(tiếp theo)
Phần 3
Tìm hiểu Trung Quốc, 2 điều không nên bỏ
qua là: (1)Trung Quốc trả giá đến đâu và như thế nào cho sự phát triển với
những quyết định kiểu liều chết tiến lên phía trước của nó? (2)Toàn thế giới
còn lại phải trả giá theo đến đâu và như thế nào?
> Phần 1 ; Phần 2
> Phần 1 ; Phần 2
Các nước phải tính toán như vậy, bởi vì
hầu như chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất
thế giới vào giữa thế kỷ này, sẽ tác động đến cả thế giới…
Tác động đối với thế giới về địa kinh tế:
Có thể nói sự phát triển có một không hai trên thế giới của Trung Quốc trong
những thập kỷ vừa qua là một trong những hiện tượng quan trọng nhất tác động
vào kinh tế toàn cầu[22]..
Trước hết Trung Quốc trở thành nước nhập
khẩu lớn nhất thế giới về mọi nguyên liệu thiết yếu trong các nhóm kim loại,
năng lượng, các vật liệu khác... Hiện tượng này diễn ra quyết liệt và bằng mọi
giá hầu như ở mọi vùng nguyên liệu quan trọng trên thế giới, được thực hiện
bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Thực tế này khiến cho trong giới nghiên cứu xuất
hiện các thuật ngữ như “chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung Quốc” (“chinese
neo-colonialism”), “chủ nghĩa thực dân mới của quyền lực mềm” (neo-colonialism
of soft power)… Phương thức thực hiện “chủ nghĩa thực dân mới” này là đầu tư,
thương mại, viện trợ, lũng đoạn nước chủ nhà bằng mọi thủ đoạn tham nhũng…
Không ít các chính khách tại một số nước ở châu Phi, châu Mỹ Latinh công khai
ca ngợi: Viện trợ của Trung Quốc không xét nét chế độ chính trị độc tài hay
tham nhũng của nước chủ nhà, không quan tâm nước chủ nhà có những vấn đề như
đàn áp sắc tộc, phạm tội hủy diệt, hủy hoại môi trường, thuộc phe phái nào, vân
vân.., không đòi hỏi những điều kiện kèm theo về dân chủ, nhân quyền, bảo vệ
môi trường, thực hiện công khai minh bạch… như các nước phương Tây thường coi
là những tiêu chí để quyết định viện trợ...
Giới báo chí đã tổng kết thực tiễn hoạt động của Trung Quốc: cái
gì trong làm ăn thông thường không đạt được thì mua, không mua được thì mua
bằng nhiều tiền hơn nữa… “Chủ nghĩa thực dân mới cực đoan”, “chủ nghĩa thực dân
con rồng” (R. Kaplan, P. Navarro…) không có các chính quyền thực dân mới của
mình tại bất kỳ quốc gia đối tác nào, nhưng có ảnh hưởng của tiền và quyền lực
mềm, có không hiếm các đội quân lao động người Trung Quốc ở thành làng, thành
vùng tại những vùng nguyên liệu có khai trường lớn – trước hết ở châu Phi, một
số nơi ở châu Mỹ Latinh, Trung Á, Đông Nam Á... Sự xuất hiện những đốm dân cư
Trung Quốc như thế gây nhiều hậu quả cho các nước chủ nhà (nội trị bị xáo trộn,
xuất hiện những xung đột xã hội mới, thất nghiệp của nước chủ nhà gia tăng,
những lũng đoạn về chính trị đối ngoại, tại một vài nơi ở châu Phi đã bắt đầu
ngán lao động Trung Quốc…)[23]… Chưa nói đến việc Trung Quốc hàng năm
thải ra khối lượng CO2 lớn nhất thế giới, nhưng đang thoái thác nghĩa vụ của
mình… Ngay tại Nam Mỹ, sân sau của siêu cường Mỹ, ảnh hưởng của Trung Quốc
khiến tâm lý chống Mỹ tăng lên rõ rệt tại những nước “cánh tả”... Trong những
nỗ lực này còn phải kể đến việc Trung Quốc đang ra sức khai thác diễn đàn
BRICS, diễn đàn Bác Ngao, vân vân…[24]
Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới các mặt hàng
xưa nay vốn là các mặt hàng truyền thống của các nước đang phát triển, bóp chết
nhiều ngành công nghiệp của những nước này. Song hàng xuất khẩu của Trung Quốc
cũng xóa sổ không ít thành thị hay các trung tâm sản xuất nhiều mặt hàng truyền
thống khác của hầu hết các nước phát triển – kể cả ở Mỹ[25].
Từ vài thập kỷ nay, việc các nước phát triển hàng năm nhập
một khối lượng ngày càng lớn hàng công nghiệp tiêu dùng từ Trung Quốc và việc
những nước này đẩy mạnh việc đưa sang Trung Quốc sản xuất nhiều lọai mặt hàng
để tận dụng chi phí sản xuất thấp (hiện tượng “outsourcing” sang Trung
Quốc), tất cả dần dần đã và đang tạo ra cho những nước phát triển này sự mất
cân đối mới trong cơ cấu kinh tế và trong cấu trúc lực lượng lao động… Sự phụ
thuộc này lớn dần lên đến mức nền kinh tế các nước phát triển này không thể
sống thiếu các hàng công nghiệp tiêu dùng giá rẻ nhập từ Trung Quốc; chưa nói
đến Trung Quốc đồng thời là thị trường xuất khẩu không thể thiếu của các nước
phát triển. Giới nghiên cứu thừa nhận, nếu kinh tế Trung Quốc sóng gió, kinh tế
nhiều nước phát triển sẽ lao đao theo. Những năm gần đây tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc chậm lại, trong đó có nguyên nhân xuất khẩu của Trung Quốc sang các
nước phát triển giảm sút. Toàn cầu hóa là như vậy.
Trung Quốc thuộc loại siêu giỏi trong viêc vận dụng những thực
tiễn (practices) của chủ nghĩa con buôn (mercantilism)[26], vi phạm nhiều tiêu chí quan trọng của
WTO như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về chất lượng, các
tiêu chuẩn về lao động (trong đó có vấn đề cấm lao động là trẻ em, lao động là
tù nhân), những quy định về về chống bán phá giá, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường, vân vân… Ngoài ra Trung Quốc còn có những công cụ lợi hại khác
như điều phối các dòng tiền để lũng đoạn, kiểm soát chặt chẽ tỷ giá
ngoại tệ có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc…
Phản ứng chống lại của Mỹ và các nước phương Tây nhìn chung chưa
đạt hiệu quả mong muốn.
Đã thế, những quốc gia này đang quá bận rộn với nhiều vấn đề của
chính mình, như phải cấu trúc lại kinh tế, xử lý vấn đề nợ công quá nhạy cảm,
tình trạng bấp bênh của đồng Euro, tăng trưởng kinh tế sụt giảm… Trung
Quốc đang ra sức khai thác những khó khăn này để phân hóa nội bộ phương Tây.
Gần đây, trong chuyến thủ tướng Đức Merkel chính thức thăm Trung Quốc
26-05-2013, phía Trung Quốc nói thẳng: Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới, và Đức - nhân tố chính trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ, cần
phải phối hợp để đối phó với bão nợ công châu Âu…
Về địa chính trị: Thời kỳ “trỗi dậy hòa bình, giấu mình chờ thời”
đã lùi lại phía sau, từ hơn một thập kỷ nay siêu cường đang lên Trung Quốc tận
dụng mọi lợi thế và ảnh hưởng kinh tế của mình mở rộng ảnh hưởng chính trị tại
các châu lục và trong những vấn đề lớn của thế giới, song khu vực trọng tâm số
1 là Biển Đông.
Hiện tượng bề ngoài nổi bật và dễ nhận biết nhất là: Bước sang thế
kỷ 21, hoạt động quân sự và chính trị của Trung Quốc có tính uy hiếp và lấn chiếm
trên toàn Biển Đông gia tăng rõ rệt về tần số vụ việc cũng như về mức độ nghiêm
trọng của các hoạt động. Sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, những hoạt động
này lại càng ráo riết hơn, trước hết nhằm vào Philippines
(vùng Scarborough / Hoàng Nham) và Nhật (đảo
Senkaku / Điếu Ngư). Trong hội đàm kinh tế - chiến lược vòng 5, Tập Cẩm Bình
nói thẳng với Obama: Trung Quốc coi Điếu Ngư / Senkaku là “lợi ích cốt lõi”
(Kyodo 11-06-2013)[27].
Sự phản đối của Nhật và Philippines đã lên tới mức cao nhất
về mặt chính trị và chính trị đối ngoại, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đáp trả
bằng các biện pháp quân sự nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực. Đỉnh điểm cho đến nay
trong phản ứng quyết liệt của Nhật là ban hành Sách trắng về quốc phòng và đang
vận động trong nước cho thay đổi Hiến pháp để có những bước đi quyết liệt hơn.
Các hoạt động của Trung Quốc uy hiếp hay xâm phạm chủ quyền và
lãnh hải Việt Nam
không hề giảm so với thập kỷ trước. Tuy cách tiến hành không căng thẳng về mặt
quân sự như đã áp dụng đối với Philippines và Nhật, song tính chất nguy hiểm
trong những hoạt động của Trung Quốc tiếp tục leo thang nghiêm trọng,
gắn với những tính toán và hoạt động chính trị thâm độc hơn nhiều – vì
Trung Quốc có nhiều điều kiện can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Đặc biệt nghiêm trọng trong những hoạt động bành trướng không cần
che giấu là việc lập thành phố Tam Sa tại Hoàng Sa với tính chất là một đơn vị
hành chính hoàn chỉnh của Trung Quốc (26-06-2012, trong đó có việc cấp chứng
minh thư của thành phố Tam Sa cho cư dân), lập căn cứ quân đồn trú thường trực
ở đây, in bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa vào hộ chiếu của Trung Quốc, tiếp tục
khẳng định “đường lưỡi bò”[28], cản phá quyết liệt hợp tác khai thác
dầu khí của Việt Nam với nước ngoài, ngang nhiên mời thầu nước ngoài các lô dầu
khí thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, v…v… Hàng năm Trung Quốc lặp đi lăp
lại việc áp đặt lệnh cấm đánh cá, việc đưa hàng trăm tầu cá dưới sự yểm trợ của
các tầu hải giám và tầu ngư chính xâm phạm vùng biển nước ta - có lúc vào sâu
trong vùng lãnh hải của ta cách bờ biển chỉ 30 - 50 hải lý (06-2012)[29]…
Đầu năm nay Trung Quốc thành lập xong hạm đội tuần giám đảm nhiệm
việc tuần tra thường xuyên toàn bộ Biển Đông, bao gồm 11 đội tầu chiến với tổng
số 16000 hải quân.
Nhìn lại, toàn bộ hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc trên Biển
Đông là một quá trình leo thang liên tục, bắt đầu từ các đợt đánh chiếm các đảo
và bãi của Việt Nam ở Hoàng Sa 1956 và 1974, đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi ở
Trường Sa của Việt Nam năm 1988, đồng thời ngày càng ráo riết đòi thực hiện
“đường lưỡi bò 9 vạch”; năm 1995 Trung Quốc đánh chiếm đảo Vành Khăn (Mischief
Reef), từ 2 năm nay đẩy mạnh thực hiện các hoạt đông quân sự để kiểm soát bãi
ngầm Scarborough / Hoàng Nham và bãi Cỏ Mây / Second Thomas Shoal. Đồng thời
các hoạt động ngoại giao và quân sự của Trung Quốc nhằm vào Senkaku / Điếu Ngư
ở Biển Hoa Đông ngày càng dồn dập.
Nhìn lại xa hơn nữa, đáng chú ý là: Tất cả các cuộc chiến tranh đã
xảy ra với các nước láng giềng cho đến nay đều do phía Trung Quốc chủ động gây
chiến.
Đó là: “cuộc kháng chiến chống Mỹ viện Triều” 1950 – 1953, cuộc
chiến tranh biên giới Trung - Ấn 1962, cuộc chiến tranh biên giới Trung – Xô
1969, cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt 02-1979 rất đẫm máu (“Dậy cho
tiểu bá Việt Nam bài học!”, tiếp theo là các hoạt động bắn phá và lấn chiếm
biên giới Việt Nam kéo dài liên tục đến 1989 mới chính thức chấm dứt; trước đó
còn phải kể đến việc Trung Quốc là cha đẻ của chiến tranh Khme đỏ chống Việt
Nam), rồi đến các hoạt động quân sự đánh chiếm tiếp các đảo trên Biển Đông như
đã nêu trên… Đương nhiên có thể sẽ có lời biện hộ: Có cường quốc nào mà tay
không vấy máu để mở rộng quyền lực và phạm vi ảnh hưởng của mình?
Còn một vấn đề nữa: Nhìn riêng vào quan hệ Trung – Việt, còn phải
lưu ý đến những bước đi đột xuất có tính chất thay đổi trận tuyến, xẩy ra do
những diễn biến trong cục diện quốc tế.
Hai ví dụ điển hình là: (1)Khi Trung Quốc thấy cần xoay chuyển
quan hệ Trung – Mỹ từ đối đầu sang hợp tác, ngay lập tức có Thông cáo chung
Thượng Hải 1972 – giữa lúc Việt Nam đang ở thời kỳ quyết liệt nhất trong kháng
chiến chống Mỹ; (2)vứt bỏ mọi mối quan hệ “xã hội chủ nghĩa” và quyết tiến hành
cuộc chiến tranh 02-1972 tiến công biên giới phía Bắc Việt Nam, nhằm tạo ra
bước ngoặt trong vấn đề Campuchia để thay đổi cục diện Đông Nam Á sau thất bại
của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và nâng cao vị thế cường quốc Trung Quốc…[30]
Phải thừa nhận thế và lực của Trung Quốc cùng với quan điểm thực
dụng “mục tiêu biện minh cho biện pháp”, “trả giá cục bộ để thực hiện mục tiêu
toàn cục”… đã cho phép Trung Quốc xoay trở tình thế từ cực nọ sang cực kia mau
lẹ như vậy. Trong bàn cờ thế giới mọi thời đại, lúc nào cũng có những tình
huống thuận lợi cho sự trở cờ như vậy đối với mọi quyền lực, các nước “bên thứ
ba” luôn luôn đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân.
Một câu hỏi phải đặt ra trong nghiên cứu nhưng chưa có câu trả
lời: Sự leo thang những hoạt động gây căng thẳng của Bắc Triều Tiên dưới thời
Kim Chong Il trong quan hệ với Hàn Quốc, Nhật và Mỹ có liên quan gì với những
bước đi vừa qua của Trung Quốc trên Biển Đông hay không? ....
(còn tiếp)
-----------------
Trung Quốc đang lợi dụng chủ nghĩa CS cùng chủ nghĩa dân tộc dưới ngọn cờ một nước Trung Hoa mới , nhằm tiến hành một chủ nghĩa phát xít về kính tế thâu gọn toàn cầu .
Trả lờiXóaNó nguy hiểm chẳng khác gì phát xít Đức , Nhật . Tuy nhiên cả thế giới đã nhận thấy Bộ mặt thật của TQ .
TQ đã và đang thất bại ngay từ khi thực hiện mộng Bá quyền !
Trung Quốc gần như chắc chắn đứng đầu thế giới trong tương lai, bở họ gần như chắc chắn "say goodbye" với CHCS trong tương lai gần.
Trả lờiXóahãy để cho nó chết đi bằng cách mội người một tay chặn đứng nó, nó sẽ chết ở Việt Nam, tại Việt Nam, vì Việt Nam
Trả lờiXóaTheo anh Trung,vậy tử huyệt của TQ ở đâu.
Trả lờiXóaTheo thiển ý tôi,kinh tế của Tàu cộng không có nền tảng vững chắc mà trái lại dễ có nguy cơ đi xuống,thậm chí sẽ sụp đổ bất cứ khi nào.
Trả lờiXóaVới dân số khổng lồ,Tàu cộng lo nuôi ăn gần 1 tỷ rưỡi nhân mạng cũng tiềm
ẩn nguy cơ rồi.Do chính sách 1 con,nhân lực cho Tàu cộng phát triển kinh
tế sẽ giàm đi đáng kể trong vòng 50 năm tới và ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của tầng lớp lao động,nếu Tàu cộng cứ khai thác đất đai vô tội vạ vì
nhắm mắt chạy theo tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như hiện nay.Việc này không những làm đất cạn kiệt tài nguyên mà còn nhiễm độc môi trường ăn
ở của nhân dân họ.
"Tư bản hoang dã" đã đem lại nhiều bất cập gây rối loạn xã hội cho chế độ Tư Bản,huống chi kiểu làm ăn nhằm đầu độc thế giới của Tàu cộng lâu nay,ai
cũng biết cả và chắc chắn trong tương lai sẽ nổ ra cuộc đối đầu sinh - tử giữa Tàu cộng và thế giới còn lại.
Gót Achille của Tàu cộng nằm ngay trong chính nền kinh tế của nó.