chúng ta còn có rất nhiều điểm hạn chế đang trở thành vật cản trên con đường THOÁT TRUNG để hội nhập với THẾ GIỚI VĂN MINH.
Thiết nghĩ để xây dựng thể chế bên trong tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc góp phần THOÁT TRUNG một cách thiết thực và căn cơ, bền vững rất cần tới những hoạt động tự nguyện của các tổ chức xã hội dân sự mang tính lan tỏa, có chiều sâu, kiên trì và huy động được trí tuệ cộng đồng. Hãy phát huy TÂM và TÀI trong DÂN để tránh căn bệnh xơ cứng, nặng về hình thức và thành tích mà bấy lâu nay các tổ chức xã hội dân sự do Nhà nước điều hành vẫn mắc phải.

4. Kết luận
Trong lịch sử các quốc gia Châu Á, quá trình “Thoát Á” hay “Thoát Hán”, “thoát Trung” thành công thường phải đi kèm các điều kiện “Thiên thời - Địa Lợi - Nhân hòa”.
Thiên thời tức là hoàn cảnh quốc tế bên ngoài đòi hỏi phải có sự thay đổi trong nước. Ngày nay Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức và ký kết nhiều công ước quốc tế (ví dụ như Công ước về Nhân quyền, Công ước về chống tra tấn…) và đang đàm phán TPP khiến chúng ta phải tự nhìn lại mình để thực hiện những thay đổi phù hợp. Sức ép từ quốc tế lên quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam là rất lớn.
Mặt khác Trung Quốc đã đánh rơi chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” và công khai xâm lược lãnh hải Việt Nam, bắt đầu bằng vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 và sẽ tiếp tục gây sức ép mọi mặt lên Việt Nam. Trước áp lực từ phương Bắc chúng ta chỉ có hai lựa chọn: một là phải tự thay đổi, phải củng cố an ninh, quốc phòng, kinh tế và dựa vào DÂN, thực lòng xây dựng một thể chế văn minh, dân chủ để tranh thủ được sự ủng hộ Quốc tế, hoặc là quy phục đầu hàng để chịu ách Bắc thuộc lần thứ hai và mãi mãi đánh mất chính mình.
Trước sức ép ghê gớm từ cả hai phía trên bình diện thời cuộc quốc tế, Việt Nam ta chỉ có một con đường: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT!
Địa lợi là yếu tố chưa bao giờ ủng hộ Việt Nam trong quá trình THOÁT TRUNG bởi lẽ Việt Nam luôn trong thế “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc. Tuy nhiên trong thế kỷ XXI này Trung Quốc không còn cái ưu thế cậy gần để một mình gây ảnh hưởng kinh tế, văn hóa và mang quân đi xâm lược như trước kia nữa.
Trong thế giới “phẳng” ngày nay, cự ly và khoảng cách do vậy cũng không có ý nghĩa to lớn như những thế kỷ trước. Việt Nam giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với cả thế giới và nhân đây xin một lần nữa cảm ơn các bậc trí giả tiền nhân của chúng ta đã sáng suốt chấp nhận hệ thống ký tự Latinh làm cơ sở cho chữ quốc ngữ ngày nay. Người ta thường nói chữ viết là chiếc thuyền chở tư duy và tình cảm đến những bến bờ của nền văn hóa và nếu như vậy thì dân tộc Việt Nam từ hơn một thế kỷ nay (tính từ 1867) đã từ bỏ con thuyền nan Hán Nôm cũ kỹ để bước lên con tàu chạy động cơ lớn vượt đại dương.
Trong lĩnh vực văn hóa, nền tảng của thể chế bên trong, Việt Nam ta như vậy có ưu thế rất lớn để THOÁT TRUNG.
Khi đã xây dựng được thể chế bên ngoài tiến bộ trên cơ sở thể chế bên trong lành mạnh thì chúng ta sẽ tạo ra một môi trường thể chế có sức mạnh nội lực to lớn. Đó là sức mạnh sáng tạo của hơn 90 triệu người dân yêu nước được khuyến khích và động viên bởi bầu không khí dân chủ, tự do và khoa học. Đó còn là nguồn vốn đầu tư kinh doanh và nhân tài khắp bốn phương quy tụ về nơi mà thiên hạ vẫn gọi là “đất lành, chim đậu”.
Trong cuốn sách gây tiếng vang “Chiếc xe Lexus và cây Oliu”, nhà báo Mỹ Thomas Friedman lần đầu tiên đã đưa ra nhận định “thế giới ngày nay phẳng”. Đúng vậy, thế giới của chúng ta ngày một phẳng do không còn nhiều bức tường ngăn cản sự chuyển dịch dòng vốn và nhân lực. Tuy nhiên tôi xin thêm một nhận xét: “Thế giới ngày nay là một mặt phẳng nghiêng cho nên hiện tượng nước chảy chỗ trũng diễn ra mạnh mẽ và nhanh hơn trước”.
Khi Việt Nam chúng ta dám đột phá trong cải cách thể chế thì chắc chắn vốn đầu tư và nhân tài khắp nơi sẽ dồn về đây. Ngày nay các quốc gia đã qua thời cạnh tranh nhau bằng sản lượng mà đã chuyển sang cạnh tranh bằng THỂ CHẾ. Quy luật mới hình thành này có liên quan mật thiết tới đặc thù của nền kinh tế tri thức.
Cái cách mà Trung Quốc đang hung hăng khiêu khích và xâm lược lãnh thổ của các quốc gia láng giềng đã cho thấy lãnh đạo của đất nước 1,3 tỷ dân này vẫn chưa thoát ra khỏi lối tư duy Đại Hán đã rất lỗi thời mặc dù Trung Quốc đã soán ngôi nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản về sản lượng. Và như vậy Trung Quốc chưa thể có môi trường thể chế lành mạnh chứ chưa nói tới mang tính cạnh tranh toàn cầu để thu hút các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, một môi trường thể chế dân chủ, tự do, thịnh vượng của Việt Nam sẽ làm nội bộ Trung Quốc phải nhìn lại chính mình.
Chúng ta không nên và không thể để thế giới nhìn Việt Nam và Trung Quốc là những chính thể đồng dạng hay “cá mè một lứa”. Việt Nam chỉ có thể được thế giới ủng hộ thực lòng khi chúng ta có thể chế lành mạnh.
Rõ ràng bài học “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy chí nhân để thay cường bạo” của tổ tiên để lại nếu được áp dụng trong thế kỷ XXI chính là vấn đề về THỂ CHẾ.
Nhân hòa hay yếu tố lòng dân luôn có vị trí thường trực trong suốt chiều dài lịch sử với bao thăng trầm. Chúng ta quen với lối nghĩ rằng dân ta yêu nước chống ngoại xâm mà đôi khi vẫn quên rằng thời nhà Hồ, khi giặc Minh tràn sang dân đã quay lưng với triều đình khiến đất nước rơi vào tay ngoại xâm với hơn 20 năm bi thương. Chúng ta cũng quên rằng chỉ vài chục tên lính lê dương mà quân Pháp đã lấy cả vùng mấy tỉnh Bắc Bộ bởi lẽ… “quân Pháp đi đến đâu, thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu lấy áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn quan tham ô lại hà hiếp bóc lột” (Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ. NXB Tp Hồ Chí Minh, 2000, trang 141).
Và có nhiều nhặn gì đâu những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay Hoàng Văn Hoan đã đủ cho ta thấy thời nào cũng có bọn sẵn sàng bán nước cầu vinh hoặc quá hèn nhát trước cái thế trùng trùng binh mã của ngoại xâm phương Bắc.
Vì sao hiện có trên 90% các gói thầu những dự án quan trọng đều do Trung Quốc nắm?
Vì sao Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn, mua ruộng của nông dân trên cả ba miền, thuê mặt nước “nuôi thủy sản” ngay sát đồn biên phòng Vũng Rô và đi lại trên đất Việt Nam như vào chốn không người, để đến khi bạo động ở Vũng Áng, Bình Dương làm lộ diện hàng chục ngàn người Trung Quốc “chui” thì các cơ quan chức năng mới biết?
Những bất cập hay “câu chuyện Mỵ Châu” thời nay có thể viết thành truyện 1001 đêm.
Và đó là điều rất có ảnh hưởng tới yếu tố nhân hòa.
Nhưng vượt lên trên tất cả sự nhu nhược, đớn hèn hay phản bội của số ít trong cộng đồng, lòng yêu nước của người Việt Nam cuối cùng vẫn chiến thắng. Phải chăng đó là mật mã của gen di truyền?
Nếu quả thực tồn tại gen yêu nước thì một khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi nó sẽ phát triển vượt trội để tạo nên những đột biến. Phải chăng với môi trường “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” thời Trần Hưng Đạo mà sự đột biến đã khiến giặc Nguyên Mông phải dừng bước trước một Việt Nam bé nhỏ?
Theo ngôn ngữ khoa học chính trị ngày nay thì môi trường tạo ra những đột biến xã hội chính là THỂ CHẾ. Khi thể chế lành mạnh lòng dân sẽ quy tụ quanh lãnh đạo, mọi quyền lợi hay tranh chấp nhỏ nhặt sẽ được dễ dàng bỏ qua để chung sức chung lòng đạt mục tiêu lớn. Khi thể chế suy đồi, hà khắc thì những gì đã xảy ra thời nhà Hồ và cuối triều Nguyễn là điều dễ hiểu…
Hy vọng rằng gen yêu nước của chúng ta vẫn luôn khỏe mạnh và vượt trội để thoát ra khỏi cái bóng Trung Hoa đang đè lên mọi mặt cuộc sống hôm nay.
Thăng Long - Hà Nội 4/7/2014
PGM (Tác giả gửi BVN)
-------------

27 nhận xét:

  1. Nhung bai viet the nay ma duoc dang tren thanh nien .tuoi tre.quan doi nhan dan thi hay biet may.Tiec ttay!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làn sao thoát Trung được. Chỉ có bỏ phiếu, kỷ luật đồng chí X, mà gần 200 vị lãnh đạo cao nhất, của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp), cũng không có đủ DŨNG KHÍ để làm, hy sinh QUYỀN LỢI CÁ NHÂN của mình cho tổ quốc.

      Dân thì ngu. Để quốc hội, thông qua điều 4 hiến pháp, thì để NÓ đè đầu cưỡi cổ, thì phải chịu thôi!

      Xóa
    2. Bởi thế họ mới sợ, cấm ra báo tư nhân.

      Xóa
  2. Công bằng mà nói kể từ ngày ĐCS thành lập đến nay đcs Việt nam dưới sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản mà trực tiếp là sự chỉ đạo của ĐCS Trung quốc . TQ không từ một thủ đoạn nào để nèo lái Việt nam đi theo con đường của TQ mà ĐCS Việt nam không hề biết vẫn cho là TQ giúp VN một cách vô tư '"bốn phương vô sản đều là anh em" .Những người lãnh đạo việt nam muốn thoát trung phải tẩy não đừng để nhân dân nhìn nhận là trần ích Tắc của thời hiện đại để ngàn đời sau nguyền rủa , chúng ta có thoát trung với thóat được xiềng xích tôi đòi, nhân dân VIỆT với được mở mặt sánh vai với các cường quốc năm châu . THOÁT TRUNG HAY LÀ CHẾT , nhân dân ta nhất định thoát...

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay và chính xác. Hy sinh ý kiến, quan điểm lạc hậu của mình để chấp nhận những ý kiến quan điểm khác tiến bộ hơn là hành xử của những bậc vĩ nhân, còn ngược lại, dù ở cương vị nào đi nữa, cũng chỉ là những kẻ tiểu nhân hèn hạ mà thôi. Anhxtanh đã từng nói: Định kiến còn khó phá vỡ hơn hạt nhân nguyên tử. Câu này có lẽ đúng với Việt Nam hiện tại. Muốn thoát Trung, cần học hỏi Nhật bản, Sinhgapo v.v. Cứ bám đit và núp bóng thằng đàn anh to xác xấu ác, đến bao giờ ta mới có văn minh tự cường để sánh vai các cường quốc năm châu? Cơ hội đã tới, nếu bỏ lỡ, các vị lãnh đạo hiện tại sẽ mang tội lớn với dân tộc. Giữa việc sánh ngang Nhật, Mỹ với mãi mãi là đàn em nô bộc của Tàu ( luôn bị nó đục cho vỡ mày vỡ mặt), có lẽ ĐCSVN chọn cách thứ hai. Thất vọng.

    Trả lờiXóa
  4. Thoát gì thì trước tiên phải thoát khỏi cái CN ngoại lai quái gở mà ở chính quê hương của nó còn cho nó vào dĩ vãng.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta đang đi từ sai lầm này tới sai lầm khác. Tại sao lại "Thoát Trung"? Nếu VN là một quốc gia vững mạnh kiểu Singapore, quan hệ bình đẳng với TQ (dù là cộng sản hay tư bản sau này) là điều bình thường.
    Vấn đề chính là chúng ta cần phải thoát khỏi sự độc tài, tham nhũng, trì trệ - kiểu vượt lên chính mình.
    "Thoát Trung", "Theo Mỹ ngay!"... Coi chừng lại sa vào vòng xoáy hỗn độn mới... Cái cần thiết bức bách là có một chính quyền không có tính đảng ở Việt Nam. Bảo đảm mọi việc sẽ dần trở nên tốt đẹp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý này rất đáng để các đồng chí chưa bị lộ suy nghĩ.

      Xóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 07:42 11 tháng 6, 2014

    Bài viết hay.

    Trả lờiXóa
  7. Thoát Trung, thoát Hán ở VN thực chất là thoát cộng, thoát khỏi ý thức hệ cộng sản. Đòi hỏi này là thực tế, hoàn toàn không có ý chống đối, phản động. Suy nghĩ này đã phổ biến trong nhân dân, kể cả nhiều cán bộ, đảng viên có chức quyền. Nhận thức này chưa thành thực tế vì lãnh đạo cấp cao vẫn hy vọng vào 16 chữ vàng, 4 tốt, vẫn duy trì đường lối mà thực tế bản thân họ cũng đã thấy vô vọng, viển vông.
    Chứng minh điều này không khó, chỉ cần trưng cầu dân ý công khai, minh bạch sẽ có ngay câu trả lời. Đảng CS sẽ không bao giờ dám làm điều này vì họ đã biết trước kết quả, không dám làm cũng đã là một câu trả lời rồi.
    Không thoát Trung, thoát cộng, VN sẽ mãi mãi chìm đắm trong bế tắc, lệ thuộc.

    Trả lờiXóa

  8. Có điều thuộc “Bản Chất”
    Là giống Ngu giống Dốt
    Lại Bảo thủ, Giáo điều
    Không chịu nhìn xung quanh
    Học cái Hay, cái Tốt.

    Chúng nó còn vỗ ngực
    Giọng khoác lác ba hoa
    Ta “Thiên tài” “Trí tuệ”
    “Đỉnh cao” của loài người.

    “Thiên tài” đâu chẳng thấy?
    “Đỉnh cao” đâu chẳng hay?
    Chỉ thấy nước Việt nghèo!
    Dân lo ăn từng bữa!

    Ấy vậy mà chúng nó
    Lũ “Đầy tớ” nhân dân
    Khoác áo Đảng, chính quyền
    Thằng nào cũng cực giàu
    “Giàu đổ đố nứt vách”!

    Thì ra chúng “Thiên tài”
    Trong việc bóc lột Dân!
    Thì ra chúng “Trí tuệ”
    Trong tham ô, tham nhũng!
    Thì ra chúng “Đỉnh cao”
    Trong tuyên truyền lừa bịp!

    Những điều này lý giải
    Tại sao nước Việt nghèo?
    Tại sao Dân ta khổ?
    Bị giặc Tàu cưỡi cổ
    Dân kêu thì Đảng cấm?!

    Biển Đông, giặc Tàu cướp
    Trong nước, giặc “Nội xâm”
    Chúng nó đang thông đồng
    Hán hóa dân tộc Việt.

    Trần Ích Tắc là chúng!
    Lê Chiêu Thống là chúng!
    Những thằng đang uốn lưỡi
    Cúi đầu trước Bắc Kinh.

    Hỡi hồn thiêng sông núi!
    Anh linh dân tộc Việt!
    Hãy cùng với Nhân Dân
    Chôn vùi quân xâm lược!
    Cùng tay sai bán nước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại HN Thành Đô, TC nói rằng phải nuôi công an làm lực lượng đàn áp dân chủ - "chúng tôi dám cho xe tăng cán chết dân. Các đ/c cũng nên làm vậy nếu cần!"

      Xóa
  9. Dù sao, đây là bài viết rất hay,đánh giá quá khứ ngắn gọn nhưng phản ảnh chính xác.còn ý kiến cho ngày mai thì biện pháp thoát Trung thế nào chưa rõ,và chưa AI dám nói đúng,nên thông cảm với tác giả.
    Vì nguyên nhân nào nhân dân Việt Nam " THOÁT " sự cai trị của cả Pháp và Nhật vào tháng 8/1945,và chỉ với cuộc biểu tình đã giành chính quyền và tuyên bố trước thế giới thành lập nước VNDCCH,thoát chết vì nạn đói....Đến nay,nhân dân cả nước đã thoát nghèo đói,các thành phố hôm nay hơn trăm lần " ngày nay".
    Thoát Trung Quốc, ngày nay quá giản dơn,đơn giản như sáng ăn phở vậy.Nhưng thực tế có người ăn phở sáng có được đâu ? Vì bệnh quá nặng !
    Lịch sử hơn 2200 năm chỉ rõ là, " khoan sức dân ",khi khoan sức dân thật,chứ không phải khoan dối trá như một số thời kì,thì Nhà nước vững mạnh vì nền kinh tế phát truển. Lê Lợi,Quang Trung không dựa vào nước nào cả mà đánh tan tác quân ngoại xâm,cái gốc chính là kinh tế của nhân dân thừa sức nuôi quân,trang bị vũ khí,nếu nhân dân không tích lũy lấy gì huy động và đánh giặc Minh,Thanh bằng gậy gộc tầm vông ư !
    Ngày nay, giặc TÀU thông qua lũ " vịt giời vỗ béo " đã làm cạn 'SỨC DÂN ",vì thế chúng hống hách đến lạ.
    Để thắng thứ giặc ' TÀU ",các vị chỉ cần sống rất thực là " có nhân cách " để có ' KHOAN SỨC DÂN " và thuần hóa " lũ vịt giời " nhằm giảm thiểu phá hoại, như đốt chợ,chậm giảm lãi suất,giảm phí trời ơi...và trình kí thì kí mau nhất,chưa kí thì chỉ ra để sửa rồi kí hay không kí và thông báo,trò ngâm tôm vòi vĩnh là trò nguy hiểm nhất của bất kì loại chính quyền nào...
    Ngày xưa và cả ngày nay đất nước này làm gì mà lệ thuộc Trung quốc đến mức la lên là phải ' Thoát ",toàn hù cho thiên hạ sợ. !00 năm qua ,thống kê cho thấy chưa có nước nào cho không Việt Nam một xu,chưa có nhà buôn nào đưa hàng bán tại Việt Nam có khuyến mãi thật. Và thật đau lòng chưa có quan chức nào mà chối không nhận tiền 'BO" của nước ngoài.Chính phủ một nước cho một nhà máy giấy,họ lại phỉnh cho công nhân ăn trộm lẻ tẻ vài tấn thép vụn,họ quay phim và dựng bộ phim ' những con chuột đi ăn đêm ",Nhà nước lại mua bộ phim ấy gấy đôi số tiền của cái nhà máy ấy.Ngày nay lại tái diễn liên tục tại các dự án vốn vay nên thoát 'TRUNG " đâu phải khó khăn gì.Không ăn cắp,không chờ hối lộ mới kí,không diệt nền kinh tế bằng cái trò cũ rích...thì nước nào hiện nay đủ sức buộc ta lệ thuộc nào ?
    Chúng ta thừa biết rằng,nhân dân ta quá kinh nghiệm nên ai cũng có dự trữ đáng kể,do vậy người lãnh đạo hay tập đoàn lãnh đạo chỉ cần có nhân cách là có " khoan sức dân "...và thoát đến cái gì lớn hơn chứ thoát Trung là chuyện nhỏ.
    Bom đạn thừa mứa,cảnh sát an ninh,cả cái ấp chiến lược,nhà tù tàn bạo vậy mà thoát chỉ cần 20 năm,còn gần 40 năm mà thoát cái Trung gì đó mà chưa thoát thì thật xấu hỗ.
    Liên minh quân sự ,liên minh gì gì đó chỉ là thứ trò hề nghiệt ngã,một kiểu làm thuê không công,một thứ tự nguyện nô lệ. DÂN TỘC VIỆT NAM cả ngìn năm qua luôn phải giàu và khôn hơn các thời quan lại cầm quyền,vì họ cần có một TỔ QUỐC,cần có một bộ máy gọi là Nhà Nước,khi chúng phản bội thì vứt chúng đi.
    Nhờ lí thuyết giản đơn đó mà còn cái nước Việt nhỏ bé ngày nay.

    Trả lờiXóa
  10. Khi con Ếch đã được ngồi trong lò BÁT QUÁI có điều hoà nhiệt độ có cả thức ăn bạn tình thì liêu nó có muốn thoát ra nhìn Trời nhìn Dất nhìn mình?Trong khi hiện các ĐB Cuốc Hội lo vay tiền, nợ công, lo trả nợ món nào trước món nào sau, lạm phát, giảm phát, tăng lương, tăng giá ,phí nọ thuế kia,chậm tiến độ vv chưa nói đến DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN HS- TS, HD981, CHỦ QUYỀN. BIỂN ĐẢO...như gà mắc dây chun thì vấn đề thoát TRUNG HAY THOÁT HÁN liêu có viển vông quá k???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  11. Nói theo ý bài viết, theo tình hình hiện tại thì khả năng thoát Trung là vô phương rồi, vì bộ sậu lãnh đạo VN hiện nay là bộ sậu thuộc loại siêu bảo thủ, siêu thực dụng, siêu đớn hèn !

    Trả lờiXóa
  12. Thoát Trung Quốc thì lấy ai bảo vệ đảng ta...? Mỹ ư.? Không bao giờ Mỹ bảo vệ cho kẻ thù...Vậy nên thoát Trung chỉ có chết...

    Trả lờiXóa
  13. Trước hết phải cải cách thể chế chính trị, mọi cái hiện nay xấu xa đều đổ cho tại cơ chế ( nói như ông An là do lỗi hệ thống) việc đổ cho tại cơ chế không phải người dân nói mà nó đều phọt ra từ mồm các ông chóp bu nhà nước ( các đại biểu QH, ông tổng bí....). Nói cho nó vuông là nên xóa bỏ cái chủ nghĩa XH ngoại lai cổ hủ đi vì cái chế độ đó nó kìm hãm sự phát triển, nó không khuyến khích được người tài vì nó chọn con người qua tiêu chuẩn lý lịch, tiêu chuẩn đảng viên,tiêu chuẩn CCCCO của nhóm lợi ích. Cái chế độ nó làm cho con người nghi kỵ nhau vì lúc nào cũng bị nắm bắt tư tưởng,bị định hướng, khác định hướng là phản động là tù tội. Cái CS nó không tạo được sự đồng thuận cao vì lúc nào cũng đấu tranh GC. Cái chế độ nó không vì tổ quốc trên hết, không vì nhân dân,không vì lợi ích quốc gia dân tộc mà nó vì đảng vì chế độ XHCN. Cái chế độ nó thối nát vì nó tạo ra hệ thống nói dối từ xã phường trở lên đến trung ương ( cứ nhìn vào các bản báo cáo các loại thì biết). Cái chế độ nó bưng bít thông tin nặng về tuyên truyền một chiều. Cái chế độ nó tham nhũng và ăn cắp vì bọn quan lại nó phấn đấu để có chức sắc, vị trí lãnh đạo không phải vì dân vì nước mà vì tiền vơ cho cá nhân nhiều tiền khi còn tại vị ở những cương vị lãnh đạo tương ứng. Cái chế độ nó tất cả vì tiền. Cái chế độ mà pháp luật không được thực thi, xử tòa thì phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng. Cái chế độ mà chính quyền vô cảm, công chức đương chức phải đi học nụ cười khi tiếp xúc với dân, luôn để ý và trả thù vặt một các hèn hạ với dân. Một cái chế độ mơ hồ không biết hết thế kỷ 21 này có hoàn thiện được không? nhưng vẵn nhắm mắt lao vào xât dựng...... Do vậy phải từ bỏ cái thể chế lạc hậu này,tiếp cận cái văn minh của nhân loại mà xây dựng cho đất nước phồn vinh, Đó cũng là thoát ra khỏi ách kèm tỏa của bọn tung cộng.

    Trả lờiXóa
  14. khong thoat Tq duoc bi Dcs phai dua lung vao no ma ton tai cai tri dan

    Trả lờiXóa
  15. Thoát Trung+ à? Rối rắm nhỉ? Nhiều người nay chẳng còn sợ chết, thậm chí còn mong. Vì họ nghĩ mình sẽ thoát khỏi cả TC lẫn VC!

    Trả lờiXóa
  16. Choi voi trung quoc giong nhu choi xike.bay gio nghien roi lam sao ma bo.Muon bo duoc hay ko thi tung moi con nguoi trong 16 cha me trong bo chinh tri phai thay doi cach nghi cach lam.phai noi 'khong" voi con nghien trung quoc khi moi buoi sang thuc day.va phai giu vung lap truong' kien dinh"de phong tai nghien.biet tiep thu nhung cai haycai tot.chu dung qui chup cho nhung y kien khac biet la phan dong la thu dich la bi tu ban giat day

    Trả lờiXóa
  17. Thoát là nhập, nhập là thoát
    Thoát là rúc đầu vào, rúc đầu vào là thoát
    Thoát là thoát như thế nào hay là thoát ra rồi khối anh mất phương hướng. Chẳng lẽ chúng ta lại đi theo con đường sáo mòn của Nhật, của Hàn hay của Sin. Vì vậy, các đ/c phải quán triệt rằng thoát phải khách quan, biện chứng. Chưa biết hết thế kỹ này chúng ta đã thoát được hay chưa, phải thoát trong tình thương yêu quốc tê vô sản.
    (vài tiếng vỗ tay rồi nhiều người cũng vỗ, một ông cao to ngồi bàn trước lắc đầu ngao ngán, chửi thầm đù má nói như con c.. rồi mọi người cùng đi ăn cơm)

    Trả lờiXóa
  18. Cat con nghien'trung quoc" di.co the vat va dau don kho chiu sui bot mep chut dinh.nhung vi tuong lai gia dinh ta.con cai ta chac cung phai het suc co gang.ko le de con chau ta roi nhieu the he noi tiep cung se phai lon cui truoc con nghien'trung quoc"ma ban linh hon cho qui du sao???

    Trả lờiXóa
  19. Để xem đâu là Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống ? Đâu là Trần Bình Trọng ? Lửa thử vàng gian nan thử sức xem ai đi với nhân dân chuyễn này ? Chứ còn thì thời nào chẳng đầy rẫy lũ bẻm mép, phản quốc hại dân !

    Trả lờiXóa
  20. Tại soa VN hiện nay càng ngày càng đi xuống về mọi mặt? Vì dân không tin chính phủ, họ không sát cánh để đất nước đi lên. Họ chỉ lo cho gia đình, theo gương "phì gia"... Vi mô thì giỏi, vĩ mô thì ngu...

    Trả lờiXóa
  21. Nói thoát trung thì thật khó,bởi liền núi liền sông ,nên vẫn coi trung quốc là cường quốc láng giềng.nhưng bỏ 4tốt và 16 vàng,quan hệ bình đẳng,sòng phẳng.vn đã là bạn của tất cả mọi nước,không liên minh với ai để chông ai, thì vn là nước trung lập,vậy tại sao lại 4tôt 16 vàng với tàu cộng,như vậy là kg đúng với sach lược vn là bạn với tất cả mọi nước.

    Trả lờiXóa
  22. Nhìn cái miệng ngậm "hột thị" của ông Tổng Lú, nghe ông tướng Phùng ở đối thoại Shangri-La, đọc bài phỏng vấn báo TT của ông tướng Vịnh, tôi thực sự rùng mình về một tương lai Nước Việt!

    Trả lờiXóa