* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 6)
IX.
Sự khủng hoảng nghiêm trọng của con người xuất hiện do sống trong dối trá, một
cuộc khủng hoảng mà đến lượt nó lại làm cho một cuộc sống như vậy trở nên khả
thi, chắc chắn phải mang một chiều kích đạo đức nữa: nó bộc lộ, bên cạnh những
đặc điểm khác, như là một cuộc khủng hoảng đạo đức sâu sắc trong xã hội. Một
người đã từng bị hấp dẫn bởi hệ thống giá trị tiêu thụ, người mà bản sắc đã bị
hòa tan trong những trang phục hỗn tạp của nền văn minh đại chúng, người không
có gốc rễ trong trật tự của tồn tại, không có cảm nhận trách nhiệm về bất kì
cái gì ngoài sự sinh tồn của bản thân, là một người bị vô đạo đức hóa. Hệ thống
dựa vào sự vô đạo đức hóa này, khoét sâu nó, và trên thực tế hệ thống ấy chính
là sự phóng chiếu sự vô đạo đức lên xã hội.
Ngược lại, sống trong sự thật, như là sự nổi dậy của con người chống lại sự sắp
đặt cưỡng bức, là một cố gắng giành lại quyền kiểm soát cảm nhận của cá nhân về
trách nhiệm. Nói cách khác, nó hiển nhiên là một hành vi đạo đức, không chỉ vì
người ta phải trả giá đắt cho nó, mà cơ bản là vì nó vô tư lợi: rủi ro có thể
được đền đáp dưới hình thức chữa lành bệnh cho hiện trạng, mà cũng có thể
không. Về mặt này, như tôi đã trình bày trước đây, nó là một canh bạc được tất
hoặc mất tất, và thật khó mà tưởng tượng được một con người duy lý lại bước lên
con đường chông gai ấy chỉ vì anh ta tin rằng hi sinh hôm nay sẽ đem lại lợi
ích ngày mai - dưới hình thức sự cảm kích của công chúng. (Nhân tiện, những
người đại diện cho quyền lực luôn vu khống những người sống trong sự thật bằng
cách không ngừng quy kết những động cơ vị lợi cho họ - sự thèm muốn quyền lực,
danh vọng, hay tiền tài - và do đó chúng đã thử, ít nhất là tìm cách dính líu
những người sống trong sự thật này vào thế giới của chúng, thế giới của sự phi
đạo đức tổng thể).
> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ; Phần 5
> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ; Phần 5
Nếu cuộc sống chân thật trong hệ thống hậu toàn trị trở thành mảnh đất chính
nuôi dưỡng các ý tưởng chính trị độc lập thay thế (alternative), thì mọi xem
xét về bản chất và viễn cảnh tương lai của những ý tưởng này nhất thiết phải
phản ánh chiều kích đạo đức này như là một hiện tượng chính trị. (Và nếu niềm
tin Mác-xít rằng đạo đức là một sản phẩm của thượng tầng kiến trúc đã ngăn cản
ai đó trong số bạn bè của chúng ta nhận thức ra ý nghĩa đầy đủ của chiều kích
này, và bằng cách này hay cách khác đã gộp nó [đạo đức theo quan điểm của
Mác-xít] vào trong thế giới quan của họ, thì người thiệt hại chính là bản thân
họ: lòng trung thành khắc khoải với các nguyên lý của thế giới quan này không
cho họ hiểu biết đầy đủ những cơ chế ảnh hưởng chính trị của họ, vì thế, nghịch
lý thay, nó khiến họ, với tư cách là những người Mác-xít, lại trở nên chính xác
là cái mà họ vốn luôn nghi kỵ ở những người khác, đó là trở thành các nạn nhân
của “nhận thức sai lầm”) Tầm quan trọng chính trị đặc biệt của đạo đức trong hệ
thống hậu toàn trị là hiện tượng mà ít nhất là rất hiếm có trong lịch sử chính
trị hiện đại, một hiện tượng rất có thể có những hậu quả sâu xa - như tôi sẽ
sớm cố gắng chỉ ra.
X.
Không thể phủ nhận rằng, sự kiện chính trị quan trọng nhất ở Tiệp khắc sau sự
kiện Husák lên cầm quyền năm 1969 là sự xuất hiện của Hiến chương 77. Bầu không
khí trí thức và tinh thần bao quanh sự xuất hiện của nó, tuy nhiên, không phải
là sản phẩm của bất kì sự kiện chính trị trực tiếp nào. Bầu không khí ấy được
tạo ra bởi phiên tòa xét xử một số nhạc sĩ trẻ có quan hệ với một nhóm nhạc
rock gọi là "Những người nhựa của vũ trụ". Phiên tòa của họ không
phải là sự đối đầu của hai lực lượng hay quan niệm chính trị khác nhau, mà là
hai quan niệm cuộc sống khác nhau. Một bên là giáo lý khổ hạnh khô cằn của
thành tựu hậu toàn trị, và bên kia là một nhóm người không tên tuổi, không muốn
gì hơn là sống trong sự thật, chơi nhạc mà họ thích, hát các bài hát thích hợp
với cuộc sống của họ, và sống tự do trong danh dự và tình bạn. Những người này
không hề có quá khứ hoạt động chính trị. Họ không phải là những thành viên rất
tích cực với các tham vọng chính trị, hay là các cựu chính trị gia bị gạt khỏi
cấu trúc quyền lực. Họ đã được cung cấp mọi cơ hội để thích nghi với nguyên
trạng, sống trong dối trá, hưởng thụ cuộc đời không bị chính quyền quấy nhiễu.
Tuy thế, họ vẫn quyết định đi con đường khác. Cho dù thế, hay đúng hơn, chính
vì thế, mà trường hợp của họ có một tác động vô cùng đặc biệt tới những người
còn chưa tắt hi vọng. Hơn nữa, khi phiên tòa diễn ra, một cảm xúc mới đã cuộn
lên bề mặt sau những năm chờ đợi, vô cảm và nghi ngờ mọi hình thức phản kháng.
Con người đã "mệt mỏi vì mệt mỏi", họ chán ghét trì trệ, bất động,
chỉ trụ hờ vào một niềm tin rằng rồi mọi thứ cuối cùng sẽ phải khá lên. Theo
nhiều lẽ, phiên tòa là giọt nước làm tràn bát nước. Nhiều nhóm thuộc nhiều
khuynh hướng khác nhau, mà cho đến lúc đó vẫn biệt lập với nhau, vẫn ngại hợp
tác, hay những nhóm đã bị ràng buộc vào các hình thức hành động khiến hợp tác
trở nên khó khăn, bỗng nhiên bị giáng mạnh bởi một thực tế mạnh mẽ là tự do là
không thể phân chia. Tất cả mọi người đều chợt nhận ra rằng tấn công vào tầng
hầm âm nhạc Séc (Czech) là tấn công vào cái cơ bản và quan trọng nhất, cái trên
thực tế đã kết nối mọi người với nhau: nó là sự tấn công vào chính khái niệm
"sống trong sự thật", vào mục đích đích thực của cuộc sống. Tự do
chơi nhạc rock đã được hiểu như là quyền tự do của con người, và do đó cũng
giống như là quyền tự do tham gia vào nhận thức chính trị và triết học, tự do
viết lách, tự do biểu đạt và bảo bệ các lợi ích chính trị và xã hội khác khau
trong xã hội. Con người đã được khơi gợi để cảm thấy ý nghĩa thực sự của việc
đoàn kết với những nhạc sĩ trẻ, và họ hiểu ra rằng, không đứng dậy cho tự do
của người khác, không kể các phương tiện sáng tạo của họ hay thái độ sống của
họ cách xa mình đến đâu, đều là từ bỏ quyền tự do của chính mình. (Không có tự
do nếu không có bình đẳng trước pháp luật, và không có bình đẳng trước pháp
luật nếu không có tự do; Hiến chương 77 đã cho khái niệm cổ này một chiều mới
và điển hình, cái có ý nghĩa vĩ đại với lịch sử Czech hiện đại. Cái mà
Slábecek, tác giả cuốn Sáu mươi tám, trong một phân tích thiên tài đã gọi là
"nguyên tắc loại bỏ", cái luôn nằm dưới gốc rễ của mọi khốn khổ về
chính trị và đạo đức ngày nay. Nguyên tắc này ra đời vào cuối Thế chiến II
trong một xung đột lạ lùng giữa những người cộng sản và những người dân chủ, và
đã được phát triển xa hơn nữa sau đó, thẳng tới "cái đích cay đắng".
Lần đầu tiên trong bao thập kỉ, nguyên tắc này đã bị vượt qua, bởi Hiến chương
77: tất cả những người đoàn kết dưới Hiến chương 77 đều, lần đầu tiên, trở
thành những đối tác ngang hàng. Hiến chương 77 không chỉ đơn thuần là một liên
minh của những người cộng sản và không cộng sản - điều đó thì không có gì lạ về
mặt lịch sử và, từ giác độ đạo đức và chính trị thì không có gì là cách mạng -
mà là một cộng đồng mà a priori là mở cho tất cả mọi người, và không ai trong
đó bị đặt vào vị trí thấp kém một cách tiên nghiệm). Đó chính là không khí mà trong
đó Hiến chương 77 đã ra đời. Ai có thể tiên đoán được rằng việc buộc tội một
hai nhóm rock lại có những hậu quả sâu xa như thế?
Tôi nghĩ rằng những nguồn gốc của Hiến chương 77 minh họa rất rõ cái tôi đã đề
xuất ở trên: trong hệ thống hậu toàn trị, cái nền thực sự cho các phong trào
đang dần dần giành được ý nghĩa chính trị thường không bao gồm những sự kiện
chính trị nổi bật như các cuộc đối đầu giữa các lực lượng hay quan điểm chính
trị công khai. Các phong trào này chủ yếu bắt nguồn từ đâu đó khác, từ lãnh địa
rộng hơn rất nhiều của "tiền chính trị", nơi mà "sống trong giả
dối" đối đầu với “sống trong sự thật", tức là, nơi mà các đòi hỏi của
hệ thống hậu toàn trị mâu thuẫn với mục đích chân chính của cuộc sống. Một cách
tự nhiên, những mục đích thực sự này có khả năng mang những hình thức vô cùng
đa dạng. Đôi lúc nó xuất hiện dưới dạng các quan tâm vật chất và xã hội cơ bản
của một nhóm hay một cá nhân; những lúc khác, chúng có thể xuất hiện dưới dạng
các quan tâm trí tuệ hay tinh thần; vào những lúc khác nữa, chúng có thể là
những đòi hỏi hiện sinh cơ bản nhất, thí dụ như thôi thúc tự nhiên của con
người được sống cuộc đời trong danh dự. Vì vậy, xung đột này khoác lên mình cái
vẻ chính trị không phải vì bản chất chính trị sơ đẳng của các mục tiêu đòi hỏi
được lắng nghe, mà đơn giản là: với một hệ thống giật dây phức tạp mà trên đó
chế độ hậu toàn trị được xây xựng lên và chịu lệ thuộc vào, thì mọi hành vi hay
biểu hiện tự do của con người, mọi cố gắng sống trong sự thật không cách nào
khác hơn là mang dáng vẻ đe dọa đối với hệ thống, và, vì thế,trở thành những
thứ đặc biệt chính trị. Mọi biểu đạt chính trị cuối cùng của các phong trào
xuất thân từ nền móng "tiền chính trị" này đều chỉ là thứ yếu. Nó
phát triển và chín muồi với tư cách là kết quả của chuỗi đối đầu tiếp theo với
hệ thống, chứ không phải vì nó khởi đầu đã là một chương trình, dự án hay áp
lực chính trị.
Một lần nữa, những sự kiện năm 1968 khẳng định điều này. Những nhà chính trị
cộng sản muốn cải tổ hệ thống đã xây dựng nên chương trình cải tổ của mình
không phải vì đột nhiên họ giác ngộ một cách thần bí, mà bởi vì họ bị ép buộc
phải làm như vậy do những sức ép liên tục và ngày càng tăng từ nhiều lĩnh vực
của đời sống không hề liên hệ gì với chính trị theo nghĩa truyền thống của từ
này. Trên thực tế, họ đã cố gắng sử dụng các biện pháp chính trị để giải quyết
các xung đột xã hội (mà trên thực tế là đối đầu giữa những mục tiêu của hệ
thống và những mục tiêu của cuộc sống) đang hàng ngày diễn ra hầu như tại mọi
tầng mức xã hội, và đã nghiền ngẫm về nó trong nhiều năm với những suy tư ngày
càng cởi mở. Được hậu thuẫn bởi sự cộng hưởng sống động trên toàn xã hội, các
học giả và nghệ sĩ đã nhìn nhận vấn đề theo vô vàn cách và sinh viên thì đòi
hỏi câu trả lời.
Sự ra đời của Hiến chương 77 cũng minh họa tầm quan trọng chính trị đặc biệt
của khía cạnh đạo đức của những điều mà tôi vừa đề cập. Thật khó tưởng tượng ra
Hiến chương 77 nếu thiếu cảm nhận về sự đoàn kết giữa các nhóm rất khác nhau,
và mọi người không đột nhiên nhận ra rằng không thể tiếp tục chờ đợi nữa, và
rằng sự thật phải được nói lớn lên và nói đồng loạt, bất kể cái chắc chắn hiển
hiện về những đòn trừng phạt và những hậu quả sờ mó được trong tương lai gần
kề. "Có cái gì đó đáng để hi sinh", Jan Patocka đã viết trước khi
chết [5]
. Tôi nghĩ rằng những nhà Hiến chương hiểu điều này không chỉ là di sản của
Patocka, mà còn là lời giải thích tốt nhất tại sao họ lại làm những việc họ đã
làm.
Nếu quan sát từ bên ngoài, và chủ yếu góc nhìn của hệ thống và cấu trúc quyền
lực của nó, Hiến chương 77 đến bất ngờ, như là sét giữa trời quang. Tất nhiên,
nó không phải là sét giữa trời quang, nhưng ấn tượng ấy cũng thông cảm được,
bởi vì sự sục sôi dẫn tới Hiến chương đã diễn ra trong "không gian bí
mật", trong vùng mờ tối nơi mà sự vật thật khó được vẽ lại hay phân tích.
Những cơ hội để dự đoán sự xuất hiện của Hiến chương 77 cũng mỏng manh như cơ
hội vào lúc này để đoán nó sẽ dẫn tới đâu. Một lần nữa, nó quả là chấn động,
rất điển hình cho những thời khắc khi mà một điều gì từ không gian bí mật đột
nhiên bùng lên xuyên thấu bề mặt bất động của "cuộc sống trong dối
trá". Càng bị mắc bẫy trong thế giới của những vỏ hình thức, thì càng ngạc
nhiên khi một cái gì như thế xảy ra.
Bản tiếng Việt © 2006 Duy Tân Trẻ (duytantre@walla.com)
© 2006 talawas
[1]Phản
Hiến chương: ý nói bản tuyên bố do nhà cầm quyền Tiệp Khắc dựng lên nhằm bác bỏ
Hiến chương 77. (Hiến chương 77 là một tuyên ngôn công bố vào tháng 1 năm 1977,
lên án nhà nước Tiệp Khắc vi phạm các quyền tự do của con người, do 243 trí
thức và công dân Tiệp Khắc kí tên. Theo nghĩa rộng, đây là một phong trào dân
sự phi cộng sản đã góp phần quan trọng đưa đến sự sụp đổ của nhà nước toàn trị
ở Tiệp Khắc).
[2]Faust: nhân vật thần thoại trong văn học nghệ thuật châu Âu, người bán linh hồn cho quỷ dữ để đổi lấy tuổi trẻ, tri thức và sức mạnh. Lần đầu tiên chính thức xuất hiện là trong vở kịch của Christopher Marlowe ở những năm 1590, sau đó trong một vở kinh điển của Johann Wolfgang von Goethe ở thế kỷ 19.
Mephistopheles, Quỷ vương, chính là nhân vật tiến hành mua bán với Faust. Cái tên này được dùng thay cho Satan hay Quỷ sứ, nhưng không có từ ban đầu trong Kinh thánh mà chỉ được hư cấu kể từ thời Phục hưng. Từ thế kỷ thứ 17, nhiều huyền thoại Thiên chúa giáo bắt đầu nói đến Mephistopheles cùng với Lucifer - Ma vương/ Diêm vương - như những thiên thần nổi loạn chống lại Thượng đế vào lúc khởi thủy, bị đuổi khỏi Thiên đàng (talawas).
[3]Alexander I. Solzhenitsyn: nhà văn bất đồng chính kiến Liên Xô, các tiểu thuyết của ông tố cáo sự tàn bạo trong các trại lao động Xô viết (talawas).
[4]Hiến chương 77: một sáng kiến công dân không chính thức ở Tiệp Khắc những năm 1977-1992, đóng vai trò quan trọng trong khoảng thời gian cuối những năm 1980, khi chủ nghĩa cộng sản đi đến sụp đổ tại nước này. Trong số các thành viên sáng lập hàng đầu của Hiến chương 77 có Václav Havel. Lần đầu tiên Hiến chương xuất hiện như một cương lĩnh vào tháng Giêng năm 1977, trên một tờ báo ở Tây Đức, với chữ ký của 243 công dân Czechoslovakia thuộc những ngành nghề, chính kiến và tôn giáo khác nhau. Đến giữa những năm 1980, số chữ ký lên đến 1200. Hiến chương phê phán nhà nước Tiệp Khắc thất bại trong việc thực thi các điều khoản về nhân quyền như đã được ghi trong các văn kiện mà nhà nước này đã ký kết, trong đó có cả chính Hiến pháp Tiệp Khắc, Hiệp ước An ninh và Hợp tác châu Âu, các điều khoản của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa… Nó mô tả những người tham gia ký Hiến chương như một liên hiệp không cố kết, không chính thức và để mở, thống nhất với nhau do cùng chung ý chí phấn đấu, về mặt cá nhân và tập thể, cho sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền trên đất nước Tiệp Khắc và khắp thế giới. Nó cũng nhấn mạnh đây không phải là một tổ chức, một quy chế hay một cơ chế vĩnh viễn, và không phải là hình thức làm cơ sở cho hành động đối lập chính trị. Phản ứng của nhà nước Tiệp là bôi nhọ và đàn áp. Họ dùng truyền thông chính quyền, kể cả trong truyền thông đối ngoại, để mô tả Hiến chương là “chống nhà nước”, “chống chủ nghĩa xã hội”, là “mị dân” và “phần xỉ nhục của viết lách”. Họ gọi những người ký vào Hiến chương là “những kẻ phản bội và nổi loạn”, là “đầy tớ trung thành và gián điệp của chủ nghĩa đế quốc”, những kẻ “phá sản về chính trị” và “phiêu lưu quốc tế”… Tháng Mười năm 1979, sáu nhà lãnh đạo của nhóm, trong đó có VáclavHavel
bị đưa ra xử vì tội lật đổ và bị kết án với những mức tù đến năm năm (talawas).
[5]Jan Patocka là một triết gia có ảnh hưởng lớn và là môn đồ của Edmund Husserl. Ông cũng là một trong những phát ngôn viên đã sáng lập ra Hiến chương 77. Ông bị cảnh sát quấy rối nghiêm trọng, bị gọi thẩm vấn triền miên, và theo đúng nghĩa, đã bị cảnh sát săn lùng cho đến tận giường bệnh viện nơi ông trút hơi thở cuối cùng. Trích đoạn trên được lấy từ diễn văn cuối cùng của ông, được dịch ra tiếng Anh là “Political testament” (Di chúc chính trị), Telos, 31 (mùa xuân 1977), trang 151-2. (Chú thích của biên dịch)
[2]Faust: nhân vật thần thoại trong văn học nghệ thuật châu Âu, người bán linh hồn cho quỷ dữ để đổi lấy tuổi trẻ, tri thức và sức mạnh. Lần đầu tiên chính thức xuất hiện là trong vở kịch của Christopher Marlowe ở những năm 1590, sau đó trong một vở kinh điển của Johann Wolfgang von Goethe ở thế kỷ 19.
Mephistopheles, Quỷ vương, chính là nhân vật tiến hành mua bán với Faust. Cái tên này được dùng thay cho Satan hay Quỷ sứ, nhưng không có từ ban đầu trong Kinh thánh mà chỉ được hư cấu kể từ thời Phục hưng. Từ thế kỷ thứ 17, nhiều huyền thoại Thiên chúa giáo bắt đầu nói đến Mephistopheles cùng với Lucifer - Ma vương/ Diêm vương - như những thiên thần nổi loạn chống lại Thượng đế vào lúc khởi thủy, bị đuổi khỏi Thiên đàng (talawas).
[3]Alexander I. Solzhenitsyn: nhà văn bất đồng chính kiến Liên Xô, các tiểu thuyết của ông tố cáo sự tàn bạo trong các trại lao động Xô viết (talawas).
[4]Hiến chương 77: một sáng kiến công dân không chính thức ở Tiệp Khắc những năm 1977-1992, đóng vai trò quan trọng trong khoảng thời gian cuối những năm 1980, khi chủ nghĩa cộng sản đi đến sụp đổ tại nước này. Trong số các thành viên sáng lập hàng đầu của Hiến chương 77 có Václav Havel. Lần đầu tiên Hiến chương xuất hiện như một cương lĩnh vào tháng Giêng năm 1977, trên một tờ báo ở Tây Đức, với chữ ký của 243 công dân Czechoslovakia thuộc những ngành nghề, chính kiến và tôn giáo khác nhau. Đến giữa những năm 1980, số chữ ký lên đến 1200. Hiến chương phê phán nhà nước Tiệp Khắc thất bại trong việc thực thi các điều khoản về nhân quyền như đã được ghi trong các văn kiện mà nhà nước này đã ký kết, trong đó có cả chính Hiến pháp Tiệp Khắc, Hiệp ước An ninh và Hợp tác châu Âu, các điều khoản của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa… Nó mô tả những người tham gia ký Hiến chương như một liên hiệp không cố kết, không chính thức và để mở, thống nhất với nhau do cùng chung ý chí phấn đấu, về mặt cá nhân và tập thể, cho sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền trên đất nước Tiệp Khắc và khắp thế giới. Nó cũng nhấn mạnh đây không phải là một tổ chức, một quy chế hay một cơ chế vĩnh viễn, và không phải là hình thức làm cơ sở cho hành động đối lập chính trị. Phản ứng của nhà nước Tiệp là bôi nhọ và đàn áp. Họ dùng truyền thông chính quyền, kể cả trong truyền thông đối ngoại, để mô tả Hiến chương là “chống nhà nước”, “chống chủ nghĩa xã hội”, là “mị dân” và “phần xỉ nhục của viết lách”. Họ gọi những người ký vào Hiến chương là “những kẻ phản bội và nổi loạn”, là “đầy tớ trung thành và gián điệp của chủ nghĩa đế quốc”, những kẻ “phá sản về chính trị” và “phiêu lưu quốc tế”… Tháng Mười năm 1979, sáu nhà lãnh đạo của nhóm, trong đó có Václav
[5]Jan Patocka là một triết gia có ảnh hưởng lớn và là môn đồ của Edmund Husserl. Ông cũng là một trong những phát ngôn viên đã sáng lập ra Hiến chương 77. Ông bị cảnh sát quấy rối nghiêm trọng, bị gọi thẩm vấn triền miên, và theo đúng nghĩa, đã bị cảnh sát săn lùng cho đến tận giường bệnh viện nơi ông trút hơi thở cuối cùng. Trích đoạn trên được lấy từ diễn văn cuối cùng của ông, được dịch ra tiếng Anh là “Political testament” (Di chúc chính trị), Telos, 31 (mùa xuân 1977), trang 151-2. (Chú thích của biên dịch)
(còn tiếp)
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét