Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao
nhất về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng,
công cụ sắc bén của Đảng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền, xây dựng thể chế bảo đảm cho bộ máy quản lí Nhà nước trong
sạch, minh bạch, là tổ chức “thượng phương bảo kiếm” mà mỗi cán bộ, công chức
làm nhiệm vụ chuyên ngành phải là một “Bao Thanh Thiên” của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ là yếu tố
con người.
Ở TTCP, nhiều cán bộ tốt, có bản lĩnh, giữ được nhân
cách, thanh đức (đạo đức thanh tra), trung thực, tinh thông nghề nghiệp, song
do chính sách tuyển dụng, sử dụng còn tồn tại khuynh hướng lệch lạc, dễ dãi của
người đứng đầu, quản lí cán bộ lỏng lẻo, xem xét đánh giá đơn giản, một số cán
bộ, công chức kém tu dưỡng, rèn luyện nên cũng xuất hiện “một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lí, kể
cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy
tiện, vô nguyên tắc…” như Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI chỉ ra. Điển hình
nhất gần đây là Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh kí bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ
I đối với ông Lê Sỹ Bảy để lại quá nhiều tai tiếng. Trước hết ông Lê Sỹ Bảy tín
nhiệm thấp, lại là người đang có nhiều đơn thư tố cáo vạch rõ những sai phạm
nghiêm trọng trong tác nghiệp ở một số cuộc thanh tra.
Quá trình thăng
tiến ông Bảy bộc lộ nhiều bất cập về bằng cấp, niên hạn bổ nhiệm các chức danh,
ngạch công chức. Đặc biệt, cách làm độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, áp đặt
của 2 ông Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh và ông Phó Tổng TTCP Ngô
Văn Khánh gây bất bình trong nội bộ, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo
gửi tới lãnh đạo cấp cao và cơ quan báo chí.
Cách làm đó là sự lặp lại, nối tiếp “kiểu bổ nhiệm”
cán bộ thiếu quy hoạch, không khoa học, tùy tiện mà người tiền nhiệm của ông
Huỳnh Phong Tranh là ông Trần Văn Truyền phạm sai lầm mang tính “lịch sử”.
- 7 vụ chức năng: Trong đó 4 vụ thanh tra giải quyết
khiếu nại tố cáo (KNTC) gồm: Vụ I (Vụ Kinh tế ngành), Vụ II (Kinh tế Tổng hợp,
Tài chính – Ngân hàng), Vụ III (Vụ Văn xã), Vụ IV (Vụ Giám sát Thẩm định sau
thanh tra), Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế và Vụ Tổ chức Cán bộ.
- 4 cục: 3 Cục Thanh tra và giải quyết KNTC khu vực
gồm miền Bắc (Cục I), miền Trung (Cục II), miền Nam (Cục III) và Cục Chống tham
nhũng (Cục IV).
- Các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập: Văn phòng, Trường Cán bộ, Viện Khoa học, Trung tâm Thông tin, Báo, Tạp chí, v.v…
- Các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập: Văn phòng, Trường Cán bộ, Viện Khoa học, Trung tâm Thông tin, Báo, Tạp chí, v.v…
Tổng số cán bộ, công chức (hưởng lương ngân sách) ước
khoảng 550 – 600 người. Bộ máy lãnh đạo có Tổng Thanh tra, các Phó Tổng Thanh
tra, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Cơ quan, Công đoàn viên chức cơ quan, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh cơ quan; hầu hết cán bộ, công chức là đảng viên.
* * *
Quách Lê Thanh dính nghi án nhận hối lộ, bị khai ra rõ rành rành, ngay khi đương
chức, nhưng gần như được Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng “đỡ” cho mới thoát.
Trong vụ này, nếu chẻ hoe luật ra, thì ông Trương Vĩnh Trọng mắc tội che giấu
tội phạm cho Quách Lê Thanh, Lương Cao Khải (*).
Trần Văn Truyền thì về hưu rồi mới lộ chuyện biệt thự giàu sang, kế đến là cái tài
phóng tay phong chức tước xả láng trước khi mình về hưu. Đề bạt tới gần 60 cấp
vụ chỉ trong vài tháng thì quả là quá “tài” chứ còn gì.
Giờ tới cả ông đương kim Tổng thanh tra Huỳnh Phong
Tranh cũng lại bị lùm xùm chuyện phong chức tước cho cấp dưới nữa.
Các anh này tài thật! Chả trách đảng của các anh phải
giành lấy ngọn cờ chống tham nhũng có lẽ cũng vì thấy các anh tài quá, làm
những chuyện tày đình, thiên hạ tha hồ xì xào nghi vấn tham nhũng nhưng đành
chịu, đâu có bắt tận tay day tận trán các anh nhận tiền hồi lộ “chạy ghế” được.
–----------------
(* Mời xem:
Tiền phong 07:52 ngày 24 tháng 02 năm 2006)
Hôm qua, 23/2, được hỏi về việc Lương Cao Khải khai đã
đưa cho ông 110 triệu đồng, Tổng Thanh tra Chính phủ Quách
Lê Thanh chỉ nói vỏn vẹn: “Bộ Chính
trị đang xem xét và sẽ sớm kết luận…”.
Theo lời khai của nguyên Trưởng đoàn Thanh tra Chính
phủ dự án dầu khí Lương Cao Khải, trong quá trình hoàn tất dự thảo kết luận
thanh tra bốn dự án dầu khí, Lương Cao Khải đã ba lần đưa “phong bì” đến cho
cấp trên.
Người đã nhận tiền – theo bị can Khải – là Tổng Thanh
tra Chính phủ Quách Lê Thanh.
Tổng số tiền đựng trong ba phong bì trên là 110 triệu
đồng, trong đó lần đưa đầu 50 triệu đồng, hai lần sau mỗi lần 30 triệu đồng.
Ban đầu bị can Lương Cao Khải không nói số tiền trên
của ai đưa hoặc ai nhờ ông ta chuyển cho tổng thanh tra. Nhưng sau đó, bị can
này lại thay đổi lời khai và cho biết đây chẳng qua là số tiền ông ta gửi trả
ông Thanh vì trước đó có nhờ gia đình ông Thanh… mua thuốc hộ (!?).
Đầu tháng 10/2005, khi cơ quan chức năng “rờ gáy” một
số đối tượng tham nhũng trong ngành thanh tra thì ông Quách Lê Thanh đã chủ
động đem số tiền 110 triệu đồng lên gặp lãnh đạo Ban Nội chính trung ương báo
cáo, được lãnh đạo Ban Nội chính yêu cầu viết tường trình sự việc cụ thể.
Về phía cơ quan Thanh tra Chính phủ, ngày 12/10, tổng
thanh tra cũng đã ký quyết định đình chỉ công tác ông Lương Cao Khải, yêu cầu
kiểm điểm.
Chỉ tám ngày sau, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lương Cao Khải về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Chỉ tám ngày sau, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lương Cao Khải về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngay tối qua, 23/2, phóng viên Báo Lao động gặp ông Quách Lê Thanh tại nhà riêng. Ông Quách Lê Thanh cho biết:
Đoàn thanh tra này làm việc từ tháng 5/2002, đến ngày
5/10 thì kết thúc. Trước khi đoàn thanh tra kết thúc một tháng, ông Quách Lê
Thanh mới chính thức về nhậm chức (trước đó, ông Quách Lê Thanh công tác ở Ban
Nội chính Trung ương khoảng chục năm).
Khoảng 10 ngày sau đó, tối ngày 6/10, Lương Cao Khải
đến nhà ông Quách Lê Thanh chơi. Đến khi về, Khải đưa phong bì cho ông Thanh và
nói: Những tháng trước anh ốm (ông Thanh ốm hai đợt vào tháng 4, tháng 6) em
không thăm được, nay xin gửi anh ít quà để bồi dưỡng. Dù ông Thanh không đồng ý
và đưa lại, nhưng Lương Cao Khải cứ thế chạy xuống gác.
Ông Quách Lê Thanh đã gọi điện cho ông Trương Vĩnh
Trọng – Trưởng ban Nội chính Trung ương, để báo cáo lại vụ việc. Tại nhà ông
Trương Vĩnh Trọng, ông Trịnh Vĩnh Thịnh – Phó Văn phòng Ban Nội chính Trung
ương, đã xé phong bì ra đếm được tất cả 30 triệu đồng và làm giấy biên nhận.
Khi về đến nhà, ông Thanh thấy Khải lại đến. Lần này, Khải đưa tập hồ sơ nói là để ông Quách Lê Thanh nghiên cứu. Khi Khải về, ông Thanh không ngờ là xen kẽ giữa hồ sơ lại có một phong bì đựng tiền. Ông Thanh lại gọi điện báo tiếp sự việc cho ông Trương Vĩnh Trọng.
Khi về đến nhà, ông Thanh thấy Khải lại đến. Lần này, Khải đưa tập hồ sơ nói là để ông Quách Lê Thanh nghiên cứu. Khi Khải về, ông Thanh không ngờ là xen kẽ giữa hồ sơ lại có một phong bì đựng tiền. Ông Thanh lại gọi điện báo tiếp sự việc cho ông Trương Vĩnh Trọng.
Nhưng do bận, nên đến ngày 13/10 ( tức 4 ngày sau) ông
Thanh mới cầm tiền đến phòng làm việc của ông Trương Vĩnh Trọng. Tại phòng làm
việc của ông Trọng, ông Thịnh lại được uỷ quyền đếm tiền và viết giấy biên nhận
50 triệu của ông Thanh giao nộp.
Lần thứ ba vào ngày 15/10 (ngày 20/10 thì Khải bị
bắt), Khải lại đến đưa tài liệu, trong đó có phong bì tiền. Đến ngày 15/12, ông
Thanh đến phòng làm việc ông Trưởng ban Trương Vĩnh Trọng để trả tiền. Người
viết giấy biên nhận số tiền 30 triệu vẫn là Phó Văn phòng Trịnh Vĩnh Thịnh.
(Theo Tuổi trẻ, Lao động)
————–
* *
*
Liên quan đến thực hiện Nghị quyết Trung ương IV, Khóa
XI: Trước khi nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở Thanh tra Chính phủ
Trong lịch sử 68 năm (23/11/1945 – 23/11/2013) ngành
Thanh tra Chính phủ có lẽ ông Tổng TTCP Trần Văn Truyền (nhiệm kì 2007 – 2011)
là vị “Tư lệnh ngành” chiếm kỉ lục, giành ngôi “quán quân” về làm công tác cán
bộ trước khi về hưu. Chỉ trong một thời gian ngắn ông kí ồ ạt quyết định bổ
nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ (và tương tương), nhiều người không có quy hoạch…
Sai
lầm của “ông Tổng”
Làm Tổng TTCP nhiệm kì trước, một hai năm đầu ông Trần
Văn Truyền nổi bật là một vị “Tư lệnh ngành” có bản lĩnh, quyết liệt trong công
việc, xử lí hậu quả dư âm về vụ thanh tra dầu khí, vụ án tai tiếng trước đó.
Tuy nhiên, càng về sau ông Truyền càng bộc lộ sự chao đảo có phần khó hiểu qua
xử lí không ít vụ việc thanh tra ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, đất
đai ở một số địa phương (ngâm lâu rồi mới chỉ đạo kí). Trong nội bộ cơ quan
TTCP, ông phạm không ít sai lầm về công tác cán bộ, đặc biệt là trước khi nghỉ
hưu (năm 2011) ông kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có
quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn
Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì
họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông
chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập
làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn
Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan
TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011
kí bổ nhiệm 22 người.
Chấm
dứt quyền vẫn “cố” kí bổ nhiệm
Theo lịch của Quốc hội tại kì họp thứ I Quốc hội Khóa
XII, ngày 3/8/2011 chương trình Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ. Đúng 9 giờ hôm đó, Chính phủ mới (Khóa XIII) đã ra mắt, ông
Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng TTCP, vậy mà chiều và tối hôm đó ông Trần
Văn Truyền còn “cố đấm ăn xôi” kí bổ nhiệm cho một loạt người mà trước đó ông
đưa vào tầm ngắm, ông chờ đợi “niềm tin và hi vọng” của số người này khá lâu.
Vậy là cuối chầu, ông Truyền “ưu ái” cho hàng loạt người từ chuyên viên bỗng
trở thành cán bộ cấp vụ. Chỉ trong ngày 3/8 “lịch sử” ấy, ông kí bổ nhiệm
3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3
hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ
trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ
trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị
có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này
chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.
Việc bổ nhiệm tràn lan trước khi ông Trần Văn Truyền
nghỉ hưu tạo ra không khí “cởi mở”, một trào lưu “chạy” cuống quýt ở rất nhiều
người, Vụ Tổ chức Cán bộ bò ra làm ngày làm đêm. Hậu quả là bộ máy phình to,
quỹ lương tăng đột biến. Hiện tượng tranh quyền (làm Trưởng, Phó đoàn Thanh
tra), đố kị, kèn cựa nhau không hiếm. Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ
nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết
định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc
làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm
trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007.
Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không
được vượt quá 3 người. Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011,
nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm
cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết
định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở
Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III, v.v…
Dư luận xôn xao rằng, những người được ông Truyền để
mắt tới đều biết mình phải làm gì, “chạy” như thế nào để tới đích, điều mà ai
cũng thấy “cực kì khó nói ra”. Đó là một sự thật.
Ở nước ta, thường vào cuối nhiệm kì, lãnh đạo các bộ,
chính quyền các địa phương thường diễn ra xu hướng chạy đua, khi người đứng đầu
còn có quyền ngày nào, tranh thủ cất nhắc, bổ nhiệm cũng là cách tranh thủ “thu
hoạch”, điển hình cho khuynh hướng đó là ông Trần Văn Truyền ở TTCP trước đây.
(Nhóm PVĐT/
NLG )
Ông Trần Văn Truyền nói về cáo buộc bổ
nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ
(Soha.vn) – Về cáo buộc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi
về hưu, ông Trần Văn Truyền khẳng định: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp
luật, đúng nguyên tắc”.Vừa qua, những thông tin về biệt thự và cũng như tin đồn
về tài sản của ông Trần Văn Truyền – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng
Thanh tra Chính phủ đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, các thông
tin về nhà đất này chưa được các cơ quan chức năng làm rõ thì đã xuất hiện thông
tin về việc vị cựu cán bộ cấp cao này đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở Thanh
tra Chính phủ trước khi về hưu.
Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi, ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt bổ
nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về
năng lực phẩm chất.
Cụ thể, “sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,
ông Trần Văn Truyền không
còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I
Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ
Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một
cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí
quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ
trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm
22 người”, tờ báo này viết.
Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn
Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc “bổ nhiệm cán bộ ồ ạt” của vị
này lại gây xôn xao dư luận
Theo tờ báo này, trong ngày 3/8/2011, ông Trần
Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ
trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng,
hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục
trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực
thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên
viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán
bộ, công chức.
“Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều
người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số
2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái
với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông
Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15
Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá
3 người. Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn
vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự
thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc
sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông
tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi viết.
Ngay sau khi có những thông tin trên, trưa ngày 1/3,
chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Truyền về vấn đề này. Ông Trần
Văn Truyền nói: “Việc này là việc nội bộ. Có vấn đề gì thì các nhà báo liên hệ
tới Thanh tra Chính phủ vì đó là việc nội bộ. Sau khi tôi bàn giao có sự chứng
kiến của cấp trên, cấp dưới rồi. Tôi không nói gì thêm cả bởi có nói thì người
ta vẫn bảo là không thuyết phục”.
Khi được hỏi về thông tin bổ nhiệm cán bộ, ông Trần Văn Truyền cho hay: “Tôi làm việc có nguyên tắc. Việc bổ nhiệm cán bộ là việc tập thể chứ tôi ở vị trí Tổng Thanh tra khi đó cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ của mình theo pháp luật. Một mình tôi thì không thể làm gì được”.
Khi được hỏi về thông tin bổ nhiệm cán bộ, ông Trần Văn Truyền cho hay: “Tôi làm việc có nguyên tắc. Việc bổ nhiệm cán bộ là việc tập thể chứ tôi ở vị trí Tổng Thanh tra khi đó cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ của mình theo pháp luật. Một mình tôi thì không thể làm gì được”.
Một lần nữa, ông Trần Văn Truyền khẳng định về việc ký
quyết định bổ nhiệm cán bộ khi còn tại vị ở Thanh tra Chính phủ: “Tôi làm đúng
trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc. Việc đó đã được bàn giao cho
Thanh tra Chính phủ và đã có sự chứng kiến cho nên tôi không muốn trả lời và
bình luận gì thêm”.
---------------
DÂN BIẾT, DÂN LÀM , DÂN KIỂM TRA !
Trả lờiXóa1 NHÀ NƯỚC: CỦA DÂN, DO DÂN, VÀ VÌ DÂN !
Đồng bào giải thích giúp tôi mấy chữ này với .............
Câu dưới là nhà nước ta "cầm nhầm" những lời
Xóatuyên bố của TT.Mỹ Lincoln.
Cầm nhầm thế này có 2 cái lợi :
-đồng hóa tự do đa đảng và độc tài độc đảng.
-dùng lâu người dân cứ tưởng là nguyên tằc
trị nước của đảng ta.
Khi có thể " Cầm Nhầm " cả lời nói và tư tưởng của người khác , thì việc " cầm Nhầm " đồ vật tất yếu sẽ diễn ra một cách khá dễ dàng . hoặc " Đồng Hóa " của người thành của mình cũng đơn giản như vậy .
XóaCảm ơn Nặc danh07:03 về còm này .
Nhân nói chuyện đề bạt cán bộ của ngài TTTCP Trần văn Truyền, tôi xin trích lời của vua Lê Thái Tông ra đề thi Đình khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo (1442):
Xóa"Trẫm cho rằng: Trị nước ắt phải lấy việc chọn được nhân tài làm gốc.Vào thời Đường Ngu nhân tài tuy nhiều, nhưng những bầy tôi được dùng, thì ngoài Tứ Nhạc, Cửu Quan, Thập nhị mục ra tuyệt nhiên không thấy ai nữa. Nhân tài sao khó tìm đến thế? Đến như Đế Nghiêu sáng suốt hiểu người mà trong triều vẫn còn lũ Tứ Hung. Tiểu nhân sao khó nhận ra làm vậy? Cứ xem cái họa lũ lụt ở Hoài Sơn Tương Lăng thì thấy rõ dân chúng thời ấy chịu tai vạ không phải là ít. Cổn trị thủy đến 9 năm thì đủ thấy dân phải vất vả như thế nào? Vậy thì sao không sớm trừ bọn tiểu nhân ấy đi?
Đời Chu, Kinh Thi khen "lớp lớp kẻ sĩ", Văn Vương nhờ đấy mà giữ yên đất nước. Đến đời Vũ Vương chỉ thấy nhắc đến 10 tướng dẹp loạn, như vậy nói về nhân tài khó kiếm chẳng phải đúng lắm sao? Quản Thúc, Sái Thúc phao tin, Chu Công phải lận đận, vương thất dường như nghiêng ngả. Sao bọn tiểu nhân đời nào cũng có vậy?
Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta lấy được thiên hạ, nhiều lần xuống chiếu cầu hiền nhưng không một người ứng tuyển. Bọn Hãn, Xảo thì ngầm giấu mưu gian. Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay dốc lòng lo việc nước mà việc kén chọn hiền tài cứ mờ mịt thăm thẳm. Lũ Ngân, Sát ôm ấp lòng tà. Người quân tử sao khó tìm ra, kẻ tiểu nhân sao khó nhận thấy đến thế?
Các ngươi hãy thực bụng trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét."
(Năm ấy , kế sách của thần Nguyễn Trực dâng lên được Lê Thái Tông khen ngợi và chấm cho ông đỗ Trạng Nguyên)
Sao ông Thanh lại đem tiền đến nhà ông Trọng nộp,làm việc nhà nước phải đến công sở chứ,ông Thanh sao không hiểu?có lẽ 2 ông kia làm chứng hộ để chứng minh ông Thanh trong sạch.Còn ông Truyền đề nghị Ban kiểm tra,Ban nội chính vào cuộc.
Trả lờiXóaTrong một đảng gù, người đứng thẳng sẽ nguòi không bình thường, cho nên chuyện nầy không có gì phải làm ầm ỷ.
Trả lờiXóaNgay cả cuốc hội cũng không dám đụng phải dùng hì, hì "MỘT ĐỒNG CHÓ X" vì thiên đường xhcn nó thế. Chỉ tội cho dân tui.
Kẻ cắp, nếu không bị bắt tận tay thì nó cãi dữ lắm.
Trả lờiXóaQuan ăn 9 vụ, nộp lại 1 vụ lấy tiếng, đố ai chứng minh được 9 vụ không tang chứng kia, bị tố giác còn phải điều tra chán.
Không bôi trơn không chạy việc, từ nay vị nào cần bôi trơn (đút lót) cho quan nhớ tìm cách ghi âm, ghi hình lai. Việc chạy thì thôi, không chạy còn có tang chứng mà tố giác. kĩ thuật ghi âm, ghi hình bây giờ hiện đại dễ làm lắm.
Bọn quan tham này đã và đang làm ô uế khí phách phẩm chất truyền thống vốn có của con người VN.. Những việc làm của họ quá mất vệ sinh, trời không dung, đất không tha.Nếu nhóm lợi ích cứ cố tình che đậy cho nhau mãi thì đến khi nào đó thuyền lật, họ sẽ lại như GaDDaFi mà thôi !
Trả lờiXóaĐọc bài: DIỆT MỐI TẶNG GỐC của Nhất Phương đăng trên trang mạng của Bác Bồng ngày 12/01/2014, rồi đọc loạt bài đăng “NHƯ THẾ ĐẤY! HỌ LÀ TỔNG THANH TRA...” cùng câu nói của ông Truyền: “Tôi làm việc có nguyên tắc. Việc bổ nhiệm cán bộ là việc tập thể chứ tôi ở vị trí Tổng Thanh tra khi đó cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ của mình theo pháp luật. Một mình tôi thì không thể làm gì được”.
Trả lờiXóa“MỘT MÌNH TÔI THÌ KHÔNG THỂ LÀM GÌ ĐƯỢC”. Như thế rõ rồi: " CẢ MỘT Ổ MỐI ...!"
Không nói đến TTCP, chỉ nói đến TT cấp tỉnh: Tôi tố cáo nguyên chủ tịch UBND thị xã Dĩ An: Ông Võ Văn Minh thu hồi đất của tôi nhưng không tính đến việc đền bù (thực ra, ông Minh không đề cập việc thu hồi đất vào văn bản trả lời cho Tòa án. Việc thu hồi đất ông giao khoán cho Tòa). Ngày 08/01/2014, Thanh tra tỉnh Bình Dương mời tôi đến làm việc. Trong Biên bản ghi tên 2 ông: Nguyễn Văn Vinh - Phó phòng NV1, Thanh tra tỉnh và ông Hà Tấn Vinh – TTV, thanh tra tỉnh làm việc với tôi. Trong buổi làm việc chỉ có mỗi ông Hà Tấn Vinh (ông Nguyễn Văn Vinh - Phó phòng NV1, Thanh tra tỉnh không có mặt). Tôi trình bày vấn đề gì cũng bị ông Hà Tấn Vinh gạt phăng đi và luôn miệng bênh vực ông Võ Văn Minh: “Bà thấy không, hồ sơ ra sao, ông Minh trả lời như thế đó. Đúng không? …v...v … và … v...v”. Tôi yêu cầu ngừng buổi làm việc với lý do bổ túc hồ sơ (thật ra, chứng cứ tôi mang theo rất nhiều nhưng Thanh Tra viên không chấp nhận chứng cứ này (?)…). Vì lợi nhuận một lần được phân công giải quyết đơn tố cáo quá cao, gấp mấy lần lương tháng nên xảy ra tiêu cực ...
Phai loi thang"giacthamnhung" Tran Van Truyen ra truoc cong Luan ca nuoc.Truoc het,la Lam den noi den chon,tich Thu t/s bat Minh sung vao ngan kho Quoc gia.
Trả lờiXóaTruyền đen quá, gặp đúng cơn bão hăy-ăn j............
Trả lờiXóaTrần Văn Truyền khẳng định: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc”.
Trả lờiXóaNgoác mõm ra nói điên khùng mà không biết xấu hổ! Lão này chỉ cần ở... Trung Quốc thôi cũng đủ xộ khám, bị tich thu hết tài sản bất minh!
Thế này không phải suy thoái thì là G...Ì.....G...Ì......GÌ ?
Trả lờiXóa“Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc...”, vậy thì tiền ở đâu mà xài như thế hở Truyền?
Trả lờiXóaNếu còn một chút lương tâm con người, mày và cái đảng đểu của mày hãy nghĩ về những nơi trẻ em phải đu dây qua sông đến lớp, những gia đình làm quần quật cả năm mà không kiếm nổi mấy trăm nghìn đồng ăn tết, những bà mẹ liệt sỹ bị cướp đất, những thương binh và những thanh niên xung phong vào sinh ra tử nhưng giờ không được một xu chế độ đãi ngộ chỉ vì những thủ tục máy móc và tàn độc do chính chúng mày đẻ ra, những thân phận nông dân nghèo đói bị dồn đến bước đường cùng... Tổng Thanh tra Chính phủ mà như thế, đó là bằng chứng cho một đảng thối nát, là dấu hiệu báo trước cho sự sụp đổ tất yếu của một thể chế độc đảng bất minh, sâu mọt và đáng bị nguyền rủa...
Anh Bin La Đen viết rất hay ,lời lẽ đanh thep , khúc chiet...
XóaNgười dân đã có nhận xét này từ lâu :
Trả lờiXóa"Thanh cha" "Thanh Mẹ"...Thanh..gì ?
Nếu có phong bì thì tớ "Thanh..Kiu"..."
Thế mới biết mắt người dân luôn sáng.
Thanh tra tham nhũng kín khó biết hề? Thanh tra là tai là mắt của trên là bạn của dưới. Thanh tra mà tham nhũng thì dân tin ai? Thế là Thanh trá và làm điếc làm mù với trên và làm thù của dưới của dân? Là thương phương bảo kiếm giúp đảng chuyển thành Thượng Thương Quỷ Kiếm hiếp chết dân a!!!
Trả lờiXóaÔ hô!
Trả lờiXóaHóa ra mùi hôi thối nồng nặc không phải bốc ra từ những kẻ đang giãy chết, mà là từ những cơ thể cường tráng mới được trẻ hóa và căng tràn sức sống.
Đâu là siêu hình? Đâu là biện chứng?
Dân giàu thì nước mạnh.
Trả lờiXóaQuan giàu thì nước mạt.
Năm Cam nói : "Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng NHIỀU tiền"...... 50 triệu đồng Việt-Nam không lấy đâu.Phải cỡ 1 triệu rưỡi đô-la (như Phạm Quý Ngọ) mới lấy.
Trả lờiXóa"mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên ngành phải là một “Bao Thanh Thiên” của chế độ xã hội chủ nghĩa"?
Trả lờiXóaTính kết nạp đảng cho Bao Thanh Thiên? Vậy là vô hiệu hóa Ngài rồi!