Posted
on September 20, 2013
Trong những ngày qua tôi đã ỏ Praha để dụ một workshop
về chính trị ở Việt Nam .
Ban đầu mình tự hỏi, làm sao mà có một hội thảo như thế ở một nơi rất xa Việt Nam . Praha năm
2013 đâu có liên quan gì với Việt Nam !
Nhưng, sau vài ngày suy nghĩ, tìm hiểu thêm về lịch sử đương đại của Tiệp, đi bộ trên những đường phố của thành phố xinh đẹp, và trao đổi với người dân Tiệp (trong đó có người Việt) tôi cũng suy nghĩ về sự liên quan của những gì đã xảy ra ở đây cách đây chưa lâu.
Nếu như Tiệp đã có chuyển đổi một cách ôn hòa thì có
những bài học gì cho Việt Nhưng, sau vài ngày suy nghĩ, tìm hiểu thêm về lịch sử đương đại của Tiệp, đi bộ trên những đường phố của thành phố xinh đẹp, và trao đổi với người dân Tiệp (trong đó có người Việt) tôi cũng suy nghĩ về sự liên quan của những gì đã xảy ra ở đây cách đây chưa lâu.
* * *
Kính chào giáo sư
Rất vui lại được tâm sự cùng ông, trong bài viết ông
có đề cập đến cách thức giải quyết các vấn đề đã tồn tại trong quá khứ ở các
thể chế độc tài và độc đoán khi các thể chế này chuyển sang mô hình dân chủ.
Đây là một vấn đề rất quan trọng. Trong quá khứ, khi mô hình Xã hội chủ nghĩa
có những dấu hiệu suy thoái và sụp đổ tại Đông Âu. Các nước này đã có nhiều
giải pháp thích hợp. Các cuộc đối thoại đã diễn ra giữa các nhà dân chủ và trí
thức tiến bộ với các lãnh đạo cộng sản. Nhiều cuộc đối thoại bàn tròn đã diễn
ra ở Ba Lan, Hungari, Tiệp… Kết quả là quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra
khá êm đẹp, các ghế tại Nghị viện được chia cho các đảng viên cộng sản và các
nhà dân chủ, nhiều đảng viên tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng. Trường hợp
đáng tiếc duy nhất là Roumani, quá trình chuyển giao quyền lực đã diễn ra trong
bạo lực và phải mất một khoảng thời gian dài tình hình mới ổn định trở lại.
Khi đó tại các nước Đông Âu, có hai khuynh hướng khác
nhau, một số người mong muốn phải đưa ra ánh sáng những sai lầm của các nhà
lãnh đạo thân Liên Xô, một số khác không muốn nhắc lại quá khứ, vì theo họ,
nhiều người đảng viên đã tham gia vào hội nghị bàn tròn, và đóng góp quan trọng
vào quá trình cải cách chính trị, hơn nữa nhiều người vẫn còn giữ vai trò lãnh
đạo. Hai quan điểm này đều có cơ sở, nhưng quan trọng hơn cả là tìm được sự
đồng thuận.
Nếu ví dụ, Việt Nam một ngày không xa, cũng sẽ có
sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo và những người có quan điểm cấp tiến để cùng
nhau bàn bạc tìm ra giải pháp cho đất nước, khi đó vấn đề quá khứ cũng sẽ được
bàn đến. Rất có thể cũng sẽ có hai khuynh hướng như vậy. Lúc đó người Việt Nam sẽ phải
giải quyết thế nào? Theo quan điểm riêng của tôi, người Việt Nam cần tuân theo
những giá trị đạo lí của cha ông chúng tôi, đó là sống nhân ái, biết bỏ qua mọi
sai lầm và tha thứ, như lời thi hào Nguyễn Du khuyên “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, hay như
câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người Việt Nam không được
phép có bất cứ sai sót nào nữa, nếu không lịch sử sẽ lại lặp lại như cũ. Nhưng
khi một thể chế dân chủ được thiết lập, phải chăng,
Nhà nước mới sẽ không nói gì về quá khứ, theo tôi, các
nhà lãnh đạo sau này vẫn phải thay mặt Nhà nước, xin lỗi nhân dân, xin lỗi các
nạn nhân, thừa nhận những thiếu sót để không bao giờ mắc phải nữa. Luật hành
chính ở Pháp thừa nhận lỗi của Nhà nước và lỗi của các cá nhân. Khi một người
thực thi chính sách của Nhà nước, nếu chính sách đó sai và gây nhiều hậu quả,
Nhà nước phải có trách nhiệm xin lỗi người chịu thiệt hại và bồi thường cho họ
và người thân. Nước Pháp đã thừa nhận nhiều sai sót trong các chính sách của
mình như việc hợp tác với Đức quốc xã, việc chuyển nhiều người Do thái đến các
trại tập trung…
Nước Nga cũng thừa nhận nhiều sai sót dưới thời
Staline, đặc biệt là việc Bộ chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô, ra một nghị
quyết năm 1933, dưới sức ép của Staline, cấm người nông dân không được rời làng
quê, đồng thời tiến hành trưng thu lương thực, kết quả là gần 6 triệu người
Ucraina chết đói năm 1933. Năm 2006, Quốc hội Ucraina đã thông qua một đạo luật
lên án nghị quyết này, coi đó là tội ác chống lại loài người.
Một hội nghị bàn tròn giữa các nhà lãnh đạo và những trí
thức cấp tiến để tìm ra những giải pháp cho tương lai là điều cần thiết. Tuân
theo các nguyên tắc đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam cũng là điều bắt buộc phải làm.
Đối thoại giữa nhiều nhóm người sẽ đem lại nhiều lợi ích, tất cả mọi người đều
chiến thắng, những người cộng sản chút bỏ được một hệ tư tưởng không hợp thời
và trở về với nhân dân, lịch sử ghi nhận công lao của họ, những người cấp tiến
bắt tay cùng những người lãnh đạo cũ xây dựng đất nước. Nhân dân bầu ra những
người đại diện, tất cả các tù nhân lương tâm được tự do và sum họp với gia
đình. Tôi tin đó sẽ một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.
Thành
Đạt
(From: Tại dây)
------------------------
Havel sinh tại Praha trong một gia
đình trí thức tư sản nổi tiếng của Tiệp
Khắc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì
lý do lý lịch nên việc học của ông gặp trắc trở. Ông phải tự học và trở thành
một nhà
văn, nhà viết kịch. Năm 1968, ông bị cấm viết kịch và bắt đầu hoạt động
chính trị.
(*) - Václav Havel, GCB, CC (5 tháng
10 năm 1936 – 18
tháng 12 năm 2011)
là nhà
văn và nhà viết kịch Séc. Ông là Tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng và Tổng thống Séc đầu tiên.
Ông phải ngồi tù 5 năm vì là người đề xướng Tuyên ngôn Hiến chương
77.
Ông là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung (Tiệp Khắc) năm 1989, và là người
đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi
trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản.
Ông trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân
chủ, sau đó được bầu là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, ông vẫn ủng hộ các
phong trào bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba và Trung
Quốc và là hội viên Câu lạc bộ Madrid. Ông đã đoạt Giải Olof Palme năm 1989, Giải Hòa bình của ngành
kinh doanh sách Đức năm 1989, Giải Ý thức toàn cầu năm 1996, Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias về
Truyền thông và Nhân văn năm 1997. Về sự nghiệp văn
học, ông đã đoạt Giải quốc gia Áo cho Văn học châu
Âu năm 1968, Giải Franz Kafka năm 2010. Ông mất ngày 18 tháng
12 năm 2011.
----------------
Đọc mà thèm. Phải chi xứ An Nam mình như thế?...
Trả lờiXóaHiện tại ở VN chưa có một cá nhân nào như Vaclev Havel.Cù Huy Hà Vũ ư ,còn thấp tầm lắm.Phải một thời gian nữa may ra mới có một VH của VN
Trả lờiXóaHãy chọn ra các trí thức thông tuệ và tâm huyết đang trong lao tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Nguyễn Tiến Trung, Huỳnh Thục Vi, Phương Uyên, Nguyên Kha...
XóaHọ vì tha thiết với tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội mà đang chịu nạn thay cho cả dân tộc. Họ sẽ đưa VN lên đỉnh vinh quang.
Đối với nước ta thì bất cứ ai cũng là THẤP TẦM LẮM dưới
Xóacái nhìn soi mói của đảng vì họ sợ mất quyền lực bác ạ !
Nếu bác chờ...cao tầm thì may ra chỉ khi nào CS."nhường
đường" trước áp lực của đồng bào VN.ta !
Chế độ chính trị VN chuyển từ phong kiến đến Cộng sản , không thông qua giai đoạn tư bản . Đây chính là nguyên nhân đã khiến cho CS VN thất bại về mặt đạo Đức của giai cấp lãnh đạo trong thời Bình . Chính nó tạo nên tham nhũng hối lộ , độc Tài .
Trả lờiXóaTinh thần dân chủ , tự do , Bình đẳng trong con người Việt thật sự chưa được thử thách từ bản thân cho đến xã hội . Sự phục Tùng , tuân thủ chấp hành mệnh lệnh của thượng cấp như một điều tất yếu không thể đi ngược trong xã hội . Đầu óc người Việt còn nghiêng nặng về phong kiến dầu ngoài miệng vẫn hô hào dân chủ .
Một xã hội mà tự do báo chí bị bóp nghẹt Liên tục , chỉ vừa mới khai thông nhờ Trang mạng điện tử nên tinh thần dân chủ tự do trong bản thân người Việt rất còn non nớt trong hai lĩnh vực , đòi hỏi quyền tự do dân chủ cho mình cũng như phai Tôn trọng quyền tự do dân chủ của người khác .
Người CS có thể cuồng tín trong chiến tranh vì hy sinh cho tổ Quốc , nhưng không cuồng tín trong sang bằng giai cấp xã hội , không thể hy sinh kinh tế gia đình để chấp nhận thiệt thòi , chính là cái tiền đề không thể không tham nhũng , không hối lộ . Luật pháp không thể giải quyết được tệ nạn tham nhũng hối lộ khi mà đạo Đức về mặt nhân quyền và Bình đẳng không được thông suốt trong quần chúng . Muốn một chế độ tốt Cần phải có một nền Văn hoá tốt , muốn Văn hoá tốt Cần nền tảng giáo dục tốt , muốn có nền tảng giáo dục tốt Cần phải có thời gian ít nhất Mười hai năm cho một thế hệ tốt nghiệp phổ thông .đấy là chưa kể thời gian đào thảo chế độ phong kiến pha màu sắc CS đậm nét của thế hệ đàn Anh .
Một nền giáo dục CS , một xã hội phong kiến CS , một nền kinh tế thị trường mở rộng , một độc Đảng CS lãnh đạo độc quyền chuyên chế ! Muốn đi tìm một giải pháp chính trị cho VN , để VN tiến kịp với nền Văn Minh thế giới ? Có lẽ phải hy vọng ở ý trời !
VN không thể giống như Đông Âu , con đường tiến tới chế độ dân chủ khó khăn hơn Đông Âu , sẽ chậm hơn dầu cho không còn độc Đảng CS nắm quyền lãnh đạo .
Chính xác
Trả lờiXóaChính xác
Trả lờiXóaTrước hết HV là một nhà văn có tài.Hai là ông ta sinh ra ở một dân tộc mà nền kinh tế, văn hóa đi trước Việt nam hàng trăm năm. Vấn đề thứ hai vô cùng quan trọng vì khi người dân nghe và sẽ đi theo(ủng hộ) cái đúng một cách dễ ràng, trong lòng từng con người họ có sẵn tiềm thức đó. Còn người VN hiện bị tha hóa trong vòng 20 năm nay do nạn tham nhũng không biết do ai tạo nên..???người việt nam còn thừa hưởng dòng máu phong kiến suốt mấy nghìn năm cộng với nền văn hóa tiểu nông...tính khôn vặt thể hiện rất điển hình. Ngay cả một vài trang mạng muốn dương cao ngọn cờ dân chủ nhưng lại đăng những bài chia rẽ đẳng cấp và giai cấp mà có thể chủ ý hoặc vô ý??? Ngay cả đọc bài và comen trên mạng , đồng ý là chọn lọc để tránh sa đà, thái quá nhưng nhiều khi cũng khó được mở rộng ý kiến cho mọi người. Trong tình hình này ta đặt vấn đề cho mở báo tư nhân sẽ ra sao? chả lẽ báo chỉ đăng bài một chiều như báo NHÂN DÂN thôi sao?Nêu một vài ý ngắn đã thấy nhiều vướng mắc rồi.Một số thì cứ trông chờ lớp trẻ thế những Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trọng Vĩnh, Tương Lai...không có giá trị ư?> Nêu như thế để thấy cái mới không chỉ ở những mầm măng đang nhú mà còn ở cả những cây tre đã trải nhiều bão gió, sức mạnh tiến bộ là sự đoàn kết của cả dân tộc không phân biệt trẻ gia, giới tính, đảng phái miễn là người thấy sự tiến bộ để đóng góp cho đất nước là được nói như Đặng Tiểu BÌnh của TQ " không phân biệt mèo trắng mèo đen , cứ bắt được chuột là được"
Trả lờiXóaCon đường rời khỏi loạn lạc của Việt Nam còn lâu lắm. Do dân ta còn thiếu ý thức trong mọi chuyện. Đơn cử trong cách đi đường thôi. Khi rẽ trái ở ngã ba, ngã tư thì lấn vào làn đường bên trái mình. làm những người đi đúng theo chiều ngược lại rẽ phải rất dễ đụng. Khi tắc đường lại cứ nhào qua chiếm hết phần đường bên trái, vốn của dòng xe đi ngược lại - rồi trố mắt ếch (đúng nghĩa đen đấy) ra nhìn nhau khi kẹt cứng cả đám! Quá tệ nếu so với suy nghĩ và hành xử bình thường.
Trả lờiXóaCó lạc quan mấy cũng chán nản khi nghĩ đến điều này. Sự phục hồi của VN chắc phải tính tới đơn vị từng "nửa thế kỷ"?!
Thời VN phong kiến thì trò kính trọng thầy.
Trả lờiXóaThời VN Đi lên CNXH thì quan hệ thầy trò khác đi rất nhiều.
Thu tiền học thêm quá cao và việc trò hành hung coi thường thầy, học thuê, thi thuê, mua điểm, mua bằng cấp, học giả bằng thật, lưu manh, tham nhũng bệnh thành tích đang làm loạn xã hội.
Sản phẩm GD là thế hệ cán bộ lãnh đạo Đảng - Nhà nước gian tham, chuyên quyền độc đóan coi người nghèo, nhân dân như cỏ rác
Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của GD và đạọ đức ở VN nên rất nhiều gia đình đã gửi con ra nước ngoài
du học
Thời VN phong kiến thì trò kính trọng thầy.
Trả lờiXóaThời VN Đi lên CNXH thì quan hệ thầy trò khác đi rất nhiều.
Thu tiền học thêm quá cao và việc trò hành hung coi thường thầy, học thuê, thi thuê, mua điểm, mua bằng cấp, học giả bằng thật, lưu manh, tham nhũng bệnh thành tích đang làm loạn xã hội.
Sản phẩm GD là thế hệ cán bộ lãnh đạo Đảng - Nhà nước gian tham, chuyên quyền độc đóan coi người nghèo, nhân dân như cỏ rác
Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của GD và đạọ đức ở VN nên rất nhiều gia đình đã gửi con ra nước ngoài
du học
Nếu nghĩ VN ảnh hưởng phong kiến lạc hậu quá lâu, khó thích ứng với đổi mới dân chủ hóa, thì làm sao giải thích hiện tượng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và ngay cả mới đây là Miến Điện?
Trả lờiXóaMột khi ách độc tài cộng sản hủ bại bị phế bỏ, nhân dân VN sẽ tự do lựa chọn ra những người xứng đáng đại diện cho mình để dẫn dắt đất nước tiến nhanh đến bến bờ phồn vinh, cường thịnh và văn minh chẳng kém các quốc gia châu Á từng chìm đắm trong phong kiến, quân phiệt độc tài kể trên.
Số phận dân mình quả là long đong hết ngoại xâm đến nội xâm. Thực tế cho thấy, sau 1975, dù có son phấn thế nào đi chăng nữa thì ĐACOSAVINA đã dần dần mất trắng niềm tin trong lòng dân chúng. Một sự thay đổi không khói lửa là cần thiết cho tương lai của dân tộc. Trong tình hình này, con đường đi của Liên Xô cũ cùng các nước Đông Âu có thể là một cân nhắc cho các chí sĩ yêu nước. Lần này có lẽ là vai trò của nhân sĩ trí thức chứ không phải là GCCN làm tiên phong. Dĩ nhiên vấn đề bờ cõi của Tổ Quốc và bảo vệ nhân dân lao động phải được ưu tiên hàng đầu, sau đó phải có một cơ chế phản biện và giám sát quyền lực minh bạch để Đất Nước không đi vào vết xe của ngày hôm nay. "Mỗi khi đất nước thanh bình thì quan lại thi nhau vơ vét, hà hiếp dân chúng, triều đình thì trở lên mục ruỗng thối nát..." là những điều được ghi trong sách LỊCH SỬ mà ai cũng từng học và những người ngày nay 55-60 tuổi trở lên đều có dịp chứng kiến. Học thuyết, lý luận nhiều nhưng nên lấy Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc hay Bắc Âu làm gương mà áp dụng một cách linh hoạt.
Trả lờiXóaCác bạn nói làm tôi sốc.
Trả lờiXóaViệc dạy là việc của người,sự nghiệp học tập và hành đạo là việc của TA.
Một sự thật là thời nào,và bên nào cũng có lo cho tuổi trẻ học,mỗi người lại sử dụng tri thức từ học tập mà làm theo nhận thức của mình.
Chuyện mua bằng cấp,mua quan bán chức là chuyện xưa nay,muốn ăn cướp thì mua chức quan ngân hàng,tài chính,muốn làm ít ăn nhiều mua chức quan ở ngành kĩ thuật.vừa chơi vừa ăn thì quan trong cơ quan cầm quyền.Muốn làm hộc máu mới có ăn và cống hiến cho dân tộc thì làm kĩ sư.Muốn làm anh hùng dân tộc thì diệt ác luân hồi.diệt giỏi cũng có trí,phải có học...cứ theo thầy thì sao anh hùng,vì thầy chả dám dạy...
Còn lí luận gì cho mõi,bao nhiêu lí thuyết rồi,có cái nào ra hồn đâu,các nước phương Tây và Mỹ...chỉ khoản 1% là tư bản,tư sản thôi,còn lại làm thuê tất. Các nước gọi là XHCN,thì mỗi nước chỉ có vài trăm người có,còn lại thì làm mướn tất.
Đời mà,muốn làm đại ca thiên hạ thì phải bịt bợm,lừa đảo,ru hát cho du dương.khi nào bị giết thì cứ yên tâm chết,nó dụ đưa tiền cũng chả dại vì bề nào nó cũng giết.
Có một sự thật đã rõ,MAO bày ra nhiều trò,có nhiều trò quá ác với dân tộc TA,cũng chết rồi.đàn em nó thực hiện cũng ráo riết các trò đó đấy chứ,rồi cũng chết,giỏi lắm ngậm cái Hoàng Sa làm cho thân thể Trung Hoa có ngày bại liệt.Ở Việt Nam ta xưa nay mấy thằng ăn của dân,cũng chết và con cháu nó đều đền tội cả.
Học là phải tự học và suy ngẫm để sống thật của đời người,đời người là vô tận nếu đời ta học thật.Đọc là đọc cho hết để biết cái cống hiến của người viết trong trường " xã hội".
THƯA ANH THÔNG THÁI: các nước anh nêu trên thì đúng nhưng ở VN có con đường XHCN mấy chục năm không thành công, sau đó Đảng biết không thể XD XHCN đã cho ông Kiệt đi bắc âu tuyên bố đoạn tuyệt với CNXH nhưng nhân dân ta quá nhạy cảm Ù LÌ nên vẫn ẩn mình chờ thời.Buộc lòng Đảng phải KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Thế là KTTT cộng với XHCN là một thứ tạp pí lù... Nhưng đổi lại Đảng vẫn phát triển , trong khi đó nhân dân được một thời gian quay lại với cái tôi tiểu nông khôn vặt ...: nghi ngờ lẫn nhau,, cá nhân tráo trở, tranh giành hơn người...thói vô cảm, mạnh ai nấy chạy, hơi nặng lời một tí nhưng khoảng thời gian đó đủ để hình thành lớp phong kiên hiện đại và một bộ phận MA CÔ mới. Nay muốn mọi người có tình nhân loại, tôn trọng cái đúng, rũ bỏ cái sai, đúng mà thiệt cho mình vẫn ủng hộ, sai mà lợi cho mình cũng không làm để hòa mình với XÃ HỘI thì mới mong co VĂN MINH TIẾN BỘ . Còn cứ mang đầu óc ích kỷ, tư tưởng tiểu nông thì không có một chính thể nào lãnh đạo được đâu.Cứ tình trạng nhận thức như hiện tại thì anh nào nắm quyền không độc tài cũng bạo chúa đấy thôi. Đây là ý kiến cá nhân mong anh thông cảm./.
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta khó có thể đi theo con đường của Tiệp Khắc hay Hungari, Ba lan... lắm. Vì đơn giản họ là người châu Âu. Tôi đã có thời gian học đại học ở Đông Âu thời cộng sản. Những người châu Âu cộng sản hoặc không cộng sản thòi đó có phần lý trí rất cao. Một khi họ nhận ra sai lầm thì họ sẳn sàng sửa chữa. Một khi họ thấy ai đó lừa dối họ thì họ sẵn sàng đối diện để làm rõ trắng đen, chứ không thù oán nhỏ nhen rồi tìm cách trả thù vặt...
Trả lờiXóaKhái niệm cộng sản của họ cũng rất khác Việt Nam và Trung Quốc, họ khá ôn hoà, không cực đoan, nhất là tôn trọng quyền riêng tư, quyền con người. Trong trường đại học, họ chỉ học triết học Marx, Engels chứ không học Lê Nin.
Phần lý trí của họ cao hơn nhiều so với phần tình cảm. Điều này giải thích tại sao họ thay đổi chế độ rất nhanh, rất dứt khoát và đa phần rất ít đổ máu.
Có lẽ Việt Nam nên đi theo con đường của Myanmar, một đất nước châu Á, có văn hoá, đạo phật, con người như Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện cần là phải có một con người dẫn dắt như Thein Sein và điều kiện đủ là phải có sự trợ giúp của Mỹ đề vượt qua sự phong toả chính trị của Trung Quốc!
Nhưng tìm đâu ra một người như Thein Sein ở Việt Nam? Thật ra hiện nay có một số nhân vậy có tầm học thức và nhận thức như vậy, nhưng sức ành hưởng đang yếu quá và chưa có khả năng trở thành lãnh tụ. Những người một thời như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, thậm chí Hồ Đức Việt thì đều đã mất rồi. CHHV thì chưa đủ tầm và kinh nghiệm và vẫn còn mang tính cá nhân quá.
Có lẽ phải chờ đợi một nhân vật khác chăng, có thể trong tình hình hiện nay, họ không dám dể lộ tư tưởng, thậm chí còn đang đi cùng với những người cực đoan. Nhưng họ sẽ là những người biết chớp lấy thời cơ để cùng nhân dân nổi lên cướp chính quyền như Bác Hồ năm 1945 đó.
Khi nào Trung Quốc có vần đề (trong hoặc ngoài nước), dù chỉ là nhỏ thôi cũng là một thời cơ cho Mỹ và những người này làm nên chuyện như Myanmar!!!
Chỉ cần tụi Tàu nổ súng thêm một lần nữa vào Việt Nam là sẽ thấy nhân dân Việt Nam đứng lên thay đổ chế độ liền!
Cảm ơn bác Bổng cho đăng lời "còm" này.
Chuyện thay thế ĐCS là chuyện sống còn của đất nước, để chậm ngày nào, nhân dân khổ ngày đó, Đảng ngày nay quá hủ bại, không thể để tiếp tục lãnh đạo đất nước nữa
Trả lờiXóaNhững nhân sỹ ,trí thức tiến bộ thì lo cho Đất Nước ;nhưng đảng lại lo cho sự sống còn của đảng .Thay thế ĐCS bằng một đảng khác nói thì dễ nhưng thực hiện thì khó hơn lên trời ;chưa thấy sự manh nha của một đảng mới .Vì sự tồn vong của mình ĐCS sẽ dùng mọi thủ đoạn để bóp chết đảng mới từ ''trong trưng''.Có một thực tế là hầu hết dân VN ít quan tâm đến chính trị ;chỉ khi nào quyền lợi của họ bị mất thì ''nổi sóng''nhè nhẹ một cái và lập tức bị sóng lớn của chính quyền dập tơi bời .Người dân cứ lầm lũi sống ,quan chức thì ung dung nhàn nhã .Trong cuộc đua đến đích văn minh thì VN dưới sự lãnh đạo của đảng giống như con rùa vẫn còn ngái ngủ .
Trả lờiXóa