* BÙI VĂN BỒNG
Nhìn lại những biến thái của các loại hình xã hội kèm
theo các thể chế chính trị từ nửa thiên niên kỷ qua, thuật ngữ xã hội dân sự
xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỷ
18. Một số sử gia Trung Quốc cho rằng vấn đề xã hội dân sự đã được nhắc đến
ngay từ thời nhà Chu ở Trung Hoa. Theo quan
niệm truyền thống châu Âu, xã hội dân sự được coi là một tổ chức rộng rãi với nhiều loại hình đối trọng với chính quyền, tuy vậy cách hiểu này vẫn chưa
được chấp nhận tại Việt Nam vì những lý do phấn đâu bảo đảm “ổn định chính trị”
theo quan điểm lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Là điều kiện căn bản, là cơ sở cũng là bản thể của một
ché độ dân chủ thực sự là phải có xã dân sự.
Khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (nhiều loại hình, thể
chế, cấu trúc, hệ thống), bản thân xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ
chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội
tự vận hành, văn minh cộng đồng. Về định hình cơ cấu, xã hội dân sự là xã hội
trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm…thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà
nước áp bức các công dân của mình. Bất kể mang danh đảng phái nào thì đó cũng
chỉ là một loại hình mang tính tự phát xã hội, không thể coi một đảng nào là
đại diện cho cả xã hội. Thế nên, khi một đảng nào đó giương cao ngọn cờ lãnh
đạo (tự xưng) và chỉ coi mình là duy nhất có quyền cao nhất trong xã hội, thì
chắc chắn sẽ đi đến độc đoán chuyên quyền, và sớm muộn sẽ bị các trào lưu, xu
thế, phong trào xã hội loại trừ, để giữ vững bản thể cần thiết của xã hội dân
sự.
Theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự thuộc Trường
đại học kinh tế London :
Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh
các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã
hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị
trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia
đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự
thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và
các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân
sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp
hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội
kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Xã hội dân sự là khái niệm hầu như còn rất mới và có
phân fkhó hiểu với nhiều người ở nước ta. Mấy năm gần đây, với nhu cầu, đòi hỏi
sự cân fthiết phải có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự ở nước ta đã có những
bước tiến mới. Việc cải cách kinh tế theo hướng tự do cùng sự phát triển của
công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho xã hội dân sự Việt nam phát triển.
Do sự khác biệt vè quan điểm tư tưởng của những nhà
lãnh đạo, đội ngũ giới chức liên quan
với ý nguyện toàn dân, đã nảy sinh những biểu hiện “bất đồng chính kiến”, những
phan rkháng dưới nhiều hình thức và sinh ra mâu thuẫn. Sự hình thành xã hội
công dân với nhiều ý kiến và quyền lợi “lệch pha, khác kênh, phân hóa” đã sinh
ra nhiều biểu hiện của sự tranh đấu. Những xu thế ôn hòa hơn thì muốn bằng đạo
đức và thuyết phục chính trị thuàn khiết để tham gia một cách hòa bình vào việc
điều hành xã hội. Viẹc này thường là ở đội ngũ trí thức và viên chức cấp tiến.
Đó là những dấu hiệu lành nạnh phù hợp tiến trình văn minh hóa xã họi dân sự,
chính là điều tốt để giải quyết những xung đột ấy, tạo nên một Việt nam mạnh mẽ
hơn. Đảng cộng sản nên chấp nhận điều đó, tạo điều kiện để xã hội công dân phát
triển, và chính đảng cộng sản trở thành một thành viên của xã hội dân sự, đúng
với điều quy định về Mặt trận tổ quốc, trong đó đảng cộng sản là một thành viên
chứ không phải bao trùm lên tất cả.
Trong khái niệm xã hội công dân đang phổ biến trên thế
giới, có bao hàm ý nghĩa của một sự tham gia vào điều hành xã hội thông qua
những tiến trình hòa bình. Suy ngẫm và luận giải về những vấn đề nêu trên, mới
đây, Luật gia Lê Hiếu Đằng (thành phố Hồ Chí Minh, dù đang trong trạng thái quá
yếu trên giường bệnh đã trả lới phỏng vấn báo chí: “Về công việc thực tế, bây
giờ phải tập trung xây dựng xã hội dân sự mạnh, trong đó có chính đảng đối lập,
cạnh tranh và kiẻm soát lẫn nhau. Nếu chính đảng cùng vơi sthể chế đi kèm đã tỏ
ra quá yếu, thiếu đồng bộ, mất dân chủ, mất vai trò lãnh đạo, mất niềm tin thì
cần phải bắt đầu cho cuộc vận động thành lập một chính đảng mới. Một xã hội dân
sự mạnh mới có thể làm áp lực để Đảng Cộng sản cầm quyền phải thay đổi theo
hướng dân chủ. Như vậy mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để
chống lại bành trướng Bắc Kinh.
Minh
dẫn và phân tích về hiện trạng và hình thái thực tại xã hội dân sự ở Việt Nam,
mới đây Đài phát thanh RFA đã đưa một bái chuyên đề nêu rõ: Phản ứng dân sự mới
nhất của người dân đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một nhóm năm bloggers đến
Văn phòng của Hội đồng nhân quyền Liên Hiêp Quốc tại Bangkok trao kiến nghị yêu
cầu chính phủ Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo xóa bỏ điều 258 trong bộ luật
hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung của điều luật này là:
"Tội lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân."
Nhóm năm blogger này đại diện cho hơn 100 người ký tên
trong một kiến nghị (gọi tắt là kiến nghị 258) yêu cầu hủy bỏ điều luật được
cho là không rõ ràng, dễ tạo điều kiện cho cơ quan công quyền lạm dụng quyền
lực, bắt giữ người trái phép. Trước sự kiện kha snổi bật trong dư luận này,
Luật gia Lê Hiếu Đằng bình luận: “Đó là một điều luật phi dân chủ mù mờ nên bỏ
đi. Hiện nay, khi mà xã hội công dân ngày càng phát triển thì người ta càng có
các họat động đòi hỏi dân chủ nhiều hơn.”. Từ “xã hội công dân” mà ông Đằng
dùng cũng chính là một tên khác của xã hội dân sự, nơi các họat động dân sự độc
lập với chính quyền diễn ra tự do. Kể từ năm 1986, các họat động có tính cách
dân sự độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã xuất hịên và gia tăng ở
Việt Nam
đồng hành với sự chấp nhận kinh tế thị trường tự do.
Chính những họat động kinh tế tự do đã tạo điều kiện
cho các họat động phi kinh tế độc lập với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dù
rằng Hiến pháp vẫn ghi rằng đảng lãnh đạo mọi thứ, và luật về các hiệp hội dân
sự vẫn chưa ra đời. Có thể kể các họat động ấy trong rất nhiều lãnh vực khác
nhau, từ việc quyên góp cứu trợ bão lụt đến đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp, từ
tập hợp biểu tình chống Trung quốc xâm lược đến tổ chức Hội thảo về di sản tinh
thần của cụ Phan Chu Trinh, từ việc lên tiếng trên báo chí về các vụ ô nhiễm
môi trường ở công ty Vedan đến việc thành lập các trường đại học tư thục.
Sau gần 30 năm cải cách kinh tế, với các họat động dân
sự như hiện nay, cùng phản ứng vẫn gay gắt của đảng cầm quyền, cũng khó có một
kết luận về hiện trạng của xã hội công dân hiện tại, cùng viễn cảnh phát triển
của nó trong quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Điều chắc chắn là với một nền tảng
quân chủ chuyên chế của xã hội cổ truyền, cộng với mấy mươi năm cai trị chặt
chẽ của đảng cộng sản với hệ thống chi bộ của họ len lỏi đến từng thôn ấp,
người dân phải thóat ra khỏi thói quen vâng lời nhà cầm quyền một cách tự động,
thóat ra khỏi sự sợ hãi cả ngàn năm, để ngõ hầu phát triển những hành vi dân sự.
Việc ấy không dễ dàng.
Những họat động dân sự ấy đã đi từ rời rạc đến có tổ
chức hơn. Cách đây vài năm, từ sự phản đối dự án Bauxite tại Tây Nguyên, một
web site mang tên BauxiteVietnam đã hình thành như một tổ chức thường xuyên đưa
ra các ý kiến phản biện, phê bình mang tính xây dựng cho các chính sách của
chính phủ Việt Nam. Sự phản đối việc cưỡng đọat đất đai của các nhà thờ công
giáo đã thúc đẩy sự đòan kết hơn giữa các giáo phận ở hai miền Nam Bắc ít nhiều
bị chia cắt trong cuộc chiến Việt Nam . Và trong thời gian chưa đầy
một năm qua, với sự giúp đỡ của Internet và mạng xã hội, hàng lọat nhóm với các
họat động dân sự đã ra đời: Nhóm các trí thức nhân sĩ yêu cầu sửa đổi Hiến pháp
mang tên nhóm kiến nghị 72, Nhóm dã ngọai vì nhân quyền, Nhóm Công lý cho Đòan
văn Vươn, Nhóm công dân tự do đòi viết lại Hiến pháp, và Nhóm mới nhất là Kiến
nghị 258 như đã trình bày ở phần mở đầu. Bên cạnh đó là sự nở rộ của các trang
thông tin cá nhân độc lập với bộ máy truyền thông của đảng cộng sản. Các trang
thông tin cá nhân thường xuyên bị ngăn cản truy cập. Và, thời sự sôi động nhất
là nghị định 72 ra đời nhằm vô hiệu hóa các trang thông tin điện tử cá nhân,
hay nói một cách khác là để đặt họ ra ngòai vòng pháp luật của đảng để quản lý,
ngăn chặn, tức là một cách bao vây, phong tỏa xã hội dân sự. Và như thế là đi
ngược lại quy luật phát triển của xã hội văn minh, tự đẩy mình vào thái cực quá
lạc lõng đến mức tách bạch xu thế phát triển của thời đại, đi ngược ý nguyện
toàn dân. Đó cũng là sự cố tình trì kéo bảo thủ, quẫy đạp ‘dấn lên’ công khai
không thừa nhận đổi mới nền chính trị-xã hội, tiếp tục vi phạm dân chủ.
Bình luận về việc Tòa phúc thẩm xét xử giảm nhẹ hình phát cho hai sinh viên yêu nước (Uyên, Kha) đã thẳng thắn, đấu tranh vì dân chủ và chủ quyền biển -đảo của Tổ quốc, nhà báo Phạm Chí Dũng viết: "16/8 – ngày hôm nay – có thể và cần được trân trọng lưu giữ như một dấu mốc lịch sử của cuộc khai sinh ra Xã hội dân sự ở ViệtNam …Xã hội dân sự đã có lý do để
sinh sôi trên miền đất hoang cằn. Những người yêu chuộng nó, những nhà tranh đấu
và nhân sĩ như Lê Hiếu Đằng và các bạn trẻ cần tới nó để hướng đến một Việt Nam
tránh đổ nát và tránh cả đổ máu trong tương lai, nên lấy ngày 16/8 như một dấu ấn
kỷ niệm cho sự hình thành, yêu thương và trưởng thành".
Trước "chuyện hiếm, lạ có thật" này, dư luận vẫn nghi ngại rằng, kết quả vụ xử phúc thẩm mang tính nhân đạo, có nét biểu hiện công bằng pháp luật này có phải là cái mầm khởi phát của xã hội dân sự theo hướng thuận ở Việt Nam? Hay thực chất chỉ là một liệu pháp tình thế đối phó, đặt trong bối cảnh, tình huống không thể làm ngơ mặc kệ, trong động tác cân đối với sự chi phối khách quan, chủ quan, chính trị - ngoại giao một thời điểm nhạy cảm? Cũng là phiên phúc thẩm, TAND T.p Hải Phòng mới xử ông Vươn không chút nương tay, khốc liệt đến cùng như vậy, nay TAND tỉnh Long An xử Uyên-Kha như kết quả đã nêu thì ai cũng mừng "phát ngã ngửa"! Vụ phúc thẩm xét xử Uyên-Kha bộc lộ nhiều ẩn trắc về các yếu tố chi phối nhiều yếu tố ngoại lai và nội tình, đừng vội cho rằng đây là "chiến thắng của phong trào dân chủ", còn khó lắm! Chưa ai khẳng định được đây là kết quả của một chủ trương hay phải chăng chỉ là lát cắt của một chủ đích (!?). Những kịch bản và thủ đoạn đã thạo nghề trên đời này xưa -nay không hiếm. Xem ra, tư pháp - xét xử, chấp pháp, hành pháp ở nước ta mà có được sự "bột phát cải biến" này thì rất lạ. Nhưng dù sao, tia sáng hy vọng và có sự đặt "lòng tin chiến lược" cũng là điều đáng mừng!
Bình luận về việc Tòa phúc thẩm xét xử giảm nhẹ hình phát cho hai sinh viên yêu nước (Uyên, Kha) đã thẳng thắn, đấu tranh vì dân chủ và chủ quyền biển -đảo của Tổ quốc, nhà báo Phạm Chí Dũng viết: "16/8 – ngày hôm nay – có thể và cần được trân trọng lưu giữ như một dấu mốc lịch sử của cuộc khai sinh ra Xã hội dân sự ở Việt
Trước "chuyện hiếm, lạ có thật" này, dư luận vẫn nghi ngại rằng, kết quả vụ xử phúc thẩm mang tính nhân đạo, có nét biểu hiện công bằng pháp luật này có phải là cái mầm khởi phát của xã hội dân sự theo hướng thuận ở Việt Nam? Hay thực chất chỉ là một liệu pháp tình thế đối phó, đặt trong bối cảnh, tình huống không thể làm ngơ mặc kệ, trong động tác cân đối với sự chi phối khách quan, chủ quan, chính trị - ngoại giao một thời điểm nhạy cảm? Cũng là phiên phúc thẩm, TAND T.p Hải Phòng mới xử ông Vươn không chút nương tay, khốc liệt đến cùng như vậy, nay TAND tỉnh Long An xử Uyên-Kha như kết quả đã nêu thì ai cũng mừng "phát ngã ngửa"! Vụ phúc thẩm xét xử Uyên-Kha bộc lộ nhiều ẩn trắc về các yếu tố chi phối nhiều yếu tố ngoại lai và nội tình, đừng vội cho rằng đây là "chiến thắng của phong trào dân chủ", còn khó lắm! Chưa ai khẳng định được đây là kết quả của một chủ trương hay phải chăng chỉ là lát cắt của một chủ đích (!?). Những kịch bản và thủ đoạn đã thạo nghề trên đời này xưa -nay không hiếm. Xem ra, tư pháp - xét xử, chấp pháp, hành pháp ở nước ta mà có được sự "bột phát cải biến" này thì rất lạ. Nhưng dù sao, tia sáng hy vọng và có sự đặt "lòng tin chiến lược" cũng là điều đáng mừng!
BVB
----------------
Nói chung,toàn bài có tính khái quát cao và
Trả lờiXóachính xác chỉ có chi tiết này chưa đúng hẳn :
đó là 'xã hội dân sự' không mới và khó hiểu
đối với đồng bào miền Nam.(Trừ đồng bào phía
bắc thì đúng hơn).
Bởi thế ông Lê H.Đằng mới có tên gọi khác là
xã hội công dân,gồm các tổ chức và đoàn thể
độc lập hay nằm ngoài sự chi phối và chỉ đạo của chính quyền.Chẳng hạn như luật sư đoàn,
y sĩ đoàn,hội Văn Bút,các tôn giáo v.v.
Ai làm lũng đoạn xã hội, ai làm đã và đang nghèo đất nước
Trả lờiXóaTại sao Đảng - Nhà nước VN đã làm cho nhân dân mất hết niềm tin?
Lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN tự soi mình, sớm thành khẩn nhận tội và và nghiêm túc tự chỉnh đốn để được nhân dân tha thứ.