Yêu
cầu LHQ áp lực Việt Nam
Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ
đang diễn ra tại Điện Quốc Liên ở Genève từ ngày 9 đến ngày 27 tháng 9 để xử lý
các vi phạm nhân quyền trên thế giới.
Chiều ngày 17 tháng 9, ông Võ Văn Ái nhân danh hai tổ
chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hành động Chung Cho Nhân quyền
lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm điều 19 và điều 18 của Công ước Quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị thông qua một loạt hành xử, như
Nghị định 72 về Internet mới ban hành với những cuộc bắt bớ tùy tiện 49
bloggers, sự ngược đãi tù nhân, đặc biệt đối với ông Nguyễn Hữu Cầu, hai nữ tín
đồ Hòa Hảo Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung, và đàn áp các tôn giáo tại Việt
Nam hay quản chế tùy tiện Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Kết thúc bài phát biểu Ông Ái nói: “Yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ áp lực để
Việt Nam công bố thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm
Tự do tôn giáo mà Hà Nội đã chấp nhận; thúc đẩy Việt Nam mời Báo cáo viên LHQ
đặc nhiệm Tự do ngôn luận, và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Bảo vệ người bảo vệ
nhân quyền; đặc biệt bãi bỏ các điều luật 79, 80, 87, 88 và 258 trong bộ Luật
Hình sự”.
Cũng tại LHQ, hôm 11.9, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người
Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự bảo trợ của 4 tổ chức Human
Rights Watch, IFEX, Article 19, và Văn Bút Quốc tế, đã tổ chức một cuộc Hội
thảo về “Ngôn luận hợp pháp trên Internet
bị quy tội: Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, và Cam Bốt”
Các nhân chứng từ Việt Nam có hai ông Võ Văn Ái và
Nguyễn Bắc Truyển, bà Sukanya Joop Prueksakasemsuk đến từ Thái Lan và cô Ramana
Sorn đến từ Cam Bốt.
Qua băng thu âm gửi từ Saigon
sang, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết tình hình đàn áp các bloggers thông qua
Nghị định 72. Ông cũng là nạn nhân bị hàng chục công an mật vụ theo dõi, phong
tỏa nhà ông sau khi ông tiếp kiến Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tại Saigon hồi tháng 8. Sau đó, ông và các nhà hoạt động đến
Dòng Chúa Cứu Thế ăn mừng em Phương Uyên, khi về cũng bị công an hành hung, ném
đá vào đầu chị Bùi Hằng, và các anh Lê Quốc Quyết, Trương Minh Đức, Quang Dũng…
Kết
thúc, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết rằng:
- Thưa quý vị, trong những ngày qua khi ông Trương Tấn
Sang đi gặp Tổng Thống Obama Hoa Kỳ trở về thì tình hình nhân quyền có vẻ như
là bước sang một giai đoạn mới là khủng bố trực tiếp vào các nhà hoạt động một
cách rất là nặng. Họ đánh đập, không từ bất cứ hành động côn đồ nào để có thể
đàn áp, khủng bố tinh thần của các nhà bất đồng chính kiến cũng như các nhà
hoạt động. Nặng nề hơn hết là họ ra những thông báo về Nghị định 72 hạn chế
quyền tự do thông tin trên Internet. Đây là Nghị định đi ngược lại những lời
cam kết tự do Internet của nhà cầm quyền Việt Nam đối với quốc tế”.
Bài tham luận của ông Võ Văn Ái phân tích sự tai hại
của Nghị định 72 về Internet thông qua việc bắt bớ, giam cầm tùy tiện 49
bloggers cùng hệ quả nguy hại khóa miệng tự do ngôn luận tại Việt Nam. Hà Nội
giải thích Nghị định 72 như sự bảo vệ tác quyền, và chống lại các “thế lực thù
địch”. Nhưng ông Ái bác bỏ khi trích lời ông Jonathan London, giáo sư Đại học
Hồng Kông, nói rằng:
“Trong mọi tầng
lớp xã hội Việt Nam
đang có sự khao khát thay đổi. Nỗi khát vọng này không đến từ các thế lực thù
địch, mà đến từ mọi giới người Việt yêu thương xứ sở họ và mong cầu một tương
lai tốt đẹp sớm xảy ra”.
Nhân dịp này chúng tôi phỏng vấn ông Nicolas Agostini,
chủ tọa cuộc Hội thảo. Ông cho biết như sau:
Nicolas Agostini: “Mặc dù bối cảnh các quốc gia
khác nhau, nhưng chúng tôi thấy có cùng một mô hình chung, là sự đàn áp các
tiếng nói độc lập, các phê phán và các nhà báo, đặc biệt trên trực tuyến. Vì
vậy chúng tôi đặt tiêu điểm vào Việt Nam , biểu trưng đầy đủ cho một nhà
nước độc đoán đang khóa miệng mọi tiếng nói bất đồng chính kiến. Chúng tôi cũng
nhắm tới Thái Lan, nơi nhà cầm quyền sử dụng tội khi quân và sắc luật về tội
phạm vi tính để đàn áp những phê phán, và Cam Bốt, là nơi chính quyền sử dụng sự
sợ hãi bất chính và sự tự-kiểm-duyệt để đàn áp, giống hệt như hiện trạng ở Thái
Lan và Việt Nam, họ nhắm vào các bloggers và công dân mạng, những người đăng
tải bài vở trên Facebook và mạng xã hội, hoặc các nhà báo trực tuyến.
- Ỷ Lan: Trường
hợp ở Việt Nam ,
những thông tin gì được trình bày tại cuộc hội thảo thưa ông?
- Nicolas
Agostini: Ông Võ Văn Ái, Chủ
tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam , đã trình bày những vi phạm
rất trầm trọng đối với tự do ngôn luận. Ông đã đưa ra nhiều trường hợp của các bloggers
và nhà báo đã bị cầm tù chì vì biểu tỏ ôn hòa quyền ngôn luận và ý kiến hay
trường trình những xâm phạm nhân quyền và pháp luật. Chúng tôi cũng cho phát
băng thu từ Saigon của blogger Nguyễn Bắc
Truyển đã từng bị tù trong quá khứ. Được trả tự do những ông vẫn bị nhà cầm
quyền theo dõi và bị sách nhiễu thô bạo chỉ vì ông biểu tỏ ôn hòa ý kiến trên
trực tuyến.
Ỷ Lan: Ông
có đòi hỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ phải làm gì không, thưa ông?
Nicolas
Agostini: “Chúng tôi yêu cầu LHQ
đặt trọng tâm vào ba nước Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt, vì cả ba quốc gia này có
nghĩa vụ quốc tế theo các điều luật nhân quyền quốc tế. Thái Lan vừa chấm dứt
nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Có thể Việt Nam sẽ được bầu
vào Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ ba năm tới.
Sắp tới đây, LHQ sẽ duyệt xét cả ba nước này theo Cơ
chế Kiểm điểm Định kỳ (Universal
Periodic Review). Vì vậy, chúng tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế và các thành
viên trong Hội đồng Nhân quyền LHQ yêu sách cả ba nước phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc
tế và yêu cầu cho các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn
luận, được bảo đảm hoàn toàn.”
Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Nicolas Agostini.
(Ỷ Lan, Phóng
viên Đài Á châu Tự do tại LHQ Genève)
/Nguồn: www.rfa.org/vietnamese/in.../y-lan-09192013-09192013145058.html /
-----------------
Đây là bằng chứng mới nhất về nhân quyền ở Việt nam: http://nld.com.vn/phap-luat/nhan-500000-dong-7-nguoi-bi-khoi-to-20130920043621340.htm.
Trả lờiXóaNgày 29-5-2012, ông Lê Văn Hoa và ông Nguyễn Trưng đến mua keo ở lô đất kế bên khu đất thuộc sở hữu của 23 hộ dân. Sau khi khai thác keo, ông Hoa và ông Trưng thuê xe chở đi qua con đường do 23 hộ tự mở và đạp gãy một số cây con. Thấy vậy, các ông Nguyễn Hồng Xuân (trưởng thôn Hội Đức), Phạm Bá Ri, Phạm Đông Thanh, Phạm Danh, Phạm Sứ, Phạm Đông Nghiệp và Nguyễn Tấn Quang (đại diện 23 hộ dân) ra ngăn cản, yêu cầu đi đường khác. Ông Hoa và ông Trưng đến thỏa thuận, hứa “hỗ trợ cho 23 hộ 500.000 đồng để sửa lại đường và trồng lại cây bị hư”. Vì ông Hoa là người cùng thôn nên 7 người đồng ý cho xe đi.
“Chúng tôi chưa kịp lấy tiền, ông Hoa đã rủ đi uống nước. Trên đường tới quán nước, ông Hoa đổi ý, đưa chúng tôi 500.000 đồng rồi rủ đi ăn thịt chó, uống rượu. Lúc đi, ngoài 7 người chúng tôi còn có ông Hoa và tài xế. Chúng tôi nhậu hết 380.000 đồng, còn lại 120.000 đồng đưa trưởng thôn giữ để đổ xăng đi lại chăm sóc rừng keo” - ông Ri kể.
Đột nhiên 6 tháng sau, Công an huyện Sơn Tịnh mời 7 người lên làm việc vì có đơn tố cáo họ cưỡng đoạt tài sản của người khác vào ngày 29-5-2012. Tại cơ quan công an, họ đã trình bày vụ việc rõ ràng như trên. Tuy nhiên, đến ngày 3-7-2013, cả 7 người đều nhận được quyết định khởi tố bị can về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1, điều 135 Bộ Luật Hình sự. Kèm theo quyết định khởi tố còn có lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Đối với dân thì xử ác như vậy, việc cỏn con, đã được 2 bên thoả thuận, sự việc xảy ra đã lâu (6 tháng) mà chính quyền vẫn kiên quyết xử cho bằng được. Như vậy thì quyền con người ở đâu? Họ đâu có phạm tội gì mà chính quyền tự ý khép tội cho họ.
Trong khi các ông bà Quan Rất To lại giả vờ ngây thơ: Phó chủ tịch nước nói “bây giờ ăn của dân không từ một cái gì..”, Chủ tịch Quốc hội thì hỏi “có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”.
Những sự việc như Vinashin, Vinalines rành rành ra đó. Người chịu trách nhiệm lớn nhất cũng đã phải xin lỗi trước Quốc Hội mà các vị này cứ giả vờ ngây ngô không biết.
Quyền và Lẽ Công Bằng ở đâu? Chủ tịch nước và TBT chắc là biết, nhưng đang bị bó chân bó tay!!!
Công an có quyền, được nhà nước trao, ăn lương của dân, nhưng thích bắt ai cứ bắt, trát gọi ai cứ phát ra, quy tội ai cái gì cũng được. Nếu nói: - Ừ mời ông đi nhậu với bọn tôi cho vui vẻ, thì gật đầu rồi cho qua, nếu không, tội bị quy càng nặng, gọi nhiều lần phiền toái. Không có tội, họ nói có tôi. Chuyện nhỏ xỏ to, nâng quan điểm, áp chế vào pháp luật.Xã hội mất dân chủ và phi dân sự nó thế! Cái lũ mặt sắt mắt lé muốn hành dân kiểu gì cũng không sao! Nhân quyền ở ta bằng ba vạn (lần xấu) nhân quyền các nước tư bản.
XóaVụ án này xem chừng giống vụ án 3 ông nông dân bắt 2 con vịt bị tù 13 năm ở Lâm Đồng quá!
XóaChỉ thương mấy người nông dân vô tội phải đối diện với vòng lao lý, chí ít nhóm nông dân này cũng sẽ phải lãnh hơn 13 năm tù!!!
CSVN đã nói: không có tội thì vẫn cứ bắt và rồi sẽ ra tội, ép cung, mớm cung và nhục hình là những hình thức mà CA CSVN ưa dùng để đưa người dân vô tội ra toà.
Thế này mà cứ xoen xoét đi rao giảng ở nước ngoài là ở Việt Nam nhân quyền bằng vạn lần tư bản. Khi bị nhà báo hỏi tại sao lại bắt bớ dân nhiều thế thì lại lấp liếm: những người bị bắt là vì có âm mưu chống phá nhà nước Việt nam.
Một báo cáo của Phóng viên Không biên giới công bố vào tháng 7/2013 mô tả Việt Nam như là « nhà tù thứ hai của thế giới đối với các blogger và nhà ly khai trên mạng, sau Trung Quốc ».
Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nhấn mạnh (Trong cuộc họp báo chung với nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt) là «Ở Việt Nam tất cả mọi người kể cả các quan chức, nếu vi phạm luật pháp thì đều bình đẳng trước pháp luật ».
Vậy vụ 3 ông nông dân ăn trộm 2 con vịt (giá 5USD) và vụ 23 nông dân này lấy 500.000 đồng (25USD) có thoả thuận và ăn nhậu với người bị lấy tiền so với vụ 3X và nhóm lợi ích của ông ta làm thất thoát 5 tỷ USD của nhân dân qua 2 vụ Vinashin và Vinalines thì các ông tính sao cho được "bình đẳng trước pháp luật?"
Không sợ thế giới cười cho à???
Cõi đời ta bà hỗn tạp. Điều gì cũng có thể xảy ra. Không nên quá hy vọng cũng như thất vọng.
Trả lờiXóabắt 2 con vịt nhậu thì bị tù 13 năm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng rất lớn trong việc răn đe tội phạm. Tham ô, tham nhũng cả tỷ, trăm tỷ thậm chí nghìn tỷ thì chỉ kiểm điểm qua loa , cùng lắm xử án treo, bôi bác như phiên tòa xử vụ Đồ Sơn, phạt các bị cáo 50.000 đồng và cảnh cáo. Kết thúc phiên tòa, cả bị cáo lẫn quan tòa rủ nhau đi ăn phở, cái này là vì chiếu cố công lao, hoàn cảnh nên phải xử như vậy, thể hiện sự nhân đạo khoan dung của Đảng và Nhà Nước, giáo dục là chính“. Ông Hùng hỏi "có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”, làm như đó là một ý kiến mới lạ, mạnh mẽ. Dễ lắm, ông cứ hỏi nhân dân đi, người ta trả lời cho, trả lời còn cặn kẽ hơn ông muốn nữa là khác Sợ trả lời xong, ông lại quy cho người ta là thế lực thù địch. Bây giờ ai còn tin các ông nữa, toàn chỉ giỏi loanh quanh, chưa bao giờ người dân xa lánh và khinh bỉ lãnh đạo như ngày hôm nay. Dồn ép người ta đến bước đường cùng, người cầm dao, người cởi truồng chịu nhục, người tự tử, người cầm súng...nhưng các ông hoàn toàn vô cảm, nguy hiểm hơn các ông lại chọn con đường chống lại nhân dân, đàn áp, bỏ tù, cưỡng chế và thăng quan tiến chức cho những kẻ tội đồ đất nước.Bối cảnh đất nước Việt Nam bây giờ đen tối , ngột ngạt không khác gì bối cảnh đầu thế kỷ 20. Năm 1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, và đúng 100 năm sau ai sẽ cứu dân tộc Việt Nam đây ?
Trả lờiXóaCác đồng chí cứ yên tâm là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình đã cho biết "Báo cáo sơ bộ, số cán bộ công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%".
Trả lờiXóaDo đó cứ yên tâm là còn 99% cán bộ "làm được việc" sẽ giải quyết mọi vấn đề và chúng ta sẽ dắt nhau đi ăn phở sau đó.
Các đồng chí yên tâm nổi không khi Bộ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cho biết "Báo cáo sơ bộ, số cán bộ công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%". Vì thực tế, số cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ là trên dưới 99%.
XóaĐốt đuốc giữa ban ngày cũng không thể kiếm được 1 ông bà cán bộ làm lợi cho dân!!!
1/3 sáng cắp ô đi tối cắp ô về vs 1% không làm được việc .
XóaCâu hỏi đặt ra là số 1% không làm được việc có nằm trong số 1/3 có mặt để lãnh lương hay không ?
Tớ nghĩ là không .
Nếu chỉ "1% không làm được việc" thì chất lượng cán bộ VN vô địch toàn vũ trụ (nếu như hành tính nào đó cũng có người)! Nói phải biết ngượng mồm!
XóaChúc bác ngày mới vui vẻ! Thành công
Trả lờiXóaCon người sinh ra là để sống và tạo dựng cuộc sống cho muôn đời.Muốn sống được cần có môi trường sống,trong đó có môi trường chính trị bởi vì loài người thoát khỏi thời hoang dã,đến văn minh công nghệ...
Trả lờiXóaHĐNQ LHQ đang đánh giá Việt Nam về nhân quyền,chắc rằng sẽ công nhận thực tế này.
Đất nước Việt Nam là một nhà tù khổng lồ, mổi người dân là một tù nhân, nhân quyền ở Việt Nam là người dân có quyền tự do ca ngợi Đảng, nói tốt Đảng, hy sinh vì Đảng, tự do chấp hành tuyệt đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Người ta còn giải thích là nhân quyền kiểu Việt Nam, tức là những người nào muốn có nhân quyền thì người đó phải có chức có quyền, muốn làm gì cũng được, không áp dụng nhân quyền với dân đen, dân đen đòi nhân quyền thì kẻ đó là phản động, suy thoái và thế lực thù địch
Trả lờiXóaHau het nhan loai deu la phan dong. Len chung no moi len an ta, vay tu nay khong them nhan tien cua chung no nua chi to mang no cho nhan dan thoi. Hay mang tai nguyen lanh tho va phu nu dang cho ban 4 tot. Bon day moi la canh mang that su. Vi bon chung dang tim cach canh het me no mang song cua ca nhan loai nhu loi cua AQ trong AQ chinh truyen
Trả lờiXóa