* NGUYỄN TRUNG
(tiếp theo)
... + Vấn
đề (2) – vấn đề quân sự
Trong
thời bình, không có yêu cầu tiến hành một cuộc chiến tranh nào, nhưng lại bị
thôi thúc bởi đòi hỏi chớp lấy cơ hội chấm dứt thời kỳ giấu mình chờ thời
để mau chóng vươn lên siêu cường, tận dụng xu thế siêu cường Mỹ ngày càng yếu
đi và sa lầy vào nhiều vấn đề lớn, tận dụng khoảng thời gian các cường quốc
khác còn đang bận rộn với khủng hoảng kinh tế trầm trọng mang tính cơ cấu chưa
có lối ra.., Trung Quốc từ hai thập kỷ nay ráo riết tăng cường tiềm lực
quân sự của mình - song song với bành trướng quyền lực kinh tế và quyền lực mềm
ở phạm vi toàn cầu.
Ngân
sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2000 là 30 tỷ USD, năm 2010 vọt lên 120 tỷ
USD, năm 2012 là 160 tỷ USD (nghĩa là liên tục hàng thập kỷ tăng trưởng 2 con
số/năm) – đấy là theo số liệu được chính phủ công bố, người ta cho rằng con số
thực còn cao hơn. Quân số của Giải phóng quân Nhân dân (PLA) hiện nay là 2,3
triệu, đông nhất thế giới. PLA được hiện đại hóa rất nhanh; trang bị vũ khí,
khí tài chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Tuy nhiên giới nghiên cứu hầu như có nhận xét
thống nhất: Thời điểm Trung Quốc có thể thách thức Mỹ và Nga về quân sự còn xa,
(có người cho rằng khoảng cách này giữa Trung Quốc và Mỹ là 20 – 30 năm).> Phần 1 ; Phần 2 ; Phần 3 ; Phần 4
Hiện
nay hầu như chưa có khả năng Trung Quốc có thể thách thức trực tiếp Mỹ hay Nga
bằng quân sự ở bất kỳ nơi nào. Đụng độ tranh chấp biên giới Trung - Ấn vẫn là
nguy cơ thường trực, song ngày nay tiềm lực quốc phòng của Ấn-độ và tương quan
lực lượng so sánh khác trước rất nhiều so với thời kỳ xảy ra chiến tranh biên
giới năm 1962, hơn nữa thế giới ngày nay đã thay đổi. Tranh chấp Trung – Nhật
tại Hoa Đông và đảo Senkaku / Điếu ngư dù căng thẳng thế nào, có lẽ vẫn rất ít
khả năng nổ ra chiến tranh hay đụng độ quân sự trực tiếp Trung – Nhật/Mỹ; bởi
vì không thể đánh giá thấp sức đề kháng của Nhật với sự hậu thuẫn trực tiếp của
Mỹ.
Trong
khi đó áp lực quân sự của Trung Quốc đang nhằm vào hướng chính là các nước láng
giềng Đông Nam Á.
So
sánh những gì đã xảy ra ở 2 vùng Hoa Đông và Scarborough / Hoàng Nham, kết hợp
với đánh giá so sánh lực lượng tổng thể toàn khu vực Biển Đông, không loại trừ
tình huống: Trung Quốc tuy gây áp lực quyết liệt với Nhật ở Hoa Đông để
uy hiếp, song có thể đòn tấn công chính, hay là từng đòn tấn công chính của
Trung Quốc trước hết vẫn là dành cho phía Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc có dám
đánh lớn trên Biển Đông hay không, điều này còn tùy thuộc vào thái độ ứng xử
của từng nước hoặc cả nhóm ASEAN. “Mềm nắn, rắn buông”, đấy thường là tâm lý
phổ biến của mọi kẻ xâm lược. Mối nguy tiềm ẩn khó khắc phục hơn của ASEAN là
sự nhất trí rất có giới hạn của nhóm nước này trong đối phó với Trung Quốc[38].
Hiện
nay, đánh giá tình hình so sánh lực lượng tại chỗ trên Biển Đông, đánh giá
những phản ứng dây chuyền có thể xảy ra ở từng nước bị tiến công, phản ứng dây
chuyền có thể xảy ra ở trong và ở ngoài khu vực, thậm chí trên toàn thế giới…
một khi Trung Quốc tiến hành đánh lớn trên Biển Đông, có thể phán đoán:
quyết định đánh lớn như vậy đối với Trung Quốc có lẽ cũng không dễ dàng gì, chưa
hẳn là cần thiết, trong khi đó Trung Quốc có những thủ đoạn khác rẻ hơn, hữu
hiệu hơn.
Bởi
vì: Xem xét toàn cục, trận đánh lớn có thể thắng, nhưng làm chủ được những hệ
quả tiếp theo thì không hẳn; bản thân Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm này[39].
Bối cảnh Đông Nam Á - Biển Đông trong cục diện quốc tế hiện nay cho thấy đánh
lớn rất ít khả năng giải quyết gọn những vấn đề có liên quan. Vì thế nhìn tổng
thể, chung cuộc đánh lớn có thể mang về bại nhiều hơn thắng. Cho đến nay lực
của Trung Quốc hoàn toàn cho phép đánh lớn trên Biển Đông (nhằm vào các nước
láng giềng), song điều này chưa xảy ra, có lẽ chỉ vì những lý do như vậy.
Trong
khi đó Trung Quốc đang có chiến thuật gặm nhấm rất hiệu quả, có cơ hội lại ào
lên cắn trộm (1988, 1995…), rồi lại gặm nhấm tiếp. Mấy thập kỷ nay chiến thuật
này giành kết quả tốt, rủi ro ít, đỡ ồn ào, vẫn đạt mục tiêu và uy hiếp được
đối phương... Càng tác động được quyền lực mềm vào từng nước ASEAN, càng phân
hóa được nhóm ASEAN theo thủ đoạn bẻ từng que đũa của bó đũa (chỉ chấp nhận đàm
phán song phương), càng chia rẽ được ASEAN với thế giới bên ngoài, hiệu quả của
chiến thuật gặm nhấm càng cao. Có lẽ chiến thuật này – cùng với tác động của
những thủ đoạn chính trị lung lạc đi kèm, tiếp đến là các thủ đoạn “xâm lăng
không vũ khí” bằng các đợt cho hàng trăm tầu cá lấn biển, kết hợp
với các biện pháp kinh tế khác, kết hợp với tác động của thời gian (gây mất ổn
định và kìm hãm sự phát triển của các nước ASEAN…)… Đấy mới là những đòn nguy
hiểm hơn cả cho các nước ASEAN – trước hết là cho Việt Nam và Philippines .
Thực
tế đã diễn ra là: Ngoài việc lập thành phố Tam Sa và đặt căn cứ cho quân đồn
trú thường trực ở Hoàng Sa, đến nay Trung Quốc đã xây dựng xong những công
trình cố định mới trên các đảo, các bãi ngầm và các rặng san hô ở Trường Sa do
Trung Quốc đánh chiếm trong các đợt 1988 (gồm 7 đảo và bãi), đợt 1995
(gồm Đá Vành Khăn và một số bãi). Tại những điểm này Trung Quốc đã xây xong các
căn cứ đóng quân cố định, căn cứ nổi, ụ pháo, đài quan sát, vạch ra tuyến đường
tuần tra cho hạm đội hải giám (tổng cộng 11 đội tầu với 16.000 quân)… để hoạt
động thường xuyên, qua đó nhằm khẳng định trên thực tế chủ quyền “đường lưỡi
bò”… Không thể nói khác: Một cuộc xâm lược âm ỷ, bền bỉ năm này qua năm khác,
vũ trang xen kết phi vũ trang, để gặm nhấm tiếp, để leo thang tiếp, hình thành
dần dần một hành lang án ngữ trực tiếp trên biển đối với Việt Nam và Philippines , tiến tới khống chế
toàn vùng... Chiến thuật này đang rất hữu dụng, chưa có các yếu tố nào mới
khiến Trung Quốc phải thay đổi. Trong khi đó phản ứng đơn phương hay đa phương
của các nước nạn nhân ở mức như hiện nay không thể chặn đứng hay đẩy lùi được
chiến thuật gặm nhấm này. Để lâu e rằng sẽ là chuyện đã rồi!
Nhưng
trong trường hợp nhất định, ví dụ một biến cố lớn bất thường xẩy ra ở bất kỳ
đâu trên thế giới, kể cả trong lòng Trung Quốc, hay là ở một nước là đối tượng
xử lý (ví dụ quốc gia này lâm vào tình trạng khủng hoảng bất thường),.. khả
năng Trung Quốc đánh lớn trên Biển Đông là không thể không tính đến. Cuộc chiến
tranh 30 ngày năm 1979 của Trung Quốc chống Việt Nam là một ví dụ thuyết phục.[40]
Hiển
nhiên, thế giới ngày nay không hiếm những biến cố lớn bất thường rất quyến rũ.
Hiện tại có thể liệt kê ra cả một danh sách dài:
-
giả định Mỹ tuột tay trong dàn xếp những mâu thuẫn Israel – Palestin;
-
mâu thuẫn Israel – Iran bùng nổ;
-
nguy cơ vấn đề sản xuất vũ khí A của Iran hay Bắc Triều Tiên vượt ra ngoài mọi
khả năng kiểm soát của thế giới;
-
Al-Qeada có thể bất ngờ tổ chức tấn công lớn vào Mỹ hoặc các nước phương Tây,
khiến cho sự quan tâm của Mỹ bị phân tán;
-
nguy cơ đồng Euro sụp đổ;
-
một tính toán sai lầm nào đó của Trung Quốc hay của bất kỳ ai (ví dụ những động
thái rất nguy hiểm trong năm nay của Bắc Triều Tiên…);
-
những yếu kém của đối tượng được dự định tấn công;
-
vụ sử dụng vũ khí hóa học ở Syri có thể mở ra một bước ngoặt bi thảm;
-
vân vân…
Có
thể kết luận: So với Mỹ và đồng minh phương Tây, lực lượng tiến hành chiến
tranh của Trung Quốc không mạnh bằng, hay chưa mạnh như các phát ngôn của giới
diều hâu trong hàng ngũ tướng lĩnh Trung Quốc phô trương. Tuy nhiên, lực lượng
tiến hành chiến tranh của Trung Quốc mạnh áp đảo so với các nước láng giềng
phía Đông và Đông Nam Á, đã có những hoạt động đủ nguy hiểm, đến mức Mỹ phải
nhiều lần chính thức cảnh báo: Trung Quốc đang đẩy Biển Đông đi vào chiến
tranh.
Muốn
hay không, các nước láng giềng của Trung Quốc đang rơi vào một cuộc chạy đua
với thời gian: Hoặc là kịp tạo ra sức mạnh vượt lên những thách thưc mới đặt ra
từ phía Trung Quốc, hoặc bị những thách thức mới của Trung Quốc vượt qua.
Tóm
lại, về nhiều phương diện như đã trình bầy trên, bao gồm cả những hạn chế ban
đầu không thể tránh khỏi, siêu cường đang lên Trung Quốc buộc phải lựa chọn
Đông Nam Á là địa bàn chính cho việc bành trướng quyền lực. Mỹ nhất thiết phải
tiến hành chiến lược “pivot to Asia & Pacific” và TPP để kiểm soát tình
hình. Thực tế này sẽ tạo ra những nhân tố căng thẳng mới trong khu vực. Không
phải ngẫu nhiên Mỹ coi Đông Nam Á là trọng tâm trong những nỗ lực chuyển hướng
mới của mình.
Gần
đây nhất, nghĩa là chỉ ít lâu sau vòng đối thoại kinh tế & chiến lược lần
thứ 5 (Obama – Tập Cẩm Bình ngày 7 và 8-06-2013), tổng thống Obama ngày
11-07-2013 đã lên tiếng phê phán những hoạt đông nguy hiểm của Trung Quốc ở
Biển Đông và Hoa Đông, đòi Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp bằng
thương lượng hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tiếp đến là Thượng viện Mỹ
ngày 03-08-2013 thông qua nghị quyết 167 lên án Trung Quốc cùng nội dung, thúc
giục Trung Quốc phải sớm tham gia COC[41].
Trung
Quốc phản pháo lại rất gay gắt: “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ các quyền và
lợi ích chính đáng của mình trên biển, không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia
cốt lõi của mình… Trung Quốc sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến phức tạp, tăng
cường khả năng bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trên biển, kiên quyết
bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trên biển…’’ Tập Cẩm Bình nhấn mạnh như
thế với hàm ý muốn làm cho mọi người hiểu: chỉ có “thừa nhận chủ quyền của
Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” là lối ra… (Reuters
31-07-2013). Phát biểu của Tập Cẩm Bình 31-07-2013 là nhiệt kế đo điểm
nóng nguy hiểm trên Biển Đông.
Xin
đặc biệt lưu ý: Mỹ chuyển hướng chiến lược vào CA-TBD / ĐNA là nhân tố kiềm chế
quan trọng tham vọng bá quyền Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ kiên định
sự chuyển hướng này đến đâu, còn phụ thuộc không ít vào ý chí và sự hợp tác
giữa các nước ASEAN với nhau, vào ý chí của nhóm nước này dấn thân cho hòa
bình, cho bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi chính đáng của mình trên Biển Đông.
Không có bất cứ cái gì “free lunch” cho các quốc gia Đông Nam Á trong toàn bộ
câu chuyện Biển Đông. Không phải không có lý do, ngay từ đầu Mỹ tuyên bố đòi
phải bảo đảm lưu thông tự do trên Biển Đông, mọi tranh chấp phải giải quyết
bằng thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng nói rõ Mỹ không can thiệp
vào tranh chấp biển – đảo.
VI
- Siêu cường Trung Quốc không thể lãnh đạo thế giới
Vào
khoảng giữa thế kỷ này hoặc sớm hơn chút ít Trung Quốc có thể trở thành nền
kinh tế lớn nhất thế giới, điều này là hiện thực. Nhưng cũng trong khoảng thời
gian dự đoán được như thế hoặc xa hơn chút nữa, hầu như chắc chắn không thể có
một siêu cường Trung Quốc lãnh đạo thế giới hay sắm vai trò số 1 như Mỹ đang
làm.
Sau
đây là một số lập luận chính cho nhận định nói trên.
Một
là: Trước hết lịch sử thế giới chưa từng có một siêu cường nào đủ quyền lực
lãnh đạo cả thế giới. Trong lịch sử thế giới cận đại và trong nấc thang phát
triển của thế giới hiện tại lại càng không! Thế giới dù phải sống trong một
trật tự chung nào đấy của quá trình toàn cầu hóa, song vẫn là phân ra thành các
mảng lớn khác nhau. (Cũng có thể nói theo cách khác: Thế giới ngày nay quá
trưởng thành để chấp nhận một sự lãnh đạo nào đó của một ai, dù đấy là siêu
cường Mỹ).
Lịch
sử thế giới không thiếu những khát vọng điên cuồng muốn làm như thế, nhưng đều
thất bại. Thời chúng ta đang sống, có thể tổng thống Bush ít nhiều đã mơ
ước cái gì đó to tát na ná như điều này - vì những lý do dễ hiểu đã xuất hiện
trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và sau sự kiện 11-09-2001. Song phải chăng
chính mơ ước này đã dẫn tổng thống Bush đến chiến tranh Iraq (2003 –
2010) và chung cuộc chịu thất bại trong chiến tranh này?
Cho
đến nay, nhất là trong nấc thang văn minh của thời đại ngày nay, chỉ có
tư tưởng nhân văn cùng với các giá trị nổi bật của nó mới có thể có tác
động nhất định vào quá trình hình thành xu thế phát triển, hay là trở thành
tinh thần hướng dẫn, hấp dẫn xu thế phát triển của thế giới – được gọi dưới cái
tên chung là các giá trị toàn cầu. Ở nấc thang phát triển của thế giới
hôm nay, chính xu thế này vừa ngày càng trở thành nguồn gốc sức mạnh, vừa trở
thành ngọn cờ tập hợp lực lượng của hầu hết các nước phát triển. (Điều này hoàn
toàn khác với tất cả những gì được mô tả trong cái gọi là “xu thế tất yếu của
thời đại là tiến lên chủ nghĩa xã hội” và được minh họa bằng sự tồn tại và phát
triển của 4 nước XHCN còn sót lại như đang được giảng giải trong các trường
đảng ở nước ta, trong một số giáo trình chính trị và trong không ít phát biểu
của một số người lãnh đạo).
Đối
với một quốc gia cũng như một dân tộc, một con người trong thế giới văn minh ở
trình độ phát triển hôm nay, nhận thức đầy đủ sự thật nêu trên như một chân lý
và các giá trị toàn cầu là điều vô cùng quan trọng cho việc tự định đoạt số
phận và tương lai của chính mình[42].
Hiển
nhiên Trung Quốc hôm nay không thể đề ra được bất kỳ tư tưởng, quan niệm hay
giá trị nổi bật nào có sức hấp dẫn hay là tác động tích cực vào xu thế phát
triển của thế giới. Thậm chí Trung Quốc cũng không đứng trong hàng ngũ các nước
đi tiên phong theo đuổi những giá trị toàn cầu ngày nay. Giá trị mà Trung Quốc
muốn là chính nước Trung Quốc sẽ định hướng những quan niệm và giá trị của thế
giới, chứ không phải ai khác… (“Giấc mơ Trung Quốc” – Lưu Minh Phúc, Đại học
Quốc phòng, Bắc Kinh).
Văn
hóa Trung Quốc nói chung, nền văn minh Trung Hoa rực rỡ một thời nói riêng, có
những đóng góp quý báu vào kho tàng văn minh nhân loại, trong đó có những giá
trị phổ cập đóng góp vào những giá trị chung của chân - thiện - mỹ. Ví dụ,
những giá trị như nhân – nghĩa – lễ - trí – tín ngày nay vẫn là những giá
trị bền vững trong đạo đức học (ethic). Dĩ nhiên, những giá trị này cũng nằm
trong những giá trị nhân bản phổ cập của nhân loại từ ngàn xưa, được văn hóa
Trung Quốc – trước hết là Khổng giáo – quan tâm đúc kết, và không tránh khỏi
thấm nhuộm màu sắc văn hóa Trung Quốc. Nội hàm của các giá trị bao giờ cũng
thường xuyên phát triển trong sự phát triển chung của văn minh nhân loại qua
các thời đại.
Song
văn hóa đại Trung Hoa với khát vọng lấy lại 5 thế kỷ đánh mất, cùng với mọi
chuẩn mực gói ghém trong phạm trù “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” đang
làm nên cường quốc Trung Quốc hôm nay, hiển nhiên rất khác, rất khó hòa nhập,
hoặc thậm chí hàm chứa không ít mâu thuẫn đối kháng với những gì nằm trong các
giá trị toàn cầu đang thôi thúc sự phát triển của văn minh nhân loại.
Văn
hóa đại Trung Hoa như vậy cùng với những chuẩn mực làm thành nội hàm của chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có thể đang làm nên “giấc mơ Trung Quốc” hôm
nay của không ít người Trung Quốc. Người ta nói ông Tập Cẩm Bình đã từng diễn
giải ngắn gọn giấc mơ này như sau: Đó là một Trung Quốc của tầng lớp trung lưu
nhỏ và có quân đội mạnh chống lại bất kể kẻ thù nào… (Willy Lam)[43]…
Rõ
ràng giấc mơ Trung Quốc như thế rất khác với “giấc mơ Mỹ” như Obama đã
nhiều lần đề cập khi tranh cử, và càng khác với những quan niệm và các giá trị
toàn cầu đang hướng dẫn hay hấp sự phát triển của văn minh nhân loại ngày nay
như đã trình bầy trong các phần trên của bài viết này...
(còn tiếp)
------------------
Rất hay về bố cục, rất chính xác về số liệu và sự kiện, rất Lô - gic về lập luận, rất toàn diện về đánh giá! Nói cách khác là hoàn mỹ...!
Trả lờiXóaHàng năm tôi đều đọc các bài phân tích tình hình thế giới của "Viện nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ (CSIS)" do hàng chục chiến lược gia hàng đầu thế giới soạn thảo, phải công nhận là họ rất trình độ, xứng đáng là quốc gia dẫn dắt thế giới!... Nhưng khi đọc loạt bài của tác giả Nguyễn Trung thì thấy nội dung còn có phần sâu sắc hơn! - Tác giả là người rất uyên bác... Và, thấy ngay điều vô lý ở đất nước ta: Những nhân tài như thế này lại không được trọng dụng.., thật đáng tiếc!
Với tham vọng 'thâm căn cố đế' trong giấc mơ Đại Hán,chắc chắn một cuộc đối đầu sống-chết
Trả lờiXóagiữa Tàu và Mỹ sẽ xảy ra trong tương lai mà khởi đầu là ở Biển Đông nhưng vấn đề của VN.là chuẩn bị ra sao về thế đứng và khả năng của mình nếu chiến tranh trên bùng nổ !
Trong tình hình gần đây và hiện nay,VN.không có dấu hiệu gì chứng tỏ là chuẩn bị cho việc đó
cả,thậm chí là còn khuyến khích cho bọn Tàu cộng thực hiện tham vọng bành trướng ở Biển
Đông của chúng khi lãnh đạo chóp bu đã rơi vào cạm bẫy của Tàu cộng :
-cam kết hợp tác toàn diện với chúng qua Hội nghị Thành Đô 1990 với tròng '4 Tờ+16 chữ Vờ'
-không xử dụng quân sự hay nói nôm na là cấm quân đội mình nổ súng ở Biển Đông.
-trong nghĩa vụ quân sự,kẻ thù vẫn là phương Tây tư bản,chứ không phải là kẻ thù truyền kiếp
Tàu cộng,hiện diện cụ thể và chình ình ngay trước mắt mình.Mới đây,tôi đi chơi ở Phú Yên khi
qua bãi biển mà còn nghe bài hát "giải phóng miền Nam,chống Mỹ cứu nước" vang lên từ một
đám thanh niên tỉnh đoàn CS.HCM.đang sinh hoạt...trời ạ !
Qua bai nay, chung ta thay:
Trả lờiXóaTrung Quoc - hay noi ro hon la TQ duoi su lanh dao cua dang CS TQ - khong the lanh dao the gioi, cung nhu DANG CS DOC TAI VIET NAM KHONG THE LANH DAO NHAN DAN VN!!!
Cam on tac gia NGUYEN TRUNG.