* BÙI VĂN PHÚ
Đầu tuần này, 130 trí thức và nhân sĩ trong ngoài nước lại ra một tuyên bố đòi hỏi cải cách chính trị tại Việt Nam như bỏ Điều 4 Hiến pháp, trả lại cho dân các quyền dân sự và chính trị như ghi trong điều 69 Hiến pháp và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn từ ba chục năm qua.
Tham gia ký tên có các giáo sư Tương Lai, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú từ trong nước; Ngô Bảo Châu, Phạm
Xuân Yêm, Hà Dương Tường, Lê Xuân Khoa, Phạm Quang Tuấn, Trần Hữu Dũng, Ngô
Vĩnh Long, Trần Văn Thọ ở nước ngoài; nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Phạm Đình Trọng,
Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Giám mục Nguyễn Thái
Hợp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Huy Đức, Lưu Trọng Văn, Huỳnh Ngọc Chênh
v.v…Đầu tuần này, 130 trí thức và nhân sĩ trong ngoài nước lại ra một tuyên bố đòi hỏi cải cách chính trị tại Việt Nam như bỏ Điều 4 Hiến pháp, trả lại cho dân các quyền dân sự và chính trị như ghi trong điều 69 Hiến pháp và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn từ ba chục năm qua.
Cùng lúc “Tuyên
bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến, một trang mạng có
tên Diễn
đàn Xã hội Dân sự (diendanxahoidansu.wordpress.com) được mở ra là nơi
phổ biến những ý kiến, những tranh luận về thay đổi chính trị cho Việt Nam.
Bản tuyên bố là một trong nhiều lên tiếng của các nhóm
đòi dân chủ được phổ biến từ đầu năm nay.
Sau chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
vào cuối tháng Bảy vừa qua, với quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam đã được
lãnh đạo hai nước bàn thảo, tuy còn những khác biệt như Chủ tịch Sang phát biểu
với báo chí trong cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama.
Những diễn biến sau cuộc hội kiến tại Bạch Ốc cho thấy
Hà Nội có tỏ thiện chí, đáp ứng lại việc Hoa Kỳ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam tôn trọng
các quyền căn bản của dân.
Đầu tháng 8, toà án Long An giảm án tù thành án treo
cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng được giảm án từ 8
xuống còn 4 năm tù.
Sau đến luật gia Lê Hiếu Đằng phổ biến một bài viết
kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với Đảng Cộng sản đang
độc quyền cai trị.
Đầu tháng 9 nhà báo Phan Thanh Hải tức AnhBaSaigon
được thả về sớm hơn hạn định sau ba năm tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà
nước”.
Ông Đằng viết bài kêu gọi thành lập đảng đối lập khi
lâm bệnh lúc tuổi đã xế chiều, coi như những suy nghiệm cuối đời của một người
đã dấn thân theo Đảng Cộng sản 45 năm. Ông không phải là người đầu tiên kêu gọi
dân chủ hoá Việt Nam .
Từ hai thập niên trước các ông Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Hoàng
Minh Chính đã lên tiếng đòi dân chủ và bị chính quyền quy chụp hay bao vây,
trấn áp bằng nhiều cách.
Một số người khác từng sống ở miền nam, khi lên tiếng
đòi tự do, nhân quyền đã bị Hà Nội kết án tù nhiều năm như luật sư Đoàn Thanh
Liêm, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Sau khi ông Đằng phổ biến bài viết, truyền thông chính
thống cực lực chỉ trích lời kêu gọi và đả kích cá nhân ông. Nhà nước vẫn kiên
quyết không chấp nhận có đảng đối lập trong chính trường Việt Nam . Ông Đằng
không bị an ninh quấy nhiễu, bắt giam mà còn có thể lên tiếng phản bác lại
những luận điệu của nhà nước, tuy những gì ông viết ra chỉ được phổ biến trên
truyền thông lề trái. Bài viết của ông Đằng làm dấy lên hy vọng trong lòng
nhiều người, tưởng như tự do, dân chủ sắp có. Nhưng tiến trình dân chủ hoá đất
nước còn dài và nhiều khó khăn.
Đề nghị lập đảng là để có thể cầm chân, kiểm soát không cho Đảng Cộng sản chà đạp lên luật pháp. Nếu chỉ với mục đích như thế thì dù được thành lập, Đảng Dân chủ Xã hội cũng khó kiềm chế được Đảng Cộng sản, vì đảng đối lập không được tranh đua trong chính trường để lên nắm quyền cai trị đất nước theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành với Điều 4 dành quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sợ bị một đảng khác lên thay thế, liệu Đảng Cộng sản có thấy bị áp lực để thay đổi không?
Đề nghị lập đảng là để có thể cầm chân, kiểm soát không cho Đảng Cộng sản chà đạp lên luật pháp. Nếu chỉ với mục đích như thế thì dù được thành lập, Đảng Dân chủ Xã hội cũng khó kiềm chế được Đảng Cộng sản, vì đảng đối lập không được tranh đua trong chính trường để lên nắm quyền cai trị đất nước theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành với Điều 4 dành quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sợ bị một đảng khác lên thay thế, liệu Đảng Cộng sản có thấy bị áp lực để thay đổi không?
Dựa vào pháp luật không cấm thành lập đảng chính trị,
ông Lê Hiếu Đằng đưa ra lời kêu gọi những ai không còn ủng hộ Đảng Cộng sản
cùng nhau tập họp lại thành lập một đảng mới. Tuy nhiên việc lập đảng là một
nan đề luật pháp, vì Việt Nam
hiện nay chưa có luật về sinh hoạt đảng phái chính trị. Theo giáo sư Hoàng Xuân
Phú, ngay cả sự thành hình và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không
có đăng ký, không theo luật nào.
Trong tình hình như hiện nay, mọi quyền chính trị đều
do Đảng Cộng sản nắm giữ, từ ban hành luật, thi hành luật đến giải thích luật.
Không có cải cách chính trị sâu rộng để có định chế tam quyền phân lập, tiến
đến một nền dân chủ pháp trị thì đề nghị thành lập một đảng chính trị sẽ không
thay đổi được gì cơ chế hiện nay. Thiết nghĩ, sau những kêu gọi, phản biện thì
cần đưa ra một lộ đồ cho việc dân chủ hoá để làm mức đánh giá những đáp ứng của
nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam vì tiến trình cải cách dân chủ sẽ đến mau
hay chậm là do Đảng.
Nếu nhà nước Việt Nam thực sự muốn cải cách chính trị
như các nước lân bang Nam Triều Tiên, Đài Loan đã thực hiện trong thập niên
1990 và gần đây là Myanmar thì trước hết cần trả tự do cho những tù nhân chính
trị, những người bị kết án tù vì vi phạm các điều 79, 88 và 258 của luật hình
sự hiện hành.
Đề nghị Quốc hội khi nhóm họp vào tháng 10 tới đây sẽ
sửa đổi và ban hành những bộ luật cải cách chính trị cần thiết cho một nền dân
chủ.
1/ Sửa đổi những điều 79, 88 và 258 của luật hình sự.
Định nghĩa rõ những hành vi nào là xâm phạm an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ
chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống lại nhà nước hay lạm dụng tự do dân
chủ.
2/ Luật tự do báo chí. Một nền dân chủ không thể thiếu
tự do thông tin, báo chí.
3/ Luật tổ chức các đảng chính trị. Chế độ tự do dân chủ
không thể thiếu đảng đối lập.
4/ Luật mới về bầu cử quốc hội với sự tham gia của các
đảng chính trị.
5/ Tu chính Hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan giải
thích Hiến pháp.
Hiện nay, với sự độc tôn chính trị nên tính chính danh của Đảng Cộng sản bị đặt dấu hỏi. Trước sự gây hấn của Bắc Kinh và phản ứng của Hà Nội qua việc đàn áp người dân khi họ lên tiếng phản đối Trung Quốc, vai trò bảo vệ đất nước của Đảng cũng đang gặp thử thách.
Hiện nay, với sự độc tôn chính trị nên tính chính danh của Đảng Cộng sản bị đặt dấu hỏi. Trước sự gây hấn của Bắc Kinh và phản ứng của Hà Nội qua việc đàn áp người dân khi họ lên tiếng phản đối Trung Quốc, vai trò bảo vệ đất nước của Đảng cũng đang gặp thử thách.
Với cải cách đưa tới sinh hoạt chính trị đa đảng, Đảng
Cộng sản sẽ tiếp tục hoạt động, trong sự cạnh tranh với các đảng khác. Khi đó
tính chính danh và hiệu năng của đảng sẽ lên cao vì các đảng tranh đua làm tốt,
đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất để phục vụ nhân dân.
Quanh vùng Đông Á, Nhật Bản có nền dân chủ vững vàng.
Nam Triều Tiên, Malaysia
và Đài Loan đã trở thành những quốc gia dân chủ trong vài thập niên qua.
Campuchia mới đây cũng có bầu cử đa đảng. Tại Đài Loan, Quốc dân Đảng nắm quyền
cai trị gần nửa thế kỷ. Sau cải cách dân chủ, nhiều đảng đã tham gia sinh hoạt
chính trị quốc gia, dù Quốc dân Đảng vẫn nắm ưu thế. Đến năm 2000 Dân tiến Đảng
mới có cơ hội lên nắm quyền. Sau hai nhiệm kỳ, Quốc dân Đảng lại giành lại
quyền cai trị. Với một chính thể tự do dân chủ và tuy không được các quốc gia
thừa nhận ngoại giao, nhưng Đài Loan không lo sợ bị Trung Quốc xâm lăng hay sát
nhập.
Ở bán đảo Triều Tiên, nếu bị Bắc Triều Tiên tấn công,
Nam Triều Tiên cũng sẽ được các nước tự do dân chủ hỗ trợ.
Còn với Việt Nam
hiện nay, nếu bị Trung Quốc vả cho một cái, không biết có nước nào đứng ra bênh
Việt Nam
không?
BVP
--------------
Anh Lê Hiếu Đằng là Việt cộng,nói làm thế nào cũng chả thằng nào dại nhào vô,mấy chú trí thức nói gì cũng chả sao,chúng không thèm nghe thì làm gì nó.
Trả lờiXóaCòn xin lỗi anh Phú,Trung Quốc là thằng nào mà " Vả" Việt Nam.Anh là ai mà dùng từ " Vả"
Để đất nước yên ổn và hòa bình,ai làm cho ai thì ghi sổ để đó,khi nổ súng thì chúng tôi sẽ và đã lùa đám " VỊT TRỜI " vào nhà kho ngay,giây trước nó là thủ tưởng của cảnh vệ,giây sau thì cảnh vệ là thủ trưởng của nó ngay.
ĐCSVN cho tự do xả láng còn đòi gì nữa.Nhưng ĐCSVN đâu có điên mà chia quyền,ai điên thì chưa kịp đã bị de rồi.Ngày nay cả MỸ cũng chỉ một đảng mà thôi,tuy 2 nhưng thục có một.Nó cũng chả dại cho thằng nào ngóc vào hạ viện thượng viện,chỉ vài thằng ngoại đạo làm chứng thôi.
Một đảng mà đuổi ra,nộp vô đã mõi mệt,nhiều đảng chỉ loạn.Chưa gì mà hằm hằm đòi diệt cọng,cho lập đảng chắc chắn là nó giết cộng sản sạch.Đất nước này đâu đã văn minh đến độ như Đức,Tiệp,Nga.
So sánh cái gọi là nền dân chủ,thì phải so sánh và đánh giá toàn diện,điều đó không thể vì chả có nước nào giống nước nào.
Còn trung Quốc mà "VẢ" thì chúng sẽ vỡ sọ,nay thì chả như xưa đâu,không có chuyện nổ súng lại bảo dừng,nay chả dại chấp hành lệnh trời ơi.
Anh Phú có biết về nội bộ ĐCSVN thật,nhưng xin anh biết cho đến Tổng bí thư còn chưa biết hết đấy anh à.Thêm một cái lạ bật mí,ĐCSVN không ai là to nhất cả.Do vậy ổn định trong trì trệ một chút.
Mong các bạn thông cảm.Nước ta không chịu nỗi đa đảng trong một năm.
Vẫn là Núi Công Cộng
XóaSang vao may doc .co thang len dong som.that buc minh.thang nay co le an phai ba cua the luc thu dich hay toi bi vo ko cho ngu chung,nen khung toi nach.an noi bay ba nhu cho dien can can.
Trả lờiXóaChổ nào cũng gặp CỔNG SƠN
Trả lờiXóaMuốn vô mà sợ dính sơn của ngài
Đọc bài của ông Phú không có gì mới.Nhưng đọc coments 22h44 ngày 26 tháng 9 thì thấy mới vì không rõ ĐỊCH HAY TA mà "nổ súng thì giây trước là thủ trướng của cảnh vệ, giây sau cảnh vệ là thủ trưởng của nó ngay". Tôi boăn khoăn không biết cảnh vệ theo Tàu hay theo Mỹ mà mạnh quá ta?
Trả lờiXóaNgười có tư tưởng và đòi dân chủ họ chỉ khát khao dân chủ để dược nói lên tiếng nói của đại đa số nhân dân, họ ghét chiến tranh như một nhà thơ đã viết" dù ai thắng thì nhân dân cũng bại".
Người ta đòi dân chủ là để được vạch mặt chỉ tên kẻ ăn cắp của nhân dân, kẻ phản bội lý tưởng của Đảng LAO ĐỌNG VIỆT NAM ( đã đổi thành DCSVN trước đây), vạch mặt kẻ không theo lý tưởng của cụ HCM chứ họ không mong chiến tranh!
Người đòi dân chủ là họ muốn có công bằng và văn minh thật sự chứ không nói tào lao./
Tôi đồng ý với bạn là người VN hiện tại nếu xảy ra lộn xộn thì phức tạp chứ không như Đức, Tiệp, Nga...Cứ vào mạng,nhất là đọc các bình loạn thì biết, nhiều giọng điệu cay cú, hằn học...Có thể có người chỉ mong phá thôi chứ không cần phá xong thì làm gì mặc kệ, tức là họ không quan tâm đến nguyện vọng và cuộc sống của nhân dân . Nhưng nói đi cũng phải nói lại : Cứ như bạn thì mặc cho trì trệ, tức là dầu hút lên từ biển người dân không biết là bao nhiêu>?chi lương cho người khai thác thế nào ND không được bàn cãi, ngoài khai thác khoáng sản nhiều lĩnh vực khác ND không được tham gia thực tế,Tiền thu thuế của dân muốn chi tiêu gì cũng mặc, nếu bạn là người có chức vụ nhất định trong bộ máy hẳn là bạn chả dại gì muốn thay đổi?Nếu nắm quyên rồi muốn làm gì thì làm thì chả cần học hành gì cũng vẫn làm lãnh đạo được, đây là điều có thật không phải tào lao đâu! nước ta rất nhiều triều đại vua mới năm bảy tuổi đó thôi! ...Tôi không cần đa nguyên, nhưng tôi cần nhà nước của dân do dân và vì dân, luật pháp phải nghiêm minh, ngôn luận phải tự do...Ông Phú viết đúng sai tôi không quan tâm, tôi quan tâm tại sao bạn lại hăm he dọa ông ta . Bạn có biết tại sao các vị về hưu hay lên tiếng muốn dân chủ không nhất là có nhiều người trước đây giữ các chức vụ cao hơn bạn rất nhiều ( qua khẩu khí tôi đoán bạn cũng không phải người có chức vụ gì cao lắm đâu!) thôi đoán mò thông cảm .Nếu bạn có vị trí đích thực thì tôi xin lỗi nhưng xin bạn hãy ôn lại các bài học lịch sử./.
Tôi không thich tự do,dân chủ thì theo Việt Cộng làm tế gì cho khổ.Lại còn bị hành chứ.
XóaTrong chế độ VNCH ai làm gì tôi,vài chục lần triệu phú 1960 thì các bạn biết đấy.
Bất kì chế độ nào mà có nhà tù là tôi ghét,vì nó vô ích. Ra đường thấy mấy cháu công an cấm dùi cui là biết ngu có tổ chức...Vì nó quá kém văn hóa và văn minh cho một đất nước.
Tờ báo này dân chủ,chúng ta cảm ơn.
Xin cảm ơn các bạn "Công Sơn", đã nêu được nhiều ngóc ngách để thiên hạ bàn thêm. Xin ghi nhận công lao của các bạn.
Trả lờiXóaNói lại chút cho rõ,
Trả lờiXóaCảnh vệ là bảo vệ không chỉ cho ông ta,khi lão nào quay lưng là cảnh vệ bắt liền,bầy giờ cảnh vệ là thủ trưởng...lời cho vui tí mà.đơih cần lãng mạn chứ.Chuyện này xảy ra nhiều rồi.
Còn chịu khó "trì trệ",như các bạn thấy rồi,Tôi về giúp HTX Hòa Tiến,Hòa Vang,Đà Nẳng,ngay Ga Lệ Trạch đấy,Anh Thanh chủ nhiệm quyết thưởng 1 tạ gạo.Ban chủ nhiệm họp đến 3 ngày.Tôi lấy làm chi,nhưng lấy để cho 3 cháu con 2 liệt sĩ,bà cô nuôi.Về Khánh Hòa xử vụ HTX Phương Sơn.ba mươi năm còn nguyên,nội bộ thường vụ nó làm thịt nhau,thôi kệ mẹ chúng.Tập thể mà,khi chúng chống với nhau chả có luật nào cả,nó chả cần.Ở Khánh Hòa có đến 3 đảng,nay cũng còn đấy,nó chống nhau đến như tôi còn sợ,nên vào đó chỉ có "boa" mói xong.Cái ở đây thì Bộ Chí tri cũng thua.thua hàng chục năm.Bụp thì quá dễ nhưng chỉ còn đống bùn.
Dân ta khỏ cả trăm năm rồi,nay còn chút,đúng như ai nói,thôi chờ các lão về nghĩa trang công viên....để cho nước nhà nó yên.
Rảnh nghe "Trăng mờ bên suối "hơi đâu,nhưng tham gia cho đời vơi đi nổi buồn,Blogs cũng rộn ràng,sôi nổi.Mấy chú trong đảng bây giờ cũng nên trở về cõi thiện,lỡ sốc có người khuất mặt đỡ,bớt chết đường chết sá.hồn mà còn đi lung tung dân lại chết lây chứ.
Công Sơn cũng nhọc lắm đấy.
Tôi nghĩ , cái tay Công Sơn nào đó mỗi khi lên mạng là đã nhai hết vài "xị đế" rồi hay sao ấy??? Bác Bồng cũng dân chủ thật . Em tuy cũng hài hòa thôi nhưng mà mấy tay kiểu Công Son này là "xóa" cho mạng nó đi nhanh.
Trả lờiXóaƯm, à!
Xóa-- Cũng chưa biết thế nào là thực sự dân chủ trong cái dzụ này. Nhưng trong trang mạng xã hội, với sựu tham gia của nhiêu cư dân Làng Mạng, khác nhau ả về ý định đọc và chủ ý commmet, thật khó, Thự ra, hông có gì quá đáng cũng không dược 'tụ do nói' e rằng không xứng với mạng XH. Theo tôi, không nên hiểu rằng trong cuộc sống ai cũng phải nhận thức như ai, ai cùng phải nói giống ai. Mỗi người tùy trình độ, môi trường sống, tâm lý, tính cách, điều kiện khả năng...khác nhau mà diễn đạt bày tỏ ý tứ khác nhau. CÒM của công Sơn có cái như lẩu thập cẩm, như cơm độn nhiêu thứ, canh rau tập tàng. Dù sao thì thấy Công Sơn cùng nhiệt tình đi dạo Làng Mạng, có tiến bộ đấy. CÒM đã bớt đi những lan man tản mạn, nói cái gì có (sự) rõ ra cái đó hơn mấy tháng trước. Cảm ơn sự chia sẻ!,