Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Hai thảm nạn thế giới và văn hoá từ chức


                 * TS. NGUYỄN SỸ PHƯƠNG
Hai sự kiện nóng cùng lúc thu hút truyền thông cả trong lẫn ngoài nước từ cách tháng trước tới nay chưa dứt, một ở Hàn Quốc – vụ tai nạn lật tầu phà Sewol làm thiệt mạng 304 trong tổng số 476 hành khách phần lớn học sinh trung học tới 325 em tuổi 16-17; một ở ta – dịch sởi bùng phát lây lan tới trên 3000 trẻ em, cướp đi chừng 130 sinh mạng.
Ai chẳng quặn thắt lòng khi mất đi hàng trăm sinh linh chủ nhân tương lai của 2 đất nước nguồn hy vọng của mọi bậc cha mẹ. Là người đứng đầu cơ quan công bộc của dân có trách nhiệm điều hành bộ máy nhà nước, trước tổn thất tương lai đất nước, mất mát của người dân, không thể vô can, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won lập tức đệ đơn từ chức. Ở ta, kỳ họp Quốc hội hiện tại, trong phiên khai mạc, theo „Báo cáo tập hợp ý kiến kiến nghị“, „cử tri Đà Nẵng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét rõ trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Y tế“.
Trả lời VTC News, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội, phát biểu cảm phục Thủ tướng Hàn Quốc: „Tôi thấy hành động của ông ấy thật quân tử“. Quân tử thuộc phạm trù đạo đức, văn hoá ứng xử. Vậy để nhà chức trách nước ta cũng được cảm phục như họ, câu hỏi cần đặt ra, từ chức có thực chỉ thuộc phạm trù đạo đức, văn hoá ứng xử, hay xa hơn thuộc vấn đề thể chế, cần truy nguyên mới có thể giải quyết?
*Bệnh viện Việt Nam và hãng vận tải hàng hải Hàn Quốc Chonghaejin Marine Company. Tầu phà Sewol có 66 cabin, công suất thiết kế chở 804 người, 90 ô tô con, 60 ô tô vận tải, do 2 anh em ruột Yoo đồng chủ sở hữu, thuộc công ty hàng hải tư nhân Chonghaejin do Kim Han Sik làm giám đốc. Sewol nguyên thủy được sản xuất năm 1994 tại Nhật, thuộc hãng vận tải biển Oshima Transportation, tới năm 2007 chuyển cho hãng A-Line Ferry Company, 18 năm sau, tháng 10.2012, được Chonghaejin nhập khẩu về Hàn Quốc.
Khác với công ty Chonghaejin, trách nhiệm pháp lý thuộc về cá nhân, cơ quan nhà nước chỉ chịu trách nhiệm quản lý ngành theo luật định, bệnh viện ở ta trừ bệnh viện tư không đáng kể, vừa thuộc chủ sở hữu nhà nước, phân cấp cho quận huyện, tỉnh, bộ, vừa chịu quản lý ngành dọc y tế, tức chịu 2 lần nhà nước quản lý, trách nhiệm nhà nước gấp đôi so với Chonghaejin; trong đó có bệnh viện nhi trung ương thuộc Bộ y tế, nơi tập trung trẻ em sởi bị chết nhiều nhất.
*Diễn tiến 2 thảm nạn. Tai nạn xảy ra, khi tầu Sewol 2 lần liên tiếp đột ngột đổi hướng, không phải do thuyền trưởng mà do 1 thủy thủ 26 tuổi ít kinh nghiệm cầm lái; 10 phút trước khi tín hiệu tai nạn được truyền đi, tầu chuyển hướng 80 độ, 4 phút sau quay tiếp 130 độ. Hàng hoá cùng ô tô trên boong bị xô đẩy dồn về chiều ngược lại, gây nổ lớn, tầu bị lệch trọng lực lập tức nghiêng dần theo. Lúc đó đang vào giờ ăn sáng, hành khách cảm nhận được nguy hiểm ngay từ giây phút đầu tiên nghiêng tầu. Nhưng loa phóng thanh trên tầu, mặc dù thông báo tình hình nguy hiểm, vẫn yêu cầu hành khách cấm di chuyển. Mãi nửa tiếng sau, khi tầu đã nghiêng tới gần 90 độ, nước biển tràn vào, loa phát thanh mới hủy bỏ lệnh cấm. 46 cửa thoát hiểm, do tầu bị nghiêng đứng, chỉ còn một lối thoát duy nhất. Hành khách hoảng loạn tìm cách chạy lên boong tầu hoặc theo cửa thoát hiểm xuống biển, thì đa số đã quá muộn bị kẹt lại trong boong, chịu chết chìm cùng tầu vốn chỉ có thể nổi tối đa 30 phút khi bị tràn nước. Số dùng áo phao thoát hiểm xuống biển ở nhiệt độ thấp 12độ C vốn cơ thể người chỉ chịu được từ 1-2 tiếng, phần lớn bị kiệt sức chết đuối, sóng cuốn trôi. Trực thăng lập tức được điều tới cứu hộ vần vũ trên tầu, thuyền cứu nạn cũng ồ ạt tới lên đến 169 chiếc tìm kiếm trong vô vàn trở ngại khó khăn. Dòng chảy mạnh đẩy thi thể nạn nhân ra xa, phải thả hàng loạt tấm lưới lớn xuống biển quanh khu vực phà để ngăn chặn; các ca bin bị mảnh vỡ lấp lối vào, bao thợ lặn mất hàng tuần liền mới tiếp cận hết trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ, gió sóng bất thuận, khiến tuần đầu 1 thợ lặn, đến cuối tháng qua thêm một bị thiệt mạng. Kết qủa cũng chỉ cứu được 172 nạn nhân trong đó có 20 nhân viên cùng thuyền trưởng, vớt được 288 thi thể, 16 nạn nhân vẫn mất tích.
Bệnh sởi ở ta, tới cách tháng trước bùng phát trên 61 tỉnh thành toàn quốc, sau khi xuất hiện từ năm 2012 với 22 trường hợp mắc sởi ở TP HCM. Khi dịch bùng phát, lẽ ra bệnh nhân sởi phải được điều trị cách ly, nhưng tình trạng bệnh viện luôn quá tải đã không thể; những trường hợp sốt khác cho nằm điều trị cùng, gây bội nhiễm, lây nhiễm chéo đẩy dịch sởi lên đỉnh điểm. Tại bệnh viện Nhi T.Ư, đội ngũ bác sỹ hộ lý y tá phải túc trực ngày đêm điều trị bệnh nhân đổ về ngày một đông, buộc phải kê thêm giường, sử dụng cả phòng bác sĩ, xin máy thở nơi khác. Còn dân chúng thì hoang mang trước cảnh cấp cứu chật bệnh viện, cùng bao cảnh ngộ đau xót con chết trên tay, gia đình tang tóc. Chỉ đến khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nắm bắt được thông tin, trực tiếp thị sát, thì công luận mới được biết đã có 108 trẻ chết vì dịch sởi. Hệ thống giám sát dịch tễ học đã không hoạt động đầy đủ, kịp thời.
Mặc dù số trẻ tử vong đã tăng kỷ lục, dịch sởi vẫn không được công bố, trong khi Điều 38 khoản 1 điểm a Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: „Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố“. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng Phó Chủ tịch UBND TPHN Nguyễn Thị Bích Ngọc giải thích: „…Công bố hay không, không có nghĩa không có dịch, mà thực tế dịch đã và đang diễn ra“, …
*Với Hà Nội, chủ trương là, có công bố dịch hay không không quan trọng, quan trọng nhất là phải triển khai quyết liệt … „. Tức thừa nhận có „dịch“ sởi, nhưng đã không hành động theo luật: „phải được công bố“. Ở đây có phần lỗi văn bản luật pháp, chứ chưa hẳn lỗi người hành xử, khi văn bản dưới luật 64/2010/QĐ-TTg đưa ra điều kiện công bố dịch: „Chỉ khi có hai Tỉnh, thành phố công bố dịch do không còn khả năng kiểm soát khống chế thì Bộ Y tế mới chính thức công bố“. Không đúng tinh thần hướng dẫn xử lý dịch sởi mới nhất của WHO, trong một điạ phương chỉ cần 1 trường hợp xét nghiệm mắc bệnh sởi thì được gọi là dịch.
*Phản ứng của chính giới 2 nước. Ba ngày sau thảm nạn, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố tình trạng đặc biệt ở điạ phương xảy ra thảm nạn để áp dụng luật hỗ trợ tài chính đặc biệt cho địa phương. Bộ hàng hải ra quyết định tước giấy phép vận tải công ty Chonghaejin đối với tuyến đường xảy ra tai nạn. Tuy vậy vẫn không giảm được bất bình của dân chúng đối với chính phủ. Chừng 100 người trong số 500 thân nhân người bị nạn đang tập trung tại nhà thể thao thành phố dành cho họ lưu trú, chờ tin tức, phẫn nộ biểu tình định kéo về Soul. Tổng thổng Hàn Quốc Park Geun-Hye phải chính thức „xin lỗi công chúng về việc phản ứng ban đầu chậm chạp và sự quản lý yếu kém của chính phủ“. Gia đình nhiều hành khách từ chối lời xin lỗi và chất vấn Tổng thống lúc tới thăm đài tưởng niệm tạm thời các học sinh xấu số. Còn Thủ tướng Chung Hong Won khi tới thăm các gia đình nạn nhân chờ nơi cứu nạn đã bị họ bao vây ô tô. Thủ tướng xin lỗi vì đã để xử lý tình huống khẩn cấp không kịp thời, „khi nhìn thấy cảnh gia đình tang tóc đau xót trước nỗi mất mát người thân và cảm nhận được sự bất bình của công luận, tôi lập tức nghĩ ngay là một thủ tướng phải chịu trách nhiệm“. Đó chính là trách nhiệm chính trị vốn gắn với lợi ích của người dân đã đặt niềm tin của họ vào người cầm quyền. Niềm tin đó đã bị mất, ngày 27.4.2014, Chung Hong Won đệ đơn từ chức.
Khác với thảm nạn tầu Sewol Hàn Quốc, truyền thông sôi sục phản ứng từ mọi giới chức, thì ở ta chủ yếu là tiếng kêu than của người dân, cảnh đội ngũ điều trị tất bật ngày đêm. GS Nguyễn Minh Thuyết phải thốt lên khi trả lời báo chí, „gần 130 trẻ em chết vì dịch bệnh mà không ai chịu trách nhiệm, bình an vô sự!“.
*Điều tra trách nhiệm hình sự đối với tầu Sewol. Thoạt đầu, thuyền trưởng, lái tầu, và 1 thủy thủ, tiếp đến các thủy thủ và nhân viên khác, tổng cộng 15 người, bị bắt điều tra, với cáo buộc cẩu thả vi phạm luật hàng hải, phản ứng cứu hộ chậm chạp, bỏ rơi người trong hoạn nạn để chạy thoát thân trước. Thậm chí thuyền trưởng Lee Joon-seok, 68 tuổi, bỏ tầu thoát thân sau chừng 30-40 phút tính từ khi tầu bắt đầu nghiêng, tới giữa tháng trước thì bị khởi tố cùng 3 thủy thủ đoàn, với cáo buộc gây chết người có chủ đích.
*Điều tra trách nhiệm cơ quan nhà nước quản lý ngành. Bị bắt điều tra còn có 8 quan chức trong cơ quan cấp giấy phép vận tải hàng hải, bị cáo buộc giám định an toàn lỏng lẻo và thông đồng với doanh nghiệp. Chiếc phà 20 tuổi có vấn đề nghiêm trọng về độ ổn định từng bị một cựu thuyền trưởng cảnh báo, nhưng cơ quan quản lý ngành vẫn không hành động.
*Điều tra trách nhiệm chủ sở hữu và giám đốc. 2 anh em ruột Yoo đồng chủ sở hữu Sewol cùng người cha Yoo Byeong-eon cựu giám đốc hãng Chonghaejin đều bị cấm xuất cảnh chờ điều tra truy cứu trách nhiệm thời kỳ cải tạo tầu để được cấp giấy phép lưu thông. Tới đầu tháng này, dù lệnh truy nã đã ban nửa tháng nay, cả 2 vẫn biệt tăm vô tín. Cùng 4 nhân viên thuộc công ty Chonghaejin, đương kim giám đốc Kim cũng bị bắt điều tra với cáo buộc cẩu thả gây chết người do cho phép hoặc ít nhất biết tầu chở quá tải ước gấp 3 lần trọng lượng tối đa.
*Cá biệt hay nền văn hoá ứng xử? Ở Hàn Quốc, tháng 3/2006, cựu Thủ tướng Lee Hae Chan từ chức vì đi chơi golf giữa lúc ngành đường sắt biểu tình toàn quốc. Ba năm sau, cựu Tổng thống Ro Moo Hyu từng là luật sư, biểu tượng của đấu tranh cho nhân quyền, tự vẫn tháng 5/2009, do bị cáo buộc nhận hối lộ. Ở Đức, liên tiếp 2 đời tổng thống, Host Köhler từ chức ngày 31.5.2010 chỉ vì phát biểu bị chính giới phẫn nộ; Christian Wulff từ chức ngày 17.2.2012 vì bị cáo buộc vụ lợi. Từ chức trở thành nền văn hoá ứng xử ở họ. Cắt nghĩa cho quyết định từ chức, họ đều cùng chung 1 điểm: Không còn được người dân tín nhiệm qua vụ việc cụ thể đã xảy ra.
* Thể chế cả kinh tế lẫn chính trị của họ bảo đảm được điều đó. Như luật về quan hệ pháp lý giữa các thành viên chính phủ Đức, Điều 9 (2) quy định, Bộ trưởng có quyền từ chức bất cứ lúc nào. Tổng thống, thủ tướng cũng vậy, từ chức thuộc quyền cá nhân họ. Đó chính là điều kiện „cần“ cho văn hoá từ chức. Tuy nhiên, để họ dù không muốn cũng tự buộc mình từ chức, phải có điều kiện đủ: – Về mặt pháp lý: Điều 9 quy định, bộ trưởng có thể bị thủ tướng miễn nhiệm bất cứ lúc nào. Nghĩa là không từ chức cũng không được, bởi sẽ bị đối mặt với miễn nhiệm. Năm 2012, Röttgen, Bộ trưởng Môi trường Đức bị chỉ trích liên quan đến chính sách thay thế xăng bằng xăng pha nhiều cồn. Taị 1 cuộc họp Chính phủ sau đó, Thủ tướng Merkel công bố miễn nhiệm Röttgen với kết luận ngắn gọn „trưa hôm nay tôi đã trao đổi với Tổng thống, theo Điều 64 Hiến pháp đề nghị miễn nhiệm Röttgen để có thể đổi mới bộ này bằng nhân sự mới“. Đến lượt tổng thống thủ tướng cũng phải đối mặt như vậy với bãi miễn nhiệm của cơ quan đã bầu họ; tổng thống có thể bị Hạ hoặc Thượng viện bỏ phiếu đưa ra Toà bảo hiến phán quyết (Điều 61 Hiến pháp Đức), thủ tướng có thể bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm (Điều 67 Hiến pháp). Cuối cùng, nếu quốc hội vẫn ủng hộ thủ tướng hay tổng thống, bộ trưởng đã bị dân bất tín nhiệm, thì thành phần quốc hội, đảng phái ủng hộ đó sẽ bị thất cử trong kỳ bầu cử tiếp theo bởi lá phiếu của người dân.
Rốt cuộc người dân chứ không phải ai khác quyết định số phận tổng thống thủ tướng bộ trưởng. Đảng FDP của cựu Chủ tịch gốc Việt Rösler rớt khỏi quốc hội nhiệm kỳ này, kéo theo ông phải từ chức chủ tịch Đảng để cứu nguy uy tín đảng ông, là vậy. Đó cũng là thước đo của nguyên lý „nhà nước của dân do dân vì dân“; họ „có quyền đuổi chính phủ, nếu chính phủ làm hại dân“. – Về lợi ích: Ở họ, giữa bãi nhiệm và từ chức, danh dự, quyền lợi hoàn toàn khác nhau. 2 tuần sau khi Wulff từ chức, Quốc hội Đức phải thảo luận, liệu Wulff có được hưởng tiêu chuẩn đài thọ tổng thống 199.000 Euro/năm không, bởi ông từ chức vì lý do chính trị hoàn toàn khác với bị bãi nhiệm lợi ích đó sẽ bị mất.
Vì vậy, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng dễ dàng chọn con đường từ chức, bảo đảm được cho họ cả nhân cách lẫn lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế còn được quyết định bởi chênh lệch thu nhập giữa 2 lĩnh vực kinh tế và chính trị. Chính trị theo đuổi mục đích vì lợi ích người dân chứ không phải cho chính họ, còn kinh tế ngược lại, tới mức nhà tư bản khi „lợi nhuận lên 300% thì thắt cổ cũng sẵn sàng“. Vì vậy điều kiện đủ về lợi ích chỉ đạt được „khi và chỉ khi“ thể chế bảo đảm được ai muốn trở thành tỷ phú thì làm kinh tế, ai muốn trở thành chính khách vì dân thì không màng tới nó. Ở Đức, trong khi lương giám đốc hãng đường sắt DB lên tới 1,2-1,8 triệu Euro/năm, thì lương bộ trưởng Đức giám sát nó, kém tới 6-9 lần, chỉ 200.000 Euro/năm. Chính vì thế cựu Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đức, Pofalla, nhiệm kỳ 2009-2013, tuổi 54 đang thênh thang đường „quan lộ“, kiên quyết từ chối tham gia chính phủ nhiệm kỳ này do được hãng đường sắt Đức DB tiến cử làm Giám đốc.
Từ chức như các nước nói trên chưa từng xảy ra ở ta, chưa hẳn do „tham quyền cố vị“, thiếu vắng văn hoá từ chức, mà có thể ngược lại, bởi chắc không ít người không hề vì cá nhân mình, chẳng qua phải chấp hành mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công, được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng khi được báo chí phỏng vấn „liệu bà có nghĩ đến chuyện từ chức“: „Chúng tôi được bổ nhiệm làm bộ trưởng là quy hoạch công tác lâu dài…, nhưng nếu theo cấp trên, theo quy trình cán bộ, không làm được nữa thì cũng hoàn toàn thanh thản quay trở về làm công việc nào đó có ích nhất cho đời.
Cho nên thời điểm này tôi không trả lời câu hỏi đó“. Nghĩa là đối với từ chức, không bộ trưởng nào có thể quyết định ngay được như ở Đức hay Hàn Quốc mà phải “theo cấp trên, theo quy trình“. Từ đó có thể rút ra kết luận, để khả năng sẵn sàng, “thanh thản“ trên trở thành văn hoá từ chức như thực tế các nước, thì ở ta không còn cách nào khác, phải cải cách từ gốc rễ „quy hoạch“, „quy trình“ đó, theo tiêu thức, bảo đảm bất cứ cá nhân nào được giao bất kỳ trọng trách gì cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với trọng trách đó, trước mọi bất bình của đông đảo người dân, bằng cách từ chức lập tức. Văn hoá từ chức đó chỉ có thể có, một khi nó được khuyến khích bằng lợi ích kinh tế và nếu ngược lại sẽ bị chế tài dễ dàng. Nếu không, mọi bất bình của người dân chỉ còn cách trút hết lên nhà nước, dù ở quốc gia nào, thể chế họ ưu việt tới đâu.
N.S.P (CHLB Đức)
 -----------------

27 nhận xét:

  1. Theo tôi, bác Dr. jur. Phương, phân tích thêm điều 4 hiến pháp, khi từ chức.
    Theo tôi, với điều 4 hiến pháp, "lực lượng lãnh đạo nhà nước", đã đứng tên luật pháp (nói dân dã là NGỒI XỔM trên luật pháp), nên công dân từ chức hay làm gì đó, mà đúng theo luật pháp, cũng phải XIN PHÉP "lực lượng lãnh đạo nhà nước", hay nói cách khác, công dân VN, đều là TÙ NHÂN của "lực lượng lãnh đạo nhà nước".

    Trả lờiXóa
  2. Robot không được cài đặt phần mềm từ chức!

    Trả lờiXóa
  3. Bài báo chỉ mang tính chất trọc ngoáy. Ở nước ta không thể so với Hàn quốc được, dân cử ở Hàn quốc và tiền cử ở Việt nam khác nhau. Để ngồi vào một vị trí thì phải tốn không ít tiền, trong nhiệm kỳ phải làm sao kiếm cho hòa vốn và có lãi mới là chuyện chính cần quan tâm, chứ chết vài chăm thằng dân đen có nhằm nhò gì. Cái chính là sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Trách nhiệm ư Trách nhiệm cũng quy ra tiền hết, nếu chết vài chục mạng người mà có lãi thì cũng cứ làm....

    Trả lờiXóa
  4. Cái chức bộ trưởng ở VN phải bỏ cả triệu đô ra mua từ cấp trên. Bà này may khéo xoay, lấy lỗ làm lãi nên chắc đỡ tiền tốn hơn nhưng của một đống tiền ai dễ bỏ. Nếu xét trách nhiệm thì cả chính phủ phải vào tù từ lâu rồi không những tù mà còn tựa cột mới đúng phép.

    Trả lờiXóa
  5. Ở Việt Nam mình, có thằng dân họ gõ bung beng vào mặt cũng nhất quyết không từ chức. Đại biểu "cuốc hôi" yêu cầu từ chức, cũng cứ nhăn răng ra cười...

    Trả lờiXóa
  6. Nếu cứ theo lập luận về từ chức như ông Phương nói, mặc dù thấu tình đạt lý. Nhưng nếu áp dụng ở VN thì không chỉ bộ trưởng, thủ tướng mà ngay đến đảng CSVN cũng phải từ chức từ lâu rồi. VN luôn có kiểu làm khác không nhằm tới ích nước lợi dân mà nhằm tới đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS. Một năm hơn 3000 đoàn cán bộ các loại đi "tham quan, học tập" nước ngoài, họ thừa biết nhưng không thể làm theo là vì vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như một ông'' quan to nào đó'': nếu xử lý tham nhũng hết thì còn ai làm việc !!!''... Thì ta có thể nói là nếu vì phạm lầm lổi nghiêm trọng thì phải từ chức... thì ở VN chắc không còn ai làm việc !!!!!

      Xóa
  7. Mấy thằng hàn xèng và đức... hèn & vô trách nhiệm quá......?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng , chuẩn mới có vậy đã vội nói lời từ chức rồi cao chạy xa bay , dung cảm như ở VN là chịu , nhận trách nhiệm chính trị rồi làm tiếp để khắc phục , sửa chữa , hoàn thiện còn chưa xi nhê gì huống hồ mấy thằng tư bản giãy chết !

      Xóa
  8. Các nhà lãnh đạo vĩ đại của ta tuyên bố không đánh đổi bất cứ thứ gì để giử vững độc lập chủ quyền dân tộc, vậy thì các ông lấy cái gì ra để đương đầu với trung cộng? Ở đời được cái này thì mất cái kia đừng tuyên bố viển vong nữa.

    Trả lờiXóa
  9. Không được ĐCSVN giáo dục và rèn luyện nên còn liêm sỉ, đơn giản chỉ có vậy.

    Trả lờiXóa
  10. TS Phương nói rất trúng ý của người dân hiện nay. Nhưng để công chức VN thực hiện được như của nước ngoài thì hơi khó vì cái thể chế toàn trị hiện nay. Cái chế độ toàn trị nó lạc hậu, kéo chậm sự phát triển của đất nước nhưng nhóm lợi chúng vẵn cứ làm ngơ như không biết. Có điều TS Phương không biết chứ hiện nay chức thôn trưởng cũng phải chạy đấy,mà qui luật là cái gì đã bỏ vốn thì phải thu lời. Ở chế độ toàn trị chỉ cần được cơ cấu là xong còn việc bầu cử kiểu bì cũng trúng , vì bầu cử có ai giám sát đâu mà có giám sát thì cũng đều là người của họ gài vào cùng giộc cả.

    Trả lờiXóa
  11. Xin lỗi...nhưng không từ chức . Không xin lỗi ...tất nhiên lại càng không từ chức rồi . Văn hóa từ chức ở VN ? , nằm mơ cũng không có . "Tôi có xin ai việc đâu , người ta cử ...thì tôi làm , từ chức là từ cái gì ?"

    Trả lờiXóa
  12. Nhìn mặt tưởng thú hàn xèng cứ đần đần nhỉ?
    Không oai phong lẫm liệc như cháu ủn ỉn....

    Trả lờiXóa
  13. Cần phải phế truất ngay tư cách đại biểu quốc hội của phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt , khi ông này nói về tình hình Biển Đông :
    “Phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?”
    Đồng thời ông ta đòi mạnh tay trấn áp các cuộc biểu tình yêu nước chống xâm lược là : "âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam".

    Giặc ở ngay trong nhà rồi .

    Trả lờiXóa
  14. Quan trí VN so với QT nước ngoài như so phấn với vôi - một trời một vực họ quá NHÂN VĂN mà mình quá trơ trẽn vô LS?Từ chức mất chức là mất cơ hội kiếm tiền mất tiền mất bổng lộc ?Nhiều thằng lãnh đạo cao nhất gây ra tội ác tày trời còn cài trày cãi cối ! Mình bộ thứ trưởng... k TỪ CHỨC?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  15. Bọn dãy chết....đọng chút là ăn vạ, hờn dỗi...từ chức...
    xứ việt..ai cũng hăm hở mần...
    lú đang mài mê tìm thằng nào không tín nhiệm để trảm...
    X hùng hổ chém gió...lấy lại niềm tin
    sâu ...hói...đang nghĩ mưu.....

    Trả lờiXóa
  16. Con bù nhìn tự nó không thể biến khỏi ruộng dưa. Phải có người đá đít - cách chức! Nhưng khi con bù nhìn còn có tác dụng "hình nhân thế mạng", nó còn phải ngồi đó.

    Trả lờiXóa
  17. Nho, Lão hay Khổng đều mặc nhiên là từ Trung Quốc. Nhưng hiện nay tinh túy đạo đức của nó lại thuộc về các quốc gia thân Tây như Hàn, Nhật, không phải Trung Quốc lãn Việt Nam. Hai ông này hô thì nhiều, làm chẳng bao nhiêu và như thể "Ta không vào địa ngục thì ai vào", thà chết không từ chức " Nếu không có ta thì việc có lẽ còn tệ hơn", cho nên có ta thì việc chỉ ... tệ đến vậy thôi.
    Với tấm gương từ thực tế như vậy thì giáo dục, tuyên truyền là vô dụng, nói nặng ra là giả dối. Văn hóa rượu bia, phong bì còn ỳ ra đó, lương công chức 3 cọc 4 đồng mà thiên hạ bỏ tiền trăm triệu để vào làm thì cũng không mong đợi cái lòng tự trọng vốn quá xa xỉ của hành động từ chức.

    Trả lờiXóa
  18. "Đến hết thế kỷ này chưa chắc có..." văn hóa từ chức. Phải đợi thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Người (có danh dự) mới dám từ chức. Ngợm thì không.

    Trả lờiXóa
  20. Trích dẫn;
    Xin lỗi...nhưng không từ chức . Không xin lỗi ...tất nhiên lại càng không từ chức rồi . Văn hóa từ chức ở VN ? , nằm mơ cũng không có . "Tôi có xin ai việc đâu , người ta cử ...thì tôi làm , từ chức là từ cái gì ?"
    (….. Phải chăng đó là sự thoái lui ..… sự chốn tránh trách nhiệm – Lòng tin tưởng của ĐẢNG
    Và NHÂN DÂN giao phó ????? )

    Trả lờiXóa
  21. Em chỉ trách trên cái ghế thôi??? Nó ăn điêu nói hớt, dối trá thành truyền thống mở mồn ra là dối trá dạy đời chỉ bảo cho người lương thiện mới chứ - Uy tín ở lỗ mô ????; Nó vì lợi ích nhóm chỉ lo vơ vét để vinh thân phì gia, còn dân nó coi dân như cỏ rác thậm chí còn coi dân là địch, thế lực có hại cho ghế he he he Trung quốc nó xâm lăng chúng cũng lại lo mất ghế nên em bảo chỉ nên trách cái trên ghế là vậy, mà cả một lũ không nhỏ đâu nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa