Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

NÈN KINH TẾ ‘CHƯA PHỒN VINH MÀ GIẢ TẠO’

 
                                  * BÌNH THUẬN
BVB - Hiện nay, cả xã hội đang gánh nặng nỗi lo về một nền kinh tế đang tụt hậu - như thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương tại một hội thảo mới đây. Sau hai bài viết liên quan về chủ đề này đăng trên VietNamNet, hàng trăm độc giả đã cảm nhận thấy "nỗi đau" mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Tôi đã đọc và đồng cảm với một comment của bạn Đinh Lê Việt trên một trang mạng: “Hệ quả là, bệnh thành tích và tham nhũng đã làm Việt Nam kém hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế, trong khi các nước cùng khu vực như Indonesia, Thái Lan... hay nền kinh tế mới mở cửa như Myamar lại hấp dẫn hơn. Chính vì vậy mà dầu tư quốc tế vào Việt Nam càng giảm. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc khá lớn vào đầu tư nước ngoài nên kéo theo cả nền kinh tế phát triển chậm lại. Lý do là vì những nguyên nhân quá cũ, năm nào cũng nói nhưng chẳng cải thiện được là bao như bệnh thành tích, tham nhũng, thủ tục hành chính lòng vòng” …
Tôi xem chương trình trên Discovery chiếu về cuộc đời của Lý Quang Diệu và Lịch sử của Singapo mới biết được rằng việc phát triển của một quốc gia không hề dể dàng. Ông là người được cả các nhân vật lãnh đạo xuất sắc trên thế giới kính nể khi đưa một đảo quốc thuộc địa nhỏ bé, nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu có, văn minh.
Theo suy nghĩ của tôi thì một đất nước muốn được phát triển cần rất nhiều yếu tố nhưng không thể thiếu những yếu tố chủ chốt sau:
- Một người chỉ huy thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng, không bị bó hẹp trong những định kiến hẹp hòi, cũ kỹ, lạc hậu với thời cuộc.
- Một ban lãnh đạo được tinh gọn, có đủ tri thức, năng lực, luôn trung thực và toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước.- Một hệ thống chính quyền luôn quan tâm đến quyền lợi của tòan thể cộng đồng.và thực hiện nghiêm minh các thể chế luật pháp. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí của công.
- Một chính sách phát triển đúng đắn dưa trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của quốc gia, dân tộc trong từng thời điểm. 
- Biết dựa vào ngoại lực nhưng chủ yếu là phải phát huy được nội lực của cộng đồng và của mỗi cá nhân, lấy năng suất và hiệu quả lao động của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cụ thể làm chỉ số đánh giá mức độ phát triển của đất nước.
- Biêt hổ trợ và kích thích sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân làm giàu cho chính mình cũng chính là làm giàu cho đất nước.- Biết khơi dậy ý thức trách nhiệm của công dân và tinh thần thượng tôn pháp luật.
- Tôn trọng các ý kiến phản biện, thực hiện dân chủ hóa trong mọi mặt đời sống chính trị - xã hội.
Trong các tiêu chí ấy, liệu Việt Nam của chúng ta đã đạt được những tiêu chí nào? Tôi nghĩ là không có hoặc dù có cũng chỉ là hình thức. Vậy thì làm sao mà ta có thể phát triển được.Có thể nhận thấy những tồn tại của nước ta hiện nay như sau:
- Bộ máy lãnh đạo cồng kềnh, kém hiệu quả từ TU cho đến địa phương.không xoay xở kịp với những thay đổi rất nhanh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội thời hiện đại.
- Đường lối chính sách chưa gắn liền với thực tế và chưa có cơ sở khoa học.
- Tệ nạn tham nhũng tràn lan từ cấp thấp cho đến cấp cao, tình trạng quan liêu, lãng phí phổ biến làm suy kiệt nguồn lực quốc gia cũng như các nguồn hổ trợ từ bên ngoài.
- Quan chức trình độ kém cỏi, kết bè kết phái cùng với giới tài phiệt tạo ra các nhóm lợi ích từng ngành, từng địa phương đục khoét, vơ vét của công.
- Pháp luật còn nhiều thiếu sót lại không được thực hiện nghiêm chỉnh dẫn đến tình trạng phạm tội tràn lan trong xã hội như phá rừng, phá biển, côn đồ hoành hành....Ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và của mỗi người dân đều bị xuống cấp.
- Tình trạng dân chủ hình thức tạo nên phản ứng ngược trong xã hội. Người dân không còn tin vào các cấp chính quyền, không còn muốn tham gia xây dựng đất nước.
- Các ý kiến phản biện dù với nhiều thiện ý cũng không được lắng nghe, thậm chí còn bị đàn áp.
Thử hỏi như vậy thì làm sao mà đất nước ta không bị ngày càng tụt hậu?
Tôi biết chuyện này, một số người cũng biết chuyện này.
Người có lương tâm thì lên tiếng phản bác.
Người có quyền lợi riêng tư thì ngậm miệng ăn tiền.
Đại đa số dân ta thì chẳng biết gì hết. Có người thấy xây cầu to, làm đường lớn còn hoan hô nữa , khen là lãnh đạo có tài xoay xở, biết lo cho dân. Họ hoàn toàn không biết rằng trong tương lai gần thì không khéo chúng ta chẳng có gì để mà làm ăn, lại còn sưu cao thuế nặng để trả nợ nước ngoài.
Rõ ràng, nhữngc công trình cầu –đường, những khu công nghiệp, phố xá mọc lên, dô thị phình to, nhà cao san sát…nhưng tiền của ai? Lấy tiền ở đâu? - Tiền đi vay. Thực lực ta có được bao nhiêu? Cho nên, đừng vơ vào để “lập thành tich chào mứng Đại  hội dảng”, đừng trương lên ầm ĩ loa phường là đổi mới đang có hiệu quả, rằng đảng ta lãnh đạo giỏi, tài tình, nhà nước vẫn chủ  động quả lý, quán xuyến, chính phủ điều hành giỏi…Tất cả chỉ là ‘tự vỗ ngực‘ mà thôi. Rõ ràng nèn kinh té của nước ta hiện nay khôg thể gọi khác hơn là đang ‘Chưa phồn vinh mà giả tạo’.
Với đám tài phiệt thì lợi nhuận là trên hết, giống như xã hội đen vậy thôi. Với tính toán siêu lợi nhuận cho các phe như vậy thì lãi suất chính thức là hình thức còn hiệu quả kinh tế chỉ là con số âm khủng khiếp. Dù đã trên cả tỉ phú, của cải bề bề, nhưng vì ‘long tham vô dáy’, ngươi ta cứ lien tục nghĩ kế để ra nhiều dự án rồi moi vào nguồn vốn ODA mà bên cho vay kha slaf dễ dãi, mệnh danh như sự “giúp đỡ”! Đó là vốn dài hạn, có lợi cho phía chủ nợ, nhưng lại kéo dài thời gian cam go, khốn khó cho con nợ, đời con cháu sau này phải lo mà trả nợ; và như thế tức là “bộ phận không nhỏ” đang dành ăn với con nít. Họ đưa ra những lập luận dưới vỏ bọc vì sự phát triển của đất nước, vì đổi mới, vì tái cấu trúc…Nhưng vay được vốn rồi thì vung tay tiêu xài, cho vào túi riêng của cac nhóm lợi ích, ăn chơi thoải mái. Đây không chỉ là suy thoái, mà là vi pham đạo đức nghiem trọng, là tội ác:
ODA là ÔNG DÀNH ĂN
Tham nhũng chỉ ở ngoài da
Bắt mấy con ghẻ lại là sạch thôi
Bắt xong thì lại than trời
Sao mà lại ngứa ngay nơi óc mình
Thì ra ghẻ chủ thông minh
Nó chui tận não, tim mình làm hang
Bó tay chịu trói xin hàng
Van lạy con ghẻ cho chàng ngủ yên
Chừng nào tim óc tan hoang
Thì con ghẻ sẽ hết đàng trú thân
Mong sao ngày ấy đến gần
Cho nước được lợi cho dân được nhờ

B.T
---------------

26 nhận xét:

  1. Lấy vốn ODA xây dựng này-kia, công trình càng to, bề thế, ngốn nhiều vốn thì chúng nó ăn "phần trăm" càng lớn. Công trình nhỏ, vừa thiết thực cho dân sinh chúng nó 'khịt mũi', Làm công trình, làm dự án chi phí hết 1, kê khống lên cả chục, có khi mấycchucj lần, rút vốn ODA ra để phình túi i Nhóm lợi ích. Ôi, con cháu những đời sau gánh nợ oan và oai luôn!.

    Trả lờiXóa
  2. Ghẻ này đâu phải ghẻ thường!
    Ghẻ này đột biến do nhiều quá ăn (ăn quá nhiều)
    Tay gấu óc khỉ nhung hươu
    Ghẻ này tẩm bổ trương phình mặt mâm!
    Ghẻ mới thỏ thẻ với ông:
    "Ông ơi, càng gãi càng lở tùm lum.
    Chắc là chỉ còn cách này:
    Ông hãy tự sát, tôi ông chết chùm!"
    "Mày sao cứ nói lung tung.
    Biện chứng giùm cái, mới hợp ý tao"
    "Vậy, ông cứ để tôi xơi (ông)?"
    Có người chứng kiến: "Cả hai tiêu tùng!"

    Trả lờiXóa
  3. Nước nghèo nhưng Iphone Ipad Ipod Lamboghini Phantom ... đều có. Chứng tỏ nguồn lực phát sinh ra lợi nhuận của quốc gia đã không xoay vòng lại cải thiện quốc gia.
    Lấy thí dụ: 1 địa phương có tài nguyên là than thì thu nhập từ than nếu không thành công xoay vòng lại phát triển kinh tế chủ đạo địa phương như là nông nghiệp, phát triển các khu thương nghiệp, dịch vụ ... thì có nghĩa là chỉ làm giàu một bộ phận. Phương châm tất cả cùng giàu lên đã thất bại hoàn toàn. Điều này dẫn tới hậu tài nguyên là đói nghèo, lạc hậu. Hậu tài nguyên mà chưa hình thành nội lực của địa phương cũng đồng nghĩa với thất bại.
    Tôi nghĩ ví dụ của tôi là hình ảnh của Việt Nam. Chỉ còn có 2 giải pháp, cưỡng ép tài sản tồn trong dân chúng hoặc xin viện trợ nước ngoài. Dù giải pháp nào cũng đã là thất bại toàn diện mang tính thế hệ.
    Tôi cho rằng chúng ta nên học người Nhật, nên bỏ qua người Do Thái. Người Nhật có tính ôn hòa trong cả thời bình, lẫn chiến, nhưng người Do Thái tính chiến đấu của họ vượt mất tính ôn hòa của nước ta. Người Nhật từng lùn nhưng hiện tại không hề. Dù lúc họ lùn họ vẫn luyện ra thép, vẫn đóng tàu lớn, vẫn chế tạo súng vượt biển đánh Trung, đánh Hàn, hậu thế chiến vẫn leo lên được hàng ngũ quốc gia GDP cao top 5 thế giới.
    Nói thế để hi vọng mọi người thấy được điểm tương đồng ở tính quật cường ở dân tộc ta, điểm khác biệt là chúng ta không đặt niềm tin vươn ra thế giới. Ngay cả cầu thủ bóng đá cũng không có mấy người tự đặt mục tiêu ra nước ngoài thi đấu, chỉ mong một vị trí ở một câu lạc bộ trong nước thì còn lâu mới đứng ngang hàng với Hàn, Nhật.
    Lòng tự tôn dân tộc của chúng ta bị tránh né cả thế kỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra người Nhật chưa bao giờ lùn cả. Do trước kia người Nhật to ngang nên gọi là "lùn", chứ họ không thấp. Điều này đọc được trên một tạp chí dân tộc học. Hiện nay họ hết biệt danh "lùn" do đã cao hơn trước, thân hình cân đối, "đẹp" như người phương Tây.
      Người VN quá "nhỏ bé", danh hiệu đặc trưng được thế giới đặt. Sự "nhỏ bé" này hình như vẫn đang bám chặt chúng ta. Nghe, đọc những sự tự ca ngợi "vĩ đại" trên báo đài mà thấy ngán ngẩm. Huyễn hoặc đến bao giờ? Khi chưa thấy ra thực chất của mình, làm sao thay đổi?

      Xóa
    2. Khi ông Trọng nói ra 4 điều trên các báo ngày hôm qua thì quả thật sợ hãi cái lí luận cùn của ông ta. Nó cùn vì ông ta tưởng ông là đấng cứu thế, tay cầm quyền trượng tay cầm kinh thánh nhìn xuống chúng sinh, nói là đúng, nói là phải nghe.
      Thời buổi lí luận nếu không đi vào thực tế là người ta vứt bỏ mà ông còn nói như sấm sét thì hỏi sao nước ta thua người Nhật chắc cũng 300 năm.

      Xóa
  4. Còn nền chính trị HAY HO, TỐT GẤP VẠN LẦN TƯ BẢN mà giả tạo và lừa bịp nữa chứ.

    Xem đây này, ông TBT đến giờ này vẫn nói: Trao đổi với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm ngày 28/9 về vấn đề tên nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư cho hay, ông được biết tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    “Đấy là một bước tiến, chúng ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội chứ có dừng ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đâu”, Tổng bí thư nói. Việc này, theo ông sẽ do Quốc hội quyết định, song, cũng phải phòng khả năng "thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ Điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng".
    (Xem: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/tong-bi-thu-de-phong-the-luc-muon-xoa-bo-dieu-4-hien-phap-2886937.html)

    XHCN, CSCN, toàn là những thứ thiên đường ở đâu đâu, giả tạo và xạo quá.

    Có lần ông T.H.RUA sang Nhật, khoe với một ông tỉnh trưởng ở Nhật là "VN đang đi theo con đường XHCN để tiến đến một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh", bị ông này xỏ cho 1 câu: nước Nhật chúng tôi thì không đi theo con đường XHCN đó mà hiện nay vẫn là một nước như ông nói đó.

    Làm cho RUA ta tẽn tò và lảng sang chuyện khác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nhật Bản nói:
      - Chúng tôi tránh con đường XHCN, CSCN nên đã đạt được một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Các ông đi đường nào mà nay cứ mong "tiến đến' hoài vậy? Tôi thấy các ông nói hớ mà thích nói nhiều! Việt Nam các ông có câu rất hay - Không biết thì dựa cột mà nghe. Mời ông qua phòng bên ta đàm đạo tiếp.
      - Tại sao?
      - Phòng này có rất là nhiều cột!

      Xóa
    2. Chuyện về lão RÙA?

      Xóa
    3. Lời dối trá vẫn nói giữa thanh thiên bạch nhật. Lời dối trá bởi vì nói không đi cùng với làm, nói mà không đủ tài đức để làm, nói mà không tạo ra được dẫn chứng, bằng chứng để thuyết minh.
      Thật đáng giận cho một người ngồi trên ghế cao lãnh đạo quốc gia. Ông ta không nhớ rằng với 40 năm người ta có Đại Hàn đầy Samsung, LG, Kia, Huyndai, ... Nhật Bản đầy Honda, Sony, Toyota, ... Trung Quốc còn có Lenovo và gì gì đó ... Việt Nam có gì? Nhập linh kiện về ráp lại, bán không ai mua. Một bộ sậu toàn sâu mà ông cứ nổ tận mây xanh khi con cháu chắc chắn đã phải mang nợ từ khi lọt lòng.
      Người như ông chỉ có cách tự quỳ xuống nhìn về biển Đông, mổ bụng mà tạ tội. Hãy dừng nói những điều hại dân hại nước.

      Xóa
  5. Chính quyền khoe VN đã sản xuất được máy bay không người lái là để MỊ DÂN thôi, còn thực tế VN hiện nay từ cái kim sợi chỉ, lưỡi dao lam cạo râu vẫn còn phải nhập từ nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  6. VN hiện tại và tương lai vẫn là BÃI RÁC THẢI của nhân loại. Người dân VN vẫn mãi mãi là nguồn cu li - nô lệ rẻ tiền của các nước như Malaysia, Hàn quốc, Đài loan, Thái lan, Nga, Lào, Campuchia, Ănggola...
    Chúng ta nên nắm tay nhau HÁT VANG bài "Việt Nam tôi đâu"

    Trả lờiXóa
  7. Đó là tên thật của nền kinh tế nước ta mà các chính khách đều né tránh mỗi khi nhắc đến.
    Từ nhà ra phố, từ đồng ruộng tới công xưởng, từ bệnh viện tới công sở, từ trung tâm nghiên cứu của các Viện đến phòng thí nghiệm của các Trường v.v. cái gì cũng có nhưng hoàn toàn mang nhãn hiệu nước ngoài.
    Kỳ vọng có được một ngành công nghiệp ô tô nội địa đã tan biến sau khi dành biết bao ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này.
    Cơ khí và luyện kim – xương sống của nền ngành công nghiệp chế tạo, một thời đã có những bước khởi đầu, nay đã không ai nhắc đến kể cả trong các báo cáo.
    Công nghiệp điện tử đến bây giờ cũng vẫn còn là những cựa quậy ban đầu.
    Công nghiệp nhẹ hoàn toàn là một ngàngh gia công cho nước ngoài.
    Ngành đóng tàu có lúc được tung hô ầm ĩ, thực ra chỉ là dùng mồ hôi để ghép nối tất tần tật những thứ mà người đặt hàng mang từ nước ngoài vào (từ con ốc vít bé tí xíu) thành một con tàu hoàn chỉnh.
    Tự túc được một số vật tư cần thiết cho nền kinh tế, dù là với sản lượng khiêm tốn nhưng cũng được sản xuất hoàn toàn trên nền thiết bị và công nghệ nhập khẩu.
    Khả năng tự trang bị cho nền kinh tế là một con số 0 tròn trĩnh. Ngành công nghiệp, nếu như nói CÓ thì nó hoàn toàn là LẮP RÁP, điều này chính xác đến từng mi li mét.
    Trong khi sức lao động phải xuất khẩu cả nội địa và ngoại địa với giá rẻ thì tài nguyên quốc gia đang bị chụp giật với một phương thức ngon ăn nhất: đào xúc, đóng bao và mang bán.
    Hạ tầng cơ sở có được cải thiệndo vay vốn ODA nhưng nó chỉ hoàn hảo lúc cắt băng khánh thành.
    Thượng tầng xã hội nát bét.
    Môi trường, không gian sinh tồn ngày càng bị suy thoái và co hẹp. Nợ đầm đìa.
    Những con số GDP du dương êm ái được đưa ra nhưng quá nửa là đóng góp của FDI.
    Đất nước đang ăn thịt chính mình để có được sự PHỒN VINH BIỂU KIẾN như mọi người thấy.
    Thế hệ con cháu sẽ khóc không thành tiếng.
    Mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triiển, trời ạ! Sao mà "liêu trai" quá thế!

    Trả lờiXóa
  8. Các công trình mà báo chí cứ khen ngời..khánh thành, quay phim chụp ảnh tùm lum, anh sthành..là tiền vay nợ nước ngoài mà làm. VN ta có cái cóc khô gì.
    Đi trên những đại lộ, những cầu hiện đai có vẻ sáng choang, nhưng không vui được vì Chúng ta đang dẫm trên đồng tiền nợ mà sau này con cháu phải trrả. Không trả được nó ho quân đánh (hợp pháp) lấy đát nước mình làm "phát mãi" trừ nợ! Hu...hu///

    Trả lờiXóa
  9. Thấy các bạn góp mây mù thế kỷ cùng Ai làm cho dân thêm đau khổ,Em xin có vài lời,
    Đất nước Ta làm gì có khả năng để lập "danh hiệu phồn vinh giả tạo".Từ khi loài người biết lập Nhà nước để đoàn kết xung quanh mà bảo vệ cộng đồng dân tộc của mình,cho đến nay chưa Nhà Nước nào lại không "đánh bóng".
    Trời dông to quá,xin tạm dừng.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi đọc tất cả 14 nhận xét mà không thấy nhận xét nào ủng hộ Đảng, không có nhận xét nào ủng hộ chính quyền. Sao vậy ? Các thế lực thù địch đông đảo khắp tứ phương, các dư luận viên của ta đâu hết ? Đề nghị chính quyền chi tăng thêm tiền cho dư luận viên và đào tạo thêm nhiều dư luận viên ! Dư luận viên viết 1 chữ tính 1usd
    BA BỤI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giả tạo là tất cả những gì gọi là công trình giao thông ,công nghiệp, du lịch, đô thị… đều có đến hơn 80% là găm nợ vốn của nước ngoài/ Chăng rkhac snào thằng cha . nhà ngèo vay tiền ngan hàng, xây nhà cao tầng, mua xe sang, sắm dồ hiệu cho vợ con rồi đi khoe…đại gia. Hệ quả là, bệnh thành tích và tham nhũng đã làm Việt Nam kém hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế, trong khi các nước cùng khu vực như Indonesia, Thái Lan... hay nền kinh tế mới mở cửa như Myamar lại hấp dẫn hơn. Chính vì vậy mà dầu tư quốc tế vào Việt Nam càng giảm. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc khá lớn vào đầu tư nước ngoài nên kéo theo cả nền kinh tế phát triển chậm lại. Lý do là vì những nguyên nhân quá cũ, năm nào cũng nói nhưng chẳng cải thiện được là bao như bệnh thành tích, tham nhũng, thủ tục hành chính lòng vòng...

      Xóa
    2. He...he..ngày xưa nhiều vị Tuyên giáo đi chê miền Nam kinh té "phồn vinh giả tạo", nay gần 40 năm giải phóng rồi, nhìn thấy cả nước chưa phồn vinh mà đã giả tạo kinh khủng! !

      Xóa
    3. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ đó. Nhưng có vẻ chỉ có 1% sự thật (không được 1/2) nên không được ban biên tập cho lên khuôn.

      Xóa
  11. Theo tôi nghĩ chúng ta nên suy xét lại một số khái niệm để biết chắc mình có nhận định nhầm lẫn hay không? Người ta muôn Việt Nam tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng lại bỏ qua bước phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù trợ nông dân một cách có hệ thống, quy hoạch, xuyên suốt. Công nghiệp hoa hay hiện đại hóa thì rốt cuộc vẫn phải mở miệng ra ăn, mà đã ăn thì phải ăn đồ đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường. Nhất là nước ta là một quốc gia nông nghiệp đồng thời nhiều sông ngòi, một đường bờ biển dài đến nỗi thằng giặc Bắc còn thèm thuồng. Như vậy việc chăm chú vào mấy chữ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trong lòng mặc nhiên coi nhẹ phát triển nông nghiệp là suy nghĩ ẩu tả, thiển cận. Xây dựng, quy hoạch một cách chiến lược rồi tiến hành trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân là nền tảng để phát triển thương nghiệp, dịch vụ tại địa phương. Đó mới tạo ra một nguồn lực có tính tuần hoàn vững chắc để phát triển tiếp tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách ít tốn kém.
    Còn như hiện nay chúng ta xuất gạo số 1 mà thực ra nông dân lỗ lã, lấy công làm lời, tiền thu được không đủ tạo ra một vòng tuần hoàn mới trong khi phải đeo theo mức sống bị các hoạt động thương nghiệp như Bất Động Sản đẩy lên. Ăn chưa đủ mà phải chia cái lỗ từ các ngành khác.
    Muốn đi tắt đón đầu, nhảy 2,3 bước thì ít ra phải giám sát gắt gao nhưng rốt cuộc công tác quản lý cán bộ, thanh tra tài chính,ban kỉ luật thanh tra, công đoàn, mặt trận tổ quốc đều vô dụng.
    Vậy xin hỏi những gì chúng ta thấy xung quanh không phải là hào quang từ vay mượn là gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Đình Hằnglúc 13:52 29 tháng 9, 2013

      Nghị quyết đảng (hình như Đại hội 3) cũng từng ghi: "" r: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên Cơ Sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...
      Nhưng nay, ào áo phát triển công trình, công nghiệp, đo thị hiện đại bất hợp lý, vượt khả năng, bằng tiên đi vay,, mặc kệ nông nghiệp, coi thường công nghiệp nhẹ...Tức là thân không tụ lo thân, không tự lo làm, vay tiền tiêu xài rồi...đi chơi!

      Xóa
    2. Bây giờ hỏi mỗi địa phương cái nào là sản nghiệp trụ cột, cái nào đã xây dựng tiêu chuẩn theo luật chơi quốc tế? Bạn chả là cái đinh gì cả, bạn cần tiền nước ngoài nhưng bạn chả sửa đổi cái gì thuận lợi cho luật chơi chung thì bạn ở đó mà chơi một mình đi.
      Con người sinh ra vốn đã tự do, đáng lẽ phải lấy tầm thế giới mà tiến lên để góp phần thay đổi cái nhìn của thế giới đối với dân tộc mình. Mẹ doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, mấy trăm ngàn đảng viên mà nó ăn, nó phá sạch tiền thuế, tiền vay. Bây giờ để 2 cái nút ngay trung tâm các thành phố lớn, 1 nút tín nhiệm, 1 nút không tín nhiệm để coi có bao nhiêu người nhấn nút tín nhiệm.

      Xóa
  12. Nghị quyết của Đảng là nghị quyết.Đời này ai cũng lo thân nấy.không làm thì thôi,đại hội sau lại viết và nghị tiếp,đến khi đói thì phải bò thôi.
    Ngày nay,đảng viên của đảng cũng xài toàn hàng nhập khẩu,hàng này toàn chất lượng kém xa hàng nội địa của chính hảng,nên dở dở ương ương là đương nhiên,nghị quyết nó chả thi hành thì làm gì nó,thua đành chịu.
    Hết tiền hết vốn không vay thì lấy gì cho dân xài,đời sau trả không nổi thì ký nợ tiếp.Nước người ta ngân sách nợ hơn mười sáu nghìn tỷ USD,họ chả ngán.Anh hàng xóm dư ba nghìn tỷ USD,mua chiếc Liêu Ninh đi làm dốc,dọa thiên hạ,còn dân thì đói mặc xác.Mấy anh bạn xưa của ta,thất nghiệp đến hoản loạn,bu váy bà đầm ĐỨC kiếm sống qua cơn...
    Mười mấy ông,bà chủ xứ TA không dùng thuật " phồn vinh giã tạo" thì AI là người cho vay mượn,không thế sao sống qua ngày đây.
    Nhà máy xí nghiệp đứng bánh,nhưng sống là mơ ước,đã mơ thì tội gì không mơ đến hiện đại hóa.Dân TA có câu chuyện " Ăn hơi chả trả tiền ken",hay " Từ thức " yêu đại cô gái trong tranh.
    Hôm nay,chú Ba X, thân già tóc bạc phải nhuộm,chạy các phương mà cắn răng đi vay,cầu cạnh trối chết,nghĩ quá thương.Dân nghèo mà xài sang quá trời lấy quái gì mà phồn vinh nổi,dân mạng quá thông thái sao mà che giã tạo được.
    Em Kiều Trang xinh đẹp,ở cây dầu đôi ngã ba Thành-Nha Trang,xin chào.

    Trả lờiXóa
  13. Ai hỏi thì tôi phải nói là tin vào Đảng - Nhà nước, nhưng trong suy nghĩ, nhận thức của tôi ngược lại hoàn toàn. Tại sao vậy? Bởi ở VN nói lên sự thật thì khó mà tránh khỏi gông cùm tù tội

    Cách "đi tắt đón đầu", tham lam - vô cảm - tàn ác của cán bộ Đảng - Nhà nước VN như hiện nay sẽ nhanh chóng đưa đất nước đến diệt vong

    Trả lờiXóa
  14. Ai hỏi thì tôi phải nói là tin vào Đảng - Nhà nước, nhưng trong suy nghĩ, nhận thức của tôi ngược lại hoàn toàn. Tại sao vậy? Bởi ở VN nói lên sự thật thì khó mà tránh khỏi gông cùm tù tội

    Cách "đi tắt đón đầu", tham lam - vô cảm - tàn ác của cán bộ Đảng - Nhà nước VN như hiện nay sẽ nhanh chóng đưa đất nước đến diệt vong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước đang ăn thịt chính mình để có được sự PHỒN VINH BIỂU KIẾN như mọi người thấy.
      Thế hệ con cháu sẽ khóc không thành tiếng.
      Mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triiển, trời ạ! Sao mà "liêu trai" quá thế! Tôi thì cho rằng họ đang ăn thịt con cháu mình thì đúng hơn

      Xóa