Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

TS. Nguyễn Quang A: Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ

 - Phía Trước: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện của Diễn đàn Xã hội Dân sự, là một trong những trí thức đi đầu cho phong trào dân chủ trong nước hiện nay. Ông không phải chỉ là một trí thức bàn giấy, ông là một trí thức dấn thân. Phía Trước đã có buổi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A về chủ đề: “Vai trò của trí thức – văn nghệ sĩ với xã hội”.
Trong những năm gần đây, tiếng nói của các trí thức trong tiến trình đổi mới đất nước trở nên rất mạnh mẽ. Bản thân ông cũng là một trí thức cấp tiến trong công cuộc ấy, mong ông có thể giúp cho các độc giả của Phía Trước biết được những gì các trí thức cấp tiến đã làm trong thời gian vừa qua để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam?
- T.S Nguyễn Quang A: Giới trí thức Việt Nam đã có một số đóng góp tích cực vào việc phản biện chính sách và các dự án lớn mà điển hình là dự án Bauxite Tây Nguyên (BTN) và dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT).
BTN là một dự án lớn (thực ra là để cho Trung Quốc vào đầu tư). Một tổ chức NGO đã dàn xếp cho nhà văn Nguyên Ngọc và cựu đại sứ Nguyễn Trung đi thực địa tìm hiểu (2 lần, mỗi lần vài tuần lễ) trên cơ sở những nghiên cứu của các nhà khoa học độc lập, gồm các anh Nguyên Ngọc và Nguyễn Trung, đã thúc đẩy nhiều cuộc tiếp xúc với các chính quyền địa phương, vạch rõ cho họ những nguy hại của dự án, đã cùng các nhà khoa học tổ chức nhiều hội thảo phản biện và có một báo cáo dài gửi cho các cơ quan hữu trách. Tuy nhiên, có vẻ như dự án vẫn tiếp tục, cho nên các trí thức đã vận động báo chí vào cuộc và tiếng nói phản đối ngày càng lên cao. Nhiều kiến nghị của tri thức đã được công bố và gửi cho các cơ quan hữu trách. Từ đó trang Bauxite Việt Nam ra đời và đến nay vẫn hoạt động tích cực.
Ts. Nguyễn Quang A
Dưới sức ép của tri thức, của dư luận, Nhà nước đã phải hạn chế dự án (lẽ ra là cả chục nhà máy với sự đầu tư của Trung Quốc trên quy mô rất lớn) ở mức thí điểm ở 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ (và nhà đầu tư là TKV). Có thể thấy sự phản đối này đã có kết quả không nhỏ, tuy không dừng được toàn bộ. Tất cả các ý kiến phản biện đến nay đều tỏ ra đúng và là một khích lệ lớn cho việc lên tiếng của giới trí thức.
ĐSCT là một dự án khổng lồ với tổng vốn đầu tư dự tính khoảng 60 tỷ USD. Giới trí thức cũng đã lên tiếng mạnh mẽ phản bác bằng ý kiến, hội thảo, kiến nghị và huy động báo giới vào cuộc. Tuy người ta nói đến công nghệ TGV của Pháp và Shinkansen Nhật Bản nhưng họ đã đưa nhiều đại biểu quốc hội và lãnh đạo địa phương đi thăm tàu cao tốc Trung Quốc. Và rất có thể nếu dự án được thông qua thì sẽ là tàu và bằng tiền vay Trung Quốc. 
Sự lên tiếng đã mạnh mẽ đến mức Quốc hội đã quyết định không thông qua dự án.
Còn có thể nhắc đến nhiều dự án mà tiếng nói của giới trí thức đã mang lại kết quả (như dừng dự án thủy điện xâm hại đến rừng quốc gia Cát Tiên, vân vân).
Giới trí thức cũng có vai trò tích cực đến quá trình dân chủ hóa mà điển hình là Kiến nghị 72 về sửa đổi hiến pháp đã dấy lên một phong trào tìm hiểu, học tập về hiến pháp chưa từng có trong lịch sử Việt Nam (và đấy mới là mục đích chính của KN72 chứ không phải là để thay câu đổi chữ trong hiến pháp; tất nhiên nếu có sự thay đổi thì càng tốt, nhưng đó không phải là 3 hay 4 mục tiêu đầu tiên của KN72).
Trước KN72 giới trí thức đã đưa ra nhiều kiến nghị khác về nhân quyền nhưng nổi bật hơn trong số đó là kiến nghị thực thi quyền dân sự và chính trị vào tháng 9-2013 đi kèm với sự ra đời của Diễn đàn Xã hội Dân sự (CSF).
Mục tiêu của CSF là thúc đẩy sự phát triển của XHDS ở Việt Nam; góp phần vào sự chuyển đổi ôn hòa từ chế độ độc tài toàn trị hiện nay sang chế độ dân chủ (với hệ thống đa đảng, bầu cử tự do và nền pháp trị thực sự), bằng phương pháp bất bạo động; hoạt động theo phương châm của 4 khẩu hiệu với 16 chữ vàng thật:
1) Thực thi dân quyền
2) Nâng cao dân trí
3) Chấn hưng dân khí
4) Cải thiện dân sinh
Đây là những khẩu hiệu dựa hoàn toàn (3 khẩu hiệu sau) vào tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh cách đây 1 thế kỷ (có cải biến cho phù hợp với hiện nay). CSF tôn xưng cụ Phan Châu Trinh là cha đẻ tư tưởng của mình và bổ sung thêm ý tưởng hiện đại về nhân quyền. Người dân có các quyền tự nhiên, bẩm sinh của mình mà đã được Tuyên Ngôn Nhân quyền long trọng ghi nhận, thậm chí cũng được Hiến pháp hiện hành ghi nhận. Biết được quyền của mình người dân cứ thế thực hiện, cứ như chúng ta ở trong một nước thực sự tự do dân chủ, và không cầu xin bất cứ ai (kể cả Nhà nước) ban cho, không cần bất cứ sự cho phép của bất cứ ai. Việc hạn chế một quyền nào đó chỉ để nhằm bảo vệ quyền của những người khác, và phải được quy định tường minh trong luật (chứ không phải quy định pháp luật). Nhà nước phải có NGHĨA VỤ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân thực thi quyền của mình. Hiểu như vậy dẫu chưa có luật người dân vẫn cứ thực thi các quyền của mình (từ quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, lập đảng, biểu tình, vân vân) mà không đợi sự cho phép của bất kể ai (nhà nước có thể yêu cầu đăng ký nhưng nếu thủ tục đăng ký ngăn cản việc thực thi các quyền đó thì LÀ LỖI CỦA NHÀ NƯỚC, chứ không phải lỗi của người dân.
Thực hiện 4 khẩu hiệu trên, nhất là khẩu hiệu thứ nhất vận động mọi người dân tìm hiểu để biết quyền của mình và thực thi các quyền đó ngay lập tức, cũng góp phần nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, là công việc lâu dài, bền bỉ. Và theo tôi số phận của chúng ta do chính chúng ta quyết định, việc thực hiện 4 khẩu hiệu trên là hết sức thiết thực cho cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta cũng như vận mệnh của cả dân tộc.
- Phía Trước: Nhiều người cho rằng trí thức không nên dính dáng đến chính trị, ông nghĩ sao về quan điểm này? 
- T.S Nguyễn Quang A: Nếu hiểu chính trị theo nghĩa rộng là mọi hoạt động liên quan đến các quyết định tập thể, thì không ai không thể dính đến chính trị, và dính đến chính trị là rất tốt, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân. Và tôi rất tích cực tham gia chính trị theo nghĩa rộng đó.
Còn hiểu theo nghĩa hẹp về chính trị: tham gia đảng phái chính trị với mục đích nắm quyền lực thì lại khác. Tôi cũng không muốn dính đến cái chính trị theo nghĩa hẹp này. Quyền lựa chọn là của mỗi người và chúng ta nên tôn trọng lựa chọn của họ. Và việc tham gia vào chính trị theo nghĩa hẹp này cũng rất cần thiết cho xã hội, thiếu nó xã hội không thể phát triển.
Vấn đề ở đây là hiểu thế nào là chính trị mà thôi. Tôi ủng hộ và tôn trọng sự tham gia, sự dính líu đến chính trị của tất cả mọi người dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp.
- Phía Trước: Tôi thấy rằng trí thức luôn ở vị thế rất khó có được sự ủng hộ của số đông, sở dĩ bởi bản tính ôn hòa và thích những hành động ôn hòa. Điều này khiến cho nhiều bên đánh giá là kém dấn thân. Xin ông cho biết ý kiến của ông?
- T.S Nguyễn Quang A: Hoàn toàn ngược lại. Nếu trung thực, thẳng thắn, chân thành và biết cách, trí thức hoàn toàn có thể có sự ủng hộ của số đông. Chính bản tính ôn hòa và thích hành động ôn hòa là thế mạnh vô song của trí thức. Sự dấn thân đích thực hoàn toàn chẳng liên quan gì đến đặc tính đó cả.
- Phía Trước: Trong rất nhiều bài viết và nhiều lần nói chuyện, ông đều nhắc đến những thay đổi rất nhỏ, nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao. Đó có phải là hiệu ứng Domino? Và liệu đó có phải là những hoạt động mà ông và đồng sự đang thực hiện?
- T.S Nguyễn Quang A: Không phải tất cả những thay đổi rất nhỏ đều có ý nghĩa lớn, nhưng tôi ủng hộ tất cả những thay đổi nhỏ nhất theo hướng cải thiện cuộc sống của người dân, nếu theo hướng cải thiện thì những thay đổi nhỏ dễ thực hiện hơn, khả thi hơn, sát sườn hơn, thực tế hơn và người dân cảm thấy luôn và như thế nó khuyến khích những việc như vậy. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo ra thay đổi lớn.
Tất nhiên phải tận dụng mọi cơ hội để có những thay đổi lớn theo hướng cải thiện và ngăn những thay đổi lớn theo hướng ngược lại.
Xã hội là một hệ thống rất phức tạp và những thay đổi (nhất là thay đổi chính trị) luôn rất khó lường. Chúng ta có thể dự đoán xu hướng dài hạn khá dễ, song trong ngắn hạn, hầu hết những dự đoán đều rất khó. Và những biến đổi có ý nghĩa to lớn không thể xảy ra nếu không có vô vàn những thay đổi nhỏ xảy ra trước đó, rồi đột ngột nó “lật” trạng thái (mà người ta hay gọi là “cách mạng” nhưng tôi ghét từ này). Người ta đã nghiên cứu rất nhiều và khá kỹ hiện tượng “lật” trạng thái như vậy trong các hệ thống phức tạp dưới các thuật ngữ như tipping phenomenon (hiện tượng lật).
Hiểu là hiệu ứng domino như bạn nói cũng có phần đúng, song tôi không thích dùng từ đó, tôi ưa tipping hơn, giống như cái cân nhạy ở trạng thái cân bằng chỉ cần cho thêm một chút vào một bên là nó lật nghiêng sang bên đó.
Hiện tượng tipping rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống phức tạp nào và vô cùng quan trọng trong những thay đổi xã hội và chính trị. Cho nên tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ nó. Hãy kiên trì làm những việc nho nhỏ và nó có thể mang lại những ý nghĩa hết sức lớn (vì không có chúng thì không thể có sự thay đổi lớn có ý nghĩa và thiếu chúng thì sự thay đổi lớn chưa chắc đã bền vững).
- Phía Trước: Những cản trở từ chính quyền Việt Nam hiện nay cho thấy rằng họ không những không chấp nhận những cuộc chuyển đổi lớn, mà ngay cả những chuyển dịch từ từ như các hoạt động xã hội dân sự cũng bị đặt vào nguy cơ cần phải đối phó. Theo ông nguyên nhân do đâu? Có phải chỉ vì họ không muốn thay đổi? Hay còn vì một mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và giới trí thức?
- T.S Nguyễn Quang A: Thực ra ở Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua đã có những thay đổi rất lớn. Chính quyền nào cũng muốn giữ quyền cai trị của mình, họ chỉ buộc phải từ bỏ khi bị sức ép (do luật định trong các nước dân chủ khi thua trong bầu cử, do cạnh tranh, do sức ép của nhân dân và quốc tế). Tôi không thấy vấn đề và giải pháp ở phía chính quyền, hoàn toàn ngược lại nó ở phía chúng ta: nhân dân.
Chúng ta chịu để cho chính quyền làm vậy thì chính quyền tất nhiên sẽ làm vậy vì lợi ích của họ xui khiến họ làm vậy. Nếu chúng ta sợ hãi, thụ động và để mặc chính quyền làm trái pháp luật vi hiến thì chúng ta đành phải cam chịu với số phận nô lệ thôi. Hãy đừng đợi có một ông vưa hiền hay một ông đảng chân chính nào đó ban cho chúng ta tự do. Tự do, dân chủ phải giành lấy, nó không phải là của bố thí!
Hãy lên tiếng, hãy gây sức ép lên chính quyền 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, chính quyền nào cũng sẽ thay đổi, không sớm thì muộn. Chính vì thế hãy tích cực thực hiện khẩu hiệu số 1 của chúng tôi: đừng sợ và hãy thực thi quyền của mình (dù đó là quyền kinh tế, sức khỏe, văn hóa hay chính trị). Tương lai của chúng ta là hoàn toàn do chúng ta chứ không phải ở chính quyền.
- Phía Trước: Vị thế của giới trí thức bấy lâu nay luôn bị đánh giá thấp, đặc biệt là sau sự kiện Nhân văn giai phẩm. Theo ông, liệu giới trí thức có thể lấy lại vị thế quan trọng của mình hay không? Các điều kiện nào cần thiết để người trí thức của thể phát huy được hết khả năng cho vai trò của mình?
- T.S Nguyễn Quang A: Tôi không tin vậy. Trí thức luôn là tầng lớp đi đầu. Chỉ có những kẻ điên mới đánh giá thấp trí thức. Điều kiện nào ư? Hãy tạo ra các điều kiện ấy, còn nếu chờ nếu có điều kiện thế này thế nó thì chúng tôi mới phát huy được vai trò là hoàn toàn sai. Người luôn nghĩ như thế vẫn là một nô lệ, dẫu là trí thức cũng là trí thức nô lệ (mà không ít đâu vì cái chế độ này nó có động cơ tạo ra các văn nô, nhà khoa học nô như vậy). Trí thức phải đi đầu trong dẫn dắt nhân dân hiểu và thực thi quyền vốn có của mình, khi đó họ có vai trò lãnh đạo, còn vẫn chờ ai đó tạo điều kiện thì đó chưa phải là trí thức thật.
- Phía Trước: Rất mong ông chia sẻ những kỳ vọng của ông về lớp trí thức trẻ của Việt Nam trong 10, 20 năm nữa?
- T.S Nguyễn Quang A: Tôi rất tin vào họ và mong họ chăm chỉ làm ăn, học tập, cải thiện cuộc sống của bản thân mình và gia đình mình, sống vui, sống khỏe (đừng tưởng những việc bình thường và có vẻ “chẳng dấn thân” chút nào đó là không quan trọng, chúng vô cùng quan trọng.) Không phải đặt mục tiêu quá to tát làm gì. Hãy thực tế, đặt ra cho mình những mục tiêu vừa sức vì mục tiêu viển vông sẽ chắc chắn thất bại và làm bạn nản lòng. Và tất nhiên tôi cũng chúc họ tham gia chính trị (theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) một cách tích cực, nhất là trong việc vượt qua nỗi sợ, nỗi ám ảnh và cứ thế thực thi các quyền của mình và một điều cuối đừng sợ cả thất bại nữa.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
(Phía Trước)
------------

29 nhận xét:

  1. Trí thức thật sự làm nô lệ là trí thức cục phân, như Mao kết tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trí thức phục vụ cho nhà nước cs để nuôi béo chúng, đàn áp nô dịch người dân là trí thức nô lệ.
      Trí thức xã hội chủ nghĩa là loại trí thức nô lệ. coi trọng miếng ăn hơn nhân cách. lý trí.

      Xóa
  2. Theo tôi, muốn dân quyền phải có dân trí. Đúng là dân trí Việt quá thấp. Thời này mà còn thờ csc thì cao vào đâu. Cho nên cần đưa dân trí lên số 1

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thái Bá Tân trình độ cao hay thấp? Sao vẫn quy hàng CS?

      Xóa
    2. Bác 23:19 ơi, đã 30 đâu mà gọi là tết? hồi sau sẽ rõ;
      Tôi thì cho rằng đấy là chiêu chọc cho thiên hạ chửi những kẻ ngu trung ngu lâu nhờ cám đảng, những kẻ còn coi nguyễn phú lợn là liêm khiết, những kẻ cho rằng đời sống người dân (đặc biệt là miền Bắc) hôm nay khá lên là do công "đổi mới" của đảng khi nhìn ra xung quanh thấy nhà cao tầng, đường rộng và có xe máy đi... mà cho đấy là sự tiến bộ là công lao của đoảng mà không biết mình đang đi thụt lùi so với thiên hạ, mình đang gánh nợ cho đảng và cướp tương lai của thế hệ mai sau.
      chiêu này biết đâu đấy là cách ông Tân chịu trận để chọc giận cho dân chửi lũ ngu trung và chửi thằng lợn tổng bí đấy chăng.
      Theo dõi thơ ông Tân mấy năm nay, tôi không tin ông Tân dễ "trở cờ" thay đổi đến vậy.
      (cựu binh đoàn 559)

      Xóa
  3. Trí thức VN có tâm và có giỏi bao nhiêu chăng nữa vẫn thua keo con voi 502.Tác giả mà chế ra keo này phải được tặng giải nobel

    Trả lờiXóa
  4. Trí thức VN thua 10 thằng côn đồ chặn cừa không cho ra ngoài mà côn đồ này được hoạt động công khai,hợp pháp

    Trả lờiXóa
  5. mao nói trí thức không bằng cục phân, nghe mấy lãng đạo cs phán tôi biết sợ rôi, doan nói, cs dân chủ vạn lần tư bản, bầu cử chủ yếu dựa vào lí lịch mới biết bản chất của chế độ

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là như vậy!

    Trả lờiXóa
  7. Hiện trí thức Việt 99/100 là cục phân . Còn laị là trí thức dởm

    Trả lờiXóa
  8. Nước Việt có trí thức đâu
    Hầu như chỉ sống bằng dầu người ta
    Nên giờ vận mệnh quốc gia
    Cứ treo lơ lửng như là trứng kia

    Trả lờiXóa
  9. Rất sâu sắc. Phải xác định rõ quyền dân chủ của mình và hãy đòi được thực thi quyền ấy đến cùng. Đừng chờ ai mang đến cho ta. Hãy tự ta giành lấy!

    Trả lờiXóa
  10. Trí thức là phải làm gương cho con cháu-đừng để con cháu dâu rể nó khinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gương gì đây bạn? Gương sáng cắp ô đi, tối cắp về và làm nô lệ cho đảng và xã hội đen, không dám mở mồm nói điều mình nghĩ hay dấn thân đấu tranh cho dân chủ dân quyền. Loại nào là tấm gương đây? Loại nào con cháu khinh đây?

      Xóa
    2. trong họ tôi có một thằng đại tá quân đội, nghe nói hắn là thạc sỹ ngành tuyên giáo.
      mỗi lần giỗ họ, hắn cứ muốn họ lập một tấm văn bia vinh danh những người trong họ có bằng cử nhân trở lên. Hắn luôn vỗ ngực tự xưng hắn là trí thức là cán bộ cao cấp.
      (chẳng biết sau này thế nào, chứ khi xưa học với tôi thì hắn dốt hơn bò, chuyên quay cóp - chỉ trốn học tán gái và hút thuốc là giỏi)

      Xóa
  11. Tiến sĩ A là một trí thức thật sự,dám dấn thân vì đất nước.
    Vì thế,đãng luôn tìm mọi thủ đoạn để giam lỏng,cách li ông.
    Qua đó,có thể thấy rằng,để bảo vệ những thành quả đã cướp được,đãng sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào,kể cả những thủ đoạn hèn hạ nhất.
    Vì thế,mấy ông "cựu",ông "nguyên" như ông Thước,xét một góc độ nào đó,thì chẳng khác gì những kẻ "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

    Trả lờiXóa
  12. " Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ ". Ô là là , nói kiểu này thì mấy trăm ông Tướng , đa số có bằng cấp bỏ đầy túi họ có thuộc nhóm có trí thức không , khi mà họ đang phục vụ cho 1 chủ nghĩa hại dân mất nước đưa đến nô lệ giặc Tàu .
    Trên mạng anhbasam có bài mới của Nguyễn Trọng Dân rất hay , nói về nổi lo của Cả đọi .
    Ngày nghĩ 2 tháng 9 , trong khi thấm thía về “ Độc lập , tự do , hạnh phúc “ , “ mọi người sinh ra đều bình đẳng “ thì nên đọc bài này .

    Trả lờiXóa
  13. Trí thức là kẻ thù
    Của chủ nghĩa cộng sản
    Nên bị diệt cho hết
    Cũng giống số phận của
    Phật Giáo ở Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  14. Không biết có nhà trí thức thật sự nào biết i meo của ông Gorbachev , Tổng bí thư Đảng CS LX , tác giả của câu nói :

    "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.

    Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

    Để tui hỏi ông xem Báo Thanh Niên nói :
    Việt Nam xếp thứ 11 là nước đáng sống trên thế giới ,
    Về yếu tố chất lượng môi trường sống, Việt Nam được xếp thứ 8. ????????

    Việt Nam đứng vị trí thứ 12 là một trong những nước người nước ngoài dễ dàng đến làm việc nhờ dễ tìm việc. ( chắc ý nói người TQ )
    http://thanhnien.vn/doi-song/viet-nam-xep-thu-11-la-nuoc-dang-song-tren-the-gioi-739634.html
    Đây có phải là trường hợp điển hình không , hay được xếp vào loại lường gạt .

    Trả lờiXóa
  15. Các nhà trí thức thật sự nghĩ sao về bài viết này ( hầu như chắc chắn đó là tương lai của khu tự trị VN , hình ảnh quang vinh của dân tộc VN do Đảng mang lại )

    Trích từ trang Facebook của LM. Nguyễn Văn Lý .
    V.
    Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý@@@
    ….., tôi nghe dư luận về Mật ước Thành Đô – Tứ Xuyên ngày 3-4 tháng 9-1990, rằng lãnh đạo 2 Đảng CSTQ và CSVN đã đồng thuận từ năm 2020, VN sẽ là 1 Khu Tự Trị thuộc TQ.
    Phải chăng Mật ước này chỉ là giả ? Có dư luận cho rằng trước đây khoảng 5-6 năm, có 1 người tên là Kami tung tin bịa đặt về Mật ước này. Có thể đây chỉ là 1 Việt kiều ác tâm - xảo thuật đùa quá mức..., hoặc là thật, nhưng có thể 1 gián điệp TQ tung tin ngược lại là giả, để Dân VN khỏi cảnh giác. Tôi tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ lưỡng hết khả năng và hết lương tri suốt hơn 2 tháng.
    Đến đầu tháng 8-2016, tôi tin Mật ước này 80-90% là có thật, dựa vào 7 chứng cứ hoàn toàn xác thực sau đây.
    I. 7 lý do chứng tỏ Mật ước Thành Đô 1990 là thật.
    1. Mãi đến nay, Bộ Chính Trị ĐCSVN vẫn hoàn toàn im lặng về chuyện cực kỳ nghiêm trọng này.
    2. Năm 2012, khi Tập Cận Bình qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của TQ đi đón. Hiện nay cờ 6 sao này thi thoảng lại xuất hiện tại VN.
    3. Hàng ngàn du khách TQ tự dẫn nhau đi thăm danh lam thắng cảnh VN, rồi tự giới thiệu là của TQ, ngang ngược – bắt nạt tiểu thương VN.
    4. Thi thoảng, có nơi tại VN, loa phát thanh của VN lại xen vào vài đoạn tiếng Tàu.
    5. Ít nhất từ năm 2009-2010, sách truyện thiếu nhi VN được xuất bản theo kiểu Tàu: bìa 4 trở thành bìa 1, đọc từ sau ra trước, từ phải qua trái theo kiểu Tàu.
    6. Ngày càng nhiều người TQ mua đất mua nhà và định cư kinh doanh ở VN.
    7. Từ năm 1984-1992, tôi bị tù ở trại Nam Hà, xã Ba Sao-Kim Bảng-Hà Nam, ở chung với 1 số gián điệp TQ. Gián điệp Thái Nhữ Siêu tự hào là đệ tử trung kiên của Mao Trạch Đông, sống theo lý tưởng : sức mạnh trên đầu ngọn súng, luôn khẳng định rằng VN là đất của TQ, văn hóa VN là văn hóa của người Hán.
    II. Hậu quả đại thảm họa : Thập đại họa:
    Vậy nếu từ năm 2020, Mật ước ấy hiệu lực, thì Toàn Dân VN ít nhất chắc chắn sẽ chịu 10 hậu quả -10 đại họa cực kỳ bi thảm sau đây:
    1. Thời kỳ Đại Bắc Thuộc lần thứ 2 bắt đầu. Mọi Tổ chức Xã hội Dân sự, Tôn giáo... và Toàn Dân đều bị TQ hoàn toàn thống trị...;
    2. Đất nước, lãnh thổ, lãnh hải VN hoàn toàn thuộc quyền TQ;
    3. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Xyri, Lybi... hiện nay;
    4. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, đi khai phá núi rừng ở Việt Bắc, Tây Nguyên, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông...;
    5. 20 triệu phụ nữ - thiếu nhi nữ VN bị 20 triệu đàn ông TQ đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ;
    6. Mỗi năm, hàng ngàn người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, sẽ bị án tử hình – chung thân – tù đày... do chống đối TQ. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục có án tử hình – chung thân – tù đày... Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn;
    7. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán... Vậy người VN, sau 30-40 năm nữa, từ 94 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người TQ sẽ định cư;
    8. Văn hóa Việt sẽ lụi tàn dần, Văn hóa Hán sẽ lên ngôi;
    9. Người VN sẽ suy nhược về thể xác và tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ, bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, sản phẩm các loại...;
    10. Nhà nước tay sai Tà quyền VN chắc chắn chỉ còn là Bạo quyền hoàn toàn nô lệ của Ác Cộng TQ, như hiện nay đã và đang có, nơi 1 số Cán bộ Viên chức các cấp các ngành, đặc biệt là Công an, Tòa án...

    Trả lờiXóa
  16. Dân tộc VN bị TQ gieo tai ách , đại họa CNCS từ 70 năm qua . Toàn dân VN cứ mãi bị Đảng lường gạt , đến khi biết bị gạt , cũng vẫn bị gạt hoài . Nhưng rồi Đảng lại bị TQ lường gạt . Kết quả là nước mất , dân tộc bị diệt vong .

    Đường lối của TQ là tạo ra quan chức VN tham nhũng , mê tiền bạc , thăng quan tiến chức thật nhiều để họ bảo vệ Đảng , bảo vệ sự giàu có , quyền lợi của họ mà cúi đầu nghe theo lệnh của TQ , điển hình là : không được phá hoại tình đoàn kết giữa 2 nước , tránh xung đột với TQ , hết sức gìn giử hoà bình giữa 2 nước …..
    Mà các quan chức này lại không tin có ngày khi TQ sáp nhập VN họ bị mất tất cã , chỉ cần TQ ra 1 lệnh như CSVN đánh tư sản miền Nam lúc trước , thì tất cã những người có tiền ở VN sẽ bị trắng tay liền .
    Gạt người , được giàu có mà không nghỉ là sẽ có lúc bị kẽ khác gạt lại , thường thì giao gió gặt bảo ( chứ không chỉ là gặt gió ) .

    Trả lờiXóa
  17. Việt Nam chưa có đội ngũ trí thức đúng nghĩa. Mà đó chỉ là một bọn cơ hội lợi dụng danh nghĩa trí thức trục lợp và làm tay sai. Cứ nhìn đám lâu nhâu trong quốc hội thì rõ

    Trả lờiXóa
  18. Theo tự điển Nguyễn Quốc Hùng 智識 trí thức có nghĩa :1- sự hiểu biết 2- Người có học và có hạnh.Theo tự điển Đào Duy Anh trí thức :1-hay tri thức là sự hiểu biết 2-Người có giáo dục cao.Theo tự điển Trần Văn Chánh trong xã hội xưa trí thức là kẻ sĩ (người có học).Theo tự điển Thiều Cửu trí thức là sáng suốt.Tổng hợp những ý trên có thể hiểu trí thức là người có học cao, hiểu biết rộng(có bằng cấp hay không),sáng suốt phân biệt được đúng sai và phải trái và phải có hạnh(có đạo đức,có lương tâm,có liêm sỉ,có sĩ khí).
    Trong Nho học trí thức hay sĩ phu,kẻ sĩ,thất phu là người có học và thấm nhuần đạo lý nho giáo dù có làm quan hay không.Câu "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách"để chỉ rằng người trí thức phải có trách nhiệm trong việc đất nước hưng thịnh hay suy vong.Hoặc câu :"Phú bất năng dâm,bần bất năng di,uy bất năng khuất" có nghĩa là giàu có không dâm dật ,nghèo hèn không gian trá,trước bạo lực không khiếp sợ hay "Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín"là kim chỉ nam cho kẻ sĩ (trí thức).Sĩ phu phải có đạo đức để làm gương và dẫn đạo quần chúng.Đó là lý do tại sao thời Pháp thuộc có những người yêu nước nồng nàn,hy sinh cả cuộc đời,cả mạng sống đi làm cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp như các cụ Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh...hay một số người theo Tây học nhưng vẫn thấm nhuần sâu đậm ảnh hưởng của Nho giáo như Nguyễn Thái Học,Phạm Hồng Thái...
    Nhưng từ 1945 đến nay người ta thường hiểu lầm về danh xưng" trí thức" ,cứ thấy người có bằng cấp cao hay học rộng thì gọi là trí thức.Thực ra như đã nói ở trên có học chỉ là một yếu tố của người "trí thức", muốn được gọi là trí thức hay kẻ sĩ họ còn phải hội đủ thêm những yếu tố khác như sáng suốt, có phẩm hạnh,có liêm sỉ và dám nói sự thật,dám dấn thân tranh đấu cho lẽ phải và chống lại bạo quyền.Do đó những người có bằng cấp cao hay học thức chỉ nên gọi là những nhà khoa bảng hay người có học,chỉ khi nào họ hành động như một kẻ sĩ thì mới được gọi là trí thức.Trước đây và ngay cả hiện nay có nhiều nhà khoa bảng hoặc người tài cao, học rộng nhưng rất u mê về chính trị ,họ bị CS (những kẻ có học vấn và hiểu biết thấp hơn họ rất nhiều) lừa phỉnh nên đã cổ vũ hỗ trợ cho cái ác,cái xấu.Họ thiếu sự sáng suốt của kẻ sĩ,không biết phân biệt phải trái,đúng sai cho nên không xứng với danh xưng" trí thức". Một số có liêm sĩ sau khi tỉnh ngộ biết mình sai lầm đã có can đảm quay lại chống CS, tranh đấu cho lẽ phải. Một số tuy có liêm sỉ nhưng không đủ đởm lược để chống lại bạo quyền CS đã bất hợp tác rút lui vào bóng tối.Một số còn "u mê" nên vẫn hăng hái tiếp tay cho CS để bán nước, hại dân.Một số "vô liêm sỉ "tuy biết rằng mình sai nhưng vẫn ca tụng, làm tay sai cho CS để hưởng chút bổng lộc "bố thí".Hạng người đầu tiên tuy sai lầm trong một giai đoạn nhưng đã biết sửa sai và hành xử như một kẻ sĩ họ vẫn xứng đáng được gọi là "trí thức".Hạng thứ hai tuy sống chưa thật xứng danh "kẻ sĩ" nhưng dù sao họ vẫn còn liêm sỉ của người có học có thể gọi họ là "trí thức thầm lặng".Hạng thứ ba không hội đủ những tiêu chuẩn của kẻ sĩ nên không xứng đáng với danh xưng "trí thức",nên tạm gọi họ là "khoa bảng u mê" hay nói nôm na "có học mà ngu". Hạng thứ tư thuộc loại vô liêm sỉ nên gọi là "khoa bảng cơ hội hay vô sỉ" hoặc "hữu tàì vô hạnh"

    Trả lờiXóa
  19. Nguyễn Thành Longlúc 08:42 4 tháng 9, 2016

    Bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng thường gọi giới trí thức là bọn bỉ Nho, còn Lênin thì coi trí thức là cục phân. Trong các văn kiện của ĐCS TQ thường gọi trí thức là các "phần tử". Điều đó, đủ thấy những kẻ độc tài, phát xít và cộng sản thường sợ trí thức. Nên khi họ nắm được quyền thì việc đầu tiên là họ hạ thấp vai trò của trí thức, thực hiện chính sách ngu dân. Trí thức chỉ thực sự được tôn trọng trong một xã hội dân chủ.

    Trả lờiXóa
  20. "Nhiều người cho rằng trí thức không nên dính dáng đến chính trỊ" (TRÍCH)
    "Nhiều người" là nhiều người nào, phải nói rõ ràng "nhiều người" đó chính là lũ bầy đàng CS MỊ DÂN.
    NẾU không DÍNH DÁNG đến CHÍNH TRỊ thì bảo dân ĐI BẦU làm gì cho thêm rách việc?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mị dân đấy . " Không dinh dáng đến chính trị " để các bố CS chúng tao đô hộ là đủ , dân chỉ biết cúi đầu tuân theo đến chết . CS là thế . rất bố láo

      Xóa
  21. Trí thức Việt của rởm
    Chiếm chín chín phần trăm
    Còn một phần trăm nữa
    Là những tay cù lần

    Trả lờiXóa
  22. Con đường trí thức khó ghê
    Nên dân nước Việt họ chê phận nghèo
    Ba tuồng trí ngủ họ theo
    Dù nô lệ cũng cố đeo đảng mình

    Trả lờiXóa