Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Dù có tuyên án, vụ bầu Kiên vẫn chưa thể kết thúc

Theo kế hoạch, ngày 9/6, tòa sẽ tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên (còn được gọi là bầu Kiên) và đồng phạm. Tuy nhiên, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân và tài liệu của vụ án cho thấy, dù tòa có tuyên án đối với bầu Kiên và các đồng phạm thì vụ án này vẫn chưa thể kết thúc
Mở rộng điều tra sẽ còn một số đối tượng bị truy tố
Cục trưởng C46 – Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh – người trực tiếp có mặt tại chỗ chỉ huy bắt bầu Kiên chia sẻ:
Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi, liên quan đến nhiều người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan quản lý Nhà nước nên mức độ ảnh hưởng của vụ án rất rộng, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Vụ bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa rất quan trọng với vấn đề an ninh tài chính – ngân hàng (NH) của đất nước.
Cơ quan điều tra (CQĐT) đã trả lời được với công luận: Không có vùng cấm cho tội phạm, dù bất cứ ở lĩnh vực nào.
Mặt khác, qua vụ án đã góp phần quan trọng buộc các NH thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt hoạt động về phát hành cổ phiếu tiền ảo; sở hữu chéo; thâu tóm NH; vượt trần lãi suất… được các cấp, các ngành ủng hộ, dư luận đồng tình. Qua quá trình điều tra, các CQĐT cũng xác định, trong vụ án này, khi mở rộng điều tra tới đây sẽ còn một số đối tượng phải truy tố trước pháp luật.
Theo dõi diễn biến của vụ án, luật sư Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Trường Sa nhận định: Có thể nhìn thấy ngay đối tượng đầu tiên là bị cáo Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) NH ACB) tới đây sẽ phải đưa ra xét xử. Đồng thời, ngày 9/2/2014, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng lần 2, truy tố 9 bị can trong vụ án kinh tế lớn ở NH ACB do bầu Kiên cầm đầu.
Thêm một số cá nhân bị truy tố, tuy nhiên, bà Đặng Thị Ngọc Lan, vợ bầu Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của bầu Kiên được xem là 2 cá nhân có liên quan, “tiếp sức” cho hoạt động kinh doanh trái phép của bầu Kiên, xét vào thời điểm thực tế khi đó, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, CQĐT đã đề xuất chưa cần thiết xử lý hình sự đối với 2 người này.
Theo tài liệu vụ án, 2 phụ nữ này có “dấu chân” trong các phi vụ buôn bán vàng trái phép – một trong những tội trạng lớn nhất của Nguyễn Đức Kiên.
Bà Đặng Thị Ngọc Lan vốn là Tổng Giám đốc Công ty B&B, nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình.
Hai người này là những người thực hiện việc ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, giúp bị cáo Kiên trốn trên 25 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty B&B. Bà Lan và bà Hương là người liên đới chịu trách nhiệm vì đã nhận ủy thác sai quy định pháp luật.
Tại cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai có ký các hợp đồng ủy thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với bà Nguyễn Thúy Hương nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang chuẩn bị sinh con nên không biết gì về việc kinh doanh vàng của Công ty B&B.
Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện. CQĐT đã chấp thuận theo lý giải này và cho rằng hành vi giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty B&B của bà Đặng Thị Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.
Đối với bà Nguyễn Thúy Hương, tại CQĐT đã khai không có kinh doanh gì nhưng theo chỉ đạo của bầu Kiên, có ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính và phụ lục hợp đồng với Công ty B&B để chuyển lợi nhuận từ Công ty B&B và NH ACB do bầu Kiên thực hiện. Số tiền lợi nhuận thu được sau đó bà Hương đã chuyển lại cho bầu Kiên sử dụng.
Hành vi của bà Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thúy Hương là em gái bị cáo Kiên, là người ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. CQĐT cũng không đề nghị xử lý hình sự đối với bà Nguyễn Thúy Hương theo lý giải trên.
Phân tích về vấn đề này, luật sư Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Trường Sa và luật sư Trần Viết Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, luận điểm của cơ quan công an cần được xem xét kỹ lưỡng.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan công an có nhiệm vụ điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm một cách rõ ràng, khách quan, đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai. Sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát giám sát, truy tố và đưa ra tòa án xét xử. Vậy nên, việc xem xét tính nhân đạo sẽ được thực hiện ở công đoạn cuối của quy trình tố tụng. Tức là, tòa án sẽ xem xét vấn đề đó.
Vì vậy, trong kết luận điều tra, cơ quan công an đã đặt ra vấn đề “đảm bảo tính nhân đạo” theo các luật sư là phù hợp trong thời điểm đó. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tại thời điểm này cần phải xem xét lại. Bởi, theo luật sư Trần Viết Hưng, việc bà Đặng Thị Ngọc Lan và bà Nguyễn Thúy Hương thoát vòng lao lý sẽ dẫn đến việc có nhiều nghi ngại rằng do bầu Kiên đã nhận hết, gánh hết tội là có hay không? và các cơ quan tố tụng đang bỏ lọt tội phạm?
Qua đây mới cho thấy, thời gian qua một số cơ quan truyền thông, trang mạng đã nhầm tưởng rằng bà Đặng Thị Ngọc Lan không có liên quan gì đến vụ án, nhưng thực chất là CQĐT xem xét tính nhân đạo ở thời điểm đó vì bà Lan chuẩn bị sinh con nên chưa áp dụng các biện pháp khởi tố, bắt giam.
Vậy mà, một số trang mạng còn dùng những từ tôn vinh bà Lan thành “phu nhân bầu Kiên” thì thật là đáng buồn! Lẽ ra, với sự hiểu biết của bà Lan thì bà phải biết đang được hưởng tính nhân đạo của pháp luật trong vụ án này để giữ một thái độ đúng mực khi đến phiên tòa.
Theo các hình ảnh mà báo chí ghi nhận, bà Lan đến phiên tòa với siêu xe hạng sang, có vệ sỹ, trang phục thì lộng lẫy, đeo kính đen. Điều này càng gây phản cảm cho dư luận khi chứng kiến những sự việc trên, đặc biệt khi bầu Kiên, chồng bà Lan đang đứng trước vành móng ngựa.
Cá nhân, tổ chức giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị trường phải được xử lý nghiêm minh
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội mới đây tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, khen ngợi những thành tựu mà ngành NH đã đạt được, nếu đúng như vậy thì đó là kết quả đáng mừng.
Nhưng, như chúng ta đã biết, để có được nền tài chính, NH, tiền tệ hoạt động ổn định được như thời gian qua là nhờ có sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo lực lượng chức năng từ thanh tra đến CQĐT, làm nhiệm vụ hết sức quan trọng và đặt trọng tâm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống NH, đặc biệt các hành vi thâu tóm.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Công an, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an, trong việc điều tra, phá án, vây bắt bằng được bầu Kiên, không để trốn thoát, đây cũng là thể hiện sự quyết tâm của các CQĐT để không bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai.
Việc truy tố, đưa ra xét xử vụ án bầu Kiên và đồng bọn đã góp phần quan trọng buộc các NH thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật và giúp được sự ổn định của ngành NH cũng như thị trường tài chính, tiền tệ trong suốt thời gian vừa qua.
Còn nhớ, ngay khi bắt bầu Kiên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm NH, gây mất ổn định hoạt động NH.
Việc Bộ Công an truy tố bầu Kiên và đồng bọn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Tiến sỹ Cao Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc bắt giữ bầu Kiên và đồng bọn không những thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, mà việc làm này còn có ý nghĩa “cứu nguy” đến sự tồn vong của chế độ.
Tuy nhiên, qua vụ án, dư luận vẫn còn đặt nhiều dấu hỏi lớn đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ như: Những cá nhân, tổ chức nào đã giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị trường tài chính, NH như vậy mà chưa được làm rõ?
Việc kinh doanh trái phép của ông Kiên từ việc mượn danh các công ty do ông ta sáng lập (mà chủ yếu là dạng công ty gia đình, do vợ, người thân nội, ngoại đứng chân) cũng như việc lấy đằng này, đắp đằng kia, lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy sự thao túng, vô nguyên tắc mà không có cá nhân, tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm. Việc các công ty ông Kiên lập đều không được phép kinh doanh tài chính, nhưng vẫn hoạt động kinh doanh bao năm ròng, gây nhiều hậu quả mà vẫn qua mắt cơ quan quản lý?
Dư luận từng được nghe, từng được chứng kiến những “tài năng chém gió” của bầu Kiên trong các hội nghị bóng đá, hội nghị của ngành NH. Dư luận còn cho rằng, bầu Kiên từng tuyên bố muốn lấy NH nào đều lấy được hết, NH nào muốn tái cơ cấu, sáp nhập thì cứ bảo bầu Kiên…
Liệu có phải bóng vía ông bầu quyền lực này quá mạnh khiến các cơ quan quản lý lo ngại mà “né” hay có động cơ vụ lợi nào khác? Những hoạt động phạm pháp khổng lồ, gây thiệt hại cả nghìn tỉ mà cái giấy phép không có, bầu Kiên không coi phép tắc ra gì?
Luật sư Trần Viết Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, với loại tội phạm liên quan đến các hoạt động kinh tế, tín dụng, kinh doanh vàng chắc chắn phải được NH Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, giám sát nghiêm ngặt. Chính vì vậy, “tôi tin chắc rằng, cá nhân Nguyễn Đức Kiên một mình không thể lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được… Ai là người đứng đằng sau, đồng phạm giúp sức để Nguyễn Đức Kiên thực hiện các hành vi phạm tội trên cần được làm rõ?”.
Tại phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng bọn vừa qua, luật sư Hoàng Đôn Hùng bào chữa cho bầu Kiên cũng đã đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét trách nhiệm của NH Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát NH để làm rõ và xử lý hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của từng cá nhân liên quan.
Theo ông Hùng, nếu thực hiện theo đúng quan điểm của NH Nhà nước nêu trong Công văn 350 thì các NH, các doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động trong khoảng thời gian gần 2 năm trước khi NH Nhà nước hướng dẫn Luật các Tổ chức tín dụng 2010, và như vậy thì hậu quả xã hội sẽ rất lớn.
Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về NH, NH Nhà nước đã thiếu trách nhiệm khi biết rõ luật có hiệu lực nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn, khi không cảnh báo, nhắc nhở, không phát hiện ngay lập tức, không ngăn chặn xử lý các sai phạm về ủy thác của các NH trước đó, dẫn đến hậu quả nhiều cá nhân trong vụ án này bị truy cứu tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Không có vùng cấm, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào vi phạm
Đối với tội phạm thâu tóm NH, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống NH trong cả nước.
Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và làm cho kinh tế xã hội phát triển lành mạnh hơn.
Tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm. Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ sự bình đẳng trước pháp luật, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, trừng phạt nghiêm khắc những phần tử tham nhũng. Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Có vụ việc thì phải được xác minh làm rõ; có dấu hiệu phạm tội là phải được tiến hành điều tra; có kết luận điều tra thì phải xem xét truy tố; có cáo trạng thì phải được nghiên cứu đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời”.
Nhân dân cả nước đang dõi theo và kỳ vọng vào sự công tâm của những người giữ cán cân công lý và các cơ quan tố tụng. Các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên đã ký vào bản kiến nghị gửi các Đại biểu Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, Văn phòng Quốc hội đề nghị giám sát việc điều tra, xét xử vụ án.
Nhân dân mong rằng, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án bầu Kiên sẽ không có vùng cấm, không có thế lực nào được phép ngăn cản, cản trở quá trình điều tra xét xử, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ có như vậy thì vụ án bầu Kiên mới giải quyết được tận gốc, tạo được niềm tin trong nhân dân trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
-----------------
------------------

11 nhận xét:

  1. Bầu Kiên là người giỏi... làm bậy! Bị những kẻ làm bậy khác xử!
    Bi kịch của nền Kinh tế VN hiện nay!

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn cái nguồn.....éo muốn bóng bàn.......#............

    Trả lờiXóa
  3. " Vụ bầu Kiên kết thúc ...vẫn chưa thể kết thúc "... , sẽ còn gay cấn , chúng ta cùng chờ xem. Công luận thì lại cho rằng có 1 vụ án khác , bắt đầu từ lời khai rõ ràng của Dương Chí Dũng , đó là vụ án làm lộ bí mật Nhà nước gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng , đã được Tòa án Hà Nội khởi tố , liên quan đến nhiều cán bộ bộ CA trong đó có thứ trưởng Phạm Quý Ngọ , có vẻ đã chìm xuồng . Không thể được . Ông Ngọ chết tạm gạt qua 1 bên , nhưng còn ít nhất 2-3 cán bộ CA nữa thì sao ? Nhân dân đòi hỏi phải điều tra đến nơi đến chốn , có tội hay không có tội , có tội xử lý thế nào , phải thông tin rộng rãi cho xã hội biết . Kính đề nghị anh Bồng và bạn đọc hâm nóng lại v/đ này , kẻo "để lâu cứt trâu hóa bùn ".

    Trả lờiXóa
  4. " Vụ bầu Kiên kết thúc ...vẫn chưa thể kết thúc "... , sẽ còn gay cấn , chúng ta cùng chờ xem. Công luận thì lại cho rằng có 1 vụ án khác , bắt đầu từ lời khai rõ ràng của Dương Chí Dũng , đó là vụ án làm lộ bí mật Nhà nước gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng , đã được Tòa án Hà Nội khởi tố , liên quan đến nhiều cán bộ bộ CA trong đó có thứ trưởng Phạm Quý Ngọ , có vẻ đã chìm xuồng . Không thể được . Ông Ngọ chết tạm gạt qua 1 bên , nhưng còn ít nhất 2-3 cán bộ CA nữa thì sao ? Nhân dân đòi hỏi phải điều tra đến nơi đến chốn , có tội hay không có tội , có tội xử lý thế nào , phải thông tin rộng rãi cho xã hội biết . Kính đề nghị anh Bồng và bạn đọc hâm nóng lại v/đ này , kẻo "để lâu cứt trâu hóa bùn ".

    Trả lờiXóa
  5. Vì đại cục c..., nên mọi chuyện đều ém nhẹm!

    Trả lờiXóa
  6. NHÂN TÀI NHƯ LÁ MỌC MÙA THU

    Nhân tài hiếm lắm . ở nước giàu đã đành , ở nước như nước VN. hiện nay thì càng hiếm . Hãy biết nâng niu từng chiếc lá đó .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân tài ở VN đầy ra đấy! Với ý nghĩa "tài" là "tiền".
      Chữa "tài" gắn với chữ "tai" một vần! (Nguyễn Du)

      Xóa

  7. Bộ Công an VNCS khởi tố báo Pháp luật & Xã hội, vì bài "Luật sư tố doanh nghiệp của Bộ Công an (cty GTEL) kinh doanh kiểu bầu Kiên".

    Trả lờiXóa
  8. Nói chính xác, bầu Kiên "có gan làm giàu" (giỏi chạy mánh.)

    Trả lờiXóa
  9. ...Bạn làm ăn với con gái 3X ...mà tai sao ra nông nỗi này??? Nói chính xác vụ án BẦU KIÊN đã được sang nhượng có khoanh vùng...? Tướng Ngọ liên đới thì đã bị diệt khẩu mà thằng TRUNG TƯỚNG K thế xử thăng ĐT thằng TT... được? Rút dây động sang cả bên Tàu?Ai dám???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  10. Mấy "đại gia đỏ" ở trong tù cũng sướng như ngoài đời, thậm chí khoản gái gú không thiếu. Việc gì phải lăn tăn. "Đại cục" nó lo hết.

    Trả lờiXóa