Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Cửa thoát phụ thuộc Trung Quốc của kinh tế VN đã mở

Cần có giải pháp cụ thể để nền kinh tế không bị phụ thuộc là một trong những vấn đề trọng tâm được ĐBQH thảo luận.
Trong phiên thảo luận về "đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013...", ngày 2/6, nhiều ĐBQH bày tỏ lo lắng về tình hình căng thẳng trên Biển Đông và cho rằng cần sớm có các giải pháp thích ứng phù hợp đối với nền kinh tế.
Đáng chú ý nhất là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, ĐBQH tỉnh Thái Bình đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Theo đó, ĐB Lộc cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đầy triển vọng nói trên, có thể là một cách thức hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu này.
Liên quan tới quá trình đàm phán và cách thức thực hiện các hiệp định thương mại tự do, đại biểu Lộc đề nghị cần có các phương án đàm phán để đạt được các cam kết khả thi nhất cho nền kinh tế, trong đó đặc biệt cần thận trọng và cứng rắn trong các vấn đề có ảnh hưởng lớn tới người lao động, tới nông dân và sản xuất nông nghiệp như quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm, nông hóa phẩm, lao động.
Đồng thời chú trọng bảo lưu các không gian kinh tế chính sách cần thiết để Chính phủ có thể hành động vì lợi ích công cộng hoặc định hướng cơ cấu kinh tế và bảo đảm cho các doanh nghiệp có thể hưởng lợi thực chất từ các cam kết.
Theo ông Lộc, các hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, để bảo đảm sự phát triển bền vững và cân bằng của nền kinh tế.
"Thực tế hiện nay, về nguồn cung ứng đầu vào sản xuất trong ngành dệt may, một số nguyên phụ liệu chúng ta đã phải nhập 50 - 60% từ thị trường Trung Quốc và có tới 90% hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) trong dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thi công. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung ứng tín dụng và vật tư nguyên liệu hàng hóa từ Trung Quốc rất dồi dào và tương đối rẻ so với các đối thủ cạnh tranh”, TS.Lộc dẫn chứng.
Ông Lộc cũng cung cấp thông tin hiện Trung Quốc chiếm khoảng 10% xuất khẩu Việt Nam.Tuy không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ một lượng gạo không nhỏ và nhiều nông sản khác của Việt Nam. Do đó, thị trường này có nhiều ảnh hưởng tới thu nhập của một bộ phận đáng kể và nông dân và những người sản xuất nông nghiệp của nước ta.
“Vẫn biết rằng giá xuất khẩu sang Trung Quốc là rẻ mạt, có mặt hàng chỉ bằng 1/10 giá bán ở thị trường các nước phương Tây và luôn có rủi ro rình rập nhưng chúng ta vẫn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này bởi hàng rào thuế quan nhập khẩu ở các thị trường Âu - Mỹ còn cao. Chúng ta chưa có được nền công nghiệp chế biến phát triển và chưa biết cách nào để vượt qua khoảng cách xa xôi, bảo quản dài ngày trong quá trình vận chuyển và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức ngặt nghèo của những khách hàng giàu có và khó tính trên thế giới”, TS.Lộc phân tích.
Song ông Lộc cho rằng: Chúng ta rất cần tìm ra những lối ra cho nền kinh tế, để tránh tình trạng lệ thuộc bỏ trứng tất cả vào chung một giỏ như hiện nay. Nhưng cũng cần thừa nhận một thực tế là, chúng ta đang kinh doanh trong một nền thương mại kinh tế toàn cầu, nơi mọi doanh nghiệp, mọi nền kinh tế đều có sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ đến nhau. Điều này đúng cả Việt Nam và Trung Quốc.
ĐB Lộc cũng khẳng định Trung Quốc không dễ gì trả đũa ngược đối với Việt Nam khi tranh chấp Biển Đông đang leo thang như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam.
“Chúng ta biết rằng, các hoạt động giao thương với Việt Nam đang là nguồn thu chính cho một số tỉnh nghèo của Trung Quốc. Việt Nam cũng là thị trường lớn nhất Đông Nam Á của các nhà thầu Trung Quốc. Nhà đầu tư Trung Quốc đang có lợi ích lớn, nhỏ từ các dự án đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tại Việt Nam. Tất cả những điều này khiến người ta phải suy nghĩ trước khi áp dụng biện pháp nào”, ông Lộc khẳng định.
Bích Ngọc/ĐVO
----------------

11 nhận xét:

  1. Chiều nay họp QH trong lúc các đại biểu với những phát biểu mạnh mẽ về biên Đông.thì ông Chu Sơn Hà đoàn HN lên đoc diễn văn...ca ngợi ngành CA đơt vùa rồi có 2 vị được phong anh hùng...THẬT RÕ THỐI NHƯ CỨT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không xem VTV. Vậy cho hỏi có phải 2 đ/c âý được phong anh hùng có phải là do đánh chìm giàn khoan HD-981?

      Xóa
    2. Chắc hai người có công chỉ đạo đánh mẹ con cháu Phương Uyên ra thăm nhà văn Nguyễn Tường Thụy,đánh 2 đoàn người đến thăm anh Phạm văn Trội ở Thường Tín

      Xóa
  2. nhan thuc ra chua du dau. may chuc nam qua vn da nhan thuc nhieu roi ve nguy co le thuoc kinh te vao trung quoc. nhung chua he co mot chien luoc kinh te nao kha di thanh cong de di den doc lap tu chu tu cuong. van de cap thiet la phai co mot ban soan thao tam huyet, gom nhung nguoi co tai nang, co y chi thoat ra anh huong cua bac kinh, co dao duc khong gan lien loi ich ca nhan tren loi ich dan toc, du tham quyen quyet dinh thi moi di den thanh cong. khong thoi cung se that bai nhu ke hoach danh bat xa bo, vinasin, vi naline, hoac cung u u me me nhu cac vi lanh dao dang, tuyen huan trung uong vn tu suong, ke ca quoc phong cong an cung vay.

    Trả lờiXóa
  3. Muốn thoát phụ thuộc kinh tế,phải thoát phụ thuộc chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chia sẻ với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 2/6:

    Phóng viên Infonet hỏi: Nhiều người cho rằng, với mức giá điện hiện nay thì không hấp dẫn lắm đối với với doanh nghiệp sản xuất nhôm, Phó Thủ tướng nghĩ sao về điều này?

    Có một số loại giá điện cho nhôm, cho năng lượng mới tái tạo, nhiều nhà đầu tư cho rằng chưa hấp dẫn nhưng chúng ta phải hiểu đây là loại giá điện khác hẳn. Giá điện phải mua và phải bán, không đặt hàng. Như vậy, khi giá điện công bố thì người ta cứ nhân lên, EVN phải mua, không có đàm phán.

    Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tối ưu hóa trên cơ sở giá đã biết trước rồi để tính toán, nếu không hiệu quả thì đừng làm. Còn nếu chúng ta đưa giá đàm phán thì lại là chuyện khác. Chúng ta tạo ra sức ép để doanh nghiệp đầu tư phải tối ưu hóa chứ không phải có giá đó mà không chịu quản trị, dẫn đến không đạt hiệu quả.
    Hỏi: Phó Thủ tướng có thể cho biết những tác động về giá điện đối với dự án bô-xít sản xuất alumin hiện nay?
    Trả: Mình có tiềm năng về bô-xít lớn, sản xuất ra alumin xuất khẩu. Dự án đó có hiệu quả nhưng không cao do thị trường chung đang đi xuống. Khi nền kinh tế thế giới phục hồi thì giá nhôm sẽ lại tăng lên. Nếu mình tiếp tục làm từ alumin sang nhôm thì sẽ tạo ra chuỗi hiệu quả hơn....Một số sản phẩm thiết yếu chúng ta phải đáp ứng được 30- 50 thị trường trong nước, để không đến mức thụ động. Ví dụ như phân bón vừa qua chúng ra đã làm đúng, các dự án phân bón có hiệu quả và đã cổ phần hóa được.
    Rất vui, chuyến này bà con NÔNG DÂN tha hồ bón phân.

    Trả lờiXóa
  5. Các ĐB các GS_TS các nhà hoạch dịnh các chuyên gia KT có 1001sáng kiến THOÁT HÁN giảm lệ thuôc mọi mặt vào TQ ? thì cũng chỉ là viển vông trăm voi k được bát nước sáo? Khi mà ĐCS vẫn đôc quyền lãnh đạo?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  6. Đấy là mấy ông ấy mới nói vậy thôi , riêng tôi chưa thấy các ông làm đc việc gì cho ra hồn cả , Trước đây nghe các ông ấy chém gió thấy ù tai , chóng mặt , bây giờ thi quen rồi .

    Trả lờiXóa
  7. Ông Lộc éo hiểu biết hoặc chả vờ éo hiểu biết....

    Trả lờiXóa
  8. Nếu để Điều 4 HP thì VN còn nhiều tăm tối và còn đói khổ dài dài
    Tại sao Bác TBT Trọng cứ im như thóc vậy. Phải chăng bác ủng hộ Tập Cận Bình chiếm biển đảo VN ???

    Trả lờiXóa