Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

 
   * MAI THỤC 
      Chúng ta đều biết, xã hội Việt Nam hiện tại đang có nhiều bất ổn. Những nguyên nhân của bất ổn đó là do xung đột lợi ích các nhóm người. Người “ăn trên ngồi trốc” không tài, không đức, không làm gì khó nhọc, thì giàu ú ụ. Người lao động nông dân, công nhân, dân thường, người làm thuê, trí thức, bị mất quá nhiều lợi ích. Thậm chí họ lao động kiệt sức mà lợi ích bằng không.
       Không vô cảm trước hiện trạng này, nhưng chúng tôi, những người đã lui về vườn, muốn theo đường tu của Minh sư Trần Tâm “Đưa cuộc sống từ bất ổn trở về với bình an”.
      Mỗi người dân Việt Nam tự tìm đường để thoát ra khỏi sự bất ổn này. Không bạo lực.
      Con đường thoát nảy sinh từ thực tế cuộc sống. Không chờ ai. Không đợi Ông Trời cứu.
“Tự cứu mình trước khi Trời cứu”
       Ngày 13- 9- 2013. Chúng tôi cùng cụ Vũ Oanh (Nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị), Nguyễn Mạnh Can (Nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương) và nhiều cán bộ nghiên cứu của Câu Lạc Bộ Thăng Long đã về Tổng công ty may Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên khảo sát mô hình doanh nghiệp cổ phần lấy:
     “Đời sống và thu nhập của người lao động là thước đo năng lực và đạo đức của người quản lý”.
       “Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là thước đo lòng yêu nước và lương tâm của người thợ”.
        Đây là hai khẩu hiệu lớn được dương cao trang trọng trước cổng vào Khu sản xuất Tổng Công ty may Hưng Yên.
        Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Dương- Chủ tịch Hội đồng quản trị thấu nỗi khắc khoải của các cụ trước nhân tình thế thái, đã chống gậy về thăm Doanh nghiệp của mình để tìm lời giải đáp cho xã hội.
        Ông Dương trình bày quá trình tan rã và đổi mới của Tổng công ty suốt chặng đường 20 năm thực hiện hai khầu hiệu trên. Chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm.
1 - Tan rã và Đổi mới:
Năm 1991. Phe XHCN Đông Âu tan rã. Tổng công ty may Hưng Yên mất thị trường may xuất khẩu sang Đông Âu. Gần nghìn công nhân không có việc làm, rơi vào đói khổ. Nội bộ lục đục, kiện cáo om sòm. Mâu thuẫn căng thẳng giữa công nhân và lãnh đạo, giữa người trí thức và người ít chịu học lại có quyền lực…
        Một vài lãnh đạo năng động đã dẫn công nhân vào làm thuê cho công ty may thời trang Sài Gòn và học nghề, học cách tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ. Cái đầu được mở ra. Mọi người hợp Tâm lực trở về chốn cũ, thuyết phục, vận động nhau cổ phần hóa, chọn thế hệ lãnh đạo trẻ, có trí thức, bản lĩnh văn hóa và Tâm Đức. Năm 2005, phần lớn cán bộ công nhân Công ty mua cổ phần. Vốn cổ phần đầu tiên 7 tỷ, nay thành 50 tỷ, lợi nhuận tăng nhanh.
      Vậy là có tan rã thì có đổi mới. Đó là quy luật tất yếu của vũ trụ và nhân loại. Song tan rã mà không phải trả giá khùng thì đó gọi là minh triết của con người. Tổng công ty may Hưng Yên đã thoát khỏi tan rã với sự minh triết của những người đứng đầu.
 2 - Quyền sở hữu của con người:
Sở hữu và hưởng lợi nhuận là bản chất của con người. Khi đến tuổi trưởng thành, không phụ thuộc gia đình nuôi dưỡng. Ai cũng phải đi làm, có tiền để sinh tồn. Đã làm thì phải đủ ăn, đủ mặc, đủ chỗ ở, đủ nuôi con, xây dựng gia đình, lo chữa bệnh, đi chơi, học tập, di dưỡng tâm hồn, và tích lũy tiền khi về già. Muốn gắn bó với doanh nghiệp, nhà máy lâu dài thì phải có quyền sở hữu máy móc, công cụ sản xuất…
          Những nhu cầu mang tính người này, nay đã được Tổng Công ty May Hưng Yên đáp ứng. Công nhân được trả lương hơn 6 triệu đồng/ tháng, con được nuôi dạy tại nhà trẻ, góp vốn xây nhà ở trả dần, cổ phần được chia lợi nhuận sòng phẳng, thưởng phạt nghiêm minh, con người được tôn trọng, được quyền làm chủ Công ty của mình. Thế nên, hàng nghìn người đã đồng lòng làm ra sản phẩm chất lượng, thu lợi nhuận cao, mở rộng thị trường, thêm nhiều nhà máy, đem lại nhiều việc làm cho người dân, huy động tiền nhàn rỗi trong dân, đóng nhiều thuế cho nhà nước…  
 3 - Công khai minh bạch
      Công khai minh bạch là nguyên tắc hàng đầu của quản lý, lãnh đạo. Công khai minh bạch không khó. Khó nhất là lòng người lãnh đạo tối đen, tham tiền mù quáng, dấm dúi, dối trá, lừa đảo, thu lợi ích bằng bất kỳ giá nào cho mình và phe nhóm. Nơi nào có người đứng đầu như thế. Ắt đổ bề và tù tội. Nhân quả nhãn tiền. Vậy mà hầu như ai cũng lao như thiêu thân vào đống lửa tham ác đang ngùn ngụt bốc cháy. U mê đến phát cuồng. Sống chụp giật. Vô đạo vô thần. Vô minh không hiểu Luật Nhân Quả.
       Tổng công ty may Hưng Yên, người đứng đầu sớm tỉnh ngộ. Công khai minh bạch. Công bằng, hài hòa lợi ích. Lương Tổng giám đốc, cán bộ, công khai. Lương công nhân giỏi, thưởng theo cung bậc thứ tự. Chi tiêu cần kiệm, tích lũy, nộp thuế, đàng hoàng, khoản nào ra khoản ấy đều minh bạch. Công nhân hàng năm bình chọn, phân loại cán bộ, bỏ phiếu tín nhiệm Tổng giám đốc. Lấy tiêu chí nêu trong hai khẩu hiệu trên để đánh giá người đứng đầu… Nên dù lòng tham tụ thành những đám cháy lớn xung quanh, thì Tổng công ty này vần thăng tiến sản xuất và lợi nhuận, mở thêm nhiều Công ty con, mua lại Công ty may của Hàn Quốc làm ăn thua lỗ phải bán tháo về nước. Mở nhà máy may tại vùng heo hút đói nghèo huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang tạo việc làm cho người nghèo. Tạo thương hiệu sản phẩm uy tín chất lượng, 70% xuất khẩu thị trường Mỹ, 10% sang Nhật, 20% sang Hàn Quốc và châu Âu.
 4 - Xã hội Dân sự -Phân phối lợi nhuận công bằng
Doanh nghệp, nhà máy cổ phần hóa là người góp cổ phẩn và CBCN có quyền tư hữu tư liệu sản xuất, lời ăn lỗ chịu. Chẳng ai dại gì mà để làm ăn lỗ. Lỗ thỉ chết đói tất cả. Nên mọi người, chung sức, chung lòng xây dựng, xác định sản xuất phải có lãi. Không có lãi thì mời Tổng giám đốc nghỉ việc. Nước nổi bèo nổi. Ông Nguyễn Xuân Dương hiểu sâu sắc điều này, nên luôn sống cùng công nhân, cán bộ như một nhà, coi họ là tài sản vô giá cho Công ty và cho chính lợi ích cá nhân mình. Người công nhân, người góp cổ phần coi doanh nghiệp là của chính mình, làm việc, cống hiến hết mình để tăng lợi nhuận cho chính mình. Họ tin yêu kính trọng ngừời lãnh đạo tài năng, có Tâm Đức lớn, là tài sản vô giá Trời ban tặng mình.
     Tổng công ty May đã hình thành một Xã Hội Dân Sự lành mạnh. Dân tự lo cho mình. Mọi việc do dân bàn, dân quyết, dân hành động. Dân tự quyết xem có nên đầu tư tràn lan không? Đầu tư nhiều có lãi không? Có đủ tiền nộp  thuế không? Có thị trường tiêu thụ hay không? Bởi khi Doanh nghiệp đổ bể, không có ai thả phao tiền cứu họ như các Tổng công ty, doanh nghiệp do nhà nước bao chắn.
5 - Văn hóa và Đời Người
         Ai cũng biết Văn hóa là con người. Văn hóa là những gì hiện ra trong mỗi người chúng ta: tư tưởng, hành động, lời nói, dáng điệu, cử chỉ, tình cảm, cảm xúc, ngôn ngữ…
       Văn hóa cao nhất của con người là biết mình sinh ra từ đâu? Khi chết đi về đâu? Con người sống để làm gì?
     Bạn là ai? Bạn muốn đứng đầu một nhóm người, một thôn, xóm xã, tỉnh, một Công ty, doanh nghiệp, một cộng đồng. Tối thiểu bạn phải hiểu được con người sinh ra từ Đất, Nước, Lửa, Gió, Không Khí. Năm tố chất đó là của vũ trụ và vạn vật. Vậy con người và vũ trụ, vạn vật chỉ là một mà thôi. Khi chết con người trở về với năm tố chất đó. Nhưng không phải chết là hết. Nghiệp chướng và Luân hồi theo mãi mãi cùng Luật Nhân quả.
        Minh sư Trần Tâm viết:
       “Luật Nhân Quả là một quy luật tuyệt đối công bằng và quân bình của vũ trụ. Sự công bằng của luật Nhân Quả là ở chỗ nó hoàn toàn khách quan và là một cơ chế thực hiện tự động hoàn toàn. Không quan tòa xét xử. Không thi hành án. Không có sự áp đặt nào cả. Bất cứ một hành động, suy nghĩ, lời nói nào của chúng ta, người ngoài không thể biết. Nhưng đều được chính linh hồn chúng ta ghi nhận và tích tụ lại ở lớp vỏ bên ngoài, dưới dạng các loại năng lượng khí, từ trường như các chủng tử (hạt giống) tốt hoặc xấu mà khi gặp duyên sẽ phát tác. Khi chết đi, theo nguyên lý “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” linh hồn tự động bị hút và tái sinh vào những nơi nào phù hợp với dạng năng lượng mà nó đã tích tụ. Từ trường tích tụ xấu thì rơi vào chỗ có hoàn cảnh xấu và ngược lại tốt thì được rơi vào chỗ tốt”.
          Các nhà sư siêu việt đều thốt lên: “Luân hồi thật đáng sợ”
           Ông Nguyễn Xuân Dương Tổng giám đốc Tổng công ty may Hưng Yên và ông Quang Văn Thỉnh hơn ba chục năm làm bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn đã thấu luật Nhân Quả, mà chúng tôi gọi là “Những người có Nhân Cách Văn hóa” nên trên đất nước ta đã xuất hiện hai điển hình sáng soi, giải quyết xung đột lợi ích đang diễn ra gay gắt trong cộng đồng.
         Cuốn sách “Cốt lõi thành công là trân trọng liên kết, thống nhất các sự khác biệt” do Viện Nghiên cứu SENA và Đảng ủy xã Thanh Văn- Thanh Oai- Hà Nội ấn hành tháng 6- 2013 đã nêu những bài học rút ra từ thực tiễn tỏa sáng từ mô hình Xã Hội Dân Sự xã Thanh Văn và Tổng công ty may Hưng Yên.
           Chúng tôi đã nhiều lần cùng cụ Nguyễn Mạnh Can về xã Thanh Văn chứng kiến những thành quả bền vững của mô hình Xã Hội Dân Sự tại vùng đồng quê Việt Nam trong lòng Thủ đô Hà Nội nghìn năm tuổi, thấy mình hân hoan.
        Nay đến thăm Tổng công ty may Hưng Yên chứng kiến, gặp Tổng giám đốc và anh chị em cán bộ công nhân, nhìn tận mắt những thành quả lao động của mọi người, thấy sự đời rất giản dị, chẳng có gì phải “búa lớn đao to”.
        Ông Nguyễn Xuân Dương sinh năm 1953, là bộ đội sống sót trở về. Đi học đại học. Được làm Tổng giám đốc ông càng mải mê sáng tạo, học và hành động hiến dâng cho đời, cho quê hương Hưng Yên yêu dấu của mình. Miệng nói tay làm. Cái đầu thênh thang mở rộng. Tầm mắt hướng đại dương. Ông đi học cách người Tây sản xuất, quản lý và bán hàng. Học cách ứng xử Nam Bắc Tây Đông Kim Cổ. Học phong thủy, thiết kế xây dựng. Học minh triết của Tổ tiên Việt và nhân loại. Lúc thư giãn ông Dương viết những vần thơ triết lý, tình tứ và bay bổng.
         Thấu kiếp người hữu hạn. Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi. Ông Nguyễn Xuân Dương luôn nhìn lại mình. Biết dừng. Biết đủ.
         Phòng làm việc của ông đầy sách. Một bức họa Lão Tử thảnh thơi ngồi tựa gốc cây cổ thụ, treo trên tường, có in bài thơ Biết Nguyễn Xuân Dương viết:
            Biết Cần
           Thiên hạ không việc khó
            Biết Kiệm
            Lo gì chẳng đủ xơi
            Tâm Đồng
            Bởi biết quên tư lợi
            Biết Đủ
            Thì đời rất thảnh thơi.
      Để kết thúc bài viết mang ý tưởng tìm phương kế giải quyết xung đột lợi ích, tôi trích dẫn ý kiến của cụ Nguyễn Mạnh Can in trong cuốn:
           9 thành tựu văn hóa của Cách mạng Tháng Tám.  
           9 ước nguyện của một cán bộ tổ chức lâu năm
       (Do Nguyễn Mạnh Can và Nguyễn Hồng Cơ soạn tháng 9- 2013)
           “Trọng tâm của chỉnh đốn Đảng là chống tham nhũng (tham nhũng vật chất và tham nhũng quyền lực). Muốn chống tham nhũng phải tìm cho ra và giải quyết bằng được nguyên nhân gây tham nhũng và quan trọng là phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, phải thi hành luật pháp cho nghiêm, phải thật sự dân chủ trong Đảng, phải tôn trọng quyền làm chủ của dân, phải xây dựng một văn hóa chống tham nhũng trong xã hội, trong nhân dân”.
        Cá nhân tôi luôn tin- một niềm tin vững chắc rằng Những Nhân cách Văn hóa hợp lực sẽ cứu được Dân, giữ được Nước.
T.M
----------------

6 nhận xét:

  1. "Chúng tôi cùng cụ Vũ Oanh (Nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị), Nguyễn Mạnh Can (Nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương) và nhiều cán bộ nghiên cứu của Câu Lạc Bộ Thăng Long đã về Tổng công ty may Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên khảo sát mô hình doanh nghiệp cổ phần lấy: “Đời sống và thu nhập của người lao động là thước đo năng lực và đạo đức của người quản lý”.
    “Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là thước đo lòng yêu nước và lương tâm của người thợ”.
    Đây là hai khẩu hiệu lớn được dương cao trang trọng trước cổng vào Khu sản xuất Tổng Công ty may Hưng Yên."
    > Nếu ở đâu cũng làm được vậy thì yên lòng dân rồi, nhà văn Mai Thục ạ!

    Trả lờiXóa
  2. "Muốn chống tham nhũng phải tìm cho ra và giải quyết bằng được nguyên nhân gây tham nhũng"...
    -- Thưa đồng bào, nguyên nhân chính gây ra tham nhũng là chỗ nào đảng CSVN cũng hô lãnh đạo "trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện" mà tham nhũng chỉ có ở 'bộ phận lớn có chức có quyền' (TW4) trong đảng, nên nó phải tham nhũng đến mức Tuyệt đối, Toàn diện! Hu...hu....

    Trả lờiXóa
  3. Những điều tác giả Mai Thục nói đều rất đúng, rất chí lý nhưng xét cho cùng, cũng ...không mới!Vâng! Chẳng cần phải là người tài năng xuất chúng gì, chỉ cần là người tử tế thôi, biết nhìn, biết lo cho vận nước thì thấy ngay là phải làm gì và làm như thế nào.
    Hỡi ôi! Trong cái thể chế này, với cơ chế này, người tử tế lại bất lực, không được làm và không thể làm được gì.Vâng! Cho dù có một ông Dương và một ông Thỉnh (tôi biết, còn kha khá nhiều ông, bà như thế) nhưng tiếc thay, họ sẽ vẫn mãi mãi chỉ là những hiện tượng cá lẻ, không bao giờ có thể làm thay đổi được thực trạng xã hội ta hiện nay, nếu hệ thống này vẫn tồn tại.
    Tôi đang lo rằng: sau bài báo này của Mai Thục, đủ các loại cơ quan,ban ngành của TW lại kéo về 2 cơ sở 1 công nghiệp, 1 nông thôn kể trên mà tìm hiểu, nghiên cứu...thì các vị lãnh đạo ở đấy nguyên chỉ mỗi việc tiếp khách đã không còn làm được gì và hậu quả nhãn tiền là caius mô hình đẹp đẽ ấy chẳng mấy chốc cũng sụp nốt! Bài học nông trường Sông Hậu còn sờ sờ ra đấy!
    Tôi không bi quan nhưng những cái gọi là " điển hình tiên tiến", " điểm sáng" mà một đời làm báo chúng ta đã biết sẽ đi về đâu trong hệ thống này, có đúng không anh Bồng ?

    Trả lờiXóa
  4. Thưa cụ, các cụ vào hội trường của tổng công ty các cụ có thấy khẩu hiệu :Đảng cộng sản việt năm quang vinh muôn năm đỏ chót treo trên cao không?. Tại sao cuối bài kết luận cụ lại tin : Những nhân cách văn hóa hợp lực sẽ cứu được dân, giữ được nước. Mà không phải là: cứu được đảng, giữ được chế độ??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên treo ở các công sở khẩu hiệu "Danh dự và đạo đức muôn năm! Tham nhũng là xấu xa, cần diệt trừ!" may ra còn cứu được.

      Xóa
  5. "khai minh bạch là nguyên tắc hàng đầu của quản lý, lãnh đạo" Nhưng ĐCS VN chỉ hô hào chứ họ có thực hiện như vậy đâu.
    Người có nhân cách thời nay ở VN sống được cũng không phải dễ, bởi bọn lưu manh mua quan, bán chức nắm quyền lãnh đạo

    Trả lờiXóa