Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc đi ngược lại đường lối của Đảng ?

 
* LÊ PHƯƠNG DUNG
Hôm nay 26/5/2013, tròn 34 năm ngày mất của Bác Kim Văn Nguộc, tức Kim Ngọc ( 1917 - 1979 ). Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, ông còn được mệnh danh" cha đẻ của khoán hộ ", mà người ta còn gọi là " khoán mười ", cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Là người khởi xướng việc " khoán hộ ", trong nông nghiệp ở Việt Nan vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô, các đ/c lãnh đạo cấp cao của Đảng ta khi đó đã không đánh giá đúng về khoán hộ, nên không có sự đồng thuận và bị hạn chế. Nhưng ông Kim Ngọc đã đưa ra những kiến giải mà chính ông đã chiêm nghiệm qua thực tiễn cơ sở. Ông cho rằng: chưa thể xây dựng quy mô sản xuất tập trung, khi nông dân thừa lao động, thiếu xăng dầu, chi phí sản xuất cao, nông dân không chịu được, không thể áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá khi trình độ người dân mới thoát mù chữ, đồng thời không thể có mô hình văn hoá chung cho tất cả làng xã, khi đình chùa bị phá huỷ, mà cơ cấu mới chưa ổn định.
Nông thôn cần có thời gian để chuẩn bị, người nông dân cần được tích lũy tiềm lực kinh tế, một khi có kinh tế thì hãy nói đến học hành và xây dựng thiết chế văn hoá mới. Chúng ta hiện đang cần nông dân phát huy hết kinh nghiệm và nội lực của mỗi cá nhân để tạo dựng nền tảng...
Chính vì vậy, khi khoán hộ ra đời, đã thu được những kết quả rất khả quan, nhờ sự lãnh đạo sâu sát của Bí thư Kim Ngọc cũng như tập thể cán bộ chủ chốt của tỉnh. Vĩnh Phú đã có những gương lao động nông dân điển hình tiên tiến.
Sau này việc khoán hộ của Bí thư Kim Ngọc cũng đã được một số những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và xem xét nghiêm túc.
Trên thực tế là chưa có một văn bản nào coi Bí thư Kim Ngọc là một người đã đi ngược lại đường lối của Đảng.
Hôm nay, nhân ngày giỗ của ông, tôi bỗng nhớ lại câu nói của luật gia Kim Nam, Giám đốc sở Tư pháp Vĩnh Phúc, người con trai thứ ba, trong số 6 người con của ông, đó là:
" Lịch sử đã chọn Kim Ngọc vào thời điểm ấy, để thực hiện những nhiệm vụ của nó. Nếu không có một Kim Ngọc này thì sẽ có một Kim Ngọc khác lên tiếng. Một mình Kim Ngọc thì cũng không thể có được sự phát hiện lớn lao ấy. Bởi đằng sau ông là cả truyền thống văn minh nông nghiệp lúa nước mấy nghìn năm, và đội ngũ đông đảo, đồng chí, bạn bè, trợ giúp việc chân thành, đắc lực. Tất cả họ cũng đều một tâm nguyện như Kim Ngọc, những mong dân giàu, nước mạnh ".
Tôi thì vẫn nhớ như in hình ảnh của bác Kim Ngọc, đó là một người đàn ông cao dỏng, trông gầy mảnh khảnh, với một đôi mắt rất cương nghị, nhưng ấm áp, gần gũi cho người tiếp cận, cũng như ông là một người cha luôn tin ở các con, và dạy dỗ các con bằng chính sự nêu gương đến khắc khổ của bản thân. Cũng như ở vị thế là một cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, mỗi lời nói, mỗi hành động của ông đều ảnh hưởng đến lợi ích tinh thần của nhiều người.
Ngoài tinh thần trách nhiệm, sự Dũng cảm nói lên chân lý. Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc đã hoàn toàn ý thức được điều mình hành động và tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của lịch sử.
Đánh giá về những công lao của ông. Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát biểu:" Công lao anh Kim Ngọc thật lớn, cần phải dựng tượng để tỏ lòng biết ơn con người như anh Kim Ngọc ".
Nhà báo Lê Phương Dung ở nhà riêng tại Paris
Còn đây là ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:" Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân...Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong ".
- Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bí thư Kim Ngọc.
- Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được vinh dự mang tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng đặt tên ông là đường Kim Ngọc.
- Năm 2004, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã tặng cho gia đình Bí thư Kim Ngọc bức tượng đồng chân dung ông bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng ông Kim Ngọc.
- Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Năm 2009, Hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền hình 50 tập" Bí thư Tỉnh uỷ ", lấy nguyên mẫu cuộc đời ông.
Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc hoặc đi ngang qua đều vào nhà thắp hương cho Bí thư Kim Ngọc. Các đoàn đại biểu ở các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh phía Nam, có nhiều cụ Đảng viên lão thành, khi đến thắp hương cho Bí thư Kim Ngọc thì đều bồi hồi xúc động.
Tôi cũng thường ghé về khi có dịp, bác gái Lê Thị Liên, người vợ, người bạn đời trung kiên của bác Kim Ngọc, tuổi đời đã ngoài 80, nhưng vẫn mẫn tiệp và có một trí nhớ tuyệt vời, tôi cùng bạn bè đến đây, sau khi thắp hương vấn an bác Kim Ngọc xong, bao giờ cũng được bác gái chiêu đãi một bữa tiệc chè lam, do chính tự tay bác Liên làm, và uống với nước trà xanh, thứ cây đặc sản của vùng trung du, được bác và các anh chị con bác trồng xung quanh nhà. Thú thực, là mỗi lần nhớ về đất Tổ, hay có dịp đi công tác ngang qua thành phố Vĩnh Yên, tôi hay nhớ đến bác Liên, và món chè lam đặc biệt ngon của bác.
Hôm nay, nhân ngày giỗ bác Kim Ngọc, do điều kiện ở xa, cháu Phương Dung không thể về trực tiếp được, xin bác Liên và các anh, chị thứ lỗi, cháu cũng sai hẹn với bác mấy lần rồi. Cho cháu xin được thắp một nén tâm nhang với lòng thành kính tưởng nhớ tới bác Kim Ngọc, cháu cũng xin kính chúc bác gái và các anh, các chị luôn luôn mạnh khoẻ, với những điều tốt đẹp, thành công và phát triển.
Trân trọng kính chúc.
L.P.D
* Bài do tác giả gửi đến
TTHN
-----------------

20 nhận xét:

  1. Cô Phương Dung này tưởng nhớ đến bác Kim Ngọc hay PR cho mình đấy ? Chăc cô đi đúng đường rồi nhỉ ? PR kiểu đó cách đây 20 năm thì " trúng phóc" còn bây giơ thì " xưa rồi ...diễm ơi ..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nặc danh 12:19 ngày 27/5 có thể chưa biết gì về Nhà báo Lê Phương Dung. Đây là một cách tưởng nhớ đến người đã mất một cách nhân văn, trong sáng. Sao lại gọi là PR ?
      Còn để là người nổi tiếng? Thì Lê Phương Dung đã như thế từ hơn 20 năm nay rồi. Tôi là người cũng có cái may mắn biết Phương Dung ngần ấy năm, luôn theo sát những công việc thiện nguyện, viết báo làm thơ của chị Dung, tôi phải khẳng định một điều chị Dung là một người có tâm sáng, lòng trong, sẵn sàng giúp đỡ mọi người một cách vô tư, không vụ lợi và cũng chẳng màng danh.
      Trân trọng.
      Nhà Thơ Trần Ninh Hồ.

      Xóa
  2. Trạch Văn Đoànhlúc 13:08 27 tháng 5, 2013

    Một số tư liệu khác cũng nói ông Ngọc không chính thức phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Nhưng việc ông bị đánh giá phá hoại CNXH, bị ngưng chức Bí thư tỉnh ủy, sống trong buồn chán đến cuối đời thì không ai dám bác bỏ.
    Cô Phương Dung cho rằng ông Ngọc không đi ngược lại đường lối của đảng? Sai căn bản rồi cô ơi! Chính vì đi ngược lại đường lối của đảng trong vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, ông Ngọc mới cứu được nông dân, cứu được nền sản xuất nông nghiệp.
    Nền văn minh lúa nước thì đóng góp cái gì trong chuyện này? Ngớ ngẩn! Ông Ngọc trước hết được xã hội nghi nhận và nể trọng là do có cái tâm thật sự quan tâm bà con nông dân, sâu sát và thực tế, có cái dũng của người dám đồng ý chủ trương khoán ruộng (trả ruộng đất về từng hộ nông dân, để ruộng đất có chủ thật sự). Nói khi ấy không có ông Ngọc thì cũng có người khác làm như thế là sai hoàn toàn. Không phải bí thư tỉnh ủy nào cũng có gan thế chấp sinh mệnh chính trị của mình để mưu cầu dân no ấm.
    Lẽ ra, với bản lĩnh như vậy, ông Ngọc phải được tuyên dương anh hùng, chứ không chỉ là huân chương. Vì anh hùng là người dám làm cái việc mà không phải ai cũng dám làm, trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Có điều, đảng biết đảng sai, nhưng cái bệnh sĩ diện, kiêu ngạo cộng sản không cho phép đảng xin lỗi ông Ngọc và gia đình, tuyên dương anh hùng... Cách hành xử như thế là thấp hèn, không mã thượng chút nào, chỉ làm đảng mất uy tín.
    Cứ hình dung, nếu đến nay vẫn khăng khăng HTX, không khoán, không trả lại đất, cả nước sẽ ra sao? Không khéo còn tệ hơn Bắc Triều Tiên chứ chẳng chơi.
    Từ thời Pháp, VN đã xuất khẩu nông sản. Sau 1954, đảng nhốt nông dân vào HTX, mỗi năm phải nhập mấy triệu tấn bột mì, bo bo. Vừa trả lại đất cho nông dân, VN bỗng thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu. Không phải đảng ngu dốt, đảng phá hoại, đảng có tội saì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi rất thích câu trả lời này của bạn!!!!

      Xóa
  3. Đầu những năm 1980, chú thím tôi lo cho đám con vượt biên mấy đợt. Trong đó, cô em gái họ tôi chết mất xác, chỉ nhớ ngày xuống tàu để làm ngày đám gìỗ. Sau này bà được con trai bảo lãnh qua Tây Đức, tp Hannover. Bà mở một cửa hàng buôn bán nhỏ. Ngày nọ, có cán bộ thuế xuống để “xem xét tình hình” cửa hàng. Lão này cau có, đi vòng vòng, không thèm uống cà phê bà mời; lúc bà đưa “bì thư” lão lại gạt phắt và có vẻ tức tối. Rồi lão rời khỏi.
    Thím tôi lo sợ, nỗi lo của một tiểu thương hồi còn ở Việt Nam ... Ba ngày sau, bà nhận được gìấy báo của cơ quan thuế Tây Đức:
    “Xét rằng cửa hàng của bà còn nhiều khó khăn.
    Xét rằng...
    Nay cơ quan thuế ... quyết định miễn thuế cho bà trong 6 tháng. Ngoài ra còn hỗ trợ một số tiền là ... “

    Trả lờiXóa
  4. Ông Kim Ngọc đi ngược lại đường lối của đảng, nhưng lại ̣đi cùng đường với nhân dân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, các bác ơi, nhà cháu đọc thấy xúc động bùi ngùi, thương cho ông Bí thư tỉnh uỷ đã dũng cảm đi trước thời đại, cho dân chúng được no ấm hạnh phúc, và đời đời ghi nhớ công ơn ông Kim Ngọc.

      Xóa
  5. Cô Phương Dung viết bài nầy thật sự không hiểu nổi ? Việc ông Kim Ngọc làm không sai , tức là đúng sao lại bị ngưng chức, mô hình khoán tốt sao không nhân rộng ra cả nước ? để dân đói khổ ? Khi sống, thì sống trong mòn mõi đau khổ, khi chết rồi, mấy mươi năm sau mới nhận bằng khen, bằng thưởng ... ích gì chứ ?

    Trả lờiXóa
  6. Ngày còn hợp tác xã trước 1987 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy. Do cơ chế của Đảng gây nên. Đảng có tội với dân không oan.
    Phải tuyên dương ông Kim Ngọc là anh hùng mới xứng đáng.

    Trả lờiXóa
  7. cái lối ở ta nó vậy - chẳng bao giơ dám dựng tượng người có công dù vĩ đại cỡ nao, lúc họ còn sống, vì sợ họ cuối đời đột ngột trở thành "phản động". Cứ gọi là chết mục xác mới được công nhận là anh hùng... quá cố!

    Trả lờiXóa
  8. Đọc bài viết của cô Phương Dung hao hao giống như ông 7 Nhị ở An Giang. Chuyện xong rồi mới viết. Khi viết thì trễ rồi cô Phương Dung ôi ! Cô viết 1 bài : Người dân khu tứ giác Long xuyên khiếu nại, khiếu kiện đi ! Hôm rồi trên trang của Bác Bồng có rồi ấy. Đấy là thời của ông 7 Nhị nguyên CT.UBND Tỉnh An Giang đấy ! Viết đi Phương Dung./

    Trả lờiXóa
  9. Nói một cách biện chứng, ông Kim Ngọc là người anh hùng TBCN theo định hướng CNXH!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời Ăn Lông Ở Lỗlúc 13:20 28 tháng 5, 2013

      Hoặc anh hùng XHCN kiểu CNTB.
      Tóm lại, càng rối rắm càng đói!

      Xóa
  10. Do la ban chat cua dang cs, hom nay ho giet anh ngay mai ho dem hoa den vieng!

    Trả lờiXóa
  11. Theo tôi hiểu nb Phương Dung viết bài về ông Kim Ngọc " có đi sai đường lối của Đảng không?"( Phương Dung đặt câu hỏi(?) chứ không khẳng định,nhưng Nội dung bài viết thì khẳng định!). đừng trách Phương Dung sao giờ mới viết,chắc thời ấy PD chưa được như bây giờ,mà có được như bây giờ thì "bố bảo" cũng không dám viết,viết là tù ngay. Nay viết để cho thế hệ trẻ biết,viết để ngợi ca những con người vi DÂN vì nước,viết để XH cái tốt được bảo vệ...nên viết PD ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Nhắc lại bác KIM NGỌC,là dạy lại những người hôm nay,chớ nhân danh Đảng mà làm tào lao hại dân hại nước.Đó cũng là yêu nước dù bên trời TÂY.
    Thật ra không chỉ bác KIM NGỌC bị chơi sát ván đâu,nhiều lắm.
    Vừa giải phóng,Hà Nội gọi bác Đoàn Nhật Nam chủ tịch UBNDCM tỉnh Quảng Ngãi ra Hà Nội cách chức và bãi nhiệm liền,bát giam an trí bác MAI LƯƠNG,bí thư thị xã Quảng Ngãi,xóa sạch chế độ,nay bác mù và còn sống ở tại thị xã Quảng Ngãi đấy,kĩ luật ông Nguyễn Nghĩa nguyên chủ tịch tỉnh NGHĨA BÌNH,ông HỒ NGỌC NHƯỜNG,chủ tịch tỉnh Khánh Hòa,một số vị to hơn không dám đụng thì cho về vườn...
    HỌ có sợ đâu dù biết chán chúng nó chơi xấu.
    Thời nào chả có bọn đầu trâu mặt ngựa lũng đoạn ĐCSVN,phá đảng CSVN cho tận số,trả thù mà.Tốt nghiệp đại học còn chưa rành việc,thì mới có đổ mười,phiêu diêu,mạnh mà nông,đã phú thì trọng cái gì...sao mà lo cho ĐCSVN được,lo cho đàn nái ở nhà mà thôi.
    Gét AI thì chỉ rõ còn ĐCSVN vẫn chăm lo cho dân cho nước.

    Trả lờiXóa
  13. Cảm ơn anh Bồng rất nhiều trước khi cho tôi gửi gắm mấy dòng viết sau:
    Tôi nhiều và nhiều người dân luôn tôn kính, ơn Kim Ngọc vì đã từng sống thoi thóp qua những nạn đói triền miên nghê gớm ở Bắc VN thập kỷ 60,thập kỷ 70, thập kỷ 80

    Dân đói rách khổ sở. Đói, với xe đạp cũ cọc cạch lốp quấn, đi lên rừng mua sắn, mua ngô về cứu đói cho gia đình bị cán bộ lương thực, cán bộ tài chính,công an của Đảng chặn đón đường bắt tich thu...là ký ức của thời "Hợp tác là nhà, xã viên là chủ"

    Phá đình chùa các công trình văn hóa xảy ra từ 1955 - 19985 quá nhiều. Đến năm 2000 việc Phá rừng ở VN cơ bản đã hoàn thành. hủy hoại môi trường ở VN thật kinh hoàng...
    Tham lam hách dịch, đạo đức xuống cấp...
    Con nghiện, dân oan ngày càng nhiều...
    Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn...
    Lao động VN giá rẻ, phụ nữ VN giá rẻ...
    Nhưng "uy tín VN trên trường Quốc tế ngày càng tăng"?

    Trả lờiXóa
  14. "uy tín VN trên trường Quốc tế ngày càng tăng"?
    Tôi vừa đi Ấn Độ. Nhiều người Ấn còn khẳng định: "A, Việt Nam! Xứ chúng mày còn đang bùm bùm hả?". Họ nghĩ VN còn đang chiến tranh. Thậm chí có người còn hỏi VN nằm ở châu Phi à? Họ khõng (cần) biết, quan tâm tới VN, thì làm sao có chuyện VN uy tín hay mất uy tín, đối với họ?

    Trả lờiXóa
  15. theo tôi thời điểm đó ông kim Ngọc sai là hoàn toàn đúng .Khi đó đất nước đang có chiến tranh cả nước hướng ra tiền tuyến với tiêu chí gạo không thiếu một cân quân không thiếu một người. nếu lúc đó mà không làm như vậy sao có người làm và sản xuất được, đàn ông thì ra mặt trận hết chỉ còn phụ nữ lớn tuổi và người già trẻ nhỏ .vào hợp tác xã thời điểm đó là phú hợp nếu khoán như kiểu ông kim ngoc như khi không có chiến tranh thì ok nhưng mà lúc đó không phù hợp ,hoàn toàn nguy hiểm cho đất nước. vấn đề ở đây là thời điểm

    Trả lờiXóa
  16. Việc làm đúng sai của con người chỉ có lịch sử phán xét, người đương thời khó kết luận đươc, ông cha ta có câu: "Ăn theo thưở, ở theo thời" mà, ví dụ: thời điểm xã hội lúc này anh là kẻ tội phạm, nhưng ở lúc khác là người anh hùng, chỉ có lịch sử phán xét là công bằng nhất, vấn đề là thời gian

    Trả lờiXóa