* VÁCLAV HAVEL
... Sự
vĩ đại của Havel không nằm ở việc mô tả hệ thống hậu toàn trị, mà ở việc vạch ra cái mâu thuẫn đặc thù tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó: mâu
thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và chân thực của đời sống dân sự, với
những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối trá của hệ thống hậu toàn trị.
Trong thời kì toàn trị, cá nhân đột ngột bị lột khỏi các tổ chức dân sự truyền
thống (gia đình, bạn bè, các hội đoàn, tôn giáo v.v.), để lắp vào các guồng máy
nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể bù nhìn. Đến thời kì hậu toàn trị, các
cỗ máy ấy dần xơ cứng, bị giả hóa dưới mặt nạ ý thức hệ; con người phải sống
đời dối trá. Havel, với niềm tin sắt đá vào nhu cầu được sống thật của con
người, cho rằng đời sống dân sự chắc chắn sẽ phục hưng.
Nhìn
thấy mâu thuẫn chính, riêng biệt của hệ thống hậu toàn trị, Havel
đã không đề ra bất kì một cuộc “cách mạng” hay “cải cách” nào về kinh tế, chính
trị hay quân sự. Ông kêu gọi một chiến lược hoàn toàn mới: hãy bắt đầu từ việc
giải phóng đời sống dân sự khỏi sự dối trá đang bao trùm. Chiến lược ấy được
dệt nên từ những hành vi thường nhật: người bán rau đừng treo cái khẩu hiệu mà
anh không hề tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu cử, những màn
mit-tinh lố bịch. Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những gì mà hệ thống giả
đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự thật...
... Václav Havel, GCB, CC (5 tháng
10 năm 1936 – 18
tháng 12 năm 2011)
là nhà
văn và nhà viết kịch Séc. Ông là tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng và tổng thống Séc đầu tiên.
Ông phải ngồi tù 5 năm vì là người đề xướng tuyên ngôn Hiến chương
77.
Ông
là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung (Tiệp Khắc) năm 1989, và là người
đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi
trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản.
Ông trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc
dân chủ, sau đó được bầu là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, ông vẫn ủng hộ các
phong trào bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba và Trung
Quốc và là hội viên Câu lạc bộ Madrid. Ông đã đoạt Giải Olof Palme năm 1989, Giải Hòa bình của ngành
kinh doanh sách Đức năm 1989, Giải Ý thức toàn cầu năm 1996, Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias
về Truyền thông và Nhân văn năm 1997. Về sự nghiệp văn
học, ông đã đoạt Giải quốc gia Áo cho Văn học châu
Âu năm 1968, Giải Franz Kafka năm 2010. Ông mất ngày 18 tháng
12 năm 2011
Tác phẩm “Quyền lực
của Không Quyền lực” được đánh
giá là tác phẩm mà chính tác giả đã xuất phát từ sự trải biến, chiêm nghiệm thực trạng xã hội, có chiều sâu suy tư, trăn trở, đúc kết, phân tích sâu sắc về thời cuộc chính trị-xã hội của
một nhà cách mạng thực sự yêu nước, có chính kiến vững vàng, trung thực, dám nhìn thẳng vào sự thật và mổ xẻ nó, mạnh dạn, khéo léo, kiên quyết cách tân (đổi mới) vì Đất nước và Nhân
dân.
Từ
hôm nay (22/9), trang BVB xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm này, để rộng
đường tham khảo, cùng chia sẻ. Kính mong bạn đọc đưa ra những nhận xét - comment- trung thực, khách quan, xây dựng vì sự nghiệp chung, bày tỏ nhận thức, suy ngẫm, luận giải của mình qua đọc tác phẩm này. BVB coi đây là 'tài liệu mở' nhằm có thêm thong tin về chính trị-xã hội ở một nước Đông Âu, giúp cho ta kiểm nghiệm cách nhìn, cách đánh gia, phân tích hiện trạng xã hội và qua đó mọi còng dân cùng nâng cao ý thức góp phần xây dựng xã hội thực sự có được thành quả: Dân giàu, Nước mạnh, Công bằng, Dân chủ, Văn Minh - như các Nghị quyết đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều nhiệm kỳ đại hội đã đề ra; mà thực tế cho đến nay để đạt được mục tiêu quan trọng ấy còn muôn vàn khó khăn! * * *
[Václav Havel: The Power of
the Powerless
To the memory of Jan Patocka]
* Khải Minh dịch và giới thiệu
* Lâm
Yến hiệu đính./ - (From: talawas.org)
-----------------
PHẦN 1
Lời giới thiệu cho bản dịch
tiếng Việt
Václav Havel sinh ngày 5 tháng Mười năm 1936 tại Praha,
trong một gia đình trí thức tư sản nổi tiếng của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến II,
sự nghiệp học hành của ông gặp trắc trở vì lý lịch. Havel
tự học và trở thành nhà văn, nhà viết kịch. Sau khi cách mạng Mùa xuân Praha bị
Hồng quân Liên Xô đàn áp (1968), ông bị cấm viết kịch và bắt đầu hoạt động
chính trị. Là người đề xướng tuyên ngôn Hiến chương 77, ông phải ngồi tù 5 năm.
Tư tưởng chính trị và đạo đức của Havel có ảnh
hưởng to lớn đến phong trào dân chủ ở Đông Âu. Havel
là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung của Tiệp khắc năm 1989, sau đó là người
đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi
vang dội trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản. Ông trở thành
tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ, sau đó được bầu là tổng thống
đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, dù bệnh tật, Havel vẫn ủng hộ các phong trào
bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba ,
và cả Việt Nam .
“Quyền lực của không quyền lực” (1978) là tác phẩm kết tinh tư tưởng củaHavel . Tiểu luận này đã ảnh hưởng đến các phong trào
chống toàn trị ở Đông Âu, định hướng lại lý thuyết chính trị về chế độ cộng
sản, và góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự.
“Quyền lực của không quyền lực” (1978) là tác phẩm kết tinh tư tưởng của
Tiểu luận mở đầu bằng một phân tích chính trị xuất
sắc: định danh thực trạng Đông Âu thời kì hậu Stalin bằng cái tên “hậu toàn
trị” . Havel đã
vạch ra đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống hậu toàn trị: xã hội bị tha hóa thành
một hệ thống tự động vận hành. Hệ thống này nô dịch và điều khiển tất cả mọi
người - từ giới lãnh đạo chóp bu cho đến từng người dân. Không có ai đứng trên
hay đứng ngoài hệ thống ấy: mỗi người vừa là tù nhân, vừa là cai ngục cho hệ
thống.
Trong hệ thống hậu toàn trị, “sống đời dối trá” (living a lie) bao trùm xã hội như một định mệnh.Havel đã lột tả từng chiều
cạnh của bi kịch này. Havel - nhà văn - đã đúc
kết sự dối trá ý thức hệ qua hình ảnh: người bán rau quả treo trước quầy hàng,
cùng với những lô hành và cà-rốt, khẩu hiệu “Vô sản thế giới đoàn kết lại!”. Havel - nhà đạo đức - đã chỉ ra tình trạng mất nhân phẩm
của cá nhân, và vai trò của ý thức hệ như là mạng che cho các cá nhân đỡ bị
trần truồng trước thực trạng ấy. Havel -nhà chính trị học - giải phẫu sự dối
trá ý thức hệ với tư cách là dung dịch điều hòa hoạt động của các cá nhân bị nô
dịch và tự nô dịch trong hệ thống, để đảm bảo cho hệ thống toàn trị vận hành
nhịp nhàng.
Trong hệ thống hậu toàn trị, “sống đời dối trá” (living a lie) bao trùm xã hội như một định mệnh.
Nhưng, sự vĩ đại của Havel không nằm ở việc mô tả hệ
thống hậu toàn trị, mà ở việc vạch ra cái mâu thuẫn đặc thù tất
yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó: mâu thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và
chân thực của đời sống dân sự, với những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối
trá của hệ thống hậu toàn trị. Trong thời kì toàn trị, cá nhân đột ngột bị lột
khỏi các tổ chức dân sự truyền thống (gia đình, bạn bè, các hội đoàn, tôn giáo
v.v.), để lắp vào các guồng máy nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể bù
nhìn. Đến thời kì hậu toàn trị, các cỗ máy ấy dần xơ cứng, bị giả hóa dưới mặt
nạ ý thức hệ; con người phải sống đời dối trá. Havel ,
với niềm tin sắt đá vào nhu cầu được sống thật của con người, cho rằng đời sống
dân sự chắc chắn sẽ phục hưng.
Nhìn thấy mâu thuẫn chính, riêng biệt của hệ thống hậu
toàn trị, Havel đã không đề ra bất kì một cuộc “cách mạng” hay “cải cách” nào
về kinh tế, chính trị hay quân sự. Ông kêu gọi một chiến lược hoàn toàn mới:
hãy bắt đầu từ việc giải phóng đời sống dân sự khỏi sự dối trá đang bao trùm.
Chiến lược ấy được dệt nên từ những hành vi thường nhật: người bán rau đừng treo
cái khẩu hiệu mà anh không hề tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu
cử, những màn mit-tinh lố bịch. Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những gì mà
hệ thống giả đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự thật.
Đương nhiên, tất cả đều hiểu mỗi hành động cá nhân ấy
có ý nghĩa gì với một hệ thống chỉ có thể vận hành nhờ sự dối trá tập thể: nó
hô lên rằng “Hoàng đế cởi truồng!” Chính vì thế mà toàn bộ hệ thống sẽ ra sức
bịt miệng, đàn áp và vu khống các cá nhân ấy. Thế là một số người, do những lựa
chọn rất riêng tư về cách sống, đột nhiên thấy mình trở thành các “nhà bất đồng
chính kiến”. Tất nhiên, thiểu số này chẳng là các nhà cách mạng. Họ không có
học thuyết, chẳng dùng bạo lực, cũng không phủ định hệ thống trên lý thuyết. Họ
chỉ sống đúng những gì mà hệ thống hứa hẹn cho họ: quyền tự do ngôn luận, tự do
lập hội, tự do đi lại v.v., và vì thế trong mỗi hành động thực tiễn, lại không
ngừng vạch mặt hệ thống. Họ chỉ là những người dũng cảm hơn một chút, sống
trong sự thật sớm hơn một chút, và chỉ có ý nghĩa khi đằng sau họ là một không
gian của những người sống trong sự thật.
Trong không gian công toàn trị, nơi mà dối trá được đảm bảo bằng bạo lực, đời sống trong sự thật của số đông sẽ bắt đầu một cách tự nhiên từ trong những không gian công không chính thức: các nhóm không chính thức, văn học ám chỉ, báo chui (hay ngày nay là Internet) v.v. Nhu cầu sống trong sự thật, khi được thỏa mãn trong các mảnh đất ngầm của xã hội dân sự, sẽ làm cho biên cương của nó mở rộng mãi sang các địa hạt khác như kinh tế, tôn giáo v.v., với những đòi hỏi được thừa nhận, được thể chế hóa ngày một tăng. Cho đến khi nó đụng lớp vỏ cứng của hệ thống toàn trị cứng nhắc, và những chấn động trên địa hạt chính trị bắt đầu... Có thể là hệ thống toàn trị (giờ đây bị thu hẹp vào các thể chế quyền lực chính thức: đảng, bộ máy quan liêu, cảnh sát, quân đội) sẽ thích ứng và nhường bước cho một trật tự xã hội mới tự hình thành. Hoặc là nó sẽ bị cuốn trôi.
1978, trong đêm dày của chủ nghĩa toàn trị,Havel
từ chối đoán mò những diễn biến chính trị tiếp theo một khi không gian công
không chính thức đã lớn mạnh. Một thập kỉ sau, các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã
hoàn tất chương cuối cùng của kiệt tác Quyền lực của Không Quyền lực. Ngày nay,
được gợi hứng một phần bởi hình dung của Havel
về một xã hội dân sự sống động và tự trị, Đông Âu và nhiều nơi khác trên thế
giới vẫn đang thử làm giàu chế độ dân chủ truyền thống.
Trong không gian công toàn trị, nơi mà dối trá được đảm bảo bằng bạo lực, đời sống trong sự thật của số đông sẽ bắt đầu một cách tự nhiên từ trong những không gian công không chính thức: các nhóm không chính thức, văn học ám chỉ, báo chui (hay ngày nay là Internet) v.v. Nhu cầu sống trong sự thật, khi được thỏa mãn trong các mảnh đất ngầm của xã hội dân sự, sẽ làm cho biên cương của nó mở rộng mãi sang các địa hạt khác như kinh tế, tôn giáo v.v., với những đòi hỏi được thừa nhận, được thể chế hóa ngày một tăng. Cho đến khi nó đụng lớp vỏ cứng của hệ thống toàn trị cứng nhắc, và những chấn động trên địa hạt chính trị bắt đầu... Có thể là hệ thống toàn trị (giờ đây bị thu hẹp vào các thể chế quyền lực chính thức: đảng, bộ máy quan liêu, cảnh sát, quân đội) sẽ thích ứng và nhường bước cho một trật tự xã hội mới tự hình thành. Hoặc là nó sẽ bị cuốn trôi.
1978, trong đêm dày của chủ nghĩa toàn trị,
*
Ở Việt Nam ,
hệ thống hậu toàn trị đã thích ứng vừa kịp lúc, và nó chưa bị cuốn trôi. Đời
sống dân sự đang trỗi dậy mãnh liệt từ địa hạt kinh tế. Trong văn hóa, không
gian công phi/bán chính thức vượt trên ý thức hệ chết cứng vẫn đang âm thầm lan
rộng. Nhưng liệu Việt Nam
có còn đang trong khoảng kéo dài của chế độ hậu toàn trị, hay đã chuyển sang
một hình thái mới? Có thể phép thử của Havel
sẽ cho ta một lời gợi ý: liệu chúng ta có đang sống trong dối trá tràn lan
không? Chúng ta có đang ẩn núp dưới ý thức hệ, đang làm những thứ mà ta không
tin, và bằng cách đó tự nô dịch và bị nô dịch không?
Xin dành bản dịch kiệt tác chính trị, văn chương, và hơn hết là kiệt tác đạo
đức này cho tất cả những người Việt Nam, những người vẫn tự hào là một dân tộc
giàu đạo lý. Xin hãy tìm thêm sức mạnh từ lương tri thời đại qua Havel , để tự tìm đường đi cho mình. Xin hãy thử kiểm
chứng và nắm lấy “quyền lực của không quyền lực”.
1/1/2006
Khải Minh
Khải Minh
---------------------
QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC
I.
Một bóng ma đang ám ảnh Đông Âu: bóng ma của cái mà phương Tây gọi là "bất
đồng chính kiến". Bóng ma ấy không xuất hiện từ hư vô. Nó là kết quả tự
nhiên và tất yếu của giai đoạn lịch sử hiện tại của cái hệ thống mà nó đang ám
ảnh. Nó được sinh ra vào thời điểm mà hệ thống ấy, vì trăm ngàn lý do mà không
còn khả năng dựa vào cách thực thi quyền lực tùy tiện, bạo tàn và suy đồi, tận
diệt mọi biểu hiện của sự bất phục tùng. Hơn thế nữa, hệ thống đã bị xơ cứng
hóa về chính trị đến mức không còn phương cách nào khả dĩ để thể hiện sự bất
phục tùng ấy trong khuôn khổ những cấu trúc hợp pháp của nó.
Những người được gọi là "nhà bất đồng chính kiến" này là ai? Quan
điểm của họ đến từ đâu, và nó quan trọng tới mức nào? Tầm quan trọng của các
"sáng kiến độc lập" mà những "nhà bất đồng chính kiến" hợp
tác trong đó, và đâu là cơ hội thành công thực sự của những sáng kiến ấy? Coi
những "nhà bất đồng chính kiến" là đối lập có phù hợp không? Nếu có,
thì sự đối lập ấy chính xác là gì trong cái khung của hệ thống này? Nó làm gì?
Nó đóng vai trò gì trong xã hội? Các hi vọng của nó là gì và những người này
dựa vào đâu? Liệu các nhà bất đồng chính kiến - với tư cách là một nhóm công
dân hạng hai nằm ngoài quyền lực được thiết lập - có chút ảnh hưởng nào lên xã
hội và hệ thống xã hội hay không? Liệu họ có thực sự thay đổi được gì không?
Tôi nghĩ rằng việc khảo sát các câu hỏi này - một khảo sát về tiềm năng của
"không quyền lực" - chỉ có thể được bắt đầu bằng việc khảo sát bản
chất của quyền lực trong môi trường mà những người không quyền lực này hoạt
động.
II.
Hệ thống của chúng ta thường hay được mô tả như là nền độc tài, hay chính xác
hơn, là chế độ độc tài của hệ thống quan liêu chính trị trong một xã hội đã
trải qua sự cào bằng về kinh tế và xã hội. Tôi sợ rằng khái niệm "độc
tài", bất kể dễ hiểu đến mức nào trong những ngữ cảnh khác, có xu hướng
làm lu mờ hơn là làm sáng tỏ bản chất thực sự của quyền lực trong hệ thống này.
Chúng ta thường gắn thuật ngữ này với khái niệm về một nhóm nhỏ giành chính
quyền của một nước bằng bạo lực; quyền lực của họ được sử dụng công khai, sử
dụng các công cụ trực tiếp của quyền lực họ nắm trong tay, và có thể phân biệt
dễ dàng về mặt xã hội với số đông mà họ đang thống trị. Một trong những mặt cơ
bản của khái niệm mang tính truyền thống hay cổ điển này về độc tài là giả định
rằng nó là nhất thời, tạm bợ và không có những gốc rễ lịch sử. Sự tồn tại của
nó thường gắn liền với cuộc sống của những kẻ tạo dựng nên nền độc tài của họ.
Nó thường là cục bộ về quy mô và tầm quan trọng, và bất kể nó sử dụng ý thức hệ
để khoác cho mình tính chính đáng (legitimacy), quyền lực của nó từ sâu xa vẫn
bắt nguồn từ quân số và sức mạnh vũ trang của binh lính và cảnh sát của nó. Đe
dọa cơ bản đối với sự tồn tại của chế độ độc tài được cảm nhận là khả năng ai
đó được trang bị tốt hơn về mặt này xuất hiện và lật đổ nó.
Thậm chí xem xét khái lược và phiến diện vừa rồi cũng đã chỉ rõ rằng hệ thống
mà chúng ta đang sống có rất ít điểm chung với một chế độ độc tài cổ điển.
Trước tiên là, hệ thống của chúng ta không hạn chế theo nghĩa cục bộ, địa lý;
thay vì thế, nó nắm quyền sinh sát trong một khối quyền lực khổng lồ được kiểm soát
bởi một trong hai siêu cường. Và mặc dầu, khá tự nhiên là nó phải thể hiện một
số sự biến thái nhất định về địa phương và lịch sử, phạm vi của những biến thái
này về cơ bản được khoanh lại bởi một khung thống nhất và duy nhất trong toàn
khối quyền lực. Không những nền độc tài ở mọi nơi [trong khối-ND] đều dựa trên
cùng một hệ nguyên lý và được kiến trúc theo cùng một cách (là theo cách mà
siêu cường thống trị đã tiến hóa), mà mỗi nước đã và đang bị xuyên thấu bởi một
mạng lưới các công cụ giật dây điểu khiển từ trung tâm siêu cường, và hoàn toàn
nô lệ cho các lợi ích của siêu cường ấy. Trong một thế giới bế tắc của sự cân
bằng hạt nhân, đương nhiên, so với các nền độc tài cổ điển, tình trạng này tạo
cho hệ thống một độ an toàn với bên ngoài chưa từng có. Nhiều cuộc xung đột địa
phương, mà nếu xảy ra trong một quốc gia cô lập có thể dẫn tới thay đổi về hệ
thống, nay có thể giải quyết thông qua can thiệp trực tiếp bằng quân sự của
phần còn lại trong khối.
Hai là, nếu như một đặc tính của các nền độc tài cổ điển là sự thiếu gốc rễ
lịch sử (thường thì họ chỉ xuất hiện không hơn là những quái thai lịch sử, một
kết quả tình cờ từ các quá trình xã hội ngẫu nhiên hay từ các xu hướng [vận
động của] quần chúng), thì không thể kết luận một cách vội vã như thế với hệ
thống của chúng ta. Vì mặc dù nền độc tài của ta đã từ lâu hoàn toàn xa lạ hóa
mình với các phong trào xã hội tiền thân của nó, tính hiển nhiên của các phong
trào này (tôi đang nghĩ đến các phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa của
thế kỉ 19) đã cho nó tính lịch sử không thể chối cãi. Những nguồn gốc này cho
nó một nền tảng vững chãi đến mức nó có thể xây dựng trên đó mãi cho đến khi
trở thành một thực tế chính trị và xã hội hiển nhiên như nó ngày nay, cái đã
trở nên một phần không thể tách rời được của thế giới hiện đại. Một đặc điểm
của những cội nguồn lịch sử này là "nhận thức đúng đắn" về các xung
đột xã hội trong giai đoạn mà những phong trào gốc này nổi lên. Trong chính hạt
nhân của "nhận thức đúng đắn" này đã tồn tại sẵn một khuynh hướng tất
yếu dẫn tới những biến đổi kỳ quặc trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của
nó; tuy nhiên đây không phải là vấn đề thiết yếu. Và dù gì thì yếu tố này cũng
phát triển hữu cơ từ không khí thời đại của giai đoạn đó và do vậy cũng có thể
được xem là có nguồn gốc từ [thời kỳ] đó.
Việt Nam chúng ta khó có thể đi theo con đường của Tiệp Khắc hay Hungari, Ba lan... lắm. Vì đơn giản họ là người châu Âu. Tôi đã có thời gian học đại học ở Đông Âu thời cộng sản. Những người châu Âu cộng sản hoặc không cộng sản thòi đó có phần lý trí rất cao. Một khi họ nhận ra sai lầm thì họ sẳn sàng sửa chữa. Một khi họ thấy ai đó lừa dối họ thì họ sẵn sàng đối diện để làm rõ trắng đen, chứ không thù oán nhỏ nhen rồi tìm cách trả thù vặt...
Trả lờiXóaKhái niệm cộng sản của họ cũng rất khác Việt Nam và Trung Quốc, họ khá ôn hoà, không cực đoan, nhất là tôn trọng quyền riêng tư, quyền con người. Trong trường đại học, họ chỉ học triết học Marx, Engels chứ không học Lê Nin.
Phần lý trí của họ cao hơn nhiều so với phần tình cảm. Điều này giải thích tại sao họ thay đổi chế độ rất nhanh, rất dứt khoát và đa phần rất ít đổ máu.
Có lẽ Việt Nam nên đi theo con đường của Myanmar, một đất nước châu Á, có văn hoá, đạo phật, con người như Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện cần là phải có một con người dẫn dắt như Thein Sein và điều kiện đủ là phải có sự trợ giúp của Mỹ đề vượt qua sự phong toả chính trị của Trung Quốc!
Nhưng tìm đâu ra một người như Thein Sein ở Việt Nam? Thật ra hiện nay có một số nhân vậy có tầm học thức và nhận thức như vậy, nhưng sức ành hưởng đang yếu quá và chưa có khả năng trở thành lãnh tụ. Những người một thời như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, thậm chí Hồ Đức Việt thì đều đã mất rồi. CHHV thì chưa đủ tầm và kinh nghiệm và vẫn còn mang tính cá nhân quá.
Có lẽ phải chờ đợi một nhân vật khác chăng, có thể trong tình hình hiện nay, họ không dám dể lộ tư tưởng, thậm chí còn đang đi cùng với những người cực đoan. Nhưng họ sẽ là những người biết chớp lấy thời cơ để cùng nhân dân nổi lên cướp chính quyền như Bác Hồ năm 1945 đó.
Khi nào Trung Quốc có vần đề (trong hoặc ngoài nước), dù chỉ là nhỏ thôi cũng là một thời cơ cho Mỹ và những người này làm nên chuyện như Myanmar!!!
Chỉ cần tụi Tàu nổ súng thêm một lần nữa vào Việt Nam là sẽ thấy nhân dân Việt Nam đứng lên thay đổ chế độ liền!
Cảm ơn bác Bổng cho đăng lời "còm" này.
Một Còm hay , và tôi tin sẽ biến đổi như bạn mong muốn
XóaBạn nói đúng, nếu tụi Tàu đánh vào Việt Nam, ở Trường Sa chẳng hạn, lúc đó nội bộ lãnh đạo Việt Nam sẽ bị phân hoá ngay.
XóaSẽ có một nhóm theo Tàu, tránh né va chạm với Tàu, thậm chí bỏ chạy sang tàu. Tụi nó sẽ lòi mặt chuột ra ngay.
Sẽ có một nhóm chống lại Tàu, số này sẽ được nhân dân ửng hộ và được dư luận quốc tế, Asean ủng hộ.
Và lúc đó là lúc sẽ có sự thay đổi. Trước hết là thay đổi để tập trung đánh và chiến thắng tụi Tàu. Sau khi thành công rồi sẽ được nhân dân suy tôn và nhân dân yêu cầu thay đổi đảng CS, không theo Tàu nũa.
Lịch sử sẽ lặp lại như các triều đại của Việt nam, đời vua trước đến đời sau chót thường là xa hoa, truỵ lạc, bị dân oán ghét, Tàu nhân đó can thiệp để cướp nước. Anh hùng dân tộc Viêt Nam xuất hiện cùng nhân dân đánh đuổi ngoại xâm và lập nên triều đại mới!
Tuy nhiên, nên nhớ rằng, thế giới ngày nay phức tạp hơn ngày xưa, và tụi Tàu cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm rồi. Tụi nó sẽ xâm lược Việt Nam theo kiểu mới: làm cho Việt Nam suy yếu dần, nội bỗ lúc nào cũng ku5c đục, chính trị rối ren... để luôn phải phụ thuộc vào Tàu, để chúng dễ sai bảo và cai trị và vơ vét của cải qua các "hợp tác Việt Trung".
Thực tế thì bọn TQ nó xâm lược VN rồi. Bằng chứng? Các cuộc biểu tình chống TQ bị đàn áp thô bạo. "Chính phủ VN" hiện nay căm thù các cuộc biểu tình này, coi như chống lại "chế độ" (?!) Và thường xuyên bị TQ kêu qua chầu. Trong khi lẽ ra TQ phải cho người qua VN học hỏi vụ "đánh đuổi quân xâm lược" nếu muốn "giành lại" Senkaku/Điếu Ngư.
XóaBài còm hay! Những năm 86-91 tôi cũng đang ở Tiệp Khắc . Chúng ta khó mà đi theo con đường "nhung lụa" đó được. Văn hóa và thói quen của dân ta nó khác , nói chung văn minh còn thấp , kể cả ngoài ĐCS nói gì đến trong ĐCS! (nhưng tôi tin trong ĐCS vẫn còn một số người tốt- Tốt mà thiếu năng lực). Nhưng khả năng TQ xụp đổ là tôi tin nhất. Hiện đang rất nguy nan từ khủng hoảng kinh tế TQ. Trong khi Mỹ, Tây Âu đã thoát ra được khủng hoảng nhanh chóng , thì TQ và VN còn không biết làm thế nào cho hiệu quả. Vừa rồi VNN cũng đưa tin thị trường nhà đất TQ đã nóng lên vì có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào lĩnh vực này. Nhưng theo tôi đó là canh bạc cuối cùng , giống như những con thiêu thân : không biết làm gì , sót tiền nên đổ nốt dòng vốn cuối cùng để tự cứu lẫn nhau thôi. Họ bị mù quáng từ trước đến nay: vấn đề là thị trường thật của người tiêu dùng toàn XH chứ không phải là thị trường ảo mấy thằng với nhau cùng mua cùng bán cho nhau!!! Thế mới biết bác Alan Phan giỏi thật! Vì VN cũng đã và sẽ như thế.(Xem thêm bài "ĐCS còn tồn tại đến bao giờ ở TQ" trên bolapquechoa)
XóaThay đổi chế độ như các bạn muốn thì dễ thôi,chỉ một cuộc họp là xong thôi mà...Nhưng lập nên chế độ nào,chế độ mới sẽ toàn bọn cơ hội,tham tàn và gian ác hơn như đã từng thì sao.
Trả lờiXóaĐông Âu,nước Nga,Myanmar,Tiệp...đã là gì đâu,tệ hơn xưa.Chỉ có đông Đức là tốt vì có tây Đức gánh,họ lại không có lối giai cấp cực đoan như ở ta,họ văn minh hơn cả 2 phe ở Việt Nam ta nhiều.
Ở nước người ta làm gì có chuyện chịu nhục,cố ngồi lỳ mà hơn 60 tuổi chưa chịu về hưu.Làm gì có chuyện giết người bằng cả quốc sách như ở xứ ta...
Không thể so sánh được,mọi cái chỉ tham khảo thôi.Thực tế nhất là chuyển tầng lớp lãnh đạo già cỗi,cơ hội,hèn nhát có cội sớm về thông qua đấu tranh trên dư luận,nghị trường.
Thực sự nhân dân ngao ngán cho các trò dân chủ,tự do,nhân quyền lắm rồi.
Các anh cần thấy và hãy ngiên cứu,vì sao Việt Cộng chỉ đội mũ tai bèo suốt cho đến ngày hòa bình,không thiếu mũ cối,mũ sắt đâu nhé.Vì sao Việt Cộng có chức mà không có hàm như miền Bắc...
Nó đã chia rẽ và không thống nhất ngay từ buổi đầu...ngày nay làm sao và làm gì có đoàn kết thống nhất được.Nên nổ một phát là chém giết nhau ngay.
Vấn đề Việt NAm thật là nan giải.Thế hệ sau mới giải quyết được nếu chúng văn minh.
Công Sơn.
Công an Núi đang tìm cách phân hoá nội bộ và đánh lạc hướng dư luận đó.
XóaMày đang tìm cách để kéo dài cái chế độ theo Tàu này đến thế hệ sau à? 50 năm nữa à?
Dân Quảng Ngãi tụi tao đang tìm mày đó. Bị cảnh cáo một lần đã sợ và giả bộ còm một vài bài ăn theo. Nay lại lòi đuôi là dư lợn viên nhé,
Thứ mày thì làm gì biết các nước Đông Âu là những nước nào mà cũng bày đặt! Nên về học thêm vài chiêu của anh 3X nhé. Mà 3X của tụi mày thì trình độ cũng rứa thôi!!!
"Công Sơn" là một nhóm được phân công bám sát CLB này. Vì còm ở đây không tự do, phải qua thẩm định nên họ cố vận dụng "cảo đinh tuế trị", làm bác Chủ tịch CLB cũng thấy nên đưa lên cho xôm tụ. Theo tôi, họ cũng sáng tạo, hơn hẳn các vị ca ngợi và kết tội người khác ngô nghê.
XóaCó điều họ không biết họ tự hại họ - khi họ nói đúng thực trạng một cách thuyết phục được mọi người gật gù; còn khi họ ca ngợi (như một làn gió thoảng) vẫn không thể làm người khác tiêu hóa. Đây đâu phải quán nhậu vỉa hè luộm thuộm.
"Công Sơn" - nhiệm vụ bất khả thi!
Hay, đọc giới thiệu và ít phần 1 đã thấy hợp ý BỌ lắm:
Trả lờiXóaTuy người dân không có 'cái ghé quyền lực', nhưng Quyền lực vẫn ở Nhân dân. Có làm vua, làm quan hưởng giàu sang oai phong hống hách truy sát dân, o ép dân mãi được không? Càng tỏ ra "kiên quyết chuyên chính" với người dân, càng dùng quyền hành mà độc tài, càng sớm bị tiêu vong! Nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng dân, đừng thấy dân 'Không quyền lực' mà nghênh cái mặt lên tham lam, làm ác hết chuyện này đến chuyện khác. Giữ ghế bằng Tâm và Tài, nếu ỷ vào quyền chức giữ ghế thì sẽ mất luôn quyền chức!
hưởng ứng anh BVB,mình xin tham gia vào chính sự,
Trả lờiXóaTư tưởng cộng sản sinh ra từ khách quan,trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã lật đổ chính quyền quân chủ và cầm quyền ở nhiều quốc gia lớn.Nhân loại đã hưởng ứng,nhưng khi cầm quyền rồi thì các nhà tư bản thông qua chính quyền của mình đã đi ngược quyền lợi của nhân dân...Từ đó xuất hiện nhiều học thuyết chính trị-xã hội và học thuyết kinh tế để làm cơ sở.Những người cộng sản theo Lê-Nin tiến hành giành chính quyền có vũ trang làm chính,các nước Tây Âu như Thụy Điển lấy dân chủ xã hội làm chủ đạo.Anh quốc dung hòa,duy trì vai trò quân chủ,còn chính quyền thì tư bản cực đoan.Pháp thì thẳng tay cực đoan trong nước và bạo tàn ở các thuộc địa.Hoa Kỳ dung hòa lựa chọn bằng liên minh kết hợp hổ trợ vũ trang....
Đến ngày nay hầu như các quốc gia không còn lấy lý luận nào làm học thuyết chủ đạo cho quốc gia.Vời tiến bộ kỹ thuật vượt trội và biến đổi xã hội,các nhà tư bản không cần vai trò chính quyền của chính quốc nữa,mà tiến lên coi các quốc gia đều là có phần chính của mình,chính quyền ở các nước đều là công cụ đem lại lợi ích cho tư bản.
Thực tế là các nước tư bản hay cộng sản kiểu gì cũng rất cần TƯ BẢN,và cần cả sự điều hành của các nhà tư bản nữa.Các nhà tư bản sẽ đến với túi tiền và công nghệ nếu quốc gia đó khôn ngoan.còn dỡ hơi thì đến chỉ đặt cọc ít tiền. Nều nước nào trở mặt thì họ đi ra và cũng không quên để lại tiền cọc,lờ tái ngộ.
Tình cảm của Ngài Havel chỉ là tình cảm,Tiệp Khắc chia lìa,khi châu Âu lại hợp nhất...Ý tưởng này,ông Thiệu khi còn là tổng thống VNCH cũng thoáng qua chọn lựa trên tham vấn của chú họ của mình Hoàng Đức Nhã.Một Việt Nam chia 3,mỗi vùng có quyền tự quyết trong một Việt Nam liên hiệp.Tiếc thay chính quyền Mỹ lúc bây giờ không thèm Việt Nam nữa.Những chuyên gia CIA đánh giá rằng phần lớn sĩ quan và viên chức trong chính quyền VNCH tham nhũng đến mức tàn bạo,và không rõ lý do gì không còn chút văn hóa tối thiểu.Còn cộng sản thì họ quá nghèo,lại học ở đâu mà quá mưu mô,lừa cả nước MỸ sập hầm liên tục...Thôi chào Việt Nam,nhưng lại không quên hẹn ngày tái ngộ.Ngày nay,trong Đảng hình thành thế chân vạc,đóng cửa đẩy chỏ lẫn nhau....Mỹ lại quay lại như đã hẹn.Để cho ĐCSVN cần MỸ đến,các nhà tư bản Hoa Kỳ văn minh lại vứt ít tiền cho đám hốt cống cho mình ngày xưa,ra đường la đổng mất gà.
Con đường Việt Nam ngày nay chỉ có thể làm và đi theo con đường mà CHủ tịch Hố Chí Minh và chính phủ của Ngài đã hứa trước toàn thể nhân dân tại tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.Trong đảng,không thể làm khác như di chúc của chủ tịch ĐCSVN Hồ Chí MInh.
Con đường đó ngày nay xét lại cũng chưa thể hoàn thiện cho sự phát triển của một quốc gia như Việt Nam,nhưng toàn dân đồng tình,thống nhất,đoàn kết.Những khiếm khuyết các thành phần,các tầng lớp sẽ tự điều chỉnh để cùng phát triển.Toàn dân sẽ bịt mồm không cần đến công an bịt mồm để làm trò cười cho cả thế giới trên mạng.
Lịch sử chứng minh rằng,không có thế lực đi ngược lại quyền lợi và dân chủ của nhân dân mà tồn tại.
Thực dân Pháp,Đế quốc MỸ và đám tay sai cực kỳ gian ác,mị dân được đào tạo cấp đại học (trường sĩ quan Đà lạt) đã không và không bao giờ quay lại được.
Đây là bài học cho ĐCSVN và Chính quyền hiện tại.
Hoàng Kiều Trang,xin tham gia.