Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Văn hóa nghệ thuật giúp định hướng đi lên cho xã hội

Đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng có bài nói rất quan tâm đến Văn nghệ sĩ và chỉ đạo công tác VHVN, bài khá dài, đọc sướng...!

TTXVN -Ngày 21/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc làm việc:
“Thưa các bác, các anh, các chị cùng toàn thể các đồng chí,
Hôm nay, tôi và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành rất vui mừng đến thăm và làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam và đại diện lãnh đạo các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương; được gặp gỡ các đồng chí, những người hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật - một lĩnh vực tinh tế và đặc biệt quan trọng - trong đời sống tinh thần của đất nước ta. Trước hết, tôi xin gửi tới các bác, các anh, các chị và các đồng chí lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất.
Mới đây, nhân kỷ niệm trọng thể 65 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam ngày nay, tôi đã cùng một số đồng chí lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước tham dự buổi lễ và gửi lời chúc mừng nồng nhiệt về chặng đường vẻ vang; những thành tựu to lớn mà Liên hiệp hội cũng như các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành và toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ cả nước đã đạt được trong mấy chục năm qua.
Hôm nay, được nghe Báo cáo của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam do đồng chí Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam trình bày, và nghe ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của các bác, các đồng chí, tôi càng hiểu thêm về tình hình văn học nghệ thuật nước ta và công tác của Đảng đoàn. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh những nỗ lực lớn lao, những sáng tạo bền bỉ, những kết quả nổi bật của các đồng chí và xin chia sẻ, thông cảm với những khó khăn, thách thức và cả những hạn chế, bất cập mà Đảng đoàn cùng cán bộ, hội viên và toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ nước ta đã và đang trải qua.
Qua thực tiễn hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, 5 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về lĩnh vực công tác này, nền văn hóa, văn học, nghệ thuật nước ta tiếp tục có bước phát triển, đạt được những kết quả quan trọng. Các hoạt động văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương, với sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền, đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nguồn kinh phí còn hạn hẹp, đời sống của đa số anh chị em văn nghệ sĩ còn khó khăn, nhưng với lòng say mê, tâm huyết sáng tạo, đã có nhiều tác phẩm đáng trân trọng. Nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nhiều tiết mục sân khấu, điện ảnh, công trình nghiên cứu lý luận, văn hóa, văn nghệ... thu hút được người xem, người đọc. Quyền tự do sáng tạo và điều kiện hoạt động của văn nghệ sĩ được bảo đảm và cải thiện; tiềm năng và cảm hứng sáng tạo được khơi dậy. Văn học, nghệ thuật nước ta tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị bền vững của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn; là bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là trọng trách xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam.
Các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, phần lớn trong số đó có nội dung lành mạnh, tích cực; hình thức thể hiện có nhiều đổi mới. Đề tài lịch sử hào hùng của đất nước; những trang sử vẻ vang chống các kẻ thù xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục thu hút các văn nghệ sĩ, cả cao niên và trẻ tuổi tham gia. Đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân anh hùng cũng được anh chị em văn nghệ sĩ trân trọng và có những thành công trong tác phẩm của mình. Văn học, nghệ thuật tích cực phát hiện, cổ vũ cái mới, cái tốt đẹp, tiến bộ; biểu dương, nêu gương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lao động, học tập, rèn luyện, phấn đấu; phê phán thói hư, tật xấu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cũng có những chuyển biến rõ nét, góp phần tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, đặc biệt là định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đã củng cố, xây dựng được đội ngũ các cây bút trẻ trong lý luận, phê bình; tham gia đấu tranh phản bác các khuynh hướng, hành vi sai trái, cực đoan, bảo vệ và phát triển đường lối văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng. 
Đảng đoàn và lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam, lãnh đạo các hội thành viên đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên và đông đảo văn nghệ sĩ nâng cao nhận thức chính trị, năng lực sáng tạo, trách nhiệm công dân, sáng tác, quảng bá nhiều tác phẩm có giá trị. Đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị học tập, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng; Nghị quyết của Trung ương Đảng; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, 70 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam, 70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ; 55 năm Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ và giới văn nghệ nước nhà; động viên văn nghệ sĩ tham gia các Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"... Liên hiệp hội và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều trại sáng tác, hội diễn, liên hoan, triển lãm, tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu trong nước và quốc tế, trao thưởng, quảng bá các tác phẩm xuất sắc. Nhiều đơn vị, nhiều văn nghệ sĩ được Đảng, Nhà nước trao các loại huân chương bậc cao, trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. 
Công tác đối ngoại của Liên hiệp hội và các hội thành viên có nhiều khởi sắc; tích cực, chủ động tham gia các hội nghị, hội thảo, liên hoan quốc tế về văn hóa, văn nghệ. Sự phối hợp công tác giữa Liên hiệp Hội và các hội chuyên ngành ở Trung ương với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, phải thừa nhận rằng, lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, chưa phản ánh sâu sắc, sinh động những hiện thực lớn lao của đất nước trong những giai đoạn lịch sử quan trọng, nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Điều đáng lưu ý là, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập, đã và đang xuất hiện xu hướng "thương mại hoá" cùng những biểu hiện "bắt chước, lai căng"... trên nhiều phương diện, làm hạ thấp hoặc méo mó những giá trị đích thực của văn học nghệ thuật, ảnh hưởng đến việc giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ trong công chúng người đọc, người xem; không động viên, khuyến khích được những văn nghệ sĩ tâm huyết với nghề, gắn bó với những giá trị văn học nghệ thuật chân chính.
Hoạt động lý luận phê bình nhìn chung còn thụ động, thiếu tính chiến đấu, tính định hướng. Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế, bất cập. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan ở Trung ương, các địa phương, lãnh đạo Liên hiệp hội và các hội chuyên ngành có lúc, có việc còn thiếu quán xuyến và sâu sát. Việc tham mưu để thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng còn chậm và thiếu đồng bộ. Công tác lãnh đạo, quản lý ở một số hội còn nhiều bất cập, còn thiếu cán bộ lãnh đạo văn nghệ có năng lực, uy tín, khả năng tập hợp, đoàn kết hội viên. Việc phát triển hội viên, nhất là hội viên trẻ, gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh số đông văn nghệ sĩ gắn bó máu thịt và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, cũng có những người phai nhạt mục tiêu lý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Tác phẩm của họ thường xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân. Một số phát ngôn, viết hồi ký, sách báo, trang điện tử có nội dung thiếu xây dựng, thậm chí cực đoan, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, con đường đi của dân tộc. Cá biệt, có người còn lên tiếng đòi "hạ bệ," "giải thiêng," "bôi đen" các giá trị to lớn, thiêng liêng của đất nước, của chế độ.
Thưa các bác, các đồng chí,
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ này trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp to lớn, vĩ đại. Bên cạnh thuận lợi cơ bản, đất nước ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức lớn. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện thực phong phú, sôi động của đất nước đang mở ra chân trời rộng lớn cho sự sáng tạo, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề lớn và mới mà những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật thông qua những tác phẩm sáng tạo của mình phải cắt nghĩa, trả lời và định hướng đi lên cho xã hội. Phải làm sao sáng tạo ra những tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tương xứng với tầm vóc của dân tộc và đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân chờ đợi, hy vọng ở những người hoạt động văn học nghệ thuật, và biết rằng các đồng chí cũng rất day dứt và đầy khát vọng về điều này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy." Người lưu ý: "văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị". Đó cũng là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta đối với văn hóa, văn học, nghệ thuật. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khẳng định: "Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng". Thực tế những năm qua, lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, trong đó có cuộc đấu tranh quyết liệt về tư tưởng, văn hóa. Đó là cuộc đấu tranh giữa chân, thiện, mỹ với cái giả dối, cái ác, cái xấu xa; giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Nhận rõ vị trí, vai trò, đóng góp to lớn của văn hóa, văn học, nghệ thuật, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng, bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, cố gắng tạo điều kiện để anh chị em văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng. Định hướng đúng đắn cho văn học nghệ thuật phát triển phù hợp với con đường đi lên của dân tộc; đề ra chính sách đầu tư, bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hóa; đồng thời chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩ làm việc; chú ý bồi dưỡng, đào tạo lớp văn nghệ sĩ trẻ...
Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định "Hỗ trợ cho các công trình văn học, nghệ thuật và báo chí giai đoạn 2011-2015". Nguồn kinh phí tuy chưa nhiều (khoảng 80 tỉ/năm) nhưng đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các hội văn học nghệ thuật cả nước. Ngày 9/4/2013, Ban Bí thư ra Kết luận số 59-KL/TW về việc tạm thời thực hiện việc hỗ trợ cho một số nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu có khó khăn trong cuộc sống. Chính phủ tiếp tục phê duyệt "Dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam". Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về đại hội các hội Văn học-nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ sắp tới...
Nhưng dẫu sao, đó vẫn chỉ là những yếu tố khách quan. Với văn học nghệ thuật thì không gì có thể thay thế được tài năng và tâm hồn chủ thể những người trực tiếp sáng tạo, tức là các văn nghệ sĩ. Văn nghệ sĩ là những người có năng khiếu đặc biệt, lại có khả năng thu nhận tri thức, tiếp cận thực tiễn cuộc sống, trau dồi bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, là người sáng tạo ra tác phẩm. Sự nghiệp sáng tạo văn học nghệ thuật đòi hỏi phải có những người có tài năng, có tâm hồn, có nhân cách, bản lĩnh, đặc biệt là có chỗ đứng và cách nhìn đúng đắn, khách quan, khoa học.
Nhân đây, tôi có đôi điều muốn trao đổi tâm tình thêm với anh chị em văn nghệ sĩ trẻ. Chúng ta đều đã biết, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bầy tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người. Mong sao các văn nghệ sĩ thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình. Các đồng chí cần thường xuyên học hỏi, rút những bài học tốt từ những thế hệ trước để tiếp tục đi xa. Bài học đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường. Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn là những tác gia có khát vọng và hoài bão lớn, có tầm nhìn xa rộng, có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người.
Văn học-nghệ thuật vốn có chức năng cao quý là khám phá, sáng tạo, phản ánh chân thực, sinh động, hấp dẫn hiện thực cuộc sống - hiện thực vĩ đại của dân tộc; phản ánh hiện thực có chiều sâu, từ trong bản chất của nó. "Nhà văn là kỹ sư tâm hồn", "là người thư ký của thời đại" (Balzac). Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của họ phản ánh chân thực cuộc sống, làm sao cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy "mạch đời đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da" (Ka-li-nin).
Với tài năng và tâm huyết của đội ngũ văn nghệ sĩ, chúng ta tin là sẽ có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống, ngợi ca cái tốt, cái thiện, cái tích cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với cái ác, cái xấu, những tư tưởng sai trái đi ngược lại truyền thống đạo lý và lợi ích của Tổ quốc và dân tộc, những thói tệ nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế. Nghiên cứu lý luận, phê bình cần phải thẳng thắn, trung thực, khách quan, tinh tế, góp phần định hướng, giới thiệu cho công chúng tiếp nhận những giá trị văn hóa trong và ngoài nước, loại trừ những cái phi văn hóa, phản văn hóa; chống xu hướng "lai căng", thương mại hóa hoặc chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của đời sống văn học nghệ thuật, nâng cao trình độ nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân.
Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, các hội văn nghệ cần giúp Đảng đoàn kết, tập hợp đông đảo anh chị em văn nghệ sĩ, tạo điều kiện để anh chị em làm tốt thiên chức sáng tạo của mình. Đồng thời cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác chuyên môn ở Liên hiệp hội và các hội thành viên từ Trung ương đến các địa phương. Đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ các cấp hội; chăm lo việc nâng cao nhận thức chính trị, năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm công dân cho anh chị em văn nghệ sĩ. Đoàn kết, cổ vũ, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ bám sát cuộc sống, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo, có thêm nhiều tác phẩm hay, có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc hiện thực của đất nước ta, nhân dân ta, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Tôi đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành có mặt hôm nay, trên cơ sở ý kiến góp ý và kiến nghị của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật thành viên, ghi nhận đầy đủ, quan tâm sâu sắc, tập trung tháo gỡ các khó khăn, các bất cập về chính sách, cơ chế, điều kiện hoạt động cho Liên hiệp hội, các hội chuyên ngành và của anh chị em văn nghệ sĩ.
Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành sẽ cùng Đảng đoàn và lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; tạo điều kiện để văn học nghệ thuật và anh chị em văn nghệ sĩ có thêm điều kiện hoạt động, sáng tạo, có nhiều tác phẩm xứng đáng với dân tộc, đất nước, nhân dân, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trân trọng cảm ơn”./.
(TTXVN)
---------------

21 nhận xét:

  1. Bác ơi, trong một xã hội hỗn mang, suy đồi như thế này thì chúng cháu làm sao có cảm hứng mà sáng tác, vả nếu có sáng tác thì cũng làm sao định hướng được một khi đảng đã lãnh đạo xã hội rồi. Đành để showbiz múa may cho cuộc đời bớt tẻ nhạt vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác TBT thứ có nói là: "Văn học, nghệ thuật tích cực phát hiện..., ; phê phán thói hư, tật xấu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội".

      Như vậy thì các nhà văn sẽ viết về những bộ phận không nhỏ đang làm nguy hại đến sự tồn vong của đất nước (lời TBT). Viết về những con sâu và những bầy sâu (của CTN). Viết về những bọn đáng ra phải kỷ luật hết nhưng sợ kỷ luật hết thì lấy ai làm việc (CTQH NSH). Viết về những bọn cán bộ đảng viên "bây giờ ăn của dân không từ một cái gì.."(Lời bà PCTN Doan). Viết về bọn Tàu khựa "...Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền..." (NTDung tại Shangrila)...

      Như vậy, các nhà văn sẽ sáng tác "Văn học hiện thực phê phán Thời kỳ đổi mới", đảm bảo sẽ có những Tắt Đèn 2, Bước Đường Cùng 2, Số đỏ 2,..v.v...và cả "Hịch Tướng Sĩ 2" nữa

      Chỉ sợ lá bác TBT không cho đăng thôi!

      Xóa
    2. "Sống mòn 2" nữa!

      Xóa
  2. Thằng Thỉnh cù nhầy... Bám lấy cái chức ấy đến bao giờ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu nay không gặp Thỉnh , giờ thấy xuống mã nhanh quá , trông cung cúc tội tội thế nào , về thôi Thỉnh ạ - Làm làm đếch gì nhiều mà khổ thế , về đi câu cho sướng .

      Xóa
  3. Nghệ thuật tích cực XHCN VN phát hiện ra Hoa hậu Mỹ Xuân để cô ta sinh thêm ra thói hư, tật xấu.

    Đa đảng là động lực của sự phát triển xã hội và văn minh nhân loại.

    Ở VN không có đa đảng là nguyên nhân chính gây ra trì trệ, tham nhũng, mất dân chủ; gây ra sự thiệt thòi lớn cho nhân dân và tiến bộ xã hội.

    Trả lờiXóa
  4. Nghệ thuật tích cực XHCN VN phát hiện ra Hoa hậu Mỹ Xuân để cô ta sinh thêm ra thói hư, tật xấu.

    Đa đảng là động lực của sự phát triển xã hội và văn minh nhân loại.

    Ở VN không có đa đảng là nguyên nhân chính gây ra trì trệ, tham nhũng, mất dân chủ; gây ra sự thiệt thòi lớn cho nhân dân và tiến bộ xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Bế tắc về chính trị, xã hội đầy bất công, chế độ độc tài trấn áp bất đồng chính kiến, làm mất cảm hứng của nhiều thi sĩ.

    Trả lờiXóa
  6. Doc bai ma muon phat dien len, lu qua mat roi. Van hoa nghe thuat muon dat dinh cao no phai gan voi khat vong thoi dai va hien thuc xa hoi. Bop nget tu tuong ma doi nguoi ta sang tao, that nuc cuoi. Sang tac ca ngoi dang va che do duoc ca hu danh va tien bac vay ma 20 nam nay co tac pham nao ra hon dau. Chinh la vi khong co cam xuc va co khi con mat het ca ban be

    Trả lờiXóa
  7. Mở đầu, Thầy Trọng thưa đủ bộ : Các bác, các anh, các chị... cùng đồng chí.!!! Nói quá nửa chừng, Thầy chỉ thưa hai ( Thưa các bác, các đồng chí ). Phải chăng : Các anh, các chị ..bỏ ra về (?)(!) . Nếu đúng như thế thì quá tệ (!). Hay là, các anh, các chị đi tiên phong : Tìm cái...VĨ ĐẠI trong dân trước (?)(!). Từ TIẾNG ĐẤT đến MÙA XUÂN NHỚ BÁC tới CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ....đó là những THỰC TIỄN VĨ ĐẠI cần phải được các văn nghệ sĩ viết nhiều hơn bao giờ hết ! Cứ nói mãi như Thầy Trọng thì nông dân chúng em chịu hết nồi ! Chúng em đã quá no sự dạy bảo của các Thầy, nhưng thiếu sự chăm sóc thiết thực cũng của chính các Thầy !!! Thầy Trọng ơi ! Thầy Trọng !!! Chúng em càng kính trọng : KHI THẦY BỚT GIÁO ĐIỀU !.

    Trả lờiXóa
  8. VĂN NGHỆ PHẢI CHIẾU SÁNG- chắc giống phim 3 D, Hay giống phim HD.. VĂN SĨ NÊN VỀ QUÊ, RA ĐÊ MÀ SÁNG TÁC. HOẶC ĐẾN NHỮNG BÃI RÁC...CÁC THỰC TIỄN VĨ ĐẠI CỦA CUỘC SỐNG NHÂN DÂN ĐANG RẤT CẦN CHIẾU SÁNG với nhiều mảng đề tài, Nhiều kiếp sống bi ai, Dãi dầu trong mưa gió- những cuộc đời lầm than, Cùng muôn ngàn cay đắng , Chẳng dám mơ tương lai, Cuộc đời được chiếu sáng !!!

    Trả lờiXóa
  9. Anh Bồng vừa chiếu sáng rực cả sông Pô Kô rồi;cảnh du dây qua sông quá đẹp.Đưa lên báo đảng cho đẹp lòng bác Trọng

    Trả lờiXóa
  10. Chắc Ông này bị 3x ép nhiều quá không có chỗ để xả giận , nay gặp mấy " Quê " này ổng ép cho đã luôn - ông Thỉnh ngồi cạnh chẳng im như thóc , xẹp như gián đó còn gì , lại còn vờ đếm đếm , bấm bấm , chán quá .

    Trả lờiXóa
  11. Ông Thỉnh đang coi thường ông TBT, không thèm nghe ông ấy nói. Nhưng tâm trí để vào viiệc riêng, ngồi bấm đốt ngón tay xem còn trụ lại cả hai cái ghế Chủ tịch Hội và Liên hiệp hộii ...ba mớ ấy được mấy tháng nữa. Sao mà càng nghĩ về ông Thỉnh, tôi càng thấy trên đời có cái loại người ..quá xá lạ lùng, thực dụng đầy bụng, ngô nghê rẻ rúng!

    Trả lờiXóa
  12. “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục thu hút các văn nghệ sĩ, cả cao niên và trẻ tuổi tham gia. Đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân anh hùng cũng được anh chị em văn nghệ sĩ trân trọng và có những thành công trong tác phẩm của mình.” (phát biểu của TBT)
    Nghe nhàm quá ông tổng ơi! Ông đứng đầu đảng cầm quyền muốn gì được nấy ông lại huấn thị khuyến khích cho giới văn nghệ sĩ cứ phải mãi: “ca ngợi đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”. Ông không tự thấy đó là cái kiểu “mèo khen mèo dài đuôi”, “mẹ hát con khen” hay đại loại là thói tự kiêu tự đại à. Một đằng tự nhận người cán bộ đảng viên là làm công bộc cho dân. Đằng khác lại xui giới văn nghệ sĩ phải tôn sùng mình là quang vinh là vĩ đại sao không thấy ngượng mồm nhỉ?
    Nếu là người quang minh chính đại thì thẵng thắn mà nói rằng: Giới văn nghệ sĩ phải cần phản ánh lên hiện thực cuộc sống, phải hướng đến vì quyền lợi thiết thực của tổ quốc của dân tộc của nhân dân là trên hết. Là người lãnh đạo rồi không cần phải tâng bốc nhiều mà phải biết đấu tranh vạch ra thói hư tật xấu trong quá trình lãnh đạo đã nẩy sinh va vấp phải. Như nạn tham nhũng đang hoàn hành, như thói cửa quyền hách dịch, chủ nghĩa cá nhân, mua quan bán chức, lợi ích nhóm. Trình độ lãnh đạo các cấp yếu kém gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho nền kinh tế đất nước như: Vinashin, Vinaline, Bôsit Tây nguyên, bất đông sản vv…
    Chẵng những đã không khuyến khích giới văn nghệ sĩ được tự do sáng tác phản ánh đến hiện thực cuộc sống. Lại còn cả nước phải thông qua như một tổng biên tập kiểm duyệt định hướng điều được viết được đăng còn nửa thì cấm đoán. Vậy thì xin thưa ngài TBT Những gì cần ca ngợi như định hướng đã được thể hiện hết sách rồi. Giờ có sáng tác ra cũng chỉ là những thứ sáo mòn cả người đọc cũng chẵng ai buồn ngó ngàng tới. Giới văn nghệ sĩ cũng như đành chịu bó tay thôi thưa ngài!

    Trả lờiXóa
  13. Ông Trọng nói dài thế này chẳng trách ông Thỉnh sốt ruột muốn nghỉ . cũng lạ là bao nơi dân đói , rét , lũ lụt khắp nơi , chẳng thấy mấy quan tâm , nói dài làm gì , để thì giờ tiếp dân lo cho dân , điều đó mới cần , mới đúng . Tôi ghét nhất nhất ai nói dài - chỉ thích khoe chữ .Thế mới lạ .

    Trả lờiXóa
  14. “Đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng có bài nói rất quan tâm đến Văn nghệ sĩ và chỉ đạo công tác VHVN, bài khá dài, đọc sướng...!”
    Nhưng thực sự mới là sướng nếu tìm đến thưởng thức “Sự nói dối cưỡng bức?” bài của Hạ Đình Nguyên. Tác giả đã vạch lên sự giả dối của “các đĩnh cao trí tuệ”. Trong đó có nhiều phản biện thật ấn tượng về phát biểu của TBT trong hội nghị Đảng đoàn Liên hiệp các hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, như nói trên.
    Nếu bác Bồng đưa bài đó vào thì sẻ có cơ hội nhiều nhận xét hay lắm đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà...hà...tôi thì biết cái chữ "sướng" bác BVB dùng sau "bái khá dài" là tế nhị muốn nói lên điều gì rồi. Ở trong cái Ba chấm ấy, Sướng, không phải sung sướng, mà là Sướng sộng - 'Sống sượng" đấy!

      Xóa
  15. - Ông nói gì kệ ông. Để coi bà xã dặn đi chợ mua những gì nào? Cái đó mới quan trọng hơn hết.

    Trả lờiXóa
  16. Như vậy là vụ chôn thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở Thanh Hóa quê hương Phạm Quang Nghị và Tô Huy Rứa đã chìm xuồng

    Trả lờiXóa
  17. VĂN NGHỆ PHẢI CHIẾU SÁNG thì các lãnh đạo Đảng - Nhà nước đều lộ nguyên hình giống Nguyễn Trường Tô và Tạ Xuân Tề cả thôi

    Trả lờiXóa