* NGUYÊN TRUNG
(tiếp theo - Phần 9)
VII
– 1.3. Từ nhiều năm nay nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị -
xã hội toàn diện
Trong 28 năm đổi mới, kinh tế nước ta trải qua một số cuộc khủng hoảng[59],
trong đó cuộc khủng hoảng hiện nay là trầm trọng nhất. Điều này cho thấy thời
kỳ kinh tế đất nước phát triển năng động quá ngắn (gần như trung bình cứ
6 – 7 năm lại có khủng hoảng)[60],
nghĩa là một quá trình phát triển thường xuyên đứt quãng, hay thiếu tính liên
tục trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Phải chăng đấy là hệ quả
không tôn trọng quy luật trong vận hành kinh tế, rồi đến hệ quả của phân khúc
nhiệm kỳ qua các Đại hội Đảng, hệ quả của tư duy và văn hóa nhiệm kỳ… theo kiểu
“tân quan tân chính sách” như ngôn ngữ dân gian thường nói? Và trước hết, đấy
là sự kém cỏi của đội ngũ lãnh đạo Đảng và đoàn quân trí tuệ của nó.
Sự
thật là chiến lược CNH – HĐH đất nước đến năm 2020 tuy được nhất quán nhấn mạnh
trong tất cả các kỳ Đại hội Đảng, nhưng nó chỉ là một khẩu hiệu nhiều hơn là
một chiến lược, thiếu hẳn quy hoạch các bước đi tiếp nối nhau liên tục, thiếu
các chính sách lớn và các chiến lược đi kèm xuyên xuốt cho thời kỳ công nghiệp
hóa – ví dụ chiến lược giáo dục, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến
lược phát triển kết cấu hạ tầng, chiến lược cải cách thể chế chính tri, các cột
mốc cho từng chặng phải đạt được, vân vân…[61].
Thậm chí trong các văn kiện các Đại hội Đảng, chiến lược công nghiệp hóa được
viết lên như các kế hoạch 5 năm của Chính phủ (nên đọc lại các văn kiện các đại
hội toàn quốc của ĐCSVN)…
> Phần 1 ; Phần 2 ; Phần 3 ; Phần 4 ; Phần 5 ; Phần 6 ; Phần 7 ; Phần 8
> Phần 1 ; Phần 2 ; Phần 3 ; Phần 4 ; Phần 5 ; Phần 6 ; Phần 7 ; Phần 8
Có
thể nhận xét: Ngoài các kế hoạch 5 năm cộng lại, cho đến nay khó mà nói rằng
nước ta đã có một chiến lược công nghiệp hóa đất nước theo đúng nghĩa. Nhưng
khẩu hiệu chiến lược về hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020 này không bao
giờ thiếu vắng, được tùy tiện điều chỉnh, thậm chí mặc nhiên coi quyết định của
các Đại hội Đảng là ý chí của đất nước!..
Từng
Đại hội Đảng đều kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược công nghiệp
hóa và tình hình mọi mặt của đất nước. Song cho đến nay việc kiểm điểm không
bao giờ dám đụng tới bất kỳ một sai lầm căn bản nào đã phạm phải, nhất là những
khuyết tật mang tính bản chất của hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo yếu
kém của ĐCSVN. Việc đánh giá tình hình / nhiệm vụ được làm theo một công thức
cho “đủ mâm đủ bát”, có đúng có sai, có ưu có khuyết, có thành có bại.., với
kết luận muôn thuở: Đường lối của Đảng vô cùng sáng suốt và đúng đắn, chỉ có
những yếu kém nhất định trong quá trình vận dụng, thực hiện.
Sự thật là những
khó khăn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời bình vượt ra ngoài
khả năng và phẩm chất của lãnh đạo ĐCSVN[62], sự
nô lệ thảm hại của tư duy ý thức hệ vay mượn, sự
tha hóa không ngừng gia tăng của hệ thống chính trị, sự
dối trá trở thành vũ khí biện hộ cho vai trò lãnh đạo hiện đang nắm giữ của
ĐCSVN (được sử dụng để giấu diếm những sai lầm và thất bại, níu kéo sự tồn tại
của chế độ, là công cụ trấn áp phản ứng của nhân dân, thực hiện các thủ đoạn
tranh giành nhau giữa các nhóm lợi ích…).
Đấy
chính là 4 nguyên nhân gốc chi phối xuyên suốt quá trình phát triển của Việt Nam sau khi
giành được độc lập thống nhất.
Đổi
mới xóa bỏ được hệ thống kinh tế bao cấp, tạo ra sự phát triển ban đầu rất ấn
tượng, thế giới ngạc nhiên. Nhưng vì 4 nguyên nhân gốc còn nguyên vẹn, cho nên
không bao lâu Việt Nam
rơi vào các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau không thể tránh được. Tiềm năng to
lớn của đất nước và những thuận lợi bên ngoài Việt Nam tranh thủ được đã làm
nên không ít những dự báo của nước ngoài về “con rồng Việt Nam”, “con hổ Việt
Nam”... Tiếc thay tất cả các dự báo này đều bị 4 nguyên nhân gốc này làm cho
phá sản, không thể đổ lỗi cho bất kỳ lực lượng thù địch nào.
Cuộc
khủng hoảng trầm trọng hiện nay đất nước đang lâm vào bắt đầu từ năm 2007 –
nghĩa là 1 năm trước khi kinh tế Mỹ và sau đó là nhiều nước Tây Âu lâm vào cuộc
khủng hoảng lớn (năm 2008).
Trong
vòng 3 kế hoạch 5 năm trở lại, đây là thời kỳ kinh tế Việt Nam về đối nội cũng
như đối ngoại có quy mô phát triển ngày càng mở rộng, có nhiều công trình mới,
mọi nguồn lực huy động cho phát triển kinh tế thời kỳ này ngày càng lớn hơn rất
nhiều so với những năm trước đó. Sự tiến triển mới này cùng với những nỗ lực
không nhỏ đã thực hiện được cho tự do hóa kinh tế trong khoảng thời gian này đã
mang lại những tiến bộ nhất định. Nhưng ác thay, đồng thời 4 nguyên nhân gốc
nêu trên của hệ thống chính trị qua sự phát triển này của đất nước cũng có
những cơ hội sinh sôi nảy nở tốt nhất chưa từng có để lũng đoạn thời kỳ phát
triển mới này của đất nước.
Trong
28 năm đổi mới, khoảng gần 3 kế hoạch 5 năm trở lại đây là thời kỳ có nhiều
nguồn lực lớn nhất được huy động vào kinh tế, song cũng là thời kỳ tham nhũng
tiêu cực bùng phát mạnh nhất, làm ăn thua lỗ và thất thoát cao nhất – tiêu biểu
là sự bùng nổ và xẹp bong bóng của thị trường bất động sản và ngành ngân hàng,
hiệu quả đầu tư kém nhất, từ năm 2007 kinh tế đất nước bị đẩy vào cuộc khủng
hoảng sâu sắc nhất, lớn nhất kể từ khi đổi mới, hiện nay chưa có lối ra.
Cuộc
khủng hoảng hiện nay chỉ ra rõ nhất: Giai đoạn phát triển kinh tế ban đầu của
Việt Nam đã kết thúc, nhưng hoàn toàn không được chuẩn bị về mọi mặt (kể cả
thượng tầng kiến trúc và hạ tầng xã hội) để chuyển kinh tế Việt Nam đi vào một
thời kỳ phát triển mới.
Trong
thời kỳ này, cần đặc biệt lưu ý: Các tập đoàn kinh tế nhà nước và hệ thống ngân
hàng dưới sự chi phối của các nhóm lợi ích là những tác nhân chính và trực tiếp
đã gây ra nhiều đổ vỡ nguy hiểm cho đất nước: Nhiều
tập đoàn kinh tế quốc doanh thua lỗ, hoặc phá sản;thị
trường bất động sản sụp đổ gây tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng cho nền kinh
tế. (Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia ước khoảng 35% trong dự nợ của
thị trường bất động sản là nợ xấu – nghĩa là rất cao và ở ngưỡng nguy hiểm,
hiện nay tồn kho của thị trường bất động sản ước 1,6 triệu nghìn tỷ đồng; thực
trạng này kéo theo đổ vỡ của nhiều ngành kinh tế khác); nợ
xấu của các ngân hàng cùng với những hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp
nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã tạo ra những vòng
luẩn quẩn nguy hiểm không thể kiểm soát của các dòng tiền, (một số chuyên gia
ước đoán nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng nửa triệu tỷ VNĐ -
500.000 tỷ VNĐ)[63]; nợ
xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp trong
cả nước; đáng ngại là riêng tổng nợ xấu cần xử lý ngay của 80 (trong tổng số
96) tập đoàn kinh tế nhà nước cao 1,6 lần tổng vốn sở hữu, trở thành những thách
đố nan giải; trong
thời gian này hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng cửa, phá sản, với
rất nhiều hệ lụy kinh tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng, nạn thất nghiệp lan
rộng..; Lạm
phát, sự biến động của thị trường ngoại tệ và thi trường vàng, nợ công, thâm
hụt ngân sách nhà nước, nhập siêu… là những căn bệnh kinh niên; riêng nợ công
số liệu thống kê công bố chính thức là 55% GDP (nhưng các chuyên gia Việt Nam
ước tính là 95 – 106% GDP, đối với nước ta là mức rất xấu, vì khả năng trả nợ
rất thấp);
nợ
xấu, hàng tồn kho, và vốn chết không cho vay được trở thành những cục máu đông
nguy hiểm cho cả nền kinh tế; vân
vân…[64].
Một
nghịch lý nguy hiểm là thị trường trong nước hiện nay không thiếu vốn, nhưng
thiếu dự án và người đi vay có tiềm năng thanh toán, trong khí đó nhiều sản
phẩm làm ra đã lỗi thời và thừa ế, nhưng năng lực đi vào sản phẩm mới và thị
trường mới rất hạn chế, lại đúng lúc kinh tế thế giới có những chuyển đổi về cơ
cấu. Đây chính là một biểu hiện nguy hiểm của những bế tắc trong kinh tế nước
ta.
Chưa
nói đến chất lượng yếu kém của các công trình kinh tế đã xây dựng sẽ tiềm ẩn
những hậu quả gì cho tương lai? Ngay trước mắt, trong cả nước có hàng trăm công
trình kết cấu hạ tầng (hồ thủy lợi, cầu cống, đường xá…) đã xuống cấp ở mức
nguy hiểm từ hàng chục năm nay đang đe dọa những hiểm họa lớn, nhưng bị bỏ bễ
quá lâu và không có kinh phí duy tu, sửa chữa…
Phương
thức phát triển kinh tế theo chiều rộng của nước ta đã đi hết chặng đường của
nó, nhất thiết phải đưa nền kinh tế của mình sang thời kỳ phát triển theo chiều
sâu với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Song toàn bộ thực trạng kinh tế - chính
trị - văn hóa – xã hội của đất nước như vừa trình bầy trên đang dựng lên bức
tường chắn kiên cố phía trước. Làm thế nào bây giờ?
Có
ý kiến bào chữa và phản bác: FDI và ODA vẫn đang đổ vào Việt Nam ầm ầm; hiện
nay từ IMF cho đến WB và không ít các tổ chức quốc tế khác… vẫn không thiếu lời
ca ngợi kinh tế Việt nam, tại sao lại nhận định bi quan như vậy được?
Xin
đáp: Việt Nam
vẫn là một thị trường trong khu vực ĐNA hấp dẫn FDI, nên xem đây là cơ hội của
đất nước. Tuy nhiên lượng FDI (cả lượng đăng ký và lượng thực hiện) đã giảm so
với thập kỷ trước. Nhưng điều đặc biệt quan trọng: Vì nhiều lý do, tỷ trọng FDI
mang công nghệ cao vẫn rất thấp, trong đó số các dự án FDI có công nghệ cao vẫn
ít và triển khai chậm. Không thể bỏ qua một sự thật là các nước đối tác đang rất
cố gắng không muốn để Việt Nam
được ôm ấp chặt chẽ trong vòng tay Trung Quốc; ODA và các lời khen hợp khẩu vị
cũng nên được xem xét dưới góc độ này. Nước cung cấp ODA số 1 hiện nay vẫn là
Nhật, mặc dù phía ta không giữ được nhiều cam kết với Nhật trong tiến trình
thực hiện, trong khi đó ODA của các nước khác giảm dần.
Còn
một sự thật khác nữa: Nhật, Hàn Quốc vì những lý do tái cấu trúc kinh tế của họ
và vì các lý do địa chính trị tại khu vực ĐNA (trong đó có v/đ Trung Quốc) đang
rất muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược về kinh tế - trước hết với nghĩa
muốn hợp tác dưới dạng chuyển giao và gắn bó với kinh tế Việt Nam. Cũng vì
những lý do địa chính trị, Mỹ và nhiều nước phương Tây khác đang rất muốn đẩy
mạnh phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam . Song những yếu kém hiện có của
đất nước đang kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển này.
Cuộc
khủng hoảng kinh tế - chính trị của đất nước hiện nay đang tác động nghiêm
trọng đến mọi phúc lợi xã hội; toàn bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa;
đạo đức xã hội tiếp tục xuống cấp với biết bao nhiêu sự việc đau lòng. Đồng
thời nạn tham nhũng tiêu cực đang hủy hoại các thang giá trị trong xã hội ở mức
tệ hại nhất kể từ khi đất nước độc lập thống nhất.
Trong
thời kỳ khủng hoảng hiện nay, sự trấn áp của chế độ chính trị đối với những đòi
hỏi của các tầng lớp nhân dân về công lý và công bằng xã hội, về tự do, dân
chủ, quyền con người… hiện đang diễn ra ở mức tệ hại nhất trong suốt 28 năm đổi
mới. Đời sống mọi mặt của đất nước trở nên ngột ngạt chưa từng thấy. Nhân danh bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đã xảy ra các bản án tai tiếng dành cho những người
yêu nước bất đồng chính kiến, đã xảy ra không ít các vụ dùng bạo lực vũ trang
đàn áp sự phản kháng của nông dân…
Phát
biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 – XI mới chỉ
nói lên được phần nào tình trạng suy thoái trong ĐCSVN và phần nào sự mất lòng
tin của dân. Sự thật trầm trọng hơn thế rất nhiều. Trong khi đó hào quang của
lịch sử được đội ngũ trí tuệ của hệ thống chính trị tận dụng đến mòn cả
chữ, nhưng không phải để trang trải trách nhiệm đối với lịch sử, cũng không
phải để soi rọi cái đau, cái nhục của nghèo hèn hôm nay so với thiên hạ, mà chỉ
là để xoa dịu hay khỏa lấp cái đau, cái nhục này.., là để át đi những khát vọng
đòi thay đổi của nhân dân. Có quá nhiều thứ bộ máy tư tưởng đưa ra để giữ lòng
dân và ca ngợi sự tốt đẹp của chế độ - nghĩa là để lên dây cót – nhưng hầu như
chỉ mang nặng tính phô trương và không thật.
Ví
dụ: từ khoảng gần một thập kỷ nay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là trọng tâm số một trong nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng của
toàn bộ hệ thống chính trị và cả nước. Song thập kỷ vừa qua lại là thời kỳ xảy
ra những tội ác tham nhũng tồi tệ nhất, hệ thống chính trị tha hóa trầm trọng
nhất, đời sống xã hội có nhiều mặt xuống cấp nguy hiểm, trấn áp dân cũng ở mức
độ cao nhất... Thế nhưng hiện nay các phát ngôn của lãnh đạo cao cấp, các báo
chí của toàn hệ thống vẫn đang hàng ngày tiếp tục hết lời ca ngợi thành tựu và
những kết quả đạt được của cuộc vận động chính trị trọng đại này. Thập kỷ này
còn là thời kỳ ĐCSVN tha hóa nặng nhất, có nhiều chuyện bê bối tệ hại nhất
trong lịch sử của mình. Số đảng viên bị kỷ luật và bị kết án khá lớn, có lẽ
cũng cao nhất so với thập kỷ trước đó[65].
Quyền
lực chính trị, tập đoàn kinh tế quốc doanh, ngân hàng, - 3 thành tố này câu kết
với nhau thành nhóm lợi ích. Trong từng nhóm lợi ích lại có các mối quan hệ
chéo và các mối liên kết ngang / dọc với ngoài nhóm. Nhóm lợi ích câu kết, liên
kết, tranh giành, đấu đá nhau, vô hiệu hóa pháp luật, biến ĐCSVN – với
vai trò tự nhận cho mình là đội ngũ tiên phong của giai cấp và của dân tộc –
thành cái bình phong bảo vệ nó, biến bộ máy nhà nước thành công cụ thi
hành ý đồ của nó… Nhóm lợi ích đang làm mục ruỗng hệ thống chính trị và bộ máy
nhà nước, đồng thời băng hoại mọi giá trị và đạo đức. Có bình luận: “nền
kinh tế Việt Nam
đang bị phá hoại từ bên trong…” (J. Parker).
NSƯT
Phạm Nhuệ Giang – tác giả bộ phim truyền hình nhiều tập “Trò đời” chia sẻ, “Thế
mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội Việt Nam ông miêu
tả, sau một thế kỷ sự lố lăng vẫn còn nguyên…”
Đúng
ra mọi lố lăng thời Vũ Trọng Phụng phải gọi mọi lố lăng thời nay bằng cụ, nghệ
sỹ Nhuệ Goang ạ!
Tiền
thuế của dân trong một nước còn nghèo phải gồng lên gánh tải một hệ thống chính
trị đồ sộ, cồng kềnh, với những quyền lực khác nhau lồng gép vào nhau: Đảng,
Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng[66].
Nhưng hệ thống quyền lực này vừa hoạt động kém hiệu quả, vừa có quá nhiều vùng
chồng lấn quyền lực của nhau, có quá nhiều vùng bỏ trống không ai quản – tất cả
các thứ “vùng, miền” này là những mảnh đất lý tưởng cho tệ nạn quan liêu tham
nhũng, cho lũng đoạn… Sự thật của đất nước những thập kỷ vừa qua cho thấy không
một giá trị hay đạo đức xã hội nào có thể tồn tại hay có tiếng nói quyết định
của mình trong một hệ thống chính trị nhà nước lồng ghép trong nhà nước như
hiện nay. Rốt cuộc, chỉ những người có thực quyền trong hay ngoài ĐCSVN mới là
nhà nước đích thực; trong đó luật pháp, lý tưởng thường được diễn giải theo
cách “dân chủ của nước ta hơn gấp vạn lần dân chủ của các nước phương Tây”[67].
(còn tiếp)
--------------
+ Chú thích:
[59] Có những ý kiến đánh giá khác nhau về vấn
đề này; ý kiến của tôi là có 4 cuộc khủng hoảng, trong đó cuộc khủng hoảng năm
1997 và cuộc khủng hoảng hiên nay bắt đầu từ năm 2007 là lớn nhất.
[60] Ở Trung Quốc, Hàn Quốc ,
Indonesia , một số nước Nam
Mỹ… thời kỳ phát triển năng động ở giai đoạn khởi đầu quá rình CNH kéo dài hơn
ở nước ta – thường là vài thập kỷ liên tục.
[61] Như đã chứng minh cụ thể trong phần nói về
nông nghiệp, trong đó có các quan điểm về hiện đại hóa nông nghiệp, vấn đề tích
tụ ruộng đất, kinh tế trang trại, vấn đề 3ha / 1 lao động nông nghiệp, vân vân…
[62] Không thể không đặt ra câu hỏi, tại sao
một đảng kiên cường và giầu kinh nghiệm đấu tranh trong thời kháng chiến, lại
thất bại như thế trong thời bình? Đây là vấn đề chính bản thân ĐCSVN phải quan
tâm mổ xẻ trước tiên - vì lợi ích sự tồn tại của đảng mình, song quan trọng hơn
thế nhiều lần là vì ĐCSVN cần kiểm điểm trách nhiệm không thể thoái thác của
mình trước đất nước với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất, toàn diện và
tuyệt đối.
[63] Các số liệu thống kê đưa ra thay đổi soành
soạch và không tin cậy được – ví dụ có số liệu nói nợ xấu của ngành ngân hàng
ước 6% tổng dư nợ, nhưng vài hôm sau lại có số liệu nói là 35%, vân vân…
ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/HoiThao/View_Detail.aspx?...
và Báo cáo của Ngân hàng
Thế giới – Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam – Hà Nội 10-12-2012;
(2) Thủ tướng Dũng có cứu
vãn được kinh tế Việt Nam ? http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-dung-co-cuu-van-duoc-kinh-te-vietnam/1728036.html
(3) Kinh tế Việt Nam
2012-2013: Cơ hội xoay chuyển tình thế?*
(4) Thực trạng nợ xấu tại
các ngân hàng Việt Nam
và giải pháp tháo gỡ
http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Thuc-trang-no-xau-tai-cac-ngan-hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc
& 'Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu
ngân hàng' - VnExpress Kinh Doanh
kinhdoanh.vnexpress.net/.../ngan-hang/nua-trieu-ty-d...
www.doimoi.org/.../qua-khu-dong-nhat-tuong-lai-va-...
· (6) Một số vấn đề về nợ
xấu của doanh nghiệp nhà nước
(7) “Vietnam ’s Economy: Sabotaged
From Within” January 29, 201 3 By James Parker, tìm trong The Diplomat http://thediplomat.com/pacific-money/2013/01/29/vietnams-economy-sabotaged-from-within/
Vân vân…
[66] Một giai thoại: Lúc là đương kim thủ
tướng, Võ Văn Kiệt nhiều lần đề xuất phải cải cách hệ thống chính trị của đất
nước, nhưng không được chấp nhận. Để phục vụ minh họa những lý lẽ của ông về sự
cần thiết phải thực hiện cuộc cải cách này, đã có lần ông yêu cầu các chuyên
gia của mình vẽ lên một sơ đồ phác họa toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước
bao gồm 4 thành tố: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đòan thể quần chúng.
Kết quả: Các chuyên gia đành bó tay: Một sơ đồ có thể dựng lên dù rối rắm đến
thế nào cũng không thể minh họa hết được cấu trúc phức tạp và các mối
quan hệ quyền lực qua lại trong không gian nhiều chiều giữa 4 thành tố này của
hệ thống quyền lực. Nhưng cái sơ đồ bất thành này lại cho thấy: Luật pháp trở
thành vô nghĩa trong một hệ thống quá rối rắm như thế, sự lũng đoạn hay là ảnh
hưởng hoặc sự thâu tóm của vai trò cá nhân mới là điều quyết định.
[67]Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan tin như vậy. Song khi đi khảo sát địa phương, chính bà cũng
phải kêu lên: “Người ta ăn của dân
không từ cái gì!”
--------------
Trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu sắc về rất nhiều mặt vào kinh tế thế giới, những giá trị chung như quyền con người, lợi ích chung trên thế giới và khu vực, luật lệ quốc tế v.v... thì thể chế chính trị đã không thay đổi kịp thời để phát huy các mặt mạnh của dân tộc và đất nước, hạn chế, bổ sung cho những khuyết tật của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.
Trả lờiXóaNhững người nước ngoài, Âu Mỹ vào VN đầu tư đều gặp phải chướng ngại vật ghê gớm này, thế cho nên ta mới hiểu tại sao TPP ưu tiên phải có nhân quyền cho người lao động, tại sao Mỹ đặt ra yêu cầu tiên quyết là phải có nhân quyền thì Mỹ mới xoá bỏ "cấm vận vũ khí" với VN.
Thế mà CSVN không hiểu hoặc không chịu hiểu! anh 3X lại còn sang Mỹ giảng về lòng tin chiến lược trong kinh tế nữa chứ, làm cho tụi Mỹ hoảng quá, không hiểu sự thể ra làm sao ở VN. Tuy nhiên nghe nói trong cuộc hội nghị đó, khi nghe anh 3X nói hay như vậy, mấy ông tư bản Mỹ nháy nhau: "đừng nghe những gì CSVN nói, hãy xem những gì CSVN làm".
Và họ còn nói riêng với nhau: đây là Mr BEAN của Việt Nam, ngộ thật, mà cũng đúng thôi, vì nghe nói ông này mới học chưa tốt nghiệp phổ thông, Nói một đằng, làm một nẻo là đặc điểm nổi bật nhất của ông này!!!
Đọc theo link 02:38 thấy nhiều còm phê phán 1 số "nước TBCN". Không hề có "nước TBCN". Chỉ có 4, 5 nước tự nhận là CNCS và phần còn lại của thế giới - không phải CNCS. Tất nhiên những nước đó có tốt, có xấu. Đó là lẽ thường. Ví dụ: Iraq của Saddam Housein đâu phải CNCS, nhưng cũng đâu phải CNTB? Syria hiện nay cũng vậy.
Trả lờiXóaPhân loại Các Nuớc Tự Do Dân Chủ và Các Nuớc Không Tự Do Dân Chủ thì chính xác hơn.