* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 5)
VII.
Bây giờ, ta hãy tưởng tượng rằng một ngày kia, điều gì
đó đứt gãy trong anh chàng bán rau nọ, và anh ngừng đặt các khẩu hiệu chỉ để
cho lòng mình thanh thản. Anh ta thôi bỏ phiếu trong các kì bầu cử mà anh biết
rõ là trò khôi hài. Anh bắt đầu nói những gì anh thực sự nghĩ trong các cuộc
mit-tinh chính trị. Anh ta thậm chí còn tìm thấy sức mạnh nội tâm để bày tỏ sự
đoàn kết với những người mà lý trí của anh ta đòi hỏi anh phải ủng hộ. Trong
cuộc nổi dậy này, người bán rau quả bước ra khỏi cuộc sống vốn chìm trong dối
trá. Anh ta phủ nhận tín điều và phá vỡ các luật chơi. Anh ta khám phá lại bản
sắc và nhân phẩm bị đè nén của mình. Anh cho tự do của mình một tầm quan trọng
cụ thể. Sự nổi dậy của anh là một cố gắng để sống trong sự thật.
Hóa đơn thanh toán đến không chậm trễ. Anh ta sẽ bị
đưa khỏi vị trí quản lý cửa hàng và thuyên chuyển đến nhà kho. Lương sẽ hạ. Hi
vọng về một kì nghỉ ở Bun-ga-ri bay hơi. Việc vào đại học của con cái bị đe
dọa. Thượng cấp sẽ sỉ nhục anh và những người công nhân bạn bè sẽ nghi ngờ anh.
Tuy nhiên, hầu hết những người sẽ áp dụng các đòn trừng phạt này làm thế không
vì họ thực sự kết tội anh trong thâm tâm, mà vì các sức ép từ hoàn cảnh, cái
hoàn cảnh đã từng gây sức ép với anh hàng rau quả khiến anh trưng các khẩu hiệu
chính thức kia. Họ hành hạ anh hoặc là vì họ được kì vọng là phải làm thế, hoặc
để chứng tỏ lòng trung thành, hoặc chỉ đơn giản là một phần của cái toàn cảnh
chung, mà đi kèm với nó là nhận thức rằng: đây là cách xử trí với những tình
huống kiểu này, tức là, trên thực tế, là cái mà cách mà người ta luôn làm, đặc
biệt là nếu một người không muốn đi đến chỗ chính mình trở thành kẻ bị nghi
ngờ. Những người thi hành bản án, do vậy, cũng ứng xử như mọi người khác, ở mức
độ thấp hay cao: với tư cách là các thành tố của hệ thống hậu toàn trị, với tư
cách là nhân viên của cỗ máy tự vận hành của nó, như là các công cụ đáng thương
của hệ toàn trị-tự động xã hội.
Như vậy, cấu trúc quyền lực, qua đại diện là những
người thực thi những đòn trừng phạt, những thành tố vô danh của hệ thống, sẽ
khạc người bán rau quả ra khỏi mồm nó. Hệ thống, qua sự hiện hữu tha hóa của nó
trong con người, sẽ trừng phạt anh ta vì sự nổi loạn. Nó phải làm thế vì logic
của sự tự vận hành và tự bảo vệ của nó quy định như thế. Người bán rau đã không
thực hiện việc công kích cá nhân, đơn lẻ và cô lập trong sự độc nhất của nó, mà
là cái gì nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bằng việc phá vỡ các quy tắc của luật
chơi, anh ta đã làm gián đoạn cuộc chơi. Anh ta đã lột trần rằng nó chỉ là một
trò chơi. Anh ta đã đập tan thế giới hình thức, cái trụ cột căn bản của hệ
thống. Anh ta lật đổ cấu trúc quyền lực bằng cách xé toạc cái đã cố kết các
phần của nó với nhau. Anh ta đã chứng tỏ rằng sống trong sự dối trá chính là
sống dối trá. Anh ta đã phá vỡ cái mặt tiền được thần thánh hóa của hệ thống và
vạch trần cái nền móng thực của quyền lực. Anh ta đã nói rằng vị hoàng đế cởi
truồng. Và bởi vì vị hoàng đế trên thực tế đang cởi truồng, một điều gì cực kì
nguy hiểm đã xảy ra: bằng hành động của anh ta, người bán rau đã sửa đổi cả thế
giới. Anh ta cho mọi người nhìn chăm chú vào đằng sau sân khấu. Anh ta đã cho
tất cả mọi người thấy rằng có thể sống trong sự thật. Sống trong dối trá chỉ có
thể tạo thành hệ thống nếu mọi người đều làm vậy. Nguyên lý của nó phải bao
quát và xuyên thấu tất cả. Không có thỏa hiệp nào cho phép nó cùng tồn tại với
sống trong sự thật, và do đó tất cả những ai bước qua vạch đều đã phủ định hệ
thống về nguyên tắc và đe dọa nó trong tính toàn thể của nó.
Điều này dễ hiểu thôi: chừng nào mà hình thức còn chưa
đụng đầu với hiện thực, chừng đó nó còn có vẻ không phải hình thức. Chừng nào
mà sống dối trá còn chưa đối mặt với sống trung thực, góc nhìn cần thiết để
vạch trần sự dối trá còn bị thiếu. Nhưng ngay khi mà cái thay thế xuất hiện, nó
lập tức đe dọa chính sự tồn tại của thế giới hình thức và cuộc sống dối trá, nó
cho biết chúng là gì, cả về bản chất và tính bao trùm của chúng. Và đồng thời,
việc cái thay thế này chiếm bao nhiêu không gian không mảy may quan trọng: sức
mạnh của nó không nằm ở các thuộc tính vật lý mà ở ánh sáng nó chiếu rọi vào những
trụ cột này của hệ thống và vào nền móng bất ổn của nó. Sau cùng thì người bán
rau quả là mối đe dọa với hệ thống không phải vì sức mạnh vật chất hay thực tế
mà anh ta có, mà bởi vì hành động của anh vượt lên chính nó, bởi vì nó soi rọi
xung quanh, và tất nhiên, là vì những hậu quả khôn lường của sự sáng rõ ấy.
Trong hệ thống hậu toàn trị, do đó, sống trong sự thật vượt lên chiều kích hiện
sinh thuần túy (trả cho con người bản chất cố hữu của nó), hay chiều trí tuệ
(phản ánh thực tiễn như nó vốn có), hoặc chiều kích đạo đức (làm gương cho
người khác). Nó còn có một chiều kích chính trị không thể chối cãi. Nếu trụ cột
chính của hệ thống là sống giả dối thì không có gì đáng ngạc nhiên khi đe dọa
cơ bản với nó là sống thật. Chính vì điều này mà nó phải bị đè nén mạnh mẽ hơn
bất kì điều gì khác.
Trong hệ thống hậu toàn trị, sự thật theo nghĩa rộng
nhất của từ này có tầm quan trọng đặc biệt, không hề được biết đến trong những
hoàn cảnh khác. Trong hệ thống này, sự thật đóng vai trò lớn hơn nhiều (và khác
hẳn thông thường) vì nó trở thành một yếu tố quyền lực, hoặc một lực lượng
chính trị triệt để. Sức mạnh của sự thật vận hành như thế nào? Sự thật với vai
trò là một yếu tố của quyền lực hoạt động ra sao? Làm thế nào để quyền lực của
nó - với tư cách là quyền lực - được hiện thực hóa?
VIII.
Các cá nhân có thể bị biến thành xa lạ với chính mình
chỉ khi có cái gì đó trong họ để mà trở nên xa lạ. Đối tượng của sự vi phạm ấy
chính là cuộc sống chân thật của họ. Vì vậy, sống thật luôn được đan cài trực
tiếp vào tấm thảm sống dối trá. Chính vì cái mục tiêu [sống] chân chính, cái
[cuộc sống] thay thế đang bị đè nén này mà [mới tồn tại] sống giả dối với tư
cách là một sự phản ứng bất chính. Chỉ trên cái nền sống thật ấy mà sống dối
trá mới có ý nghĩa: nó tồn tại vì cái nền ấy. Nó bám rễ vào trật tự sống của
con người, không gì khác hơn chỉ vì nó là sự phản ứng lại với cái mong muốn
sống thật có sẵn trong mỗi con người. [Trong xã hội] dưới bề mặt có vẻ trật tự
của cuộc sống giả dối, do đó, luôn ẩn giấu một không gian cho đời sống thật,
một cách giấu giếm, nó cởi mở và sẵn sàng đón nhận sự thật.
Quyền lực chính trị phi thường, mãnh liệt và khôn
lường của sống thật khởi nguồn từ chân lý rằng sống công khai trong sự thật sẽ
có một đồng minh, đương nhiên là vô hình nhưng mạnh mẽ vô song, đó chính là cái
không gian bị che giấu. Chính là từ không gian này mà sống thật có thể phát
triển; chính không gian này là cái lắng nghe sự lên tiếng của sống thật, và
chính trong đó, nó tìm thấy sự cảm thông. Đây chính là nơi mà tiềm năng cho
trao đổi còn tồn tại. Nhưng nơi này lại bị che giấu, và vì thế, từ quan điểm
của quyền lực, là rất nguy hiểm. Sự sôi sục phức tạp diễn ra trong những miền
mờ tối, mà với thời gian, khi nó lộ ra dưới ánh mặt trời như là một chuỗi bất
ngờ chấn động toàn hệ thống thì thường là đã quá muộn để che đậy chúng bằng các
lề thói thường ngày. Do đó, nó làm cho chế độ bị lúng túng, hoảng hoạn và đẩy
mình tới chỗ có những phản ứng ngu xuẩn.
Có vẻ như mảnh đất nuôi dưỡng cái có thể được hiểu là đối lập, theo nghĩa rộng nhất của từ này, trong hệ thống hậu toàn trị là sống trong sự thật. Tất nhiên, sự đối đầu giữa những lực lượng đối kháng này và quyền lực thống trị, rõ ràng phải có hình thức rất khác với sự đối đầu trong các xã hội mở hoặc trong các nền độc tài cổ điển. Thoạt đầu, sự đối đầu này không diễn ra trên bình diện quyền lực thực, đo đếm được và đã được thể chế hóa (quyền lực dựa trên những công cụ truyền thống), mà ở trên bình diện khác hẳn: bình diện của nhận thức và lý trí con người, của hiện sinh. Phạm vi hiệu lực của quyền lực đặc biệt này không thể đo lường được theo tiêu chuẩn số lượng tông đồ, cử tri hay quân lính, bởi vì nó nằm trải ra trong đội quân tình báo của nhận thức xã hội, trong các mục đích ngầm của cuộc sống, trong khao khát bị đè nén của nhân loại về nhân phẩm và các quyền cơ bản, về hiện thực hóa những lợi ích xã hội và chính trị của họ. Sức mạnh của nó, do đó, không dựa trên sức mạnh của các nhóm chính trị và xã hội theo định nghĩa, mà chủ yếu là sức mạnh của tiềm năng, cái ẩn giấu trong toàn xã hội, kể cả trong cấu trúc quyền lực chính thức của xã hội ấy. Cho nên, sức mạnh ấy không dựa vào những người lính của mình, mà dựa vào những người lính của kẻ thù, bởi vì nó ở trong tất cả mỗi con người đang sống trong giả dối, những người có thể bị hạ gục vào bất kì khoảnh khắc nào (ít nhất là trên lý thuyết) bởi sức mạnh của sự thật (hoặc những người, từ ham muốn bảo vệ địa vị mang tính bản năng mà có thể ngả theo sức mạnh ấy). Có thể nói, đó là thứ vũ khí vi trùng, được sử dụng khi các điều kiện đã chín muồi cho một dân thường loại khỏi vòng chiến cả một sư đoàn. Sức mạnh này không tham gia bất kì một cuộc đấu tranh trực tiếp giành quyền lực nào; thay vào đó, nó gây ảnh hưởng đơn giản chỉ bởi vì nó là chính nó. Tuy thế, chuyển động ngầm mà nó gây nên có thể hiện thân thành cái gì đó hiện hữu: một sự kiện hay hành động chính trị thực, một phong trào xã hội, sự bộc phát những bất ổn xã hội, các xung đột gay gắt trong trong lòng cấu trúc quyền lực tưởng chừng thống nhất một khối, hoặc chỉ đơn giản là sự biến đổi không cưỡng được trong bầu không khí xã hội và trí thức (khi nào, ở đâu, dưới những điều kiện nào, và ở quy mô nào thì thật khó dự đoán). Và vì tất cả những vấn đề và trục trặc thực sự thì đều bị che giấu bên dưới lớp vỏ cứng dày của sự dối trá, không bao giờ rõ ràng khi nào thì cọng rơm rơi xuống, như tục ngữ nói, hay cọng rơm ấy là gì. Điều này cũng là lí do tại sao chính quyền kết án, hầu như một phản xạ không điều kiện có tính ngăn chặn, những cố gắng dù khiêm tốn nhất nhằm sống trong sự thật.
Có vẻ như mảnh đất nuôi dưỡng cái có thể được hiểu là đối lập, theo nghĩa rộng nhất của từ này, trong hệ thống hậu toàn trị là sống trong sự thật. Tất nhiên, sự đối đầu giữa những lực lượng đối kháng này và quyền lực thống trị, rõ ràng phải có hình thức rất khác với sự đối đầu trong các xã hội mở hoặc trong các nền độc tài cổ điển. Thoạt đầu, sự đối đầu này không diễn ra trên bình diện quyền lực thực, đo đếm được và đã được thể chế hóa (quyền lực dựa trên những công cụ truyền thống), mà ở trên bình diện khác hẳn: bình diện của nhận thức và lý trí con người, của hiện sinh. Phạm vi hiệu lực của quyền lực đặc biệt này không thể đo lường được theo tiêu chuẩn số lượng tông đồ, cử tri hay quân lính, bởi vì nó nằm trải ra trong đội quân tình báo của nhận thức xã hội, trong các mục đích ngầm của cuộc sống, trong khao khát bị đè nén của nhân loại về nhân phẩm và các quyền cơ bản, về hiện thực hóa những lợi ích xã hội và chính trị của họ. Sức mạnh của nó, do đó, không dựa trên sức mạnh của các nhóm chính trị và xã hội theo định nghĩa, mà chủ yếu là sức mạnh của tiềm năng, cái ẩn giấu trong toàn xã hội, kể cả trong cấu trúc quyền lực chính thức của xã hội ấy. Cho nên, sức mạnh ấy không dựa vào những người lính của mình, mà dựa vào những người lính của kẻ thù, bởi vì nó ở trong tất cả mỗi con người đang sống trong giả dối, những người có thể bị hạ gục vào bất kì khoảnh khắc nào (ít nhất là trên lý thuyết) bởi sức mạnh của sự thật (hoặc những người, từ ham muốn bảo vệ địa vị mang tính bản năng mà có thể ngả theo sức mạnh ấy). Có thể nói, đó là thứ vũ khí vi trùng, được sử dụng khi các điều kiện đã chín muồi cho một dân thường loại khỏi vòng chiến cả một sư đoàn. Sức mạnh này không tham gia bất kì một cuộc đấu tranh trực tiếp giành quyền lực nào; thay vào đó, nó gây ảnh hưởng đơn giản chỉ bởi vì nó là chính nó. Tuy thế, chuyển động ngầm mà nó gây nên có thể hiện thân thành cái gì đó hiện hữu: một sự kiện hay hành động chính trị thực, một phong trào xã hội, sự bộc phát những bất ổn xã hội, các xung đột gay gắt trong trong lòng cấu trúc quyền lực tưởng chừng thống nhất một khối, hoặc chỉ đơn giản là sự biến đổi không cưỡng được trong bầu không khí xã hội và trí thức (khi nào, ở đâu, dưới những điều kiện nào, và ở quy mô nào thì thật khó dự đoán). Và vì tất cả những vấn đề và trục trặc thực sự thì đều bị che giấu bên dưới lớp vỏ cứng dày của sự dối trá, không bao giờ rõ ràng khi nào thì cọng rơm rơi xuống, như tục ngữ nói, hay cọng rơm ấy là gì. Điều này cũng là lí do tại sao chính quyền kết án, hầu như một phản xạ không điều kiện có tính ngăn chặn, những cố gắng dù khiêm tốn nhất nhằm sống trong sự thật.
Tại
sao Solzhenitsyn [3]
bị tống ra nước ngoài? Chắc chắn không phải vì ông đại diện cho một đơn vị
quyền lực thực sự, tức là, không phải vì một đại diện nào đó của chính quyền
cảm thấy ông có thể lật ghế họ và thay vị trí của họ trong chính quyền. Trục
xuất Solzhenitsyn là một điều gì khác: một cố gắng tuyệt vọng để nút cái suối
nguồn sự thật rất đáng sợ ấy, cái sự thật có thể gây ra những biến đổi không
tính hết được trong nhận thức xã hội, cái mà đến lượt nó lại có thể, một ngày
kia, gây ra tiêu vong chính trị với những hậu quả khôn lường. Và vì thế, chính
quyền hậu toàn trị ứng xử theo cách điển hình: nó bảo vệ sự toàn vẹn của thế
giới hình thức nhằm bảo vệ chính nó. Bởi vì cái lớp vỏ cứng tạo bởi đời sống
dối trá được làm từ một thứ nguyên liệu kì quái. Chừng nào nó còn bịt kín mít
toàn xã hội, chừng đó nó còn có vẻ như làm bằng đá. Nhưng vào thời điểm ai đó
xuyên thủng nó ở một điểm, vào lúc ai đó kêu lên "Hoàng đế cởi truồng
kìa" - khi một người phá vỡ luật chơi, và vì thế mà vạch rõ nó chỉ là một
trò chơi - thì tất cả đột nhiên lộ ra dưới một ánh sáng khác và toàn khối thạch
bì từ đây dường như được làm từ giấy mỏng, và sự tan rã là không thể kiểm soát
nổi nữa.
Khi
tôi nói về việc sống trong sự thật, tất nhiên tôi không có ý nghĩ chỉ có những
sản phẩm của tư duy khái niệm, như một sự phản đối hay một kháng thư của một
nhóm trí thức. Nó có thể là bất kì phương tiện nào mà nhờ đó cá nhân hay một
nhóm nổi dậy chống lại sự giật dây: bất kì cái gì, từ một bức thư của một nhóm
trí thức, đến bãi công của công nhân, từ một đêm nhạc rock đến biểu tình của
sinh viên, từ việc từ chối bỏ phiếu trong những màn bầu cử lố bịch hay đọc diễn
văn ở một đại hội chính thức nào đó, đến thậm chí là một cuộc tuyệt thực. Nếu
đàn áp các mục tiêu của cuộc sống là một quá trình phức tạp, và nếu sự đàn áp
này dựa trên việc phải đồng loạt giật dây mọi phương diện thể hiện của cuộc
sống, thì cũng chính vì thế mà bất cứ sự thể hiện tự do nào cũng đều gián tiếp
đe họa hệ thống hậu toàn trị về mặt chính trị, bao gồm cả những hình thức thể
hiện mà nếu ở trong các hệ thống xã hội khác thì không ai có thể nghĩ rằng nó
có một ý nghĩa chính trị tiềm tàng nào đấy, chứ đừng nói gì đến chuyện nó có
năng lượng có thể bùng nổ.
Mùa
xuân Praha thường được hiểu như là sự đụng độ giữa hai nhóm trên bình diện sức
mạnh thực chất: những người muốn duy trì hệ thống như nó vốn có, và những người
muốn cải cách nó. Nhưng người ta thường xuyên quên rằng, sự đối đầu này chỉ là
hành động sau chót và là kết quả tất yếu của của một vở kịch dài đầu tiên được
công diễn chủ yếu trong các nhà hát của tinh thần và trong nhận thức của xã
hội. Và rằng ở nơi nào đó vào lúc bắt đầu tấn kịch, có những cá nhân sẵn sàng
sống trong sự thật, thậm chí kể cả khi mọi thứ ở vào lúc tồi tệ nhất. Những người
này không có kênh tiếp cận nào với quyền lực thực, mà cũng không khơi dậy nó.
Những lãnh địa mà họ đang sống thật thậm chí không nhất thiết là lãnh địa của
tư tưởng chính trị. Họ có thể là nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ, hoặc đơn giản chỉ là
những công dân bình thường, những người có khả năng duy trì giá trị nhân văn
của họ. Ngày nay, tất nhiên là khó để truy nguyên khi nào và qua những đường
hầm rộng mở và lộng gió nào mà một hành động hay thái độ nào đó đã bắt đầu gây
ảnh hưởng lên hệ thống này, mà cũng khó lần theo những siêu vi trùng của chân
lý, bởi vì nó từ từ lan ra trong những mô tế bào của đời sống giả dối, dần dần
khiến nó phải tan rữa. Tuy nhiên, có một điều có vẻ rõ ràng: cố gắng cải cách
chính trị không phải là nguyên nhân làm bừng tỉnh xã hội, mà là kết quả cuối
cùng của sự bừng tỉnh ấy.
Tôi cho rằng có thể hiểu hiện tại rõ hơn dưới ánh sáng
của kinh nghiệm này. Sự đối đầu giữa 1000 nhà Hiến chương [4]
với hệ thống toàn trị dường như [là sự đối đầu] vô vọng về chính trị. Điều này
đúng, đương nhiên, nếu chúng ta nhìn nó qua những lăng kính cổ điển của hệ
thống chính trị mở, trong đó, khá tự nhiên là mọi lực lượng chính trị phải được
đo bằng những vị trí của nó trong thang đo quyền lực thực tế. Với góc nhìn ấy,
một tiểu-đảng như Hiến chương hoàn toàn không có cơ hội nào. Nhưng, nếu sự đối
đầu ấy được quan sát trên cái nền những điều mà ta đã biết về quyền lực trong
hệ thống hậu toàn trị, sự kiện này sẽ được soi rọi dưới ánh sáng hoàn toàn
khác. Trong thời gian hiện tại, chưa thể nói đích xác ảnh hưởng của sự xuất
hiện Hiến chương 77, sự tồn tại của nó, và những gì nó đã làm trong không gian
ngầm, và liệu những cố gắng của Hiến chương nhằm nhóm lên sự tự ý thức và và
niềm tin dân sự nên được xem xét ở đây như thế nào. Liệu sự đầu tư này, rốt
cuộc, có tạo ra tiền lãi cổ phần theo nghĩa những thay đổi chính trị cụ thể hay
không, vào lúc nào và theo cách nào, lại càng khó dự đoán hơn nữa. Nhưng điều
đó, tất nhiên, là sống trong sự thật. Là một giải pháp hiện sinh, nó đưa con
người trở lại với nền tảng vững chắc của bản chất của họ; về chính trị, nó ném
họ vào một canh bạc được ăn cả, ngã về không. Chính vì lí do này, nó chỉ được
chọn bởi những người sẵn sàng chịu mạo hiểm, hay bởi những người đã đi tới kết
luận là không còn cách nào khác để thực thi nền chính trị thực chất ở Tiệp khắc
ngày nay. Điều này, tuy thế, cũng chỉ là một: chỉ những ai không chịu hi sinh bản
chất người của mình vì chính trị, hay những ai không tin vào một nền chính trị
đòi hỏi sự hi sinh như thế, mới có thể đi tới kết luận này.
Hệ thống hậu toàn trị càng ngược đãi bất kì một đối
thủ nào trên bình diện quyền lực thực tế bao nhiêu, càng đàn áp bất kì hình
thức chính trị nào độc lập với các luật vận hành tự động của nó bao nhiêu, thì
sức nặng của các mối đe dọa chính trị tiềm tàng sẽ càng chuyển tới khu vực hiện
sinh và tiền chính trị bấy nhiêu: thường là không cần tới cố gắng có ý thức nào,
sống trong sự thật trở thành điểm xuất phát tự nhiên của mọi hoạt động chống
lại sự tự vận hành của hệ thống. Và thậm chí nếu những hoạt động như vậy cuối
cùng vượt lên trên lãnh địa của việc sống trong sự thật (có nghĩa là chúng đã
chuyển thành vô số các phong trào, tổ chức, thể chế song song, nếu chúng bắt
đầu được coi là hoạt động chính trị, mang đến sức ép thực tiễn lên cấu trúc
chính thức, và trên thực tế đã bắt đầu có ảnh hưởng ở tầng mức quyền lực thực,
thì chúng vẫn luôn mang trong mình những dấu vết đặc thù về cội nguồn của
chúng. Do đó, đối với tôi, có vẻ như là ngay cả cái gọi là phong trào bất đồng
chính kiến cũng không thể được hiểu đúng nếu không ngừng lưu ý về cái nền đặc
biệt mà từ đó nó xuất hiện …
(còn tiếp)
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét